Xem mẫu

  1. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ___________________________________________________________________________ BRIAN GUNN Hà Huy Thịnh Phí Hồng Hải Nghiêm Quỳnh Chi Nguyễn Tuấn Hưng Trung tâm hạt giống Australia – CSIRO Ensis – tổ chức phối hợp giữa CSIRO và Scion và Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam HANOI, 2006
  2. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 MỤC LỤC GIỚI THIỆU.............................................................................................................................. 4 PHẦN 1. THU HÁI HẠT GIỐNG............................................................................................ 6 1 Lập kế hoạch...................................................................................................................... 6 1.1 Lập kế hoạch trước .................................................................................................... 6 1.1.1 Thời điểm thu hái hạt ........................................................................................ 7 1.1.2 Xác định thời điểm chín của vụ hạt................................................................... 8 1.1.3 Đào tạo cán bộ ................................................................................................... 9 1.2 Chiến lược thu hái hạt ............................................................................................... 9 1.3 Thu hái từ các lâm phần nhân tạo.............................................................................. 9 1.3.1 Thu hái hạt từ các vườn giống......................................................................... 10 1.3.2 Thu hái hạt giống ở rừng giống ....................................................................... 10 1.3.3 Thu hái hạt giống tại rừng trồng...................................................................... 11 1.4 Thu hái hạt giống từ các quần thể tự nhiên ............................................................. 11 1.4.1 Thu hái xuất xứ ................................................................................................ 11 1.4.2 Số lượng cây lấy mẫu trong 1 xuất xứ............................................................. 12 1.5 Phương pháp thu hái................................................................................................ 13 1.5.1 Ghi dữ liệu ở hiện trường. ............................................................................... 15 1.5.2 Những mẫu xác định về thực vât..................................................................... 16 PHẦN 1. CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................... 20 Các phụ lục ở phần 1 ........................................................................................................... 20 PHẦN 2: CHẾ BIẾN HẠT ..................................................................................................... 39 2.1.1 Sơ chế .............................................................................................................. 39 2.1.2 Làm khô........................................................................................................... 39 2.1.3 Tách hạt ........................................................................................................... 40 2.2. Làm sạch....................................................................................................................... 41 2.2 Đăng ký và phân loại hạt ......................................................................................... 41 2.2.1 Hạt cây cá thể và hỗn hợp ............................................................................... 42 2.3 Tài liệu hoá .............................................................................................................. 42 PHẦN 2. CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................... 44 Phụ lục cho phần 2 .............................................................................................................. 44 PHẦN 3. KIỂM NGHIỆM HẠT GIỐNG............................................................................... 48 3.1 Lấy mẫu ................................................................................................................... 48 3.2 Kiểm tra độ thuần hạt giống .................................................................................... 49 3.3 Hạt ngủ .................................................................................................................... 49 3.3.1 Phương pháp phá ngủ ở vỏ hạt. ....................................................................... 49 3.3.2 Phương pháp phá ngủ ở phôi hạt..................................................................... 50 3.4 Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm hạt giống. .......................................................................... 50 3.4.1 Điều kiện kiểm tra ........................................................................................... 51 3.4.2 Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt:.............................................................. 52 3.5.1 Kiểm tra lại ...................................................................................................... 52 3.6 Độ ẩm hạt giống ...................................................................................................... 53 3.7 Một số vấn đề khác.................................................................................................. 54 PHẦN 3: PHỤ LỤC ............................................................................................................ 56 Phụ lục cho phần 3 .............................................................................................................. 56 PHẦN 4. BẢO QUẢN HẠT GIỐNG ..................................................................................... 43 4.1 Độ ẩm hạt giống ...................................................................................................... 43 2
  3. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 4.2 Nhiệt độ cất trữ ........................................................................................................ 43 4.3 Cất trữ trong không khí ........................................................................................... 44 4.4 Quy trình bảo quản hạt giống (hạt ưa khô) của RCFTI........................................... 44 4.4.1 Khử trùng hạt giống......................................................................................... 44 4.4.2 Bảo quản hạt giống.......................................................................................... 44 4.4.3 Duy trì đánh dấu hạt trong quá trình bảo quản................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 47 3
