Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK IMPROVE THE OPERATION OF BUSINESS ASSOCIATIONS IN DEVELOPING RELATIONS BETWEEN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN DAK LAK PROVINCE TS. Lê Thế Phiệt Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây nguyên lethephiet@yahoo.com TÓM TẮT Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tỉnh Đắk Lắk, đóng góp đáng kể trong việc tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Hằng năm các DNNVV đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên khả năng liên kết, hợp tác, tham gia hiệp hội của các DNNVV tỉnh Đắk Lắk còn hạn chế. Do đó cần nâng cao hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp trong liên kết giữa các DNNVV. Bài viết nhằm khái quát cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về hiệp hội doanh nghiệp; thực tế hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk; đề xuất định hướngnhằm nâng cao hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp trongphát triển quan hệ liên kết giữa các DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Từ khóa:Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nghiệp, Tỉnh Đắk Lắk. ABSTRACT Small and medium enterprises (SMEs) in Dak Lak province, significantly contributing to the economic growth, economic restructuring and various jobs for labor-market. The enterprises contribute up to 50% GDP of the province each year. However the ability to connection, cooperation and participate in the Association of small and medium enterprises in Dak Lak Province are limited. Therefore need to improve the operation of business associations in linking small and medium enterprises. The study aims to outline the literature views and Experience about business Association; the actual operation of the Dak Lak business associations; orientations to improve the operation of business associations in developing relations between small and medium enterprises in Dak Lak province. Key words:Small and medium enterprise, Business association, Dak Lak province 1. Đặt vấn đề Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia giải quyết những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp còn có trách nhiệm to lớn trong việc liên kết, lôi kéo sự lan tỏa vềvốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xây dựng mối liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. DNNVV tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh ưu thế về dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh, thì hạn chế là quy mô nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế [5]. Do đó,muốn nâng uy tín, tăng sức mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế thì các doanh nghiệp cần liên kết để có được lợi thế trong tìm hiểu thông tin thị trường, đàm phán với các nhà cung cấp, thuận lợi trong đào tạo và huấn luyện, có vị thế và tiếng nói trong các hoạt động đóng góp xây dựng pháp luật chính sách. Do vậy, cải thiện hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp là một nhu cầu bức thiết, là một giải pháp quan trọng để tăng cường tính liên kết giữa các doanh nghiệp và qua đó tăng cường năng lực cạnh tranh của DNNVV tỉnh Đắk Lắk. 26
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm hiệp hội doanh nghiệp Theo nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan [2]. Hiệp hội doanh nghiệp là tổchức tựnguyện bao gồm những người có nhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển,đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh [6]. Hội hay hiệp hội là một dạng tổ chức nên nó phải bao hàm những tính chất đặc điểm của thể chế, nghĩa là một hệ thống ý niệm áp dụng cho một tập thể hay một tổ chức bao gồm: quy định được áp dụng rộng rãi, hoặc luật lệ… được một tổ chức xã hội chấp nhận. Cùng với việc đề ra luật chơi, tổ chức phải có hình thức cần thiết để thực thi luật chơi, để giải quyết tranh chấp khi có sự hiểu biết khác nhau về luật chơi, để sử lý khi có vi phạm [3]. Như vậy, Hiệp hội doanh nghiệp là một liên minh của các doanh nghiệp trên cùng một địa bàn, một dạng liên kết mềm theo chiều ngang, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp không phải là một tổ chức kinh doanh với sự điều hành chung. Không phải là một đầu mối quản lý nhà nước (trực thuộc cơ quan chủ quản) và cũng không phải là một tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để động viên, giáo dục hội viên và tham gia quyền lực chính trị. Nói một cách khác, Hiệp hội doanh nghiệp chính là một hình thức Tổ chức Phi Chính phủ với hai tính chất chính là xã hội và nghề nghiệp. 