Xem mẫu

  1. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ, HẢI QUAN VÀ KINH NGHIỆM TẠI MỘT SỐ NƯỚC Trần Thị Mơ* 1 TÓM TẮT: Cải cách thủ tục hành chính Thuế, Hải quan tạo thuận lợi thêm cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả hiệu lực của công tác quản lý thuế, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập. Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan như ban hành và sửa đổi các văn bản pháp quy về cải cách, đơn giản thủ tục hành chính thuế, hải quan gắn với cải cách hành chính thuế nói chung nhưng kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, qua xem xét việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan của các nước sẽ là bài học hữu ích cho Việt Nam. Từ khóa: Cải cách thủ tục hành chính Thuế, Hải quan; Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính Thuế, Hải quan các nước; Thủ tục hành chính Thuế, Hải quan. Abstract: Reform of administrative procedures Tax and customs facilitate taxpayers to fulfill their obligations to the state budget, improve the effectiveness of tax administration and meet the requirements of development and integration. Over the past time, although Vietnam has implemented drastic measures to reform tax and customs procedures such as the promulgation and amendment of legal documents on reform, simplification of tax and customs procedures or reform the tax administration in general, the results achieved are still some limitations. Therefore, considering the implementation of reform of administrative procedures in the field of taxation, customs of countries will be useful lessons for Vietnam. Keywords: reform of administrative procedures, taxation, customs; Experience in reforming tax administrative procedures, customs of countries Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ mục tiêu của cải cách quản lý thuế đó là “Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính (TTHC) theo định hướng chuẩn mực quốc tế; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; Kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế (NNT); Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT; Ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phân đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020”. Bên cạnh quản lý thu nộp các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước (NSNN), ngành Thuế đã có những bước tiến đáng kể trong công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách. Với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là hướng tới Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Lãnh đạo ngành Thuế đã triển khai quyết liệt các Nghị quyết của Chính phủ: Nghị quyết 19/NQ-CP; Nghị quyết 35/NQ- CP… nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế, tạo thuận lợi thêm cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đồng thời nâng cao hiệu quả hiệu lực của công tác quản lý thuế. * Trường ĐH Tài chính – Mảketing, 2/4 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phô Hồ Chí MInh, 700000, Việt Nam
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1207 1. TÌNH HÌNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ, HẢI QUAN 1.1. Cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan Với nỗ lực cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã và đang cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không còn phù hợp. Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ rà soát, thống kê được tổng số 414 văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, trong đó xác định được 87 văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung, đến nay các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung được 66 văn bản, còn 21 văn bản đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan còn phối hợp với các bộ rà soát được 231 thủ tục hành chính/chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Xác định danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành và kiến nghị các bộ, ngành xử lý danh mục này theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS. Đồng thời, đưa vào hoạt động 10 địa điểm làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành tập trung tại các cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn + 100% đơn vị hải quan trong toàn ngành thực hiện thủ tục hải quan thông qua hệ thống VNACCS/ VCIS với kết quả như sau: Tổng số doanh nghiệp tham gia: khoảng 66,51 nghìn doanh nghiệp; tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu 214,04 tỷ USD; tổng số tờ khai xuất nhập khẩu: 5,70 triệu tờ khai. + Xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin kết nối với doanh nghiệp kinh doanh cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa, container tại các cảng biển. + Từ ngày 01/3/2017, Tổng cục Hải quan đã chính thức vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử hải quan. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với 46 thủ tục hành chính tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tính đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 cho 126/178 thủ tục hành chính (đạt 70% số lượng thủ tục), trong đó có 123 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. + Ngày 27/6/2017, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2017 của Tổng cục Hải quan tại Quyết định số 2151/QĐ-TCHQ. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận 33.600 bộ hồ sơ thủ tục hành chính với sự tham gia của 6.800 đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. + Để triển khai Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử ban hành tại Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg ngày 19/8/2016, từ tháng 3/2017 Tổng cục Hải quan đã triển khai Cổng thông tin tờ khai hải quan, qua đó cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện thủ tục hải quan tại các cơ quan liên quan. Đến ngày 15/10/2017, đã có hơn 45.000 lượt truy cập từ 26 cơ quan gồm VCCI, Bộ VHTT&DL và 24 ngân hàng thương mại. + Tổng cục Hải quan đã ký kết thu thuế điện tử với 36 ngân hàng thương mại, số thu chiếm khoảng 90% thu ngân sách của ngành Hải quan, qua đó giảm thời gian nộp thuế từ 2 ngày xuống còn tối đa 15 phút. Vừa qua, đã ký kết với 5 ngân hàng thí điểm triển khai nộp thuế điện tử 24/7.  + Bên cạnh đó ngành Hải quan còn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, cụ thể: Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa
  3. 1208 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), 40 thủ tục hành chính của 10 bộ, ngành còn lại đã thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia với khoảng trên 500 nghìn hồ sơ hành chính đã được xử lý và hơn 15 nghìn doanh nghiệp tham gia; Thí điểm thực hiện Emanifest tại cảng hàng không quốc tế từ ngày 01/4/2017; Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Hiện nay, đang kiểm tra và trao đổi thí điểm thông tin về hàng hóa, hành khách, thông tin đặt chỗ (PNR) với hãng hàng không VN Airlines và các hãng hàng không khác... Triển khai Cơ chế một cửa ASEAN: Hiện nay 10/10 nước thành viên ASEAN đã phê duyệt Nghị định thư pháp lý về Cơ chế một cửa ASEAN. Tổng cục Hải quan đang thực hiện rà soát lại kỹ thuật để chuẩn bị các điều kiện kết nối chính thức ASEAN. 1.2. Cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế Thực hiện cải cách quy trình, hồ sơ, thủ tục nộp thuế và đến cuối năm 2015, rút ngắn thời gian người nộp thuế phải tiêu tốn để hoàn thành các thủ tục để nộp thuế còn 171 giờ bằng với mức trung bình của các nước ASEAN -6 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/8/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Thông tư và sẽ giảm được 201,5 giờ. Với thông tư này, bỏ quy định doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính hàng quý. Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp hàng quý và quyết toán thuế TNDN theo năm. Thực hiện giải pháp này sẽ giảm được số giờ nộp thuế TNDN là 47 giờ/năm, giảm số lần kê khai thuế TNDN là 4 lần/năm. Từ ngày 15/11/2014, thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,36 giờ theo thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP. Cụ thể, với việc bỏ quy định đến ngày 31/12 hàng năm, cơ sở kinh doanh phải rà soát tất cả các trường hợp mua trả chậm, trả góp trong năm để khai điều chỉnh giảm mà hướng dẫn việc điều chỉnh vào thời điểm khi thực hiện thanh toán. Thực hiện giải pháp này sẽ giảm được số giờ nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 12 giờ/năm. Điều chỉnh mức doanh thu khai thuế GTGT theo quý từ mức tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống lên mức 50 tỷ đồng trở xuống, thời điểm kê khai theo quý áp dụng từ kỳ khai thuế GTGT quý IV năm 2014. Thực hiện giải pháp này sẽ giảm được số giờ nộp thuế GTGT của 91% doanh nghiệp là 29,36 giờ/năm, giảm số kê khai thuế GTGT là 8 lần/năm. Như vậy, cùng với việc ban hành Thông tư 119 trước đó, tổng hợp cả Thông tư 151 lần này, thời gian nộp thuế đã giảm được gần 290 giờ, vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao là giảm 200 giờ vào năm 2014. Bên cạnh đó để cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính Thuế nói riêng một cách mạnh mẽ thì ngành Thuế đang sử dụng một công cụ hỗ trợ - đó chính là công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN: Năm 2009, ngành Thuế bắt đầu xây dựng hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sử dụng giải pháp có sẵn của SAP (hãng phần mềm của Đức) đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Hệ thống này có quy mô lớn, triển khai cho 63 cục thuế và hơn 700 chi cục thuế, quản lý hơn 20 triệu người nộp thuế. Hệ thống quản lý thuế TNCN hỗ trợ tối đa các chức năng cơ bản trong quản lý thuế TNCN từ đăng ký thuế, xử lý tờ khai, xử lý chứng từ, kế toán thuế, quản lý nợ thuế, kiểm soát thu nhập của cá nhân trên phạm vi toàn quốc và có khả năng xử lý khối lượng thông tin lớn. Bên cạnh đó, dự án đã đề xuất cải tiến quy trình, nghiệp vụ quản lý thuế để hướng tới các chuẩn  mực quốc tế. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý thuế TNCN đã đánh dấu bước thành công lớn của ngành Thuế trong hoạt động quản lý thuế gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế.