  4. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 GIỚI THIỆU Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) là một đơn vị thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu cải thiện giống và chuyển giao giống đó được cải thiện để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của Chính phủ Việt Nam (GoV) cũng như các chương trnh trồng rừng cộng đồng và tư nhân. RCFTI tiến hành các hoạt động nghiên cứu tại các trạm nghiên cứu trên khắp Việt Nam và tại trạm nghiên cứu thực nghiệm của mình tại Ba Vì. RCFTI đó thực hiện các chương trình cải thiện giống cho cả các loài cây bản địa và các loài cây nhập nội mọc nhanh thuộc các chi Keo, Bạch đàn, Phi lao, Tràm và Thông là những loài được ưu tiên cho trồng rừng chu kỳ ngắn ở Việt Nam. Các chương trình cải thiện giống bao gồm khảo nghiệm loài, xuất xứ và khảo nghiệm hậu thế, xây dựng và quản lý các vườn giống và rừng giống, chọn tạo giống, nhân giống sinh dưỡng và khảo nghiệm dòng ưu trội cho rừng trồng dòng vô tính. Một công việc quan trọng khác mà RCFTI thực hiện đó là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cải thiện giống tới các đơn vị sản xuất ở các vùng. RCFTI có kinh nghiệm trong việc hợp tác nghiên cứu về cải thiện giống với các Viện nghiên cứu ở nhiều nước như Australia, Trung quốc, Đan Mạch và Thuỷ Điển. Trung tâm đã có những dự án tiến hành thành công với sự tài trợ của các tổ chức nghiên cứu như ACIAR, AusAID, IPGRI và Sida-SAREC. Như kết quả của nhiều năm hợp tác nghiên cứu giữa RCFTI và Trung tâm hạt giống Australia (ATSC) – thuộc CSIRO lâm nghiệp và các sản phẩm rừng, một loạt các rừng giống (SPAs); vườn giống hữu tính (SSOs) và các vườn giống vô tính (CSOs) cho các loài cây nhập nội mọc nhanh thuộc các chi Keo, Bạch đàn, Phi lao, Tràm và Thông đó được xây dựng trên cả nước. Các lâm phần giống này được thiết kế để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn hạt giống chất lượng kém của các nũi địa phương. Mong rằng việc sử dụng nguồn hạt giống chất lượng cao, cùng với các biện pháp lâm sinh đó được cải tiến sẽ có thể có một năng suất rừng trồng ổn định và thu được tăng thu di truyền có giá trị từ các rừng trồng này. Chính phủ Việt Nam gần đây đang tiến hành một chương trình trồng rừng quy mô lớn, đó là Chương trình trồng mới 5 triệu hectare rừng (5MHRP). Chương trình được ban hành theo quyết định số 661/ QĐ-TTg, ngày 29/ 7/ 1998 của Thủ tướng chính phủ như một nhiệm vụ cấp bách để bù đắp cho nguồn tài nguyên rừng đang suy thoái. Diện tích che phủ của rừng đó đang bị suy thoái nghiêm trọng với tỷ lệ 100.000 ha mỗi năm bởi chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp, du canh, cháy rừng tự nhiên và khai thác gỗ trái phép. Điều này đó dẫn đến mất rừng và suy thoái đất và nguồn tài nguyên rừng. Mục tiêu tổng thể của chương trình là để trồng và phục hồi 5 triệu ha rừng từ này đến năm 2010 bao gồm: (i) 2 triệu ha trong đó có 1 triệu ha là rừng phũng hộ và rừng đặc dụng và 1 triệu ha là rừng trồng mới; (ii) 3 triệu ha trong đó rừng sản xuất là 2 triệu ha và rừng cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm là 1 ha. Việc triển khai này sẽ đòi hỏi cung cấp nguồn giống tương đương các loài cây trồng rừng sản xuất đó thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã cam kết tiến hành việc cải thiện số lượng và chất lượng giống để tăng tối đa năng suất thông qua việc thu được ngày càng nhiều hạt giống từ các vườn giống hơn là phải dựa vào nguồn hạt chất lượng kém hay không rừ nguồn gốc và nguồn hạt được nhập khẩu vào. Dự án 058/04 VIE thuộc Chương trình hợp tác phát triển Nông nghiệp và nông thôn (gọi tắt là CARD) “Tăng cường năng lực trong công nghệ hạt giống cây rừng phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và bảo tồn Ex-situ” đó được xây dựng để trợ giúp cho RCFTI phát triển công nghệ hạt giống đáp ứng được nhu cầu này. Cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật này được xem như là một trong những kết quả đầu ra của dự án với mục đích tiêu chuẩn hoá các quy trình theo như cán bộ của RCFTI đó tiến hành các hoạt động xử lý hạt giống. Cuốn sách hướng dẫn này đưa ra những phương pháp xử lý hạt giống sinh lý từ thời điểm hạt được thu hái đến khi đóng gói và chuyển tới tay các nhà trồng rừng. Tuy nhiên, cuốn sách 4
  5. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 này tiến hành từng bước nhằm đảm bảo chất lượng di truyền của hạt được duy trì. Những bước này được liên kết với các bản hướng dẫn mà đó được viết ra trong thời gian thực hiện dự án, chẳng hạn như “ Bản hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng và quản lý rừng giống” và “Chiến lược cải thiện giống cho các loài bạch đàn ở Việt Nam”. Mặc dù, bản hướng dẫn kỹ thuật này được thiết kế riêng cho RCFTI vì việc xử lý hạt giống liên quan đến các hoạt động nghiên cứu khác, song những thông tin này có thể được áp dụng cho bất kỳ ai quan tâm đến công nghệ hạt giống. Các kỹ thuật cũng có thể được áp dụng để thu hái cho mục tiêu bảo tồn các loài nơi mà có thể việc thu hái từng cây riêng rẽ là quan trọng hơn. Các quy trình khác bao gồm thu hái, làm sạch, chế biến, kiểm tra chất lượng hạt, cất trữ và cuối cùng là đóng gói hạt đó được thảo luận với sự tập trung nhằm đảm bảo xác định chính xác nguồn gốc hạt giống và đảm báo chất lượng sinh lý hạt tốt nhất ở mọi thời điểm. Quyển hướng dẫn kỹ thuật này được viết ra với hy vọng sẽ trở thành hữu ích với RCFTI và các đơn vị nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp khác của Việt Nam những nơi quan tâm đến việc trồng rừng và tìm hiểu kỹ hơn về những kiến thức liên quan đến xử lý hạt giống. Lời cảm ơn Với sự trợ giúp về tài chính của Văn phòng phát triển quốc tế của Australia thông qua dự án CARD cùng sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối tác phía Việt Nam, các nhà khoa học của dự án từ Ensis CSIRO: các ông Khongsak Pyniopusarerk, John Lamour và các bà Bronwyn Clarke, Debbie Solomon, cũng như GS. TSKH Lê Đình Khả, TS Hà Huy Thịnh, NCS Phí Hồng Hải, Nguyễn Tuấn Hưng, Cấn Thị Lan, Mai Trung Kiên, Dương Thanh Hoa và các cán bộ nghiên cứu và các kỹ thuật viên khác của RCFTI những người đã có nhiều đề xuất đóng góp về nội dung và cấu trúc để chúng tôi hoàn thành Quyển sách hướng dẫn kỹ thuật này. 5