2.2. Phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của hiệp hội Hiệp hội là một tổ chức mà sự tham gia của các thành viên không mang tính áp đặt, bắt buộc mà hoàn toàn mang tính tự nguyện. Việc gia nhập hoặc rút ra khỏi Hiệp hội là hoàn toàn tự nguyện. Sỡ dĩ các thành viên tự nguyên tham gia vào Hiệp hội trước hết vì tổ chức này thỏa mãn một nhu cầu nào đó của các thành viên. Trong nhu cầu đó nhiều khi không phải đơn thuần về mặt kinh tế và còn là các nhu cầu khác, rất đa dạng và phong phú.Khi tham gia các thành viên phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Mọi chủ trương của hiệp hội đều thông qua thương lượng dân chủ bình đẳnggiữa các thành viên vì mục đích chung của các thành viên trong hiệp hội.Các hoạt động chung được huy động lực lượng từ các đơn vị thành viên với sự phân công hợp lý có sự điều phối của bộ phận điều hành [3]. Đại diện đơn vị thành viên là giám đốc hoặc người được ủy quyền. Cơ cấu thành viên hiệp hội do điều lệ hiệp hội quy định.Cơ quan đại diện cao nhất của hiệp hội doanh nghiệp là đại hội toàn thể các đại diện đơn vị thành viên [6]. Ban điều hành hiệp hội là cơ quan điều phối thường xuyên chấp hành nghị quyết đại hội. thành viên ban điều hành do giám đốc các đơn vị thành viên kiêm nhiệm. Ban điều hành hiệp hội được tổ chức gọn, với biên chế tối thiểu [6]. Tài chính của Hiệp hội phải công khai minh bạch có chức danh kiểm soát, có chế độ báo cáo. Kinh phí đóng góp của thành viên được quy định trong điều lệ.Hiệp hội có thể có ban kiểm soát tài chính hoặc chỉ có một ủy viên phụ trách tài chính.Nguồn thu kinh phí hoạt động của hiệp hội doanh 27
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 nghiệp từ các đơn vị thành viên, từ tài trợ của các tổ chức cá nhân, từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác [3]. Hiệp hội thông qua cơ cấu tổ chức của mình, thực hiện sự phối hợp với các địa phương, hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để đặt mục tiêu hiệu quả và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tổ chức hội nghị, xuất bản phẩm và thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng theo quy định của pháp luật để nắm bắt được hiện trạng tình hình của các doanh nghiệp, để kiến nghị với Nhà nước trong việc ban hành chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức hiệp hội bao gồm: (1) Đại hội Đại biểu; (2)Hội đồng quản trị; (3) Ban kiểm soát; (4) Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội gồm: Văn Phòng Hiệp hội, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc và các đơn vị trực thuộc được thành lập và hoạt động theo đúng qui định của Pháp luật. 2.3. Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp Một trong những vai trò quan trọng của hiệp hội là tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau nhằm năng cao năng lực cạnh tranh. Hiệp hội không chỉ tạo ra khuôn khổ chung cho các mối quan hệ liên kết tự nguyện mà còn là cầu nối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với các doanh nghiệp, một xu thế tất yếu trong điều kiện toàn cầu hóa. Hiệp hội giúp khắc phục các hạn chế về nguồn lực của các doanh nghiệp, thông thường những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong cạnh tranh là trình độ kỹ năng quản lý thấp, nguồn tài chính hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận thông tin kém… do đó nhu cầu được hỗ trợ nhằm hạn chế khắc phục những khó khăn trên là tất yếu. Và nhu cầu này có thể khắc phục được khi các doanh nghiệp tập hợp và liên kết với nhau trong cùng hiệp hội. Chính hiệp hội là sân chung để các doanh nghiệp sinh hoạt giao lưu trao đổi thông tin thường xuyên với các thành viên khác hiệu quả và thực tiễn. Hiệp hội có vai trò liên kết các các doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất vì sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia.Bên cạnh vao trò hỗ trợ lẫn nhau, Hiệp hội còn có vai trò giúp các doanh nghiệp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để thâm nhập thị trường quốc tế, do đó hiệp hội là nơi các doanh nghiệp tập hợp lực lượng, hình thành sức mạnh tổng hợp để thâm nhập thị trường quốc tế. Thông qua hiệp hội các hội viên sẽ nhận được sự trợ giúp đáng kể về thông tin thị trường, tư vấn kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh. Hiệp hội còn giúp doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá xây dựng thương hiệu … hiệu quả hơn cách làm đơn lẻ. Hiệp hội có vai trò bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các tranh chấp quốc tế. Các hiệp hội góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo thực hiện nghiêm túc những cam kết của Việt Nam đối với Tổ chức thương mại thế giới.Hiệp hội doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của hội viên trong đàm phán trao đổi giữa hiệp hội các nước về chính sách bảo hộ, về giá cả… giúp doanh nghiệp có được niềm tin của đối tác khi tham gia thuyết phục khách hàng. Nếu hiệp hội đứng sau doanh nghiệp sẽ đảm bảo và cung cấp lòng tin cho khách hàng về guồn hàng, thời gian giao hàng, thanh toán… 2.4. Bài học kinh nghiệm về công tác hoạt động Hiệp hội 2.4.1. Về quản trị hiệp hội 28
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Lúc mới thành lập, Hiệp hội sẽ được tổ chức thành: Ban chấp hành và Ban Kiểm soát. Theo quá trình phát triển, nhiều Hiệp hội bắt đầu quan tâm tới việc phát triển về quy mô bằng việc tổ chức thêm các ban chuyên môn hoặc các chi nhánh, các nhóm trực thuộc. Một số ít các Hiệp hội sau đó tiếp tục nâng cao hiệu quả về mặt tổ chức thông qua việc phân định cụ thể trách nhiệm từng bộ phận phòng ban và có gắn với các chỉ tiêu kết quả cụ thể. Đây là sự phát triển theo chiều hướng tiến dần tới chuyên nghiệp hóa và quản trị dựa trên kết quả [7]. Việc lựa chọn nhân sự hiệp hội dựa trên những tiêu chí toàn diện; chọn cán bộ phải có chuyên môn, những người lãnh đạo của Hiệp hội phải do quá trình Hiệp thương bầu ra. Các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực đều do Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của các doanh nghiệp lớn trong ngành đảm nhận với nhiệm kỳ là 2 năm. Việc lựa chọn những vị trí chủ chốt này có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăngtập hợp và phát triển của Hội[6], [7]. Tăng cường sự gắn bó giữa các thành viên và xây dựng các Ban cố vấn có năng lực chuyên sâu cho hội viên. Bên cạnh các ban chuyên môn, nhiều Hiệp hội đang ngày càng quan tâm hơn tới việc xây dựng các tổ nhóm trực thuộc Hiệp hội. Các tổ nhóm này thường được tổ chức dưới dạng các câu lạc bộ cho Hội viên [3]. 2.4.2. Về tổ chức thực hiện Bên cạnh nguồn kinh phí thu từ hội viên, Hiệp hội doanh nghiệp cần tự chủ về kinh phí, bằng cách phát triển dịch vụ cho hội viên, đặc biệt là các dịch vụ tạo nguồn thu. Kinh nghiệm của một số Hiệp hội cho thấy, cần chuyển dịchtừ cung cấp dịch vụ miễn phí sang cung cấp dịch vụ thu phí [7]. Hiệp hội doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác phục vụ hội viên, nhằm xây dựng hình ảnh về hiệp hội hiện đại, năng động và chuyên nghiệp; xây dựng kênh tham vấn ý kiến hội viên và đóng góp ý kiến về văn bản pháp luật; mang lại lợi ích và giá trị gia tăng cho hội viên; tăng cường mối gắn kết giữa hội viên và hiệp hội;mang lại nguồn thu cho hiệp hội [7]. 2.4.3. Về phát huy vai trò liên kết của Hiệp hội Thực hiện liên kết đa phương theo ngành dọc giữa các doanh nghiệp nhằm điều phối các vấn đề liên quan đến cung cấp nguyên liệu, công nghệ, trao đổi hàng hóa giữa các thành viên nhằm xúc tiến hợp tác. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo uy tín cho sản phẩm cũng như tạo liên kết cho doanh nghiệp [6]. Thực hiện phản biện và góp ý chính sách, pháp luật. Rất nhiều hiệp hội đã tích cực tham gia đóng góp xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật một cách có hệ thống và bài bản và đạt được một số thành công nhất định. Những thành công đó có được qua một quá trình dài và là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến việc: Coi phản biện và góp ý chính sách là một sứ mệnh và kiên trì theo đuổi sứ mệnh đó; Động cơ phản biện và góp ý chính sách cần khách quanvì lợi ích chung của toàn xã hội; Gần gũi với doanh nghiệp hội viên để nói được “tiếng nói của hội viên”; Liên kết để phản biện và góp ý chính sách hiệu quả [3]. Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Gồm cung cấp thông tin và tư vấn các hợp đồng và dự án; cung cấp các thông tin phát triển thị trường; liên kết thực hiện các nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ nhằm hạn chế rủi ro. Thực hiện liên kết với các tổ chức quốc tế. Theo kinh nghiệm của nhiều hiệp hội, liên kết sẽ hiệu quả hơn nếu liên kết quốc tế gắn với việc xây dựng hình ảnh và bảo vệ lợi ích; Quan hệ quốc tế phải gắn với quan hệ về kinh tế - thương mại; Kết nối và sử dụng hiệu quả hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. 29
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 3. Hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk trước đây tên gọi là Hội Doanh nghiệp Đắk Lắk, được thành lập từ năm 2003, nhưng do nhiều lý do nên đã không có nhiều hoạt động. Năm 2009, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân nhân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hiệp hội đã củng cố bộ máy và tích cực hoạt động. Đến nay, Hiệp hội đã kết nạp được 153 hội viên chính thứcvà 250 hội viên chiến lược, xây dựng các chi hội trực thuộc tại các huyện: Cư Mgar, E’Hleo, Krông Năng, Cư Kiun, Krông Ana, Eakar. Đắk Lắk hiện có số 6.263 doanh nghiệp, như vậy số lượng doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội rất ít, chỉ chiếm khoảng 3% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia vào tổ chức Hiệp hội. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đều có tâm lý thăm dò xem họ sẽ được những gì khi vào Hiệp hội rồi mới tiếp tục gắn bó. Việc tham gia vào Hiệp hội nhiều khi mang tính phong trào và mang tính nghĩa vụ nhiều hơn là tính liên hiệp của nghiệp đoàn sản xuất kinh doanh [1]. Thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Đắk Lắk đã phát huy vai trò là cầu nối của cộng đồng Doanh nghiệp tỉnh với cơ quan nhà nước và các đối tác phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tham gia tích cực trong việc xây dựng chính sách phát triển Doanh nghiệp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên. Theo dõi, đánh giá tình hình các Doanh nghiệp, kịp thời phản ánh và kiến nghị với nhà nước về các giải pháp tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các Doanh nghiệp góp phần giúp Doanh nghiệp vượt khó vươn lên phát triển. Thúc đẩy thành công của các Doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng và của Doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Bên cạnh những mặt mạnh đã đã đạt được, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk chưa thực sự làm tốt vai trò gắn kết giữa các hội thành viên, do vậy chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của đội ngũ tri thức lãnh đạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp hội viên, các đơn vị trực thuộc Hiệp hội còn nhiều hạn chế. Các chương trình hành động giúp đỡ các Doanh nghiệp chưa được triển khai đồng bộ giữa các ngành chức năng trong tỉnh [3]. 4. Định hướng nhằm nâng cao hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp trong phát triển quan hệ liên kết giữa các DNNVV tỉnh Đắk Lắk. 4.1. Về phía cơ quan quản lý Thứ nhất, hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý minh bạch, rõ ràng, thúc đẩy hoàn thiện, ban hành luật về hội và hiệp hội,để hiệp hội doanh nghiệpphát triển ổn định. Cần cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và quy trình hóa hoạt động tham vấn, lấy ý kiến doanh nghiệp thông qua các hiệp hội doanh nghiệp; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội. Thứ hai, cần bổ sung cho hiệp hội chức năng làm