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1209 Bên cạnh đó, hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (viết tắt là TMS – Tax Managment System) cũng được Tổng cục Thuế xây dựng theo giải pháp SAP, trên cơ sở mở rộng hệ thống quản lý thuế TNCN (QLT_TNCN) để quản lý các loại thuế còn lại (giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)...). Hệ thống TMS thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang vận hành và triển khai phân tán tại 3 cấp của ngành Thuế (Tổng cục, Cục thuế và Chi cục thuế), đáp ứng toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ: Đăng ký thuế, quản lý hồ sơ thuế, quản lý và xử lý kê khai/quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ, sổ sách, báo cáo phân tích, đánh giá và có khả năng kết nối với các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế (NNT) trong thực hiện các thủ tục về thuế. Cung cấp dịch vụ khai thuế qua mạng: Ngành Thuế đã triển khai hệ thống khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp của 63 tỉnh/thành phố và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc. Tính đến thời điểm hiện nay đã có gần 100% doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử qua mạng. Người nộp thuế thực hiện khai thuế qua mạng đã tiết kiệm thời gian chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế, cải cách thủ tục hành chính. Ứng dụng khai thuế qua mạng cũng hỗ trợ cho cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế tốt hơn: giảm nhân lực thời gian tiếp nhận tờ khai; việc xử lý tờ khai thuế nhanh chóng, chính xác; giảm chi phí, nhân lực  nhập liệu, lưu trữ, tra cứu tờ khai. Cụ thể đến thời điểm tháng 12/2017có 637.256 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,71% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là trên 45,6 triệu hồ sơ. Triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử: Giữa năm 2014, Tổng cục Thuế và các ngân hàng thương mại (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội) đã ký Thoả thuận hợp tác triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Tính đến 31/12/2017 trên 95% doanh nghiệp đăng ký kê khai nộp thuế điện tử. 47 Ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế và 63 Cục thuế để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 625.010 trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 97,79%. Số lượng doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 613.989, chiếm 96,07% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, với số tiền đã nộp NSNN từ ngày 1/1/2017 đến nay là 520.300 tỷ đồng với 2.724.718 giao dịch nộp thuế điện tử. Cơ quan thuế cũng đã tích cực thực hiện hoàn thuế điện tử: Từ ngày 4/8/2017, đã triển khai cung cấp dịch vụ cho tất cả người nộp thuế tại 63 tỉnh, thành, tính đến thời điểm báo cáo, đã tiếp nhận 8.184 hồ sơ (trong đó 878 hồ sơ hủy), tổng số tiền đề nghị hoàn thuế là hơn 34.000 tỷ đồng. Hệ thống đã giải quyết hoàn thuế cho 6.003 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 32.000 tỷ đồng. Không chỉ với doanh nghiệp, ngành thuế đã mở rộng thí điểm việc kê khai, nộp thuế điện tử đối với khoản thu về đất đai, hoạt động cho thuê nhà của cá nhân và tiếp tục triển khai đến hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân cá thể, qua đó đã giảm thiểu thời gian chi phí cho doanh nghiệp. Riêng đối với nộp  lệ phí trước bạ ô tô, xe máy; Tổng cục Thuế đang tiếp tục phối hợp với Cục cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm trong việc xây dựng Quy chế phối hợp,  xây dựng Thông tư về phối hợp trao đổi thông tin với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an để có đầy đủ cơ sở dữ liệu cho việc áp dụng nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử trong cả nước. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử, từ đầu năm 2017 đến nay, Tổng cục Thuế đã tăng số lượng thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến đạt mức 3 trở lên là 127/336 thủ tục.
