Xem mẫu

  1. Cận cảnh phim Hồng Kông Thời điểm Liên Hoan Phim Quốc Tế Hồng Kông lần thứ 34 diễn ra vào ngày 21/03 vừa qua chính là thời điểm nền công nghiệp điện ảnh nội địa tự đánh giá vai trò của mình trong nền điện ảnh Hoa ngữ. Hồng Kông trong những năm qua đã nổ lực chống lại nạn “ăn cắp” bản quyền phim, cuộc cạnh tranh từ Hollywood, mối quan tâm ngày càng tăng đối với phim của các khu vực khác thuộc Châu Á, và ảnh hưởng ngày càng lớn của nền điện ảnh Trung Quốc. Một vài điều trong ngành công nghiệp điện ảnh đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh. Một cảnh trong phim được đề cử giải Phim Hay Nhất Tuy nhiên những người khác lại khá tự tin lạc quan về khả năng thích ứng của nền điện ảnh Hồng Kông và nền công nghiệp này đã nhìn thấy được vài thành tựu đáng chú ý trong suốt thập kỷ qua.
  2. Bộ phim gồm ba phần Vô Gian Đạo (2002-2003) là tác phẩm thành công cả về mặt phê bình lẫn thương mại, đã tiếp sinh lực cho ngành điện ảnh Hồng Kông và thu hút sự chú ý từ quốc tế đến nỗi đạo diễn Hollywood Martin Scorsese đã thực hiện một phiên bản của riêng ông - tác phẩm đoạt Oscar The Departed. Gần đây, Tuế Nguyệt Thần Thâu (Echoes of the Rainbow), một tác phẩm tình cảm gia đình của đạo diễn La Khải Nhuệ đã chiến thắng giải Gấu Pha Lê ở Liên Hoan Phim Berlin vào tháng trước, bộ phim được đánh giá là phim hay nhất bởi hội đồng giám khảo từ những trẻ em tuổi từ 11 đến 14. Tuy đây chỉ là một giải thưởng phụ nhưng nó làm tăng nhuệ khí của các nhà làm phim Hông Kông lên rất nhiều. Dù đứng giữa một rừng phim bom tấn đến từ đại lục nhưng bộ phim với ngân sách chỉ 1,5 triệu đô la này đã chứng minh mình vẫn là một bộ phim giành cho khán giả quốc tế của điện ảnh Hồng Kông. Hơn thế, số lượng tác phẩm điện ảnh Hồng Kông đã bắt đầu quay trở lại sau những năm tháng sụt giảm. Tô Trạch Quan - Chủ Tịch Hội Đồng Phát Triển Điện Ảnh Hồng Kông nói rằng: Hồng Kông đã sản xuất 70 bộ phim trong năm qua, tăng 30% so với năm 2008 và ông dự báo con số sẽ còn tăng nữa trong năm nay. Những bộ phim hợp tác sản xuất giữa Hồng Kông – Trung Quốc trong nhiều cách đã cứu nguy nền công nghiệp điện ảnh Hồng Kông vì họ không nằm trong hạn ngạch nhập khẩu 20 bộ phim nước ngoài trong một năm của Trung Quốc. Sự hợp tác này được biểu hiện rõ khi liên hoan lần này đã trình chiếu một số bộ phim nói tiếng Trung (tiếng quan thoại, tiếng Quảng và một số tiếng địa phương khác) gần như tất cả được phụ đề tiếng Anh. Phim Hồng Kông cũ và mới được nêu nổi bật riêng biệt trong liên hoan năm nay, vài bộ phim mang hương vị địa phương rõ rệt sẽ được ra mắt thế giới bao gồm: bộ phim hài tình cảm Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi (Crossing Hennessy) của đạo diễn Ngạn Tây với sự tham gia diễn xuất của Trương Học Hữu và Thang Duy