đầu mối để tổ chức hình thành các định chế quỹ đầu tư. Công ty tài chính liên danh các pháp nhân có vốn đóng góp của các doanh nghiệp thành viên có các ngành hàng gần gũi, để tạo ra các pháp nhân đủ tư cách đăng ký và phát hành chứng chỉ quỹ hay trái phiếu công ty tài chính liên danh. Thứ ba, cần có chương trình nâng cao năng lực hoạt động Hiệp hội doanh nghiệp, quan tâm đến nâng cao năng lực nguồn nhân lực; đổi mới phương thức xây dựng chính sách với sự tham gia của doanh nghiệp thông qua hiệp hội; phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Thứ tư,gắn chặt hơn nữa hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp địa phương với các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm mang lại hiệu quả trực tiếp cho các Hiệp hội doanh 30
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghiệp. Các cơ quan quản lý cần kết nối thông tin với bộ phận văn phòng của Hiệp hội để tổ chức lựa chọn ra những doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực đang triển khai. 4.2. Về phía hiệp hội Thứ nhất: Định kỳ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cần đánh giá lại hoạt động của mình nhằm cải thiện năng lực hoạt động. Có thể sử dụng bộ công cụ tự đánh giá năng lực của hiệp hội doanh nghiệp do VCCI đề xuất, gồm 6 chỉ số thành phần và 50 chỉ tiêu: (1) Năng lực định hướng chiến lược; (2) Năng lực lãnh đạo và quản trị; (3) Năng lực tài chính và cơ sở vật chất; (4) Năng lực phục vụ hội viên; (5) Năng lực tham gia ý kiến và đề xuất kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật; và (6) Năng lực xây dựng và hỗ trợ phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Thứ hai,Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cần kiện toàn cơ cấu tổ chức và tăng năng lực hoạt động củaBan chấp hành. Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các chi hội theo địa phươngtheo từng huyện. Các chi hội này là nơi sinh hoạt thường kỳ của doanh nhân tại huyện đó. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh sử dụng kênh chi hội để làm cầu nối thu hút thêm hội viên cũng như làm công tác phát triển kinh phí cho hiệp hội. Thứ ba, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cần tổ chức các hoạt động liên kết, hợp tác thực chất, nội dung thực sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp với hình thức tổ chức phong phú, đa dạng. Hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ hội viên bằng cách đứng ra thiết lập cơ sở hạ tầng chung. Việc dùng chung cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết khác của hiệp hội sẽ giúp duy trì hoạt động giúp kết nối các bên trở nên mạnh hơn. Giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí, tìm kiếm các cơ hội mới, trao đổi, kết hợp, học hỏi lẫn nhau với mục tiêu cùng phát triển. Hiệp hội doanh nghiệp làm cầu nối và khuyến khích các doanh nghiệp hội viên ưu tiên sử dụng đầu vào của doanh nghiệp trong cùng hiệp hội nếu chất lượng và giá cả tương đương. Hiệp hội doanh nghiệp liên kết các doanh nghiệp, trong cung ứng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn như liên kết giữa dịch vụ nhà hàng, khách sạn và du lịch, liên kết trong bán chéo sản phẩm. Giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là cung ứng gói sản phẩm trọn gói. Hiệp hội doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức tài chính, tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp miễn phí về các lĩnh vực đầu tư sản xuất có hiệu quả.Các thành viên hiệp hội cần liên kết cam kết tiến hành các nghiệp vụ mua bán chịu bằng cách phát hành cho nhau các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi nợ trong phạm vi thời hạn thỏa thuận để hữu dụng hóa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của từng bên. Các doanh nghiệp cũng có thể tương trợ lẫn nhau về vốn đối với các dự án khả thi hoặc góp vốn cùng sản xuất hàng xuất khẩu để tìm kiếm nguồn ngoại tệ. Hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: Chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác; tiến hành các hoạt động hỗ trợ xây dựng, quảng bá, nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân và các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hội viên. Thứ tư, Đưa hoạt động cung cấp dịch vụ cho hội viên vào vị trí trung tâm trong các nhiệm vụ của hiệp hội. Mỗi loại hình dịch vụ lại có thể chia thành hai hình thức: dịch vụ thu phí và dịch vụ miễn phí. Hiệp hội cần tiếp nhận và thực hiện tốt một số dịch vụ công trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh do các cơ quan quản lý nhà nước chuyển giao, như tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức 31
