Xem mẫu

  1. Cần sớm có quy tắc đạo đức nghề báo Sự kiện nhà báo Phan Hà Bình - Phó Tổng thư ký tòa soạn báo Tiền Phong, bút danh Hà Phan, bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an (phía Nam) bắt giữ khi đang nhận số tiền 220 triệu đồng của Công ty CP Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ đang gây xôn xao dư luận. Cho dù kết quả thế nào thì đây vẫn là câu chuyện buồn của làng báo.
  2. Bộ quy tắc đạo đức nghề báo sẽ góp phần bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của các nhà báo (Ảnh minh hoạ). Cám dỗ về kinh tế cũng là một “tình huống nóng” Nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao sau một loạt những bài điều tra phanh phui những sai trái của DN có tác động mạnh tới mức chính cơ quan báo chí phải đề nghị công an có biện pháp bảo vệ nhà báo do có một số lời đe dọa thì ngòi bút sắc bén của nhà báo
  3. đã bị bẻ cong chỉ bởi số tiền 220 triệu đồng chứ không phải sức ép từ sự an toàn tính mạng. Trong cuộc hội thảo với chủ đề “Tác nghiệp của nhà báo trong những tình huống nóng” do Hội Nhà báo VN tổ chức hồi đầu tháng 8, trong khi các tham luận đều nhấn mạnh tới việc luật pháp phải có những chế tài mạnh mẽ để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp ở những “điểm nóng” khỏi sự đe dọa và hành hung của các lực lượng côn đồ thì một nhà báo lại cho rằng, “tình huống nóng” đối với nhà báo khi viết bài không chỉ là nguy cơ bạo lực mà cả những cám dỗ kinh tế. Ông phân tích, trước khi hành xử theo kiểu “xã hội đen”, các đối tượng rất có thể lựa chọn cách “nhẹ nhàng” trước là mua chuộc bằng tiền. Đó là một “tình huống nóng” ít được đề cập song thực tế đã xảy ra không ít trường hợp.
  4. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng, đây không phải là một nội dung của luật pháp mà là vấn đề đạo đức, tư cách người cầm bút. Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho biết, trong 2 năm vừa qua Hội Nhà báo VN đã tổ chức xuất bản 6 tác phẩm liên quan đến nghiệp vụ với sự giúp đỡ của các chuyên gia Thụy Điển để phát cho tất cả các cơ quan báo chí trong cả nước, trong đó có một cuốn về đạo đức nghề báo. Theo ông Lượng, các nước quy định rất chặt chẽ và chi tiết các điều cấm hoặc lưu ý đối với nhà báo. Chẳng hạn, nhà báo có người trong gia đình mua chứng khoán của một đơn vị nào đó thì phải báo với cơ quan báo chí để tránh việc viết bài nâng giá cổ phiếu; nhà báo không được nhận tiền từ đơn vị tới viết bài... Ngoài ra ở
  5. các nước, mỗi cơ quan báo chí đều xây dựng một bộ quy tắc ứng xử riêng và bộ quy tắc này thậm chí còn có giá trị hơn, quan trọng hơn cái chung. Bàn về văn hóa “phong bì” của nhà báo hiện nay, ông Lê Quốc Minh, TBT Vietnamplus.vn cho rằng, ở các nước, không phải không có chuyện phóng viên nhận tiền từ DN. Song hành động này được thực hiện với ý nghĩa hoàn toàn khác, đó là sự cảm ơn của DN vì sự hợp tác của báo chí đối với DN. Tuy nhiên, đâu là giới hạn để sự “cảm ơn” đó không nhuốm màu hối lộ lại là điều không dễ phân biệt. Thậm chí trong nhiều tình huống, dù có phân biệt được thì nhà báo cũng không dễ dàng vượt qua.
  6. Gấp rút xây dựng bản quy tắc đạo đức nghề báo Với mục tiêu, tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo đi đôi với tăng cường giáo dục, rèn luyện và nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, hoạt động công tác hội của Hội Nhà báo VN đã đề ra nội dung như: đa dạng hóa các hình thức giáo dục, bồi dưỡng về nhận thức chính trị - xã hội, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức pháp luật; tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. BCH nghiên cứu xây dựng bản quy tắc đạo đức người làm báo để cụ thể hóa 9 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chủ
  7. quản và cơ quan báo chí xây dựng các quy tắc đạo đức ở từng cơ quan báo chí. Đó là những nội dung quan trọng được trình bày trong bản dự thảo Chương trình hoạt động của BCH Hội Nhà báo VN khóa IX. “Bản quy tắc phải có trong năm 2011 để các chi hội có cơ sở ban hành những quy tắc riêng của mình”, ông Lượng đề xuất.
nguon tai.lieu . vn