Xem mẫu

  1. CẢI THIỆN VĂN HÓA ỨNG XỬ XUỐNG CẤP CỦA SINH VIÊN BẰNG NHỮNG ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ CHUNG TỪ CỘNG ĐỒNG Lê Hoàng Anh, Ng yễn Thị y n, H ỳnh Thị Hà, Ng yễn ốc Cường, Trần Ngọc Thế Trung Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng TÓM TẮT Trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về văn hóa ứng xử và nghệ thuật ứng xử trong xã hội cũng như trong trường học là rất quan trọng. Thấy rõ được thực trạng văn hóa ứng xử của người dân nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng, biết được nguyên nhân của vấn đề nhằm đưa ra những đề xuất, giải pháp giải quyết triệt để vấn đề trên và nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên. Đây là một vấn đề đang nổi cộm hiện nay, đi sâu vào tìm hiểu vấn đề ta có thể thấy được nhiều điều thú vị, đáng để học hỏi, từ đó rút ra được nhiều bài học và có kinh nghiệm hơn về ứng xử văn hóa hàng ngày trong đời sống thực tiễn của chính mình. Bài nghiên cứu này đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay. Từ khóa: nghệ thuật ứng xử, sinh viên, trường học, văn hóa ứng xử, xã hội. 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ Sự phát triển và hội nhập với thế giới hiện nay đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực đồng thời cũng mang đến những mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của nhiều người trong một xã hội hiện đại. Văn hóa ứng xử là một yếu tố quan trọng, được coi là một tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá nhân cách, đạo đức một con người. Văn hóa ứng xử giúp con người sống biết đối nhân xử thế, biết giao tiếp lễ độ, có ước mơ hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Xã hội văn minh, nhu cầu về văn hóa ứng xử ngày càng cao, ứng xử một cách thông minh khôn khéo, tế nhị đạt đến mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó, đây cũng là một thành công trong bí quyết sống hàng ngày.Đối với tầng lớp sinh viên, một tầng lớp trẻ, khỏe, đầy năng động và nhiệt huyết thì văn hóa ứng xử lại là yếu tố cần thiết để nâng cao hơn kinh nghiệm sống hàng ngày của họ. Xu hướng hội nhập đã làm thay đổi ứng xử văn hóa của con người nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, một số sinh viên lại nhận thức sai về nó, sống sa ngã, ứng xử văn hóa kém, giao tiếp trong học đường và xã hội một cách bồng bột, thiếu hiểu biết. 1100
  2. Hình 1. Không đội nón bảo Hình 2. Hút thuốc lá Hình 3. Bạo lực học đường hiểm 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Khi gõ cụm từ tìm kiếm: “văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay” thì có đến 640.809 kết quả trên giây xuất hiện, cho thấy thực trạng của vấn đề này là một con số lớn đáng báo động và ngày càng gia tăng, cụ thể hơn chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát về thực trạng của vấn đề, với kết quả khảo sát như sau: - Đối tượng: sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên cả nước. - Phương pháp: khảo sát online trên google biểu mẫu. - Câu hỏi: “bạn đã từng bắt gặp trường hợp ứng xử kém nào của các bạn sinh viên xung quanh không?” (số lượng mẫu: 126 phản hồi). Hình 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hành vi ứng xử kém thường gặp Ở Hình 4 cho chúng ta thấy những con số tỷ lệ cụ thể về các hành vi được cho là ứng xử không phù hợp trong xã hội cũng như trong nhà trường, trong tổng số 126 ý kiến nhận được thì có đến 66 ý kiến phản ánh hành vi đi trễ (chiếm 52,4%); tương tự cho thiếu tập trung trong học tập (56,3%); chen lấn hàng đi thang máy (38,9%); vô lễ với giáo viên (27%); vứt rác không đúng nơi quy định (36,5%); sử dụng chất kích thích trong khuôn viên trường 1101