  6. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 PHẦN 1. THU HÁI HẠT GIỐNG Nội dung của phần này là tổng hợp các phương pháp thu hái hạt giống được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng. Các điểm nhấn mạnh chính là việc thu hái hạt ở hiện trường. Ngoài ra, còn các việc như thu thập các mẫu thực vật của cây mẹ cho các nghiên cứu thực vật học; thu thập mẫu lá cho phân tích; thu thập mẫu gỗ, cành ghép và hạt phấn cho các chương trình cải thiện giống. Việc thu hái hạt giống phụ thuộc vào nhu cầu hạt giống và mục tiêu của dự án. RCFTI có khoảng trên 30 lâm phần giống bao gồm các rừng giống và vườn giống, chi tiết ở phụ lục 1.3. Hầu hết các lâm phần giống này được chuyển đổi từ các khu khảo nghiệm giống. Do vậy, chúng được duy trì vừa để tiếp tục phục vụ mục đích nghiên cứu cũng như cung cấp nguồn hạt giống có chất lượng di truyền được cải thiện. Tuy nhiên, RCFTI đang có kế hoạch tăng sản lượng hạt giống từ các diện tích lâm phần giống hiện tại bằng cách tăng thêm diện tích các lâm phần giống để đáp ứng các nhu cầu về hạt giống cho các loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam trong tương lai. Hầu hết việc thu hái hiện tại là phục vụ các mục đích nghiên cứu, liên quan đến các cây cá thể trong rừng và vườn giống. Do việc thu hái hạt giống từ hầu hết các lâm phần giống đều để phục vụ mục đích nghiên cứu nên các cán bộ của RCFTI phải giám sát tất cả các hoạt động thu hái chỉ sử dụng chỉ sử dụng người dân địa phương trong việc trèo cây và thu nhặt quả. Trước khi tiến hành thu hái cán bộ của RCFTI thường liên hệ với cán bộ cộng tác ở địa phương để được hỗ trợ công tác chuẩn bị hiện trường. 1 Lập kế hoạch Thu hái hạt giống là một phần của chiến lược quản lý giống tổng thể của RCFTI. Chiến lược thu hái hạt hiện nay của RCFTI chủ yếu là để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu cải thiện giống. Tuy nhiên, với các lâm phần giống hiện nay đã thuần thục trước năm 2010 và hoàn toàn có thể tạo thu nhập từ các lâm phân giống, RCFTI cũng đang quản lý theo hướng tạo tối đa sản lượng hạt từ các lâm phần này. Theo lối tư duy này, RCFTI sẽ cần thiết lập một chương trình thu hái hạt giống dài hạn cho từng nơi để thoả mãn các mục tiêu này. Đối với mục tiêu thu hái hạt phục vụ mục đích thương mại, điều quan trọng là phải phát triển thị trường cho việc trao đổi buôn bán hạt giống trước khi thu hái và thu xếp điều kiện cất trữ hạt giống. Kế hoạch dài hạn cần được áp dụng đúng nơi để phát triển nguồn hạt giống đảm bảo đúng mục tiêu thu hái hạt và duy trì được chất lượng hạt. Dưới đây là những điều điều cần xem xét khi lập kế hoạch. 1.1 Lập kế hoạch trước Lập kế hoạch trước là điều bắt buộc để đảm bảo cho sự thành công khi thu hái hạt. Điều quan trọng nhất của việc lập kế hoạch là để đảm bảo đoàn cán bộ đi thu hái hạt đến nơi thu hái trùng với thời điểm chín của hạt. Trong một số trường hợp thời điểm để thu hái hạt đã chín thuần thục có thể chỉ được tính trong vòng 1 tuần. Nếu đến quá sớm, hạt vẫn còn xanh và sẽ không duy trì được sức sống khi cất trữ, hay đến qua muộn hạt sẽ bị rơi rụng. Để lập kế hoạch thu hái phù hợp, một vụ hạt có thể đòi hỏi phải kiểm tra đều đặn hàng tháng dựa vào cán bộ hiện trường người đã được đào tạo tốt và được trang bị thiết bị đầy đủ để quan sát sự phát triển vật hậu của loài. Khi lập kế hoạch thu hái hạt bạn cần biết: Một chương trình thu hái hạt được lập kế hoạch cho 1 năm hay thậm trí là 2 hay 3 năm tiếp theo là những gì? Bao gồm cả việc ước tính khối lượng hạt có thể thu hái được ở mỗi điểm. Vì điều này sẽ tác động đến kế hoạch chế biến hạt giống sau thu hái Khi nào hạt sẽ chín thuần thục? Các loài khác nhau có thể có thời điểm chín khác nhau trên các vùng miền của cả nước, nên sẽ là tốt hơn nếu xây dựng được một bảng 6
  7. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 theo dõi thời điểm ra hoa và hình thành quả cho từng lâm phần thu hái hạt và cho từng loài ở các rừng tự nhiên. Mục tiêu thu hái hạt là gì? Ví dụ như, hạt được thu hái để xây dựng rừng trồng thương mại, rừng cộng đồng, rừng bảo tồn, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm gia đình hay vườn giống. Khi thu hái hạt từ rừng tự nhiện, xác định địa điểm xuất xứ sẽ được thu hái, số lượng cây sẽ được lấy và số lượng hạt cần có để đáp ứng các mục tiêu. Ai sẽ tham gia thu hái? Các bộ tham gia thu hái là người của RCFTI hoặc của các đơn vị lâm nghiệp vùng được đào tạo, trang bị phù hợp và hiểu rõ họ cần làm những gì Tài liệu và nhãn mác nào họ cần mang theo khi đi thu hái hạt và họ cần biết mình phải làm những gì? Sẽ phải làm gì trước khi thu hái hạt? Loại vật liệu nào nên được sử dụng, nơi cất trữ hạt sau thu hái và các quyết định liên quan đến việc làm sạch hạt. Nguồn kinh phí nào cung cấp để đạt được một chương trình thu hái hạt thành công? 1.1.1 Thời điểm thu hái hạt Yếu tố chính trong việc lập kế hoạch là thời gian thu hái trùng khớp với thời điểm chín rộ của mùa vụ chính. Trong trường hợp của một số loài cây nhiệt đới như các loài Keo, có thể có nhiều hơn một lần nở hoa rộ song chỉ có một lần quả chín rộ tại một thời điểm nhất định trong năm. Nhiều loài cây rừng nhiệt đới không ra hoa và đậu quả hàng năm và thường ra hoa theo chu kỳ 2 hay 3 năm hay có thể dài hơn nữa. Điều quan trọng là phải kiểm tra được thông tin về mùa ra hoa và hình thành quả của loài qua các vùng trong cả nước để có được sự đánh giá riêng cho các lâm phần thu hái hạt. Phụ lục 1.2 Điều tra vật hậu học do RCFTI thiết kế sẽ cung cấp các thông tin về mùa thu hái hạt cho các loài. Phụ lục này sẽ cần được cập nhật thường xuyên khi có thêm thông tin về vật hậu. Các thông tin sau nên được quan tâm khi tiến hành việc thu hái hạt: Mùa hạt chín thuần thục là khi nào? Đã có phiếu điều tra vật hậu trước đó cho loài dự định thu hái chưa? Chẳng hạn như Phụ lục 1.2 tài liệu hay phiếu điều tra thực vật Cần có liên hệ với nơi thu hái hạt, với những người sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy về sự phát triển của vật hậu chưa? Họ có thể là các cán bộ lâm nghiệp địa phương để gửi những mẫu thực vật như hoa hay quả cho RCFTI dựa trên sự liên hệ thường xuyên hàng tháng như là một cách để kiểm tra được thông tin về vật hậu học. Có bao nhiêu cây đang ra hoa và hình thành quả? Điều này có ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn chéo và chất lượng di truyền của hạt được thu hái. Đối với các lâm phần được trồng như rừng giống, nên tiền hành điều tra sơ bộ để xác định lượng hạt có đủ để đảm bảo cho quá trình thu hỏi hay không? Không nên tiến hành thu hái khi chỉ có một vài cây đậu quả. Điều này được đề cập trong Phụ lục 1 “Hướng dẫn các kỹ thuật xây dựng và quản lý rừng giống” được viết cho Dự án (Pinyopusarerk 2005). Hạt thu hái được từ những cây này chắc chắn sẽ có chất lượng di truyền kém. Ví dụ, Pinyopusarerk and Harwood (2003) đó đề xuất cần phải có ít nhất 50% dòng trong vườn giống vô tính (CSO) ra hoa thì mới tiến hành thu hái hạt. Cũng vậy đối với quần thể tự nhiên, cần thu hái hạt từ ít nhất 10 cây không có quan hệ di truyền gần gũi trên cả quần thể Trong một số trường hợp, có thể cần phải đến tận nơi thu hái hạt trước khi tiến hành thu hái để xác định sự phát triển của vụ mùa. Điều này là cần thiết nếu nơi đó không có sẵn thông tin đáng tin cậy. 7
