Xem mẫu

  1. Cẩm nang tình huống cho nhà báo trong nghề báo là một phạm trù không phải lúc nào cũng rõ ràng trắng hay đen mà nhiều khi phụ thuộc vào sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của nhà báo. Có những cách ứng xử khác nhau với cùng một thông tin mà nhà báo thu thập được và việc nên hay không nên đưa thông tin có được vào bài viết đôi khi không phải là quyết định dễ dàng. Hơn thế, theo một nhà báo Đài PT-TH Đồng Nai, ngay khi quyết định đã được lựa chọn, tin, bài đã được đăng phát thì nhà báo còn phải đối mặt với dư luận, thậm chí là bị lên án dù bài báo được đánh giá cao về tác động tích cực đối với xã hội. Nêu dẫn chứng về phóng sự bạo hành trẻ em ở Đồng Nai, nhà báo này cho biết, nhóm PV đã phải chịu nhiều phản ứng cho rằng nhà báo đã thiếu tình người khi để hành vi bạo lực với trẻ tiếp tục kéo dài hàng tháng trời chỉ để lấy vài giây quay hình. “Trong tình huống này, thế nào được coi là có đạo đức nghề nghiệp?”, nhà báo này bức xúc đặt câu hỏi và cho rằng cuốn cẩm nang mới phải tập hợp từ nhiều cơ quan báo chí để đưa ra được những tình huống tác nghiệp cụ thể với cách ứng xử phù hợp nhất cho nhà báo. “Chúng ta phải tránh đưa những hình ảnh máu me hoặc một gương mặt bị biến dạng do tai nạn giao thông… bởi điều đó không chỉ gây phản cảm trên báo chí mà còn làm tăng thêm nỗi đau cho gia đình nạn nhân. Pháp luật báo chí nghiêm cấm các bài báo mô tả một cách tỉ mi, chi tiết, trực diện những hành vi bạo lực, những vụ án giết người… nhưng điều đó không có nghĩa là không được nêu hành vi. Mới đây Sở TT&TT TPHCM xử phạt một tờ báo
  2. vì có bài báo chỉ nêu lên hành vi dùng dao giết người là hoàn toàn chưa phù hợp. Vì thế, trong cuốn cẩm nang này cũng có thể nêu những tình huống cụ thể để cơ quan báo chí biết mà tránh, đồng thời cơ quan chức năng biết mà xử lý theo từng trường hợp Văn bản pháp luật sai chính tả sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của người dân với cơ quan công quyền. Báo chí sai chính tả sẽ khiến người đọc nghi ngờ về độ tin cậy, làm méo mó thông tin và để lại mầm độc vào ngôn ngữ với thế hệ trẻ. Để giải quyết vấn nạn lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt, theo ông Việt, cần có chiến dịch kêu gọi cộng đồng rộng lớn, trong đó báo chí, truyền thông và các trường đại học phải đi đầu. Bên cạnh đó, các nhà ngôn ngữ và văn hóa phải lên tiếng thuyết phục các cơ quan nhà nước sớm đưa ra quy định chính thức về tiếng Việt hoặc triệt để hơn là xây dựng một đạo luật về sử dụng tiếng Việt. Chẳng hạn ở một cuộc họp báo trò chuyện thì công việc mà những người như chúng tôi phải làm là chụp thật nhiều ảnh và không cần quan tâm đến nội dung chương trình, cố gắng kiếm những khoảnh khắc hớ hênh của họ để có thể thu hút người đọc nhiều hơn. Chưa kể đến việc chúng tôi được trao đổi cách đăng tít câu khách bằng những động từ mạnh như “tung”, “vã” (mồ hôi vì ảnh nóng)… Hiển nhiên những trang thông tin như vậy sẽ thu hút độc giả thật nhiều và phục vụ việc bán quảng cáo tăng doanh thu. Ngồi vào ghế độc giả, chúng tôi thấy mình cũng quan tâm chuyện đời tư của người nổi tiếng, nên chúng tôi hiểu bạn đọc của mình cũng muốn thế.
  3. Bản thân tôi luôn phải làm việc trong một guồng tốc độ cao: luôn phải nghĩ đề tài như “đụng hàng trang phục”, “sự cố váy ngắn”, “những sao nổi tiếng nhờ ảnh nóng”… Và dĩ nhiên cũng không ít bạn trẻ gặp tôi trên mạng nhờ viết bài quảng bá nổi tiếng. Nhưng thật sự những trang thông tin của chúng tôi chỉ đăng bài viết về những người đã nổi tiếng chứ không phải các bạn trẻ đang trên đường… đến đỉnh
nguon tai.lieu . vn