  5. 1210 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Cung cấp 8 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, gồm: Kê khai hóa đơn qua mạng; kê khai sử dụng biên lai phí, lệ phí qua mạng; khai thuế qua mạng; nộp thuế điện tử; thu nhập cá nhân Online; website hỏi đáp chính sách thuế; hoàn thuế điện tử; hệ thống cấp mã chống giả hóa đơn. Tiến đến sử dụng hóa đơn điện tử phổ biến vào năm 2019, giảm thiểu tình trạng gian lận thuế qua hóa đơn chứng từ giả, khống…, trong năm 2017, Tổng cục Thuế tổ chức hỗ trợ cho hơn 200 doanh nghiệp tham gia thí điểm hóa đơn  điện tử có mã của cơ quan thuế tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tính đến đến ngày 20/12/2017 có 5.488.613 hóa đơn đã được cơ quan thuế xác thực, tổng doanh thu xác thực là hơn 50.000 tỷ đồng, với số thuế xác thực là gần 3.500 tỷ đồng. 1.3. Những khó khăn trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính của ngành Thuế, Hải quan Một số thủ tục hành chính (TTHC) muốn cải cách cần phải có thời gian sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy trình liên quan. Việc mở rộng các dịch vụ thuế điện tử cho cá nhân kinh doanh gặp khó khăn về các quy định pháp lý trong việc xác thực cá nhân. Việc triển khai các dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân cũng gặp phải khó khăn do thói quen sử dụng tiền mặt. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được hình thành dẫn đến một số TTHC thuế liên quan đến cá nhân phải chờ khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xây dựng xong mới có thể cải cách tốt hơn nữa. Cải cách những TTHC liên quan đến nhiều cơ quan và chỉ thành công khi mọi khâu đều quyết tâm đổi mới và thực hiện đồng bộ. Một số cải cách về TTHC của ngành Thuế phải chờ việc CCHC của bộ, ngành khác, như: Một số thủ tục cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác, công chứng, chứng thực … Việc phối hợp với các cơ quan bên ngoài để trao đổi thông tin rất phức tạp và mất nhiều thời gian, phải thực hiện qua nhiều bước, từ kết nối thử nghiệm... đến khi hệ thống sẵn sàng triển khai, hay như việc xây dựng, ký kết các quy chế phối hợp để làm cơ sở cho triển khai thực hiện... Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, phát triển thương mại điện tử, dữ liệu lớn… hiện đang làm thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ đó yêu cầu ngành Thuế cần phải có những cải cách phù hợp để đáp ứng sự thay đổi này… Về quy trình, việc ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế vẫn còn một số bất cập như hệ thống nộp báo cáo thuế qua mạng giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp không đồng bộ dẫn đến doanh nghiệp gửi báo cáo qua mạng thành công nhưng cơ quan thuế báo lỗi không nhận được. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính cán bộ Thuế, Hải quan còn yêu cầu một số văn bản, giấy tờ ngoài quy định và trong một số trường hợp sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan chưa đồng bộ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thời gian giải quyết thủ tục Thuế, Hải quan đôi khi kéo dài hơn trên thực tế. 2. KINH NHIỆM CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ, HẢI QUAN TẠI MỘT SỐ NƯỚC Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập đã được các quốc gia thực hiện từ nhiều năm nay. Những giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan của các nước sẽ là bài học hữu ích cho Việt Nam… Đơn giản hóa pháp luật về thuế, hải quan
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1211 Hệ thống thuế đơn giản là một hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế suất hạn chế việc miễn, giảm thuế. Một hệ thống chính sách thuế đơn giản sẽ dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp: + Đan Mạch, Canada và New Zealand cũng đặc biệt coi trọng việc thực hiện đơn giản hóa những thông tin cần thiết trên các mẫu đơn thuế và số liệu có sẵn từ sổ sách, hồ sơ của người nộp thuế (NNT). + Các nước thực hiện đơn giản hóa về thuế suất các loại thuế như Thái Lan chỉ áp dụng một mức thuế suất đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT), Một số quốc gia nhất là các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu đã thực hiện cải cách chính sách thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) theo hướng xoá bỏ biểu thuế luỹ tiến, áp dụng duy nhất một mức thuế suất thuế TNCN; điều đó giúp cho cả hai đối tượng nộp thuế và quản lý thuế hiểu và dễ áp dụng, tạo được sự cải cách về thủ tục hành chính thuế cho NNT. Bảng 1: Một số quốc gia áp dụng thuế TNCN đồng nhất một mức THUẾ SUẤT THUẾ TNCN TRƯỚC CẢI THUẾ SUẤT THUẾ STT TÊN NƯỚC CÁCH (%) TNCN HIỆN NAY (%) (TRƯỚC NHỮNG NĂM 2000 - 2003) (MỘT MỨC) 1 Látvia 10; 25 15 2 Nga 12; 20 ; 30 13 3 Slovakia 5 mức (10 -38) 19 4 Ucraina 6 mức (10 – 40) 25 5 Cộng hoà Séc 4 mức (12 – 32) 24 6 Bungari 20 - 24 10 Nguồn: IMF (2007) Áp dụng một hệ thống quản lý thuế, hải quan hiện đại Để giảm thời gian về thủ tục tuân thủ thuế, thanh toán thuế, hải quan, các nước trên thế giới đã dựa trên một hệ thống tin học hiện đại. Hệ thống này sẽ loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc giữa NNT với cán bộ thuế; Thủ tục hải quan điện tử là nội dung cơ bản của hải quan hiện đại. Việc kết nối mạng máy tính, tin học hoá hệ thống khai báo hải quan sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn…Nhờ đó, giảm đáng kể thời gian cho DN, tăng cường tuân thủ thuế và giảm chi phí cho DN. + Đan Mạch và Phần Lan – Các cơ quan thuế cung cấp hình thức hỗ trợ cho hầu như tất cả NNT. + Cơ quan Hải quan New Zealand đã triển khai chương trình hiện đại hóa hải quan mang tên “CusMod”. Chương trình này không chỉ là sự phát triển và ứng dụng những hệ thống thông tin mới, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN có hoạt động xuất nhập khẩu tại New Zealand. Trong quá trình đăng ký tờ khai tại cơ quan hải quan nếu các DN không có vướng mắc phát sinh về phân loại hàng hóa, chính sách mặt hàng, tiêu chí về nhập khẩu… thì tờ khai sẽ được CusMod chấp nhận, việc xác định trị giá hải quan coi như đã hoàn tất. .. + Nhật Bản: Xây dựng một hệ thống tổ hợp thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở hợp nhất nhiều hệ thống cho tất cả các đối tượng nhà nước - hải quan - doanh nghiệp cùng tương tác sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý nội bộ; Hệ thống thủ tục hải quan tự động phải dựa trên nền tảng hai hệ thống chính thông quan tự động (NACCs) và thông tin tình báo hải quan (CIS). Thanh toán thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Thanh toán qua ngân hàng, bưu điện; Thanh toán di động, thanh toán qua mạng internet; ghi nợ trực tiếp; Các hình thức khác. Trong đó thì việc thanh toán qua ngân hàng, bưu điện, internet và ghi nợ trực tiếp đang được các nước sử dụng khá
  7. 1212 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA phổ biến. Ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) 12/34 nước thành viên có các khoản thanh toán thuế được thực hiện đầy đủ bằng phương pháp điện tử. Cụ thể hơn, tại một số nước khác như: Australia thanh toán thuế qua ngân hàng, bưu điện chiếm tỷ lệ 24%, điện thoại 3% và qua Internet là 60%; Nhật Bản thanh toán qua ngân hàng bưu điện là 75%, trừ nợ trực tiếp là 16%; Italia thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 29%, qua Internet là 30% và trừ nợ trực tiếp là 41%; Hàn Quốc thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 69% và qua Internet là 18%… Tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục Các quốc gia thường áp dụng chương trình kiểm toán dự phòng dữ liệu để phát hiện đối tượng trốn thuế, từ đó cũng có thể thúc đẩy tuân thủ tự nguyện. Hơn nữa, việc thực hiện các chương trình giáo dục và thông tin cho người nộp thuế (NNT) đã tạo điều kiện hiểu biết và tuân thủ các nghĩa vụ thuế. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thời gian trong việc tuân thủ thuế. Các nước Bờ Biển Nga, Madagascar và Senegal đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ với việc thực hiện các tài liệu quảng cáo thuế và đăng thông tin trên trang web của cơ quan thuế. Hay Cameroon và Benin là hai nước thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa cơ quan quản lý thuế và “khách hàng”. Phát triển nguồn nhân lực quản lý thuế, hải quan: Trong bối cảnh hiện nay, các nước không chỉ tập trung vào việc đào tạo nghiệp vụ trong quá trình quản lý thuế cho cán bộ thuế, mà còn đẩy mạnh xây dựng đội ngũ quản lý thuế trung thực, minh bạch và hiện đại. Để thực hiện được điều đó thì mức lương trả cho cán bộ thuế, cần phải được tương xứng. Đồng thời, cần thiết