  3. mở màn cho đêm liên hoan (cùng chia sẻ cho buổi mở màn còn có bộ phim tình cảm lãng mạn của đạo diễn nghệ thuật La Trác Dao – Like A Dream (Như mộng) với sự tham gia diễn xuất của Ngô Ngạn Tổ. Mặc dù nguyên quán của đạo diễn Ngạn Tây là ở Hồng Kông nhưng bộ phim lại được quay ở Thượng Hải, Đài Bắc và New York). Liên hoan cũng ưu ái cho những bộ phim có bối cảnh ở Hồng Kông ra mắt thế giới như Love In A Puff – một tác phẩm tình cảm hài của đạo diễn Bành Hạo Tường, và bộ phim hình sự Quyết Chiến Hỏa Long (Fire Of Conscience) của đạo diễn Lâm Siêu Hiền, nhà làm phim dòng độc lập Scud cũng quay trở lại trong năm nay với bộ phim chủ đề đồng tính khác An Phi Tha Mệnh (Amphetamine). Và để hồi tưởng lại những ngày tháng huy hoàng của điện ảnh Hồng Kông, liên hoan phim đã tổ chức buổi triển lãm nhìn lại sự nghệp của ông hoàng phim hành động Châu Á – cố nghệ sĩ Lý Tiểu Long, nhân vật huyền thoại này vẫn gây sức ảnh hưởng toàn cầu cho đến ngày nay; và Long Cương – vị đạo diễn khai phá đầu tiên, người đã thống trị điện ảnh trong những năm 60 – 70. Chương trình liên hoan phim năm nay cũng bao gồm hai bộ phim khác đến từ Trung Quốc đại lục, hai phim này đã chiến thắng tại liên hoan phim Berlin. Đoàn Viên (Apart Together) – một câu truyện về một gia đình bị phân ly (người ở đại lục, người ở Đài Loan) của đạo diễn người Trung Quốc Vương Toàn An, phim này đoạt giải Gấu Bạc cho giải kịch bản phim hay nhất. Và Tạm Biệt Đài Bắc (Au Revoir Taipei) của đạo diễn người Mỹ gốc Hoa Trần Tuấn Lâm – bộ phim đã giành giải Netpac (một giải thưởng của hội liên hiệp Tuyên truyền Điện Ảnh Châu Á). Một sự trùng hợp ở liên hoan phim năm nay là Liên Hoan Phim Quốc Tế Hồng Kông (HKIFF) lại trùng vào Liên Hoan Phim Châu Á (AFA) (cùng ngày 22/03) và Diễn đàn tài trợ Điện Ảnh Hồng Kông – Châu Á (HAF), nhằm đem cả nghệ thật lẫn tiền tài về với nhau từ ngày 22 đến 24/3. Liên hoan phim sẽ tự động
  4. “chạy” từ 21/03 đến 06/04, trình chiếu hơn 240 bộ phim (một lần nữa, hầu như tất cả đều phụ đề tiếng anh) đến từ gần 50 quốc gia. Sau đây chúng tôi xin điểm qua liên hoan phim quốc tế lần này: "Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi" (Crossing Hennessy) Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi Bộ phim tình cảm hài Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi được Ngạn Tây biên kịch kiêm đạo diễn. Phim được lấy tên từ một con đường tấp nập chạy xuyên suốt trung tâm quận Loan Tử của Hồng Kông. Trong khung cảnh ấy, ở giữa những con đường đèn điện neon đầy những cửa hiệu hàn chì và buôn bán thiết bị, nơi những người dân đang làm việc thì xuất hiện hai con người độc thân “bị đẩy” vào nhau bởi sự hối thúc thành gia lập thất của gia đình hai bên. Trương Học Hữu đóng vai một người đàn ông trung niên
