Xem mẫu

  1. Cascadeur - Nghề mạo hiểm Để cống hiến cho khán giả những pha mạo hiểm như thật, đội ngũ Cascadeur (diễn viên đóng thế) đã không quản hiểm nguy. Đến với nghề, nhiều người đã phải đổi bằng chính cuộc sống của mình. Cuộc đời họ cũng bấp bênh, mạo hiểm như chính những vai diễn. Cuộc chơi của những người ưa mạo hiểm Lần giở lịch sử điện ảnh trên thế tgiới mới thấy, cụm từ Cascadeur đã ra đời và phát triển từ rất lâu cùng với bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Đây là nghề hiện được xem là “hot”, đem lại sự nổi tiếng và thu nhập cao. Mặc dù không được trực tiếp
  2. hiện diện trong phim, nhưng Cascadeur là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của nhiều bộ phim. Đặc biệt với những bộ phim hành động có pha nguy hiểm như: đua xe, ngã, đánh lộn... thì không thể vắng bóng Cascadeur. Và để phục vụ cho nền công nghiệp điện ảnh, ở các nước trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường chuyên đào tạo Cascadeur một cách chuyên nghiệp và có quy mô hẳn hoi. Các Cascadeur không diễn bằng lời mà bằng các hành động mạo hiểm nên rủi ro từ nghề khá cao. Nếu không khéo léo, nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống thì việc gặp tai nạn là khó tránh khỏi. Bởi vậy, với nghề “rủi nhiều may ít này”, các Cascadeur phải nhanh, có cảm giác tốt, biết võ thuật, thích mạo hiểm và có lòng đam mê, đó là những điều kiện gần như bắt buộc. Ở nước ta, Cascadeur vẫn là nghề mới mẻ, rất ít người biết đến. Hầu hết những người theo nghề là sinh viên, diễn viên nghiệp dư không được đào tạo qua trường lớp. Giữa nhà làm phim với Cascadeur cũng không hề có hợp đồng ràng buộc nhất định. Mọi hợp đồng đều được “ký” qua miệng và dựa trên mối quan hệ thân quen giữa nhà làm phim với các Cascadeur. Kể về những kỷ niệm làm nghề của mình, anh Quang Dung, một Cascadeur tự do bộc bạch: “Có lần mình đóng thế cảnh rượt đuổi trong rừng, không may giẫm vào thủy tinh, đi cà nhắc, phải nằm nhà hàng nửa tháng trời. Nhưng đó còn là may mắn. Nhiều anh chị em thậm chí còn gãy xương như chơi”. Có thâm niên trong nghề, và là đệ tử lâu năm của phái võ Vovina nhưng lần nào tham gia đóng phim, Phúc cũng không thể tránh khỏi nhưng “di tích” để lại trên người. Thế mới biết nghề Cascadeur nguy hiểm như thế nào? Nỗi niềm Cascadeur Là những người góp phần không nhỏ tạo lên thành công cho bộ phim nhưng với khán giả họ chỉ là “nền”, lặng lẽ sau ánh hào quang của điện ảnh. Còn với những người trong nghề, họ được ưu ái gọi bằng cái tên “diễn viên đóng thế”.