kế hệ thống quản lý thuế mà cán bộ thuế ít tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế và khả năng quyết định đối với NNT không nhiều. Xây dựng một chiến lược hoặc kế hoạch quản lý nhân sự trong ngành Thuế, Hải quan là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành của các nước trong đó bao gồm các nội dung: Chế độ tuyển dụng; Kỹ năng phát triển nhân viên; Lãnh đạo và khả năng quản lý; Sự hài lòng và tham gia của nhân viên; Nhân viên xuất sắc; Sự đa dạng về tuổi; Mức lương và phụ cấp; Số nhân viên/tỷ lệ doanh thu; Các vấn đề phải đặt ra. Đơn cử, New Zealand tập trung phát triển nguồn nhân lực ngành Thuế dựa trên tiến hành đánh giá năng lực trong sử dụng công nghệ thông tin; Tập trung vào các dự án phát triển nguồn lực; Tăng cường kỹ năng và sự hiểu biết của các nhân viên thuế, hải quan… để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong những lĩnh vực như thu nợ, đào tạo hệ thống, kiến thức kỹ thuật cao cấp và kết nối mạng. Bài học cho Việt Nam Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan như ban hành và sửa đổi các văn bản pháp quy về cải cách, đơn giản thủ tục hành chính thuế, hải quan gắn với cải cách hành chính thuế nói chung nhưng kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế. Tại Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2018 (Doing Bussines 2018 - DB2018) của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số nộp thuế của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể với xếp hạng 86/190, tăng 81 bậc so với năm 2017 và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Báo cáo trên được công bố ngày 31/10/2017 cho biết mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với DB2017). Trong đó chỉ số Nộp thuế (Paying Taxes) xếp thứ  86/190 (tăng 81 bậc so với DB2017). Theo WB, nếu so với các nước ASEAN 4 và ASEAN 6, Việt Nam đứng thứ 4, sau 3 nước là Singapore (xếp thứ 7), Thái Lan (xếp thứ 67), Malaysia (xếp thứ 73).   Do đó, để giảm được số giờ làm thủ tục nộp thuế trên cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN, Việt Nam nên cần tập trung vào các giải pháp sau:
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1213 Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý: Tiếp tục rà soát và đơn giản hóa hệ thống pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho DN trong quá trình thực hiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính về mức thuế suất, phương pháp tính, giá tính… cũng như mẫu biểu kê khai. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các mẫu hồ sơ khai thuế theo hướng rõ ràng và dễ hiểu hơn. Theo đó, cần cắt giảm bớt các chỉ tiêu không thực sự cần thiết trên hồ sơ khai thuế. Đồng thời, sửa đổi tên gọi các chỉ tiêu trên tờ khai thuế và các phụ lục cho thật đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. Xem xét cắt giảm các hồ sơ và TTHC không thực sự cần thiết theo nguyên tắc vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế song không gây thêm sự phiền phức cho NNT. Muốn vậy, định hướng quan trọng là phải giảm bớt sự lệch pha giữa quy định pháp luật kế toán và pháp luật thuế; Đảm bảo tận dụng tối đa tài liệu số liệu kế toán cho hoạt động kê khai và tính thuế. Điều này có nghĩa là nếu chế độ và chuẩn mực kế toán đã quy định một loại tài liệu nào đó có thể sử dụng để xác định căn cứ tính thuế thì sử dụng luôn tài liệu đó cho mục đích kê khai, tính thuế; Chỉ khi không có tài liệu kế toán thì mới yêu cầu NNT lập tài liệu phục vụ xác định căn cứ tính thuế riêng biệt. Hoàn thiện các quy định pháp luật của các sắc thuế theo hướng diễn đạt rõ ràng, minh bạch hơn. Theo hướng này, cần rà soát lại toàn bộ các văn bản luật và hướng dẫn thi hành các luật thuế để sửa đổi những nội dung không rõ ràng, có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Qua đó, giúp cả NNT và cơ quan thuế tránh lãng phí thời gian vào những tranh chấp xác định nghĩa vụ thuế do những cách hiểu khác nhau về văn bản pháp luật gây ra. Đẩy mạnh phát triển đại lý thuế, đại lý làn thủ tục Hải quan (ĐLLTTHQ):  + Cần thực hiện giải pháp thực hiện các thủ tục về thuế như: Tính thuế, kê khai, quyết toán thuế thông qua đại lý thuế là hợp lý nhất. Việc NNT sử dụng đại lý thuế đã được quy định tại Điều 20 của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020