  3. (34,1%); nói tục chửi thề (55,6%)… Từ những con số đó cho thấy được mức độ ảnh hưởng của vấn đề này đã và đang rộng khắp, xung quanh chúng ta bây giờ lúc nào cũng có thể bắt gặp được các hành vi này với một tần suất vô cùng cao. 3 KHẢO SÁT NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đối tượng khảo sát: giảng viên nhật ngữ Lê Nguyễn Minh Thanh, công tác tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH). Phương pháp: phỏng vấn trực tiếp. Câu hỏi: “Cô có mong muốn sinh viên cần cải thiện về hành vi ứng xử nào không ạ?” Hình 5. Ảnh cắt từ video phỏng vấn trực tiếp Trích lời cô Lê Nguyễn Minh Thanh (giáo viên dạy tiếng Nhật tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM), cô cho biết: “Các bạn vẫn chưa ý thức được vấn đề nói tục chửi thề trong trường học, nếu được các bạn hãy cố gắng hạn chế phần đó, mình bỏ luôn thì càng tốt”. Vấn đề cô vừa nêu ra chắc hẳn ai cũng từng bắt gặp và không riêng gì cô thì tất cả mọi người cũng đều mong muốn vấn đề trên sẽ có những biện pháp để giải quyết một cách hiệu quả. 4 KHẢO SÁT CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ Bảng 1. Các giải pháp hiện có cho vấn đề Tên giải pháp Ư điểm Nhược điểm Singapore áp dụng phạt hành - Mức độ kỷ luật tốt. - Tốn tiền của người chính đối với các hành vi gây ô dân. - Hạn chế tối đa hành vi. nhiễm môi trường Các câu lạc bộ kỹ năng, hoạt - Môi trường năng động. - Số lượng ít. động đoàn đội để rèn luyện - Nhiều hoạt động. - Tốn thời gian. văn hóa ứng xử - Cộng điểm rèn luyện. 1102
  4. Tên giải pháp Ư điểm Nhược điểm Tuyên truyền và giáo dục về - Áp dụng rộng rãi. - Ít thu hút sự quan văn hóa ứng xử tâm. - Tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi. - Tốn chi phí thực hiện. Bộ GD&ĐT ban hành bộ quy - Rèn luyện ý thức sinh - Ít người biết. tắc ứng xử trong trường học viên. Nội quy trong trường học cho - Áp dụng hiệu quả. - Hình thức kỷ luật còn học sinh sinh viên mềm dẻo. - Rộng khắp các trường. Các giải pháp hiện chưa thực giải quyết triệt để được vấn đề do còn nhiều thiếu sót trong giải pháp cũng như cách áp dụng giải pháp. Vì vậy để có một giải pháp tối ưu hơn là vấn đề mọi người nên quan tâm giải quyết. 5 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA VẤN ĐỀ Để tìm ra một giải pháp tối ưu hơn. Chúng tôi đã tiến hành liệt kê ra các nguyên nhân làm cho vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng xuống cấp. Với nguyên nhân lựa chọn là Tiếp thu văn hóa chưa được chọn lọc, văn hóa ở đây đến từ nước ngoài, đến từ sự hội nhập như đã đề cập ở phần phát hiện vấn đề, vậy để giải quyết được vấn đề này ta cần phải làm sao chọn lọc lại thật kỹ càng trước khi để người khác tiếp thu nó, tuy nhiên những giải pháp hiện nay cũng đã đặt ra mục tiêu như vậy nhưng độ hiệu quả chưa cao. Vậy để giải quyết triệt để vấn đề trên, nhóm đã đi theo hướng nâng cao nhận thức của sinh viên hơn và ý tưởng của nhóm là kết hợp mô hình tự đánh giá bản thân và chia sẻ cộng đồng. Hình 6. Biểu đồ xương cá xác định các nguyên nhân gây ra vấn đề 1103
