Xem mẫu

  1. Cần đa dạng và quy chuẩn trong nhiếp ảnh Mới đây, trong cuộc họp tổng kết cuối năm của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, các ý kiến thống nhất về sự cần thiết phải đa dạng hóa và chuyên biệt hóa các cuộc thi nhiếp ảnh. Đó là một quyết định đúng đắn, dù hơi muộn…
  2. “Cấy trong mưa” của Vũ Anh Tuấn - giải ba cuộc thi ảnh quốc tế tại Philippines 2010. Thoát khỏi sự nhàm chán Thực tế, nhiều cuộc thi ảnh của ta từ trước đến nay thường mang
  3. chủ đề tự do, hoặc nếu có thì thêm một dòng “khuyến khích các tác phẩm hướng về đề tài...”. Và vô hình trung, các bức ảnh dự thi thường đề cập đến vẻ đẹp đất nước, con người VN chung chung. Hình ảnh đồi cát, ruộng bậc thang, các sắc màu dân tộc thiểu số bản thân không có “lỗi”, nhưng do được khai thác quá nhiều nên na ná nhau, kém hấp dẫn. Việc đánh đồng các thể loại ảnh như ảnh trắng đen, ảnh màu, ảnh hiện thực và ảnh ý tưởng cũng làm Ban giám khảo khó chấm và các thí sinh không “tâm phục khẩu phục” khi kết quả được công bố. Thực tế, mỗi thể tài có cái khó riêng và việc so sánh hơn kém nhau là khá khập khiễng. Đã từng có một năm, cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc có phân ra ảnh hiện thực và ảnh thể nghiệm, nhưng do sự không trung thực của một vài thí sinh, cũng như một số giám khảo chưa có “con mắt xanh”, nên đã chấm nhầm ảnh thể loại nọ sang thể
  4. loại kia. Bước sang năm 2011, để tạo ra sự đa dạng cho sân chơi nhiếp ảnh, hay nói như ông Vũ Khánh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN - là để các tay máy có thể "chơi" thỏa thích, hội sẽ chú trọng các cuộc thi có đề tài chuyên biệt. Trước mắt là cuộc thi ảnh chân dung về con người VN, tiếp sau có thể là cuộc thi ảnh trắng đen, rồi ảnh ý tưởng. Viễn cảnh về cuộc triển lãm hơn 100 ảnh ý tưởng làm ai đó có thể thích thú. Và thực ra thì ngay từ mỗi cuộc thi ảnh nghệ thuật có tầm quốc gia, hay tiến tới cuộc thi ảnh quốc tế VN 2011 - đã nên có sự đa dạng trong thể tài, đề tài. Bên cạnh chủ đề tự do, nên thêm chủ đề hẹp, bên cạnh ảnh trắng đen nên có ảnh màu, song song ảnh
  5. hiện thực là ảnh ý tưởng, đồ họa. Và nếu có thể còn phân ra nhiều đề tài hơn như ảnh tĩnh vật, ảnh thời trang, ảnh quảng cáo, ảnh trừu tượng... Có như vậy mới hy vọng huy động được đông đảo người cầm máy vào sân chơi khác nhau. Tuy nhiên, từ đó đặt ra hai vấn đề: Đội ngũ thẩm định ảnh và phương thức chấm ảnh. Chấm ảnh và tiêu chí Giám khảo của từng thể loại sẽ phải là chuyên gia về lĩnh vực đó. Giám khảo còn phải là người cập nhật đầy đủ các xu hướng nhiếp ảnh trên thế giới để tránh không bị “hoa mắt” bởi khả năng đánh lừa thị giác của một số “phù thủy photoshop”.
  6. Cái tâm - đạo đức của người chấm cũng ngày càng trở nên một yếu tố quan trọng để chọn giám khảo. Bởi nếu không sẽ làm mất lòng tin của anh em trong nghề. Phương thức chấm ảnh theo phiếu màu ở ta cũng đã trở nên lỗi thời. Việc thí điểm dùng phiếu cho điểm (như ở An Giang) đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Và tiến tới trong một tương lai gần, việc chấm điểm bằng máy tính sẽ là phương thức đúng nhất. Nên chăng kết hợp hai phương pháp: Chấm trên máy tính riêng rẽ chọn ảnh vào triển lãm, nhưng tranh luận rồi chấm khi chọn ảnh giải! Một điều quan trọng là tiêu chí chấm thi nên cụ thể, rạch ròi,
  7. thường là một số cuộc thi quốc tế họ chấm ảnh theo ấn tượng tổng thể của bức ảnh (thông điệp, các yếu tố kết hợp chung từ màu sắc, hình khối...) rồi đến kỹ thuật thể hiện, những sự sáng tạo về mặt ngôn ngữ... Với ảnh bộ từ 2 đến 12 ảnh, các tiêu chí, yêu cầu còn phải chi tiết, cụ thể hơn như ảnh đầu tiên có đóng vai trò dẫn dắt người xem vào câu chuyện chung không, trong ảnh có một chủ đề trọng tâm hay nhiều chủ đề làm phân tâm người xem, góc máy chụp có phải là hợp lý nhất không, nếu cắt cúp tấm ảnh có tốt hơn không?...
nguon tai.lieu . vn