  8. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 1.1.2 Xác định thời điểm chín của vụ hạt. Khả năng phân biệt được quả trên cây, đặc biệt từ một khoảng cách bằng với chiều cao cây, là phụ thuộc vào loài và kỹ năng của người đi thu hái. Quả thường dễ phát hiện hơn vào những ngày hè, khi mặt trời ở góc thấp (chẳng hạn như sáng sớm hay chiều muộn) và khi ánh sáng nằm phía sau người quan sát. Việc này sẽ là dễ hơn nếu có sự khai khác rừ nột về màu sắc và hình dạng. Dựng ống nhòm với độ phóng đại gấp 8 hay 10 lần với độ mở ống kính 25 hay 30mm là cần thiết cho cả việc xác định vị trí và đánh giá tiềm năng cho hạt của cây. Quả hay hạt rơi rụng trên mặt đất cũng có thể dùng để xác định khả năng chín của quả trên cây. Điều quan trọng là ước tính được quả đó rụng từ trên cây xuống bao lâu rồi và nó có phải là đại diện cho vụ thu hái này không. Ở một số giai đoạn phát triển của vụ hạt có thể không phải là giai đoạn chín, chim và thú thường ăn quả ương ương. Điều này thường dẫn đến một số lượng lớn quả bị rơi rụng xuống mặt đất gây sự phán đoán sai rằng cây đang đó vào giai đoạn chín. Trong khi đặc điểm của sự chín cho hạt khô (orthodox) và hạt ưu ẩm (recalcitrant) là tương tự, có một vài sự khác nhau chủ yếu liên quan tới độ ẩm của hạt và tính nhạy cảm của chúng đối với việc xử lý và cất trữ. Hạt khô thường có độ ẩm thấp tại thời điểm chín trong khi hạt ưu ẩm lại có độ ẩm cao tại thời điểm chính. Các điểm cần được xem xét khi đánh giá độ chín của hạt: Kinh nghiệm được dựa trên kiến thức về kích cỡ, màu sắc quả, sự phát triển của phôi và độ chắc của quả và hạt cho từng loài cụ thể là yếu tố chính trong việc xác định thời điểm chín của vụ mùa. Những kiến thức này cần được học hỏi liên tục Quả nứt nanh (là quả tách ra để lộ hạt như quả Keo) sẽ bắt đầu tách vỏ ngay trước khi hạt đủ thuần thục. Điều này cho thấy thời điểm tốt nhất để thu hái hạt là trước khi quả chưa tách hoàn toàn. Nếu chưa biết chắc về độ chín thuần thục của dạng quả nứt nanh, có thể phơi mẫu quả dưới nắng nhẹ một vài ngày và quan sát tiến trình quả chín, nứt và hạt chín. Khi quan sát quả trên tán cây, cần đảm bảo rằng quả có chứa hạt. Ở một số loài khi quả chín, nứt ra và hạt rơi ra ngoài nhưng quả vẫn dính trên cây. Sau đó quả có thể đóng lại trông giống như vẫn đang mang hạt. Một số loài có hoa đực và hoa cái ở cây riêng rẽ (cây đơn tính khác gốc) như cây Phi lao Hạt chín có nội nhũ chắc màu trắng và phôi phát triển đầy đủ. Hạt phải không nhăn nheo khi được phơi Đối với quả cây bản địa, việc làm quen với mầu sắc quả trong giai đoạn phát triển là yếu tố quan trọng để xác định độ chín thuần thục của quả. Độ mềm, độ ẩm và độ chín của hạt cũng là những chỉ thị quan trọng Sự gây hại của côn trùng có thể giảm số lượng hạt sông và thậm trí có thể làm cho quả thay đổi mầu sắc gây ra những biểu hiện sai lệch về độ chín. Điều quan trọng là đánh giá liên tục mức độ tấn công của côn trùng đối với mùa vụ thu hái hạt, điều này có thể sai khác nhiều giữa các cây và các quần thể. Các ví dụ về thu hái hạt cho từng loài cụ thể Đối với Bạch đàn, Tràm và các loại khác trong cùng Họ sim (Myrtaceae) là dạng quả nang. Những vết nứt ra của quả rất dễ nhận thấy khi quả chín, và trước khi quả chín đầy đủ, các mảnh vỏ của quả thường mở ra một phần mặc dù quả chưa bị rơi ra. Hạt chưa chín chưa có sức sống thường có màu xanh xám và phôi màu sữa và khá mềm khi bị ép. Hạt có thể bị quan sát bằng cách cắt quả để kiểm tra hạt xem phôi có rắn, màu trắng với vỏ hạt màu sẫm, và vỏ quả phía trên đỉnh của quả phải có màu nâu (Boland và cs. 1980). 8
  9. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 Đối với quả và hạt Keo thường có mầu sẫm trong đó hạt có vỏ cứng. Hạt mà vẫn xanh hay hơi sẫm và mềm khi ấn có thể cũng đó chín phụ thuộc vào loài, điều kiện phơi và giai đoạn phát triển. Ở những nơi mà không chắc là có đủ lượng hạt chín để thu hái hay không, thì vẫn nên thu mẫu hạt đó để phơi trong bóng râm một vài ngày. Nếu hạt vẫn căng và vỏ hạt trở nên cứng, sau đó rất có khả năng là hạt đã chín đủ để thu hái. Phơi hạt cũng có thể để ở nơi có nắng nhưng phương pháp này đòi hỏi kỹ năng khá hơn. Quả Thông cần được thu hái trước khi quả nứt nanh. Tiên đoán sự chín của quả thông thường dựa vào màu sắc với việc chín khá tập trung trong năm. Hầu hết các loài thông đề có giai đoạn chín nhất định song hiểu biết về mỗi loài sẽ được xác định cụ thể hơn về thời gian và khoảng thời gian kép dài cho thu hái. Trước kia việc thu hái từ các cây riêng rẽ, quả được thu hái riêng, đóng gói và phơi khô riêng rẽ. Quả cây Căm xe được thu hái khi nó đã khô và chuyển sang màu vàng và quả đầu tiên đã bắt đầu mở, hạt bắt đầu mất dần màu hơi xanh. Quả có thể thu hái trực tiếp trên cây trước khi mở vì hạt sẽ bị mất nếu quả đã mở hoàn toàn. Việc thu hái có thể tiến hành bằng cách sử dụng dụng cụ thu hái có cán dài. Quả sau khi thu phải được phơi khô dưới nắng để tách hạt, hạt sẽ được tách khi quả mở hoàn toàn. Hạt được làm sạch bằng tay và thổi nhẹ, hạt này rất dễ làm sạch. Quả Hồi được thu hái trực tiếp trên cây khi chúng vẫn còn màu xanh và được phơi lần đầu trong bóng râm, sau đó là dưới ánh nắng nhẹ. Sau đó hạt được tách bằng tay. Những hạt chết hay bị tổn thương có thể được loại ra từ khi hạt còn tươi bằng cách đãi. Hạt cây Vòi thuốc (Schima wallichii) chín khi quả có màu xanh đến vàng nâu, hạt nâu xám và cánh hạt hơi vàng (L Schmidt và Nguyễn Xuân Liệu 2004). Cây Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) là cây đơn tính khác gốc. Hạt chín và sẽ phát tán trước khi áo hạt trở thành màu đỏ hay hơi nâu. Tốt nhất nên thu hái từ trên cây. Nếu thu hái dưới tán rừng, thì mặt đất nên được dọn sạch từ khi quả còn nhỏ và chưa nhìn rõ trước khi áo hạt mất màu (L,. Schmidt và Nguyễn Đức Tố Lưu 2004). 