  3. “Là người trong cuộc, tôi hiểu nghề Cascadeur bạc như chính tên gọi của nó vậy: diễn viên đóng thế. Nhớ lại hồi đi Sơn Tây quay bộ phim Vệ sĩ, mình cùng 20 Cascadeur làm việc cật lực suốt 10 ngày nhưng cũng chỉ nhận được hơn triệu đồng tiền công. Trong khi đó mình phải tự lo về phục trang, đạo cụ khi diễn. Mười ngày đi diễn, mỗi người nhận 50 ngàn đồng tiền công. Nhưng vì lòng đam mê võ thuật, điện ảnh nên mới dấn thân vào. Chẳng ai vì vài chục ngàn tiền công mà nhận lấy rủi ro, còn thành công thì người khác hưởng” - anh Long, chủ nhiệm CLB Cascadeur Hà Nội tâm sự. Đây không chỉ là nỗi niềm riêng của Long mà là tâm lý chung của những người làm nghề Cascadeur. Để có những cảnh quay khiến người xem chấp nhận được, Cascadeur phải lăn, ngã “như thật”. Những rủi ro trong nghề như bong gân, sái tay... là “chuyện thường ngày” ở phố huyện. Vậy nhưng tiền công nhận được cũng đủ sống qua ngày. Bên cạnh những người làm Cascadeur vì lòng đam mê còn có rất nhiều người coi Cascadeur là một nghề để kiếm sống mà Quang là một trường hợp điển hình. Sau 5 năm theo bạn lăn lộn khắp các bãi vàng, Quang trở về gia đình với một thân hình tiều tụy. Nhờ biết tí “võ vẽ”, Quang được bạn bè giới thiệu đến các xưởng phim làm Cascadeur. Với anh đây là cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Nhưng khổ nỗi, mỗi lần thấy anh đi sớm, về khuya, quần áo rách bẩn như vừa đi đánh nhau, hàng xóm ai cũng dè chừng. Nhiều người cứ nhìn thấy qua là nguýt, miệng bảo “ngựa quen đường cũ”. Buồn và có cảm giác bị xúc phạm nhưng không biết giải thích thế nào cho mọi người hiểu. Nhiều lúc buột miệng kể cho mọi người nghe về công việc của mình, mọi người phá lên cười bảo: “Chú mày đóng vai du côn, ăn cướp giỏi lắm nhỉ?” Hầu hết những người đeo đuổi nghề này chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhưng quả thật, những người biết và thấu hiểu nỗi khổ của họ đến nay chưa nhiều. Âu đó
  4. cũng là cái nghiệp và mọi người vẫn biết có một lực lượng đóng thế, góp phần làm nên thành công của nhiều bộ phim, dù rằng không biết mặt, biết tên. Sandy Gimpel kể chuyện công việc của người diễn viên đóng thế Công việc của những người đóng thay cho các tài tử chính trong những pha nguy hiểm trên màn ảnh – nam cũng như nữ – có thể là đắt hàng nhất ở Hollywood. Bà Sandy Gimpel vẫn còn làm công việc này ở độ tuổi mà nhiều người đã về hưu. Bà chưa có kế hoạch bỏ cái nghề nhiều rủi ro này... Sandy Gimpel Sandy Gimpel là một vũ công trẻ làm việc ở một giải trí trường bên bãi biển khi bà bắt đầu đóng thay cho tài tử nhi đồng Billy Mumy trong loạt phim truyền hình “Lost in Space.” Sandy có chiều cao bằng ngôi sao nhỏ tuổi này, và có thể thế vai cho anh ta trong khi đội quay phim điều chỉnh ánh sáng và chuẩn bị quay. Sandy cũng đóng các pha nguy hiểm, để cho diễn viên trẻ tuổi này khỏi phải đóng những cảnh cần đến gân sức. Các đoạn phim được quay và hiệu đính lại để khán giả không thấy được sự khác biệt.