  5. đang đi tìm người bạn đời, còn Thang Duy vào vai một người phụ nữ trẻ đang chờ đợi bạn trai mình mãn hạn tù. Đạo diễn Ngạn Tây mô tả câu truyện là “cách hai con tim thay đổi qua thời gian.” Nữ biên kịch tài năng – người đã viết rất nhiều tác phẩm bao gồm Điềm Mật Mật (Comrades: Almost a Love Story, bộ phim được đề cử nằm trong top 10 bộ phim hay nhất Trung Hoa) - giờ đây đóng hai vai trò đạo diễn kiêm viết kịch bản, và Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi là tác phẩm tiếp theo của bà sau bộ phim tình cảm Thân Mật (Claustrophobia) được thực hiện vào năm ngoái. Dù ở thể loại hài hay tình cảm, Ngạn Tây vẫn tiếp tục tìm nguồn cảm hứng trong những mối quan hệ con người. Bà nói: “Không còn sự phiêu lưu nào nữa, mọi ngõ ngách trên thế giới này đều đã được chinh phục. Điều kỳ diệu còn lại chính là nhân tâm, đó là thứ mà bạn không bao giờ có thể hoàn toàn hiểu được, cho dù bạn nghĩ mình đã hiểu.” "Chí Minh Dữ Xuân Kiều" (Love In A Puff) và "Quyết Chiến Hỏa Long" (Fire of Conscience)
  6. Chí Minh Dữ Xuân Kiều Hai bộ phim mới của tập đoàn Tống Nghệ Hoàn Á (Media Asia Group) sẽ có buổi giới thiệu mở màn lại liên hoan phim vào tuần kế tiếp. Trong Chí Minh Dữ Xuân Kiều (một tác phẩm tình cảm hài của đạo diễn Bành Hạo Tường) kể về đạo luật cấm hút thuốc của Hông Kông đã “kết hợp” hai con người chuyên bị phạt về chuyện hút thuốc nơi công sở lại với nhau. Việc xếp bộ phim vào phim cấp 3 (những bộ phim cấm khán giả dưới 18 tuổi) làm đạo diễn Bành Hạo Tường bất ngờ. Bộ phim không có những cảnh khỏa thân nhưng Cục Đăng Ký Truyền Hình và Giải Trí Hông Kông lại cảm thấy khó chịu vì những ngôn từ tục tĩu và những cảnh thường xuyên hút thuốc trong phim. Đạo diễn Bành đành bất đắc dĩ chấp nhận việc xếp loại này và châm biếm rằng nữ diễn viên chính Dương Thiên Hoa có thể đi đề nghị được trở thành một diễn viên đóng phim cấp 3 mà không cần phải… cởi quần áo. Sau buổi giới thiệu tại liên hoan vào ngày 24/03, bộ phim sẽ được công chiếu tại Hông Kông vào ngày 25/03 và tại Singapore vào ngày 22/04.
  7. Quyết Chiến Hỏa Long Đạo diễn Lâm Siêu Hiền tiếp tục chuyển tải những pha hành động gan góc của mình qua bộ phim Quyết Chiến Hỏa Long (Fire of Conscience). Phim được thực hiện trên những con đường của Hông Kông với sự tham gia diễn xuất của Lê Minh và Nhậm Hiền Tề, cả hai vào vai những nhân viên cảnh sát chống tham nhũng có đạo đức. Sau buổi giới thiệu tại liên hoan phim vào ngày 23/03, bộ phim sẽ được công chiếu tại Hông Kông, đại lục và Singapore vào ngày 01/04, tại Malaysia vào ngày 15/04, tại Indonesia và Thái Lan vào đầu tháng tư. Shimazu Yasujiro Our Neighbor Miss Yae Shimazu Yasujiro (1897-1945) không phải là một cái tên quen thuộc trong nền điện ảnh Nhật Bản, nhưng những bộ phim nói về người bình dân vào những năm 30 của ông đã được công nhận. Ở Nhật, tất nhiên có một truyền thống lâu dài về việc làm phim về những người đàn ông và phụ nữ bình dân, thậm chí có cả một cụm từ dành riêng cho thể loại này là “shomin-geki” (phim về thường dân). Và