1.1.3 Đào tạo cán bộ Như đã chỉ ra khi bắt đầu phần này, cán bộ tham gia thu hái hạt từ các lâm phần giống của RCFTI tại mỗi địa phương đều phải thuê dân địa phương để trợ giúp cho các hoạt động liên quan đến trèo cây, thu hái hạt và chế biến. Tất cả cán bộ này đều đã được đào tạo về phương pháp thu hái, những kỹ thuật trèo cây an toàn của khoá học về “Thu hái hạt và kỹ thuật trèo cây an toàn” được tổ chức bởi dự án. Các cán bộ thiếu kinh nghiệm phải được làm cùng các cán bộ có kinh nghiệm để học hỏi thêm. Những người trèo cây phải là người của trạm nghiên cứu địa phương và đã được tiếp nhận khoá đào tạo về các kỹ thuật trèo cây an toàn. 1.2 Chiến lược thu hái hạt Hạt được thu hái hoặc từ các lâm phần được trồng như vườn giống (SO), rừng giống (SPA) hoặc từ rừng tự nhiên. Biện pháp thu hái hạt từ các lâm phần nhân tạo hay tự nhiên thường rất khác nhau và có thể ảnh hưởng đến chất lượng di truyền của hạt được thu hái. Trong các lâm phần nhân tạo, nguồn gốc cây bố mẹ có thể được biết nếu là vườn giống, hoặc có thể chưa được biết như ở rừng giống. Còn trong lâm phần rừng tự nhiên, người thu hái hạt phải xác định được nguồn gốc hạt, hoặc ít ra cũng phải dựa vào xuất xứ xong có thể không biết rõ được mối quan hệ di truyền của cây này đối với cây khác. Tiếp theo là những hướng dẫn cho việc thu hái hạt từ các nguồn cung cấp hạt khác nhau. 1.3 Thu hái từ các lâm phần nhân tạo RCFTI có trên 30 lâm phân cung cấp hạt bao gồm cả rừng giống (SPA), vườn giống hữu tính (SSO) và vườn giống vô tính (CSO) đại diện cho trên 15 loài. Bảng danh sách các lâm phần 9
  10. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 cung cấp hạt này được chỉ ra ở Phụ biểu 1.3. Có thể dự đoán được các lâm phần này có thể sẽ cung cấp được khoảng 500 kg hạt/ ha/ năm. Kế hoạch đang thực hiện để tăng diện tích các lâm phần cung cấp hạt giống có chất lượng di truyền được cải thiện đến trước năm 2010. Do đó, các quy trình nghiêm ngặt được đặt ra cho việc thu hái hạt giống từ các lâm phần có chất lượng di truyền đó được cải thiện này là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng chất lượng di truyền của hạt được duy trì và đảm bảo vụ mùa tiếp theo không bị huỷ hoại bởi sự chặt tỉa quá mức tán cây. 1.3.1 Thu hái hạt từ các vườn giống Các vườn giống được thiết kế và quản lý tốt là phương tiện để đạt được khối lượng hạt có chất lượng di truyền cao tối đa. Quan trọng là những thông tin về vườn giống được biết, bao gồm những thông tin dưới đây: Nguồn gốc vật liệu được sử dụng để xây dựng vườn giống (nguồn gốc xuất xứ và gia đình, và hoặc nó là vườn giống thế hệ 1 sử dụng vật liệu thu hái từ lâm phần tự nhiên, hoặc nó là vườn giống thế hệ cải thiện dựa trên nguồn vật liệu thu hái từ các rừng trồng hay của một chương trình chọn tạo giống nào đó) Sơ đồ bố trí thí nghiệm hiện trường (với ký hiệu gia đình được duy trì) Thông tin về vườn giống như các công việc chăm sóc, tỉa thưa và sự liên hệ của vật liệu vườn giống trước và sau khi tỉa thưa. Không thu hái hạt ở những vườn giống tỷ lệ cây có hoa và kế quả dưới 30%. Tránh thu hái hạt quá sớm hoặc quá muộn, vì trước hoặc sau đó chỉ có một số ít cây mẹ nở hoa sớm quá hoặc muộn quá so với đa số các cây mẹ trong vườn giống dẫn đến tỷ lệ tự thụ phấn cao hoặc có thể nó sẽ thụ phấn với các lâm phần bên cạnh mà không phải là vườn giống dẫn đến chất lượng hạt giống không cao. Hạt giống từ vườn giống có chất lượng tốt hơn hạt giống thu hái từ các xuất xứ rừng tự nhiên, do vậy cần cẩn thận trong việc thu hái hạt ở các vườn giống tránh làm tổn hại đến các cây mẹ, để không ảnh hưởng tới các mùa vụ thu hái tiếp theo. Trong khi thu hái hạt giống thông thường cần để riêng rẽ các lô hạt cá thể, đặc biệt là hạt giống thu hái từ các cây trội. Thu thập các thông tin chi tiết về vườn giống nơi thu hái hạt để cùng các các thông tin mô tả về vườn giống như là loại vườn giống gì (vườn giống xây dựng từ hạt hay vườn giống xây dựng từ các dòng vô tính). Địa điểm, vật liệu ban đầu khi thiết lập vườn giống (nguồn gốc các xuất xứ từ rừng tự nhiên). Các thông tin này có thể sẽ cung cấp một tài liệu tham khảo về lý lịch của vườn giống 1.3.2 Thu hái hạt giống ở rừng giống Cũng như vườn giống nếu như rừng giống được thiết kế và quản lý tốt thì nó cũng có thể cung cấp hạt giống có chất lượng cao, việc duy trì lưu dữ các số liệu liên quan đến vật liệu ban đầu xây dựng rừng giống là rất cần thiết, bao gồm: Thông tin về vật liệu ban đầu sử dụng để xây dựng rừng giống như thông tin về nguồn gốc các xuất xứ và gia đình, số lượng gia đình và nơi thu hái các vật liệu này (từ rừng tự nhiên, rừng trồng hay từ các chương trình cải thiện giống cây rừng) Thông tin về lý lịch của rừng giống như quá trình chăm sóc và tỉa thưa và sự liên hệ của vật liệu vườn giống trước và sau khi tỉa thưa. Không thu hái hạt ở những rừng giống tỷ lệ cây có hoa và kế quả dưới 30%. Tránh thu hái hạt quá sớm hoặc quá muộn, vì trước đó chỉ có một số ít cây mẹ nở hoa sớm hoặc muộn quá so với đa số các cây mẹ trong rừng giống, dẫn đến tỷ lệ tự thụ phấn cao, có thể nó sẽ thụ phấn với các lâm phần bên cạnh kém chất lượng mà không phải là rừng giống dẫn đên chất lượng hạt giống không cao. 10
  11. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 Hạt giống thu hái từ rừng giống sẽ có chất lượng tốt hơn là hạt giống thu hái từ các xuất xứ từ rừng tự nhiên hoặc từ các lâm phần không được cải thiện về giống. Cần phải cẩn thận hơn trong việc thu hái ở rừng giống tránh làm tổn thương cây mẹ ảnh hưởng tới đến mùa vụ tiếp theo. Thu thập các thông tin chi tiết về rừng giống nơi thu hái hạt để cùng các các thông tin tham khảo mô tả về rừng giống như là địa điểm, vật liệu ban đầu khi thiết lập rừng giống (nguồn gốc các xuất xứ từ rừng tự nhiên). Các thông tin này có thể sẽ cung cấp một tài liệu tham khảo về lý lịch của rừng giống Có nhiều cách lựa chọn khác nhau trong việc thu hái hạt ở rừng giống. Theo Pinyopusarerk (2005), khi thiết lập và quản lý rừng giống ở dự án CARD 058/04VIE cắt cành quá mức có thể dẫn đến kết quả cây mẹ mất rất nhiều năm để có thể phục hồi lại để tiếp tục cung cấp hạt giống. Cũng theo Pinyopusarerk thì nên chia rừng giống thành những lô bằng nhau về kích thước dựa vào tỷ lệ kết quả hồi phục của cây mẹ theo thời gian khi chặt tỉa cành cây mẹ. Ví dụ các loài phải mất 4 năm thì mới có thể phục hồi sau khi chặt tỉa, chúng ta chia rừng giống thành 4 lô rừng có diện tích bằng nhau, mỗi lô được thiết kế để thu hái hạt, như vậy ta có thể thu hái hạt một cách xen kẽ ở các lô đã chia, mỗi rừng giống chỉ thu hái vào đỉnh điểm liên tục từ 3-4 năm, sau đó có thể thu hái toàn bộ diện tích rừng giống khi mà tất cả các cây mẹ của rừng giống đã đủ thời gian phục hồi, lúc này ta có thể thu hái được mùa bội thu. Thị trường hạt giống có thể ảnh hưởng tới tổng số lượng hạt giống thu hái. Chú ý: Sự khác nhau cơ bản giữa rừng giống và vườn giống là: vườn giống có thể biết lý lịch đến từng cây mẹ, trong khi rừng giống thì không. 