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 pháp luật và hội nhập quốc tế; các khóa học bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực kiến thức về kinh tế, pháp luật, môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, các chế độ chính sách đối với người lao động cho các doanh nghiệp hội viên; nhận đặt hàng thực hiện những hoạt động nghiên cứu, phát triển ngành, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp. Thứ năm, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh định kỳ và không định kỳ chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông và hiệp hội ngành hàng thực hiện các tọa đàm, hội thảovề chính sách và hoạt động kinh doanh. Hiệp hội chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng, bố trí hoàn thiện các cơ chế chính sách, các quy phạm pháp luật, giúp đỡ, hỗ trợ tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Thường xuyên liên hệ với Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động. Thứ sáu,Cần tổ chức giao lưu với các hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thành khác và các tổ chức quốc tế. Tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia các đoàn công tác cùng lãnh đạo tỉnh hoặc các ngành trong các chuyến công tác trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu hàng hóa, sản phẩm thúc đẩy quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.Tập hợp lực lượng trong các hoạt động vận động chính sách thương mại quốc tế, bảo vệ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại. 5. Kết luận Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 98% tổng số doanh nghiệp là DNNVV, hằng năm các DNNVV đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của các DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng: sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, mang nặng tính tự phát, hiệu quảkinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực yếu,... Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các DNNVV, sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng phát triển DNNVV Đắk Lắk còn thấp so với kỳ vọng [5].Một trong những nguyên nhânlàsựgắn kết của cộng đồng các DNNVV tại Đắk Lắk còn yếu. Do đó cần nâng cao hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp trong phát triển quan hệ liên kết giữa các DNNVV tỉnh Đắk Lắk. Để nâng cao hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước và trên hết là nỗ lực của chính hiệp hội doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tuấn Anh (2016),Đắk Lắk: Đối thoại doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2016, http://daidoanket.vn/kinh-te/dak-lak-doi-thoai-doanh-nghiep-lan-thu-nhat-nam-2016/109284 [2] Chính phủ (2010), Nghị định 45/2010/NĐ-CP về Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. [3] Đại hội hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ III (2015-2020), http://www.luatsudaklak.com/en/bulletin/news/1232-dai-hoi-hiep-hoi-doanh-nghiep-tinh-daklak- nhiem-ky-iii-2015-2020.html [4] Nguyễn Văn Nam và cộng sự (2004), Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Thương mại. [5] Lê Thế Phiệt và cộng sự (2016), Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Nhà xuất bản Đại học Cần thơ. [6] Hàn Mạnh Tiến và cộng sự (2005), Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Viện Nghiên cứu và Đào 32
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tạo về quản lý. [7] VCCI (2015), Hành trình hướng tới sự liên kết: Thực tiễn tốt trong hoạt động và bộ công cụ đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. 33
nguon tai.lieu . vn