Xem mẫu

  1. Cái gì đây kỳ nầy? Có một vài tờ tạp chí chuyên về máy tính, bài nào cũng kín đặc những thuật ngữ và thậm chí để nguyên từ tiếng Anh. Thôi thì đối tượng của họ là dân máy tính, ta cũng không nên bàn, song những bài viết trên những tờ báo thuộc loại "chung" mà cũng điểm xuyết các bài kiểm tra IQ của độc giả thì mới độc đáo. Hãy xem ví dụ dưới đây (xin lưu ý là hai ví dụ dẫn chứng cho bài này tình cờ trên một tờ báo chứ không phải là tôi có ý định nhằm vào một tờ cụ thể mà xoi mói và các tờ khác không có).
  2. "Về tiêu chuẩn kỹ thuật, đây là tuyến đường cấp IV miền núi với quy mô mặt cắt ngang nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m. Trên toàn tuyến có 26 cầu với tổng chiều dài trên 1000m và tải trọng là H30-XB80." (Khánh thành dự án nâng cấp quốc lộ 2 đi Hà Giang, Vnanet.vn, 26/3/2005) Ngồi nghĩ nát óc không biết cái đống vừa chữ vừa số kia nghĩa là gì. Chẳng lẽ lại trách đồng nghiệp, bèn tìm người để đổ sự bực bội. Cuối cùng thấy rằng tội tại ông cung cấp thông tin hoặc viết thông cáo báo chí, tại sao ông không học báo trước khi làm đường, để ông viết luôn ra thành tin cho chúng tôi dễ copy, tại sao ông lại dùng thông số kỹ thuật quá chuyên ngành thế này?
  3. Thêm một ví dụ nữa: Ban tổ chức cuộc thi cho biết, Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Tự nhiên sẽ chuẩn bị điều kiện kỹ thuật tốt cho cuộc thi như: dùng 100% đĩa cứng và RAM disk USB để làm bài và nộp bài (thay thế đĩa mềm đã 13 năm) (Thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam 2005, Vnanet.vn, 29/3/2005) Các thí sinh dự thi thì phải biết thông tin này, chứ độc giả thì cần gì. Mà nếu coi đây là điểm đặc biệt của cuộc thi năm nay thì cần phải giải thích chứ có phải ai cũng hiểu RAM, disk, USB là gì đâu. Chưa kể là câu văn quá rối rắm.
  4. Trong cuốn "Các thủ thuật viết tin kinh tế" của Paul Hemp, có một phần đề cập đến việc tránh biệt ngữ và thuật ngữ tin kinh tế, và ông này nêu lý do cho việc sử dụng nhiều thuật ngữ là phóng viên thích tỏ vẻ biết nhiều hoặc phóng viên ngại "dịch" sang ngôn ngữ thường vì sợ sai. Ông cũng nói rằng trong nhiều trường hợp, người không hiểu về những thuật ngữ này lại chính là... phóng viên. Cứ cho là các phóng viên của chúng ta không hề muốn "tinh vi" với độc giả mà đây chỉ là sơ suất mang tính nghề nghiệp. Vậy thì phải tạo cho mình suy nghĩ là viết cho người khác đọc. Phóng viên phải luôn nhớ rằng mình hiểu nhưng người khác đọc bài có thể không hiểu. Và khi mình không hiểu thì người khác càng không thể hiểu nổi./.
nguon tai.lieu . vn