1.3.3 Thu hái hạt giống tại rừng trồng. Việc thu hái hạt giống ở rừng trồng chỉ cần quan tâm đến các thông tin về nguồn gốc của vật liệu giống, có nghĩa là hạt giống để trồng rừng phải có giá trị về di truyền và cho thấy phù hợp với rừng trồng trong tương lai. Rừng trồng phải chứa đựng đầy đủ cơ sở di truyền dưới dạng loài, xuất xứ và các gia đình khác nhau. Việc thu hái giống thông thường không được thực hiện từ rừng trồng, với loại rừng này được xây dựng dưới 10 cây mẹ khác nhau. Các rừng trồng thoả mãn việc thu hái giống, việc thu hái hạt có thể được thực hiện từ những cây mẹ được chọn lọc về các tính trạng. Chọn lọc về kiểu hình đưa đến nhiều tăng thu di truyền hơn so với các lâm phần rừng tự nhiên, bởi vì các cây mẹ trong rừng trồng cùng tuổi và cùng điều kiện môi trường. Bảng biểu thu hái hạt giống ngoài hiện trường được sử dụng để ghi chép những thông tin chi tiết. Ngoại trừ, các thông đã rõ ràng từ việc tham khảo các lâm phần được trồng ở địa phương như nguồn gốc và xuất xứ nguyên sinh. 1.4 Thu hái hạt giống từ các quần thể tự nhiên 1.4.1 Thu hái xuất xứ Xuất xứ là địa điểm rừng tự nhiên, nơi nguyên sản mà ta thu hái hạt giống. Nó bao gồm các thông tin địa lý, về điều kiện môi trường nơi cây sinh trưởng và phát triển, và được chọn lọc tự nhiên. Khái niệm về xuất xứ bao hàm biến động về các kiểu di truyền liên quan gần gũi với những điều kiện sinh thái nơi mà loài đã tiến hoá (Turnbull và Griffin 1986) và một vài đặc điểm hình thái hoặc các tính trạng khác cấu thành nên chúng. Chưa hệ thống phân loại để định tên xuất xứ. Một xuất xứ “lý tưởng” theo Barner (1975) là: 11
  12. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 một quần thể có khả năng giao phấn được với nhau và có cấu trúc di truyền tương đương nhau (các xuất xứ khác nhau có cấu trúc di truyền khác nhau). một lâm phần giống đủ lớn thì thu hái giống cung cấp đủ giống đáp ứng các mục tiêu. ranh giới của xuất xứ phụ thuộc vào kiểu phân bố bố tự nhiên của loài. Nếu một loài phân bố đơn lẻ hoặc phân bố bị giới hạn và không liên tục, thuật ngữ “xuất xứ” có thể đồng nghĩa với “ địa điểm” và có thể dễ dàng được xác định. Nhưng việc xác định các xuất xứ sẽ khó khăn hơn nhiều ở những loài có phân bố rộng Tên xuất xứ thường dựa vào các mốc danh giới gần nhất như sông suối, đường đi, địa danh hoặc theo các nét đặc trưng riêng tiêu biểu của mỗi vùng địa phương đặt tên cho nó. Tên phải cụ thể, rõ ràng chính xác ở nơi thu hái có như vậy người khác mới có thể quay lại đến địa điểm này. Việc lựa chọn các xuất xứ thu hái đại diện cho các loài nên được tính toán theo sự thay đổi về khí hậu, đất đai, độ cao và phân bố của loài. Nguyên tắc xác định chúng không dễ dàng và nhanh chóng. Số lượng xuất xứ thu hái đại diện cho một loài phụ thuộc vào mục tiêu của việc thu hái và phạm vi của phân bố của loài. Sau đây là một số hướng dẫn: Với những loài nơi xuất hiện trên một môi trường đồng nhất, sau đó việc lựa chọn bất kì về những điểm xuất xứ có thể thực hiện đại diện cho một vùng địa lí. Với những loài có sự phân bố giới hạn và biệt lập, việc lấy mẫu là cần thiết tại tất cả các vị trí, thậm chí sử dụng trong khảo nghiệm loài. Với những loài có trong bộ khảo nghiệm xuất xứ đầy đủ, những kết quả đã được công bố là nguồn thông tin quan trọng để quyết định xuất xứ nào là cần chú ý. Chẳng hạn như Keo tai tượng, tài liệu khoa học sẵn có kết quả về xuất xứ trên nhiều địa điểm khác nhau. Việc lấy mẫu các xuất xứ trong các loài có thể được chia thành 2 yêu cầu riêng biệt như sau: 1. Các phương pháp lấy mẫu cho khảo nghiệm giới thiệu loài. 2. Lấy mẫu theo diện rộng gồm nhiều xuất xứ để đại diện một phần hay toàn bộ khu phân bố để phục vụ trong việc khảo nghiệm xuất xứ. Đối với yêu cầu ban đầu, khi có ít thông tin về biến dị loài, việc chọn ra một vài xuất xứ phải được làm sau: Thu hái mẫu từ tất cả các vùng tự nhiên nơi mà loài xuất hiện đang sinh trưởng tốt. Cần phải thu hái hạt ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp yêu cầu với từng loài. Danh giới bên trong phân bố tự nhiên. Đối với yêu cầu thứ hai, việc lấy mẫu trên diện rộng cho khảo nghiệm xuất xứ, số lượng nguồn hạt giống thu hái làm mẫu sẽ phụ thuộc vào sự phân bố của loài đó. Sự đa dạng về loài, khả năng thu hái, khả năng nảy mầm của hạt, khả năng về tài chính và thời gian, nguồn nhân lực và các yêu cầu khác để có thể thực hiện cho một chuyến thu hái. Kiến thức về chương trình cải thiện giống của những loài cây mục đích và cơ chế phân tán hạt phấn và hạt giống sẽ giúp cho việc xác định chiến lược thu hái hạt . Do những hạn chế về các nguồn nhân lực và tài chính, nên xuất hiện mâu thuẫn giữa số lượng các xuất xứ được thu hái và số lượng cây thu hái trong mỗi xuất xứ. Đây là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là thu hái ít xuất xứ với số lượng cây lớn hay ngược lại. 1.4.2 Số lượng cây lấy mẫu trong 1 xuất xứ. Sau đây bản hướng dẫn về việc xác định số lượng cây lấy mẫu trong 1 xuất xứ. 12
  13. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 Với mỗi xuất xứ thu hái số lượng cây mẹ ít nhất là 10 cây, trong trường hợp chứng minh xuất xứ để chứng tỏ sự đa dạng di truyền, như vậy số lượng cây mẹ thu hái lên tới 100 cây hoặc hơn, đây như là một phần nền tảng của quần thể để phục vụ cho các chương trình cải thiện giống cây rừng. Mỗi khu vực thu thập số lượng cây lớn hơn từ 50 – 100 cây hoặc hơn phục vụ cho việc khảo nghiệm xuất xứ để tìm ra xuất xứ nào tốt nhất và những nơi yêu cầu lượng hạt giống lớn hơn. Những lượng mẫu lớn này sẽ trở thành quần thể chọn giống sau này (dùng để chọn lọc cây trội). Việc chọn lọc nên nhằm vào các cây không có quan hệ họ hàng làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể. Để giảm xác xuất chọn những cây cùng cha mẹ, hạt giống nên được thu hái từ những cây cách xa nhau một khoảng cách an toàn ít nhất là bằng một khoảng cách hạt phân tán, điều này có nghĩa là khoảng cách thu hái giữa 2 cây bằng 2 lần chiều cao trung bình của cây mẹ. Theo Eldridge và cộng sự, 1993 thi khoảng cách giữa các cây thu hái là 100 m. Thu hái hạt phải chọn những cây có sinh trưởng và chất lượng thân cây trên mức trung bình. Tránh thu hái ở những cây có dấu hiệu bị bệnh. Thông thường không cần có những chú ý đặc biệt đến việc chọn lọc và thu hái tại các cây trội ở lâm phần tự nhiên do ảnh hưởng về sự cạnh tranh và môi trường không được rõ. Chọn lọc cây thu hái được tiến hành khi cây đã trưởng thành đã ra hoa kết quả. Thu hái hạt giống từ mỗi cây mẹ đã chọn với số lượng hạt tương đối bằng nhau cho mỗi cây. Tuy nhiên, mục tiêu của việc thu hái. Tuy nhiên, trong thực tế mục đích là thu thập đủ hạt không chỉ thoả mãn nhu cầu trước mắt mà còn duy trì nguồn cung cấp hạt thoả mãn