Xem mẫu

  1. “Cài virus” thời báo chí cạnh tranh Khi tác nghiệp trong các sự kiện lớn chẳng hạn như ASEM 5, SEA Games, các cuộc liên hoan... chuyện “cài virus” hay còn gọi bằng cái từ khác: “bỏ bom” thường diễn ra. SEA Games 22 diễn ra trên đất nước mình nhưng cũng có nhà báo việt vị vì... bị đồng nghiệp “bỏ bom”. Trong một đại hội thể thao, cùng một lúc, nhiều sự kiện diễn ra trên 2 địa bàn lớn là Hà Nội, TP HCM cùng một số tỉnh. Các môn thi đấu nhiều và các nội dung thi đấu diễn ra song song. Một tờ báo không thể rải đều hết các phóng viên thể thao
  2. cho trên 30 môn. Mỗi môn có một số nội dung khác nhau (như các hạng cân của quyền Anh, các giải đơn, đôi và nam nữ trong tennis, bóng bàn…). Thế là những hợp đồng chia sẻ thông tin của các phóng viên ra đời. Thường là hợp đồng miệng. Nhưng thực tế là nhiều phóng viên có thể chia sẻ những tấm hình, những video clip và những tư liệu ghi chép để đánh rộng trên nhiều mặt trận. Cũng xin nói ngay: tại các sự kiện lớn nói chung, các đại hội thể thao nói riêng, ban tổ chức đều bố trí ít nhất một Trung tâm báo chí (gọi là MPC). Với SEA Games, tại MPC, tín hiệu trực tiếp truyền hình từ các điểm thi đấu đều hiển thị trên các màn hình ti vi và các thông cáo báo chí vẫn đều đặn được in ra. Ban tổ chức còn có một website để cung cấp thông tin cho báo chí, cập nhật
  3. liên tục số liệu. Với các nhà báo, MPC tại SEA Games còn là chỗ để họ gửi tin tức, uống cà phê, ngủ gật và hẹn nhau, trao đổi, nghe ngóng nhiều hơn lấy thông tin. Mối quan tâm của từng báo, từng phóng viên có khác nhau. Báo Bóng Đá chắc không quan tâm đến bi sắt hay thể hình. Báo Tuổi Trẻ luôn tìm góc nhìn lạ ở nhiều nội dung thi đấu. Báo Thanh Niên luôn “canh” điểm thi đấu nào Việt Nam sẽ có huy chương trong ngày hôm đó. Ít nhất cũng được tấm hình. Báo địa phương thì tìm chỗ nào có vận động viên tỉnh mình tham gia... chẳng hạn. Giữa một biển sự kiện ngồn ngộn và liên tục thay đổi ấy, nhà báo phải nhanh mắt, nhanh tay nắm bắt đầy đủ, chính xác, chọn lựa thông minh và chuyển tin về nhanh nhất. Vậy nên đã xảy ra tình
  4. trạng nhiều phóng viên “ăn theo”: ngồi một chỗ ở khách sạn, nghe ngóng đồng nghiệp và xào nhanh tin tức gửi về. Và không biết tự bao giờ, thủ thuật “cài virus” đã hình thành trong giới phóng viên: giờ cà phê giao ban buổi sáng ở các khách sạn hay bên hành lang MPC, thậm chí ở sân thi đấu… giới báo chí gặp nhau luôn rôm rả những câu chuyện bên lề nhưng trong số thông tin “giao ban” ấy, có khi có những thông tin được kể ra một cách có dụng ý. - Tối nay, vận động viên X sẽ được kết nạp Đảng sau khi nhận huy chương. Lễ kết nạp sẽ tổ chức ngay tại nhà thi đấu..., ông Y sẽ tới dự! - Kết quả xét nghiệm doping của cầu thủ X như vầy… - Nghệ sĩ Bảo Quốc hứa sẽ thưởng đội tuyển Việt Nam 100 triệu
  5. nếu thắng Mianma ... Tất cả chỉ là tin vịt. Nhưng không ít lần độc giả bị ăn phải sạn vì những thông tin như thế. Đó là hậu quả của tình trạng “cài virus,” “bỏ bom.” Tác nghiệp trong các sự kiện quốc tế mà “dốt” ngoại ngữ càng dễ bị “cài virus” hơn ngay cả khi đã ghi âm một cuộc phỏng vấn. Tất nhiên chuyện “bỏ bom” không phải là phổ biến và nó cũng là một chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh. Có vẻ như đó chỉ là hệ quả của những chuyện ứng xử cụ thể với những cá nhân cụ thể nhưng có người không liên quan bị lừa. Thực trạng này đã xảy ra và cũng đã “phát huy kết quả.” Nhiều nhà báo chưa bị
  6. “lỡm” trên mặt báo thì có khi cũng bị toi công do phải di chuyển một chặng đường hàng mấy trăm cây số chỉ vì một cái tin vịt của đồng nghiệp! Ngày nay, giữa một biển thông tin tràn ngập trong thế giới blog, không biết chừng cũng có người biết dùng công nghệ để "bỏ bom" rồi sẽ xóa dấu vết. Và bài này được viết ra như một chút kinh nghiệm dành cho các bạn trẻ mới vào nghề: luôn luôn biết lắng nghe, nhưng luôn luôn phân tích, kiểm chứng để xác minh độ tin cậy của thông tin.
nguon tai.lieu . vn