Xem mẫu

  1. Cẩn thận khi dùng trạng từ Nhưng với trạng từ thì thường có 3 kiểu sử dụng như sau: 1. Thừa toàn bộ: Chiều 24/7, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tiếp thân mật đoàn Nghị sĩ Nhật Bản do nghị sĩ Jimi Shozaburo, Phó Chủ tịch Diễn đàn hành động vì môi trường thế giới dẫn đầu đến thăm và làm việc tại nước ta. Ngài Jimi Shozaburo và vị trong đoàn trân trọng thông báo với Thủ tướng những kết quả sau khi thăm và làm việc tại một số địa phương của Việt Nam. (Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt Nam về môi trường, TTXVN, 24/7/2004)
  2. Chủ tịch Trần Đức Lương ân cần thăm hỏi sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần; động viên các đối tượng chính sách phát huy truyền thống của gia đình cách mạng… (Chủ tịch nước tặng quà thương binh, gia đình liệt sỹ, TTXVN, 26/7/2004) Trong các bài văn hay bài ký, phóng sự, bình luận, việc sử dụng trạng từ rất có ý nghĩa – nó có thể mô tả chính xác hơn và màu sắc hơn hành động của một nhân vật, nhiều khi giúp nhấn mạnh động từ đó. Và ngay như trong tin, việc nói một ai đó “làm việc cần mẫn” thì rõ ràng chính xác hơn (nếu sự thực là như vậy) so với chỉ dùng chữ “làm việc.” Tuy nhiên, việc sử dụng những chữ “thân mật”, “trân trọng”, “ân cần” trong những tin lễ tân ở trên đây thì hoàn toàn là do thói quen máy móc. Những mỹ từ này thực ra không có tác dụng gì bởi chẳng có vị
  3. lãnh đạo nào lại hỏi thăm bà con với thái độ hống hách, trịch thượng (ít nhất là trong tin tức) và chẳng có cuộc gặp ngoại giao nào lại không đầy những tính lễ nghi, trân trọng. Thông thường, chỉ có căng thẳng mới là điều bất thường và đáng nói mà thôi. 2. Thừa một chút: Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh thực hiện có hiệu quả về công tác phát triển dân số, là một trong 16 tỉnh, thành phố trong cả nước đạt mức sinh thay thế và một trong 5 tỉnh thành phố đạt chỉ số phát triển con người cao nhất. (Bình Dương: Công tác dân số vẫn nhiều thách thức, TTXVN, 27/7/2004) Các cuộc thăm dò ý kiến cho biết Kerry và đối tác tranh cử người miền nam, thượng nghị sĩ John Edwards bang Bắc Carolina,
  4. đang cạnh tranh một cách quyết liệt với đương kim Tổng thống George Bush và Phó tổng thống Dick Cheney. Khác với tiếng nước ngoài, tính từ và trạng từ trong tiếng Việt nhiều khi khó nhận ra ở hình thức. Việc bổ sung thêm những chữ như “có” hay “một cách” vào trước tính từ không giống như việc có thêm hậu tố -ly để tính từ thành phó từ trong tiếng Anh. Nhiều khi theo cách nói quen dùng mà người ta hay bổ sung những chữ không cần thiết vào trạng từ và vẫn nguyên cách nói cửa miệng như thế bê vào văn viết. 3. Đặt sai chỗ: Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị Thủ tướng… thực hiện nhanh việc sớm xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các doanh
  5. nghiệp Trung ương và địa phương (HN đề nghị được phê duyệt dự án FDI mức vốn đến 40 triệu USD, 26/7/2004) Ai cũng có xu hướng đặt trạng từ ở sau động từ một cách rất tự nhiên (không chỉ trong tiếng Việt mà khi dịch sang tiếng Anh cũng thế), và xét logic thì việc theo logic này là điều chẳng có gì ngạc nhiên. Song có thể khẳng định một điều là nhiều khi kiểu đặt như vậy làm cho câu văn quá trúc trắc – mà đã trúc trắc thì có nghĩa là đặt chỗ chưa đúng. Hãy thử nghĩ xem nếu nói rằng “Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị Thủ tướng… nhanh chóng thực hiện…” thì sao nhỉ? Báo chí tiếng Anh có xu hướng giảm bớt việc dùng phó từ khi không cần thiết. Chẳng hạn người ta cho rằng câu “Ngọn lửa phá hủy toàn bộ căn nhà” (The blast completely destroyed the
  6. house) thì “toàn bộ” là thừa, và câu “cô ấy đi nhanh xuống cầu thang” (She went quickly down the stairs) thì nên thay bằng một động từ đắt để thành “cô ấy lao xuống thang” (she dashed down the stairs). Tiếng Việt thì khác – vai trò của trạng từ nhiều khi không thay thế nổi (chẳng hạn thay vì dùng “phá hủy toàn bộ” thì có thể dùng “thiêu trụi”) nhưng quả là có rất nhiều trạng từ, hoặc một phần của trạng từ nhiều khi có thể bỏ đi mà vẫn không làm câu sai ngữ pháp hoặc không làm hiểu sai nghĩa của câu. Nói một cách ngắn gọn là khi thấy không cần thì cứ vô tư quẳng vào sọt rác, còn khi thấy cần thì cũng cố gắng cắt gọt cho gọn gàng./.
nguon tai.lieu . vn