nhu cầu hạt giống trong tương lai. 1.5 Phương pháp thu hái Thu hái từ những cây đứng: phương pháp thu hái thông dụng nhất được ứng dụng cho các vườn giống và rừng sản xuất giống, đây là nơi mà cây giống không bị chặt để khai thác hạt giống. Ngoại trừ khi chặt một bộ phận của quá trình tỉa thưa trùng khớp với thời kỳ chín của hạt. Việc thu hoạch từ những cây đứng hoặc là thông qua việc trèo lên tán cây để thu hái quả bằng các móc trèo, thang hoặc là các dụng cụ trợ giúp khác hoặc cách thu hoạch hạt từ mặt đất bằng cách quăng các dây thừng hoặc súng bắn dây để thu hái. Một số miêu tả về cách thu hái khác nhau dưới đây: Những phương pháp thu thập rất đa dạng: Tuỳ theo kích của của cây, loài và điều kiện thuận lợi tại địa điểm thu hái Quăng dây thừng: một dây thừng (có đường kính 4 – 6 mm và chiều dài 25 m) đặt nặng ở đầu cuối có thể được ném vượt qua cành lên tới 12 m so với mặt đất. Đối với những cành nhỏ (< 50 mm về đường kính), một hoặc hai người có thể bẻ cành bằng cách kéo dây thừng. Đối với những cành lớn hơn một lưỡi cưa linh động có thể được sử dụng. Móc trèo: móc sắt được thiết kế rất khác nhau được người trèo đưa lên tán cây theo trục thân. Người trèo phải đeo dây an toàn hoặc bộ trèo (bộ trèo cây an toàn) gắn 2 dây da. Dây da được vòng xung quanh thân hoặc cành và gắn vào bộ trèo để đảm bảo sự an toàn cho người trèo vươn ra khỏi trục thân hoặc cành để thu hái quả. Móc sắt phải đủ sâu và nhẹ nhưng đủ rắn chắc để có thể đâm xuyên và cắm chặt an toàn. Súng bắn dây: đây là một cây cột có hình chữ Y treo dây cao su để bắn một sợi cước vượt qua cành. Việc thực hành có thể giúp cho người dùng sử dụng có độ chính xác cao. Dụng cụ này có thể thu hái quả ở độ cao trên 25 m. Khi nào dây cước vượt qua cành, dây này có thể sử dụng để kéo một sợi dây thừng “kỹ thuật dây thừng đơn” như được miêu tả dưới đây và keo cành rơi xuống mặt đất. Đây là một kỹ thuật tiện lợi để thay thế cho các móc trèo. 13
  14. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 Thang: Sử dụng thang cứng, có thể là thang liền hoặc thang ghép nối. Thang ghép nối bởi nhiều đoạn thường nhẹ và khoẻ. Khi người trèo lên thang có thể ghép nối những đoạn thang tiếp theo . Mỗi đoạn thang được gắn với cây bằng dây thừng hoặc dây xích. Thang không làm nguy hiểm tới cây và việc trèo lên có thể được thực hiện khi móc sắt không còn phù hợp (ví dụ: vỏ mỏng), tuy nhiên đã có 2 hạn chế chính đó là trọng lượng và chiều cao của thang. Kỹ thuật dây thừng đơn: một sợi dây tốt trước tiên bám vào một cành trên tán cây. Sợi dây được sử dụng để kéo một sợi dây thừng (có đường kính 11mm và chiều dài 80m), một đầu đã được cố định an toàn dưới mặt đất trước khi đưa lên. Khi hạ xuống, dây thừng đã được đặt chắc chắn trên cành và người trèo hạ sợi dây xuống bằng những dụng cụ thích hợp. Những kỹ thuật khác bao gồm việc sử dụng súng để bắn cành và cung và mũi tên. Mũi tên được gắn vào một sợi dây cước trước khi được bắn vượt qua cành. Sợi dây mục đích sau đó sẽ được sử dụng để kéo một vật nặng hơn để trèo lên hoặc sử dụng để kéo một cành xuống từ mặt đất. Thu hái từ mặt đất: Trong khi phương pháp này thì dễ sử dụng nhưng bộc lộ một số nhược điểm như sau: Không thể chắc chắn trong việc khẳng định nguồn gốc hạt. Nhiều rủi ro về sự lẫn lộn hạt có hình thái tượng tự từ những cây bên cạnh. Chất lượng sinh lý của hạt có thể thấp, so với hạt thu hái trực tiếp trên tán do có thể phải thu cả những hạt lép, chưa chín hoặc chưa thành thục, hạt đã bị sâu bệnh hại, do đó hạt sẽ sớm bị thối và nảy mầm. Rủi ro cao do việc xâm nhiễm của nấm bệnh trong đất lên bề mặt quả hoặc hạt. Việc thu hái được toàn hạt tốt là không thực tế Phương pháp này thích hợp nhất trong việc thu hái hỗn hợp cho những loài có quả và hạt lớn như một số loài của rừng mưa nhiệt đới. Quả mang hạt đã chín nên được thu hái sớm (hàng ngày) sau khi rơi xuống giảm thiểu sự tấn công của nấm bệnh, côn trùng và động vật và giảm thiểu khả năng chết và nảy mầm của hạt. Trong trường hợp quả và hạt đang trong quá trình rơi rụng tại thời điểm thu hái, những tấm vải dầu (tấm vải nhựa) có thể được trải trên mặt đất để thu lượm quả và hạt dưới những cây được chọn để thu hái. Thu hái quả từ những cây đổ: Phương pháp này có thể được sử dụng nơi đang thực hiện việc khai thác, thời gian trùng với thời kỳ chín của hạt. Phương pháp này có tiềm năng sản xuất số lượng hạt lớn. Chất lượng di truyền của hạt giống quan trọng hơn số lượng hạt, vì thế phải chọn lọc những cây trội để thu hái giống. Dưới điều kiện trên tránh việc thu thập những cây dùng để tỉa thưa bởi những loại cây này không phải là loài cây ưu trội. Kỹ thuật thu hoạch Việc thu gom hạt chính là việc nhặt và gói quả đã được thu hái xuống đất, nhiều tạp chất như cành, nhánh và lá trước tiên đã được loại trừ nhằm giảm trọng lượng và làm cho hạt sạch dễ dàng hơn. Việc loại trừ tạp chất là cần thiết, tuy cần cân đối giữa việc làm sạch tại hiện trường và việc làm sạch hạt có sử dụng máy móc hoặc bằng tay, đồng thời với quá trình này là làm khô quả và tách hạt. Đối với Bạch đàn, loài có bao vỏ nhỏ sẽ rất mất thời gian để loại bỏ vỏ trong trường hợp có một lượng lá lớn ở trong đó. Ngược lại, nón Phi lao nên được tách 14
  15. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 ra khỏi lá tại thời điểm thu hoạch. Lá lẫn với quả và rụng xuống có cùng kích cỡ như hạt, khi đó việc dần sàng để lấy hạt tốt sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với những quả mọng phải được thực hiện sớm tránh cho quả bị khô, quả mọng thường lớn và dễ thu hoạch. Để tránh cho quả bị khô, nên cho vào túi ni lông và để nơi râm mát không có ánh nắng mặt trời ở mọi thời điểm. Đối với cây mao lương (Aquilara), chúng có thời gian bảo quản ngắn, vì thế cần thiết phải được bảo quản ở độ ẩm trung bình trong một số chất liệu như mùn cưa hoặc sợi dừa khô thậm chí như vậy hạt vẫn có thể bị nảy mầm. Thùng đựng hạt phải có sự lưu thông tốt, được thiết kế đủ cứng để không gây hại cho hạt hoặc làm tràn hạt ra ngoài. Việc chọn lựa vật liệu để đựng hạt phụ thuộc vào vật liệu có sẵn và được tìm thấy dễ dàng nhất. Thu hoạch những hạt lớn trên phạm vi rộng có thể sử dụng các tấm vải bạt, tấm vải (2 m x 2 m) và các túi vải côtông có kích thước khác nhau. Tránh dùng chất ni lông vì nó là nguyên nhân hạt bị hấp hơi dẫn đến ẩm mốc làm giảm sức sống của hạt, ngoại trừ quả mọng phải giữ được độ ẩm ở trong quả. Trong cùng một thời điểm việc thu hoạch quả, đóng gói và phải ghi nhãn rõ ràng hoặc viết vào túi hoặc sử dụng các nhãn khác tránh việc mất dấu. Đóng gói phải được thực hiện đồng thời để đảm bảo rằng quả không bị tổn thương hoặc bị rơi vãi trong suốt quá