  8. Giám đốc liên hoan phim năm nay – ông Jacob Wong đã nói đạo diễn Shimazu là “một trong những người khai phá đầu tiên.” Giống như nhân vật cùng thời nổi tếng hơn - Ozu Yasujiro, đạo diễn Shimazu đã tập trung vào bối cảnh gia đình. Người Nhật là “người quan tâm nhất về tập thể gia đình - cả họ hàng xa lẫn người thân thiết nhất," ông Wong nói. Sáu bộ phim hồi tưởng đạo diễn Shimazu trong liên hoan lần này sẽ bao gồm Our Neighbor Miss Yae (1934), bộ phim kể về câu chuyện có thật về hai gia đình làng xóm thân thiết luôn “trong, ngoài” có nhau, nhưng sự hòa thuận của họ bị phá vỡ khi người con gái của một gia đình đã kết hôn nhưng bỏ chồng và quay về nhà. Phí Mục
  9. Nhân Thành Chi Xuân Khổng Tử - bộ phim vào những năm 1940 của đạo diễn Phí Mục (kể về cuộc sống của một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc nhất Trung Hoa) là một tác phẩm lớn ở liên hoan phim năm ngoái. Bộ phim nhường như đã từng bị thất lạc nhưng cách đây vài năm một nhân vật quyên góp giấu tên đã gửi âm bản của bộ phim đến cơ quan Lưu Trữ Phim Ảnh Hông Kông để khôi phục lại đầy đủ nguyên gốc của nó. Bộ phim sẽ được trình chiếu lại vào năm nay và sẽ bao gồm vài phút những cảnh mới được phục hồi. Trưởng khoa Phim Ảnh và Truyền Hình tại học viện Nghệ Thuật Biểu Diễn Hồng Kông – Vương Thư Kỳ đã nói: “Phí Mục không làm nhiều phim, nhưng ông là một trong những nhà làm phim nghiêm túc và trí tuệ nhất Trung Hoa.” Bộ phim Nhân Thành Chi Xuân (Spring In A Small Town, 1948) của Phí Mục kể về mối quan hệ tay ba giữa người đàn ông mắc bệnh lao, người vợ hiền thục và người bạn thân của chồng cũng sẽ được trình chiếu tại liên hoan trong đoạn hồi tưởng lại 9 tác phẩm thời kỳ xưa, việc chọn lọc được thực hiện bởi nhiều nhà phê bình phim lớn của Trung Hoa. Long Cương
  10. Hồ Sâm nói: "Ông ấy nhìn xa trông rộng" Liên hoan năm nay cũng nêu bật sự nghiệp của đạo diễn Long Cương, những bộ phim của ông trong những năm 60 – 70 lấy chủ đề từ những tệ nạn xã hội đương thời như băng nhóm tội phạm, tội phạm trẻ vị thành niên và vũ khí hạt nhân. Ông Hồ Sâm thuộc cơ quan Lưu Trữ Phim Ảnh Hông Kông, người tổ chức buổi tưởng nhớ này đã nói: “Ông ấy nhìn xa trông rộng, ông đã đối phó với những vấn đề đã tồn tại lâu dài ở Hông Kông trước khi người khác làm việc đó, đó là những vấn đề cấp thiết đối với Hông Kông.” Story of a Discharged Prisoner, 1967, kể về sự phục hồi của một tội phạm nhà nghề) đã giúp ông tiến thân trong sự nghiệp riêng của mình với vai trò đạo diễn chính (ông cũng đã viết kịch bản phim). Bộ phim vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới những nhà làm phim thế hệ mới. Đạo diễn Ngô Vũ Sâm ít nhiều đã làm lại nó trong bộ phim Anh Hùng Bản Sắc (A Better Tomorrow, 1986) – bộ phim đã đưa tên tuổi Châu Nhuận Phát lên hàng siêu sao. Hồ Sâm đã nói: Long Cương (hiện đã tầm 70 và đang sống tại Mỹ) “là một phần rất lớn của hệ thống thương mại tự do, ông có trong tay hạt nhân sinh lợi của ngành công nghiệp điện ảnh và vì thế ông đã xử lý những vấn đề này theo một cách tốt lạ thường.”