  5. 6 GIẢI PHÁP CÁ NHÂN 6.1 Mô tả: dùng công cụ hỗ trợ (ứng dụng, mạng xã hội,…) để thực hiện một chuỗi hành động nâng cao nhận thức nhằm đánh giá bản thân qua các hành vi thường ngày (hành vi tốt lẫn kém), sau đó chia sẻ cho mọi người cùng xem và đánh giá, những đánh giá đó rất có giá trị trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử theo hướng tích cực và mang lại nhiều lợi ích khác cho người dùng nói riêng và cả cộng đồng nói chung, vừa nâng cao ý thức vừa khuyến khích các hành vi tốt phát triển hơn trong xã hội. 6.2 Đặc điểm: gồm 05 giao diện cơ bản: Hình 7. Trang chủ Hình 8. Hồ sơ cá nhân Hình 9. Bảng xếp hạng Hình 10. Bảng tin Hình 11. Thông báo 6.2.1 Trang chủ: là bộ mặt của ứng dụng, mang đến cho người dùng một cái nhìn tích cực nhất từ các hành vi đời thường. Trang chủ là nơi chuyển hướng đến các giao diện khác. 6.2.2 Hồ sơ cá nhân: là nơi lưu trữ đầy đủ thông tin cá nhân của người dùng để dễ dàng kiểm soát cũng như cho mọi người biết đến mình. Là nơi để người dùng đăng bài, chia sẻ những hoạt động của bản thân mình đi khắp các trang mạng khác để nhận lại những phản hồi. Ngoài ra ở đây còn có bảng thành tích, quá trình, đánh giá và bạn bè là những mục cơ 1104
  6. bản để thể hiện lên được con người của bạn, đã đạt được những gì sau quá trình tham gia sử dụng ứng dụng, được mọi người đánh giá ra sao, những mục tiêu sắp tới có thể hoàn thành và cuối cùng là giao lưu những người bạn có cùng chung tư tưởng, cùng chung mong muốn hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực. 6.2.3. Bảng xếp hạng: là giao diện hiển thị những người dùng có lượt tương tác, đánh giá tích cực nhất từ các người dùng khác, qua đó làm tấm gương để mọi người hưởng ứng theo. 6.2.4. Bảng tin: các bài đăng về hành vi của tất cả người dùng được hiển thị ở đây, sẽ có những lượt tương tác, đánh giá và bình luận để góp ý giúp người dùng có thể phát triển hoàn thiện bản thân hơn. 6.2.5. Thông báo: là nơi để các tổ chức thiện nguyện thông báo các chuyến đi tập huấn hay gây quỹ hoặc đi từ thiện. Hoặc có những thông báo về những buổi trao thưởng cho những cá nhân xuất sắc cho những hành vi ứng xử đẹp của mình,… 6.3 Chi phí, nguồn lực dự kiến: - Khoản phí cố định và biến phí: dự kiến dao động trong khoản 20.000.000đ – 30.000.000đ. - Bộ máy quản lý, nguồn lực dự kiến: các thành viên sáng lập, nhân lực kiêm nhiệm. 6.4 Ư nhược điểm của giải pháp Bảng 2. Bảng tóm tắt ưu nhược điểm Ư điểm Nhược điểm - Miễn phí cho người sử dụng. - Tốn phí thiết kế và duy trì app/web . - Dễ thao tác, dễ sử dụng. - Là mô hình mới. - Có sức ảnh hưởng lớn. - Phân khúc đối tượng còn hạn chế. - Truyền thông nhanh,rộng đến người dùng thông qua các trang mạng xã hội. 7 KẾT LUẬN Văn hóa ứng xử đối với sinh viên các trường là cực kỳ quan trọng, vì vậy mỗi sinh viên cần không ngừng trao đổi vốn hiểu biết, trình độ kiến thức để dần dần hoàn thiện nhân cách của bản thân và cũng để đóng góp chung vào truyền thống nhân văn của nhà trường. Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà bấy lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, Nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác 1105
  7. động vào nhận thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Thúy Ngân, (2019). Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay, https://123doc.net//document/4048884-thuc-trang-van-hoa-ung-xu-cua-sinh-vien- viet-nam-hien-nay.htm [2] Nguyễn Văn Bắc, (2012). Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử, https://tailieu.vn/doc/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-thuc-trang- nhan-thuc-cua-sinh-vien-su-pham-ve-cac-gia-tri-van-hoa-tro-1062933.html [3] Tạ Như Việt, (2019). Văn hóa ứng xử học đường góp phần quyết định sự sống còn đối với mỗi nhà trường, https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/van-hoa-ung-xu-hoc-duong- gop-phan-quyet-dinh-su-song-con-doi-voi-moi-nha-truong-post202352.gd 1106
nguon tai.lieu . vn