  5. Bà Gimpel nói: “Thế là tôi đóng loạt phim này trong 3 năm. Tôi rất thích, thích ghê lắm và quyết định sẽ làm nghề gì sau này.” Trong khi làm việc cho loạt phim truyền hình này, Sandy quen với nhà sản xuất phim Irwin Allen, và làm việc với các thành viên khác trong đội quay những cuốn phim ăn khách của ông ta. Sandy Gimpel nói: “Tôi tham gia phim “Towering Inferno”, rồi phim “Poseidon Adventure.” Tôi ở trong buồng thang máy có cửa kính vào lúc nó bị vỡ. Tôi đóng phim “Man from the 25th Century”, “Land of the Giants.” Mọi cuốn phim ông ấy quay, ông ấy rất là trung thành và luôn cho chúng tôi việc để mà làm.” Trong khi làm công việc này, bà đã cải tiến kỹ năng của mình và học thực tập những pha nhẩy từ cao xuống, hay giả đánh nhau. Trong những phim bà tham gia có cuốn phim hài Norbit của Eddie Murphy ra năm nay, và cuốn phim hài Twins ra năm 1988, với các tài tử Danny DeVito và Arnold Schwarzenegger. Bà cho biết các pha trông có vẻ dễ dàng trên màn ảnh, nhưng công việc rất nguy hiểm. Sandy Gimpel trong một pha của cuốn phim hài Norbit của Eddie Murphy
  6. “Nhiều người thiệt mạng. Nhiều người bị thương. Có những tay đã gẫy lưng, hay ngất xỉu. Có những pha dễ dàng, và tương đối đơn giản. Nhưng vấn đề là nếu để cho diễn viên chính đóng, thì nếu bị thương hay bị trặc vai chẳng hạn, thì việc quay phim sẽ không tiến hành được.” Nhiều người đóng thay vai thường phải nhờ cậy vào dây thừng hay các dụng cụ nâng đỡ, và bà Gimpel nhấn mạnh đến chuyện tự mình kiểm tra các thiết bị. Bà kể lại có lần sự thận trọng của bà đã đem lại kết quả. Bà phải đóng một cảnh đi qua một mỏm đá bằng xe máy. Trước pha này, bà đã để đội quay phim chờ để bà buộc thêm một nút vào thiết bị nguyên thủy cho chắc ăn. Đó là một hành động khôn ngoan. Cái nút ban đầu đã bị sút ra và bà cùng với người đóng chung đã treo tòng teeng trên dây thừng. Sandy Gimpel nói: “Nếu không có cái nút phòng bị, thì tôi đã không trả lời cuộc phỏng vấn này được – thật đấy mà. Chắc là chúng tôi đã tiêu rồi.” Một sơ sẩy khác đã khiến bà gẫy 2 cái xương sườn. Bà Gimpel đóng thay cho nữ tài tử Helen Hunt trong một phim truyền hình. Bà phải nhẩy xuống từ một cái cửa sổ mở, nhưng bị vướng phải tấm mành mành, làm bà đụng phải nhiều khuôn cửa lúc rơi xuống. Tuy bị thương, bà vẫn đóng lại cảnh này lần thứ nhì, nhưng đạo diễn lại dùng cảnh đóng lần đầu trong phim. Bà Sandy Gimpel cho biết phần nguy hiểm trong công việc của bà là phải làm việc với lửa. Bà thường phải trông cậy vào một đội an toàn, bôi lên người bà một lớp chất chống cháy lạnh băng, rồi mới mặc bộ quần áo bảo vệ ra ngoài. Sandy Gimpel nói: “Rồi họ phải châm lửa mình. Kế đó, mình làm phần việc của mình và khi cảm thấy hơi nóng, thì lăn xuống đất và ra hiệu để họ dập tắt ngọn lửa. Họ phải làm việc đó kịp thời.”
  7. Người phụ nữ này nói một số người có thể có những công việc dễ dàng hơn, nhưng bà thích cái hồi hộp trong công việc của mình. Sandy Gimpel nói: “Tôi yêu thích công việc của tôi. Tôi không bao giờ muốn thôi. Nếu mọi người trên thế giới đều yêu công việc của mình như tôi, thì ta sẽ có một thế giới khá là chịu chơi đấy.” Bà Gimpel là một chuyên gia võ thuật và một người mê thể dục, bà dậy karate cho trẻ em trong giờ rảnh rỗi. Bà cũng ra một cuốn DVD tập thể thao gọi là Stuntblasters Workout với các bài tập dễ hơn cho những người kém dạn dĩ.
nguon tai.lieu . vn