trình vận chuyển. Đồng thời kiểm tra túi đựng đảm bảo không có các lỗ hổng để hạt thoát ra ngoài. Tấm chứa hạt phải được giữ thẳng góc và buộc chặt nhằm giảm thiểu sự thất thoát hạt giống. Nơi nào việc vận chuyển kéo dài hơn một vài ngày đặc biệt trong điều kiện kém thông thoáng và nóng (ví dụ: những phương tiện có thùng được đóng kín hoặc xe rơ moóc). Quả phải được kiểm tra đều đặn về sự tấn công của côn trùng và nấm bệnh và bất cứ khi nào có thể phơi ra ngoài không khí khô. Nếu quyết định làm khô quả trong điều kiện đủ nắng hoặc trong bóng râm phụ thuộc vào điều kiện của quả và dạng hạt. Đối với những quả khô với thành phần độ ẩm thấp (ví dụ: quả đậu của keo chịu hạn, quả nang của Bạch đàn và Tràm) làm khô đủ nắng là rất thoả đáng. Tuy nhiên, đối với những quả xanh chưa chín, độ ẩm quả thấp hoặc hạt rất nhạy cảm (ví dụ: loài Lát hoa), vật liệu nên để làm khô là đặt quả trong bóng râm tránh làm khô quả quá nhanh có thể tác động ngược lại đối với sức sức sống của hạt. Quả có thể được xử lý hoặc tại nơi thu hái hoặc được vận chuyển tới nơi có điều kiện thuận lợi để chế biến hạt. Việc này được quyết định phụ thuộc một số nhân tố như: sự thuận lợi cho việc tách hạt, hay hạt được bảo quản dưới dạng quả hay cần được tách ra; số lượng quả, hợp đồng vận chuyển và những yếu tố khí hậu... 1.5.1 Ghi dữ liệu ở hiện trường. Một điều thiết yếu là tất cả các thông tin liên quan đến điểm thu thập hạt giống và những cây được chọn lọc được ghi lại cùng thời điểm thu hái. Biểu thu thập số liệu và sách ghi chú hiện trường thực vật nhằm ghi lại những thông tin hiện trường cho mỗi lần thu hái hạt. Trang dữ liệu đã hoàn thành và những trang trống đã được trình bày ở Phụ lục 1.4 a & b. Thông tin nên được ghi lại bao gồm: Loài: chi, loài và những loài phụ Tên địa phương: tên của lâm phần và loại lâm phần (ví dụ như Ba Vi SSO) đảm bảo chắc chắn trùng tên trong mỗi lần thu thập và trong phần dữ liệu hạt. Đối với những lâm phần tự nhiên, đó là những tên xuất xứ, việc ghi lại xuất xứ là rất thiết yếu để cung cấp những vị trí chính xác và chi tiết cho người thu thập trong tương lai khi họ quay lại cùng vị trí. Ghi lại vị trí của mỗi cây là một việc làm không thường xuyên, tuy nhiên nó có thể được làm cho những dự án xác định nếu những cây được chọn lọc cần thiết được lấy mẫu trong nhiều năm. 15
  16. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 Vĩ độ và Kinh độ: việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu nhằm gia tăng sự phối hợp. Việc thu hoạch những lâm phần giống được lặp lại một số lần, sự phối hợp với hệ thống định vị toàn cầu nhằm nâng cao độ chính xác và nhất quán. Độ cao: được ghi lại bằng m cho thấy trị số trung bình về vị trí thu thập. Nếu việc thu thập được tạo ra ở phạm vi độ cao rộng, việc ghi chép có thể được thực hiện ở một vùng độ cao đó. Mã hoá việc thu thập trên hiện trường: một cách để mã hoá việc thu thập trên hiện trường, đặc biệt là việc thu thập các xuất xứ từ những lâm phần tự nhiên, được mã hoá bằng số hiện trường. Việc số hoá được quyết định bởi trưởng nhóm thu thập. Việc số hoá được tạo ra bởi chữ đầu tiên (ví dụ: Nguyễn Tuấn Hưng viết tắt là: NTH) theo sau bởi những số tiếp theo và được điền vào sổ. Trong trường hợp của ông Hưng, số đầu tiên sẽ là NTH001 và cứ như vậy. Những số trùng sẽ không bao giờ được lặp lại. Việc số hoá này đặc biệt quan trọng việc thu thập những cây cá thể như là nó được số hoá cùng với hạt và được sử dụng trong dữ liệu hạt. Ngoại trừ việc ghi nhận từ bảng dữ liệu, Sổ ghi số liệu hiện trường thực vật, những số giống nhau được sử dụng trong nhãn hạt, nhãn thực vât, hoặc bất kì những biểu tượng thu thập khác liên quan đến cây. Số lô hạt: đây là số được đăng kí cho việc thu thập áp dụng cho rừng giống và xuất xứ. Đây là số duy nhất được ấn hành cho sách đăng kí hạt sau đó của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng và không phải trên hiện trường. Số của cây: số của những cây được thu thập phải được ghi lại. Nếu hạt từ những cây cá thể trong rừng giống hoặc khu xuất xứ đã được chộn hỗn hợp với nhau được gọi là “lô hạt hỗn hợp” (Bulk). Hỗn hợp này có thể được làm trên hiện trường hoặc sau đó trong việc bảo quản hạt. Việc ghi lại phải được thực hiện số lượng những cây được đại diện trong hỗn hợp lớn bao gồm trọng lượng hạt. Thông tin này được ghi lại trong Bảng dữ liệu hiện trường và Thẻ ghi hạt giống. 1.5.2 Những mẫu xác định về thực vât. Những mẫu xác định đã được đưa ra để xác định việc định dạng thực vật về việc thu thập hạt hoặc các mẫu cây. Việc này chủ yếu được thực hiện trong việc thu thập cho những cây bản địa, loài mà không chắc chắn trong việc nhận dạng hoặc trong những rừng trồng nhiều biến động trong việc xác định loài (ví dụ: những loài lai trong khảo nghiệm được cho là một loài xác định). Mẫu thực vật phải là một mẫu đảm bảo việc nhận dạng với sự mô tả về hình thái .. được giới thiệu trong Sách thực vật rừng Việt Nam. 16
  17. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 HÌNH ẢNH 1. Rừng tự nhiên và các lâm phần của một số loài trồng rừng chính. Hình 4. Vườn giống vô tính Thông nhựa tại Ba Vi Hình 1. Rừng giống Keo tai tượng tại Ba Vi Hình. 2. Rừng giống Keo lá tràm tại Ba Vi Hình. 5. Vườn giống bạch đàn pellita tại Bầu Bàng Hình.3. Rừng giống bạch đàn uro tại Ba Vì Hình.6. Rừng tự nhiên ở Kon Ha Nung 17
  18. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 HÌNH ẢNH 2. thu hái hạt giống Hình. 6. Sử dụng bộ trèo để thu hái hạt giống ở rừng tự nhiên Hình 7, Sử dụng súng ‘big shot’ (bên trái) và sử dụng bộ trèo cây an toàn (bên phải) để thu hái hạt giống Hình 8. Sử dụng thang (bên trái) và kéo cắt cành cán dài và cưa để thu hái hạt giống ( bên phải) 18
  19. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 HÌNH HẢNH 2 (tiếp tục) Hình.10. Kiểm tra pH đất Hình 9. Ghi chép thông tin ngoài thực địa nơi thu hái hạt Hình.11. Thu nhặt quả Hình 12. Đóng gói và vận chuyển quả thu được 19
  20. Cam nang hat giong1.doc 07/04/2007 PHẦN 1. CÁC PHỤ LỤC Các phụ lục ở phần 1 Phụ lục 1.1 a. Bảng biểu thu thập số liệu về vật hậu cho các loài Phụ lục 1. 1 b. Bảng biểu thu thập số liệu về vật hậu cho cá thể. Phụ lục 1.2. Lập kế hoạch và xác định thời gian thu hái cho một số loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam. Phụ lục 1.3. Danh mục các lâm phần giống đựơc xây dựng bởi RCFTI kết hợp với các Trung tâm khác trong FSIV. Phụ lục 1.4a. Bảng biểu thu hái hạt giống (bảng chưa điền thông tin) Phụ lục 1.4b. Bảng biểu thu hái hạt giống (bảng đã điền thông tin) Phụ lục 1.4c. Bảng mã các ký hiệu ở bảng thu hái hạt giống. Phụ lục 1.5. Thiết bị thu hái hạt 20
nguon tai.lieu . vn