  11. Lý Tiểu Long Đường Sơn Đại Huynh Hình tượng bất hủ của Lý Tiểu Long gần bốn thập kỷ kể từ khi ông mất vào năm 1973 vẫn hiện diện ở khắp mọi nơi: nhà hát Broadway đang chuẩn bị một buổi nhạc kịch dựa trên cuộc đời của ngôi sao võ thuật này cho mùa nhạc hội 2010-11, và ở Hông Kông đang thực hiện những kế hoạch thay đổi lại hoàn toàn căn nhà cũ của ông (bây giờ đang là một “khách sạn tình yêu”) thành một nhà bảo tàng. Trong năm nay, để mừng sinh nhật lần thứ 70 của Lý Tiểu Long, liên hoan phim đã ăn mừng với 9 bộ phim xuyên suốt sự nghiệp của ông, bắt đầu vào thời kỳ những năm 50 khi ông là cậu nhóc đóng trong những bộ phim Hông Kông và kết thúc là sự ra đi vĩnh viễn của ông. Buổi hồi tưởng nhấn mạnh rằng ông là một siêu sao quốc tế, một anh hùng phim hành động. Ông Hồ Sâm thuộc cơ quan Lưu Trữ Phim Ảnh Hồng Kông – người sẽ tham gia trong một liên hoan phim chuyên đề về nam diễn viên sẽ được mở cho công chúng vào tháng tới - đã nói: “Ông ấy là một nhân vật điện ảnh xuất sắc và là
  12. một nhân vật lịch sử, ông đã mang đến một ý thức hệ cho những bộ phim của mình… Ông đã đòi lại sự công bằng cho kẻ yếu.” Lý Tiểu Long cũng đã đóng trong một bộ phim truyền hình Mỹ vào những năm 60 nhưng ông vẫn được nhớ đến nhiều nhất qua những kiệt tác về võ thuật như Đường Sơn Đại Huynh (The Big Boss, 1971); Tinh Võ Môn (Fists of Fury, 1972); Mãnh Long Quá Giang (The Way of the Dragon, 1972) và Long Tranh Hổ Đấu (Enter the Dragon, 1973). Ông Hồ nói: “Trong rất nhiều hoàn cảnh những bộ phim này được làm một cách thô sơ từ khâu đạo diễn, phát triển nhân vật và diễn xuất nhưng họ vẫn thực hiện và tỏa sáng cho đến ngày nay, đó chính là điều kỳ diệu của điện ảnh.” Guru Dutt Paper Flowers Trong việc gần đây cả thế giới như chìm đắm với Bollywood thì liên hoan năm nay sẽ trình chiếu bốn bộ phim của một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất Ấn Độ - Guru Dutt.
  13. Dutt (người đã qua đời vào năm 1964 khi 39 tuổi vì uống một loại độc hỗn hợp được trộn lẫn giữa thuốc ngủ và rượu) là một nhân tài hiếm có: ông có thể vừa diễn xuất, vừa làm đạo diễn. Với vai nam chính ông là người có diện mạo đẹp và táo bạo, nhưng với vai trò làm đạo diễn thì ông là một nhà cải cách, ông đã cách mạng hóa việc âm nhạc được kết hợp vào điện ảnh. Giám đốc liên hoan phim – ông Jacob Wong đã nói: “Bài hát và điệu nhảy là yếu tố nhất thiết cho câu truyện.” Những tác phẩm kinh điển như Thirst (1957) và Paper Flowers (1959), cả hai điều được chỉ đạo và diễn xuất bởi Guru Dutt, “cả hai bộ phim gần như hoàn hảo về mặt thẩm mỹ: những câu truyện đẹp, rất lãng mạn và lộng lẫy ánh nhìn.” Cả hai bộ phim sẽ được trình chiếu tại liên hoan, tiếp theo sẽ là Mr. & Mrs. '55 (1955) và Master, Mistress and Servant (1962), là một phim cuối cùng do Dutt giữ vai trò sản xuất nhưng không đạo diễn. Bộ phim cuối cùng do ông đạo diễn là Paper Flowers.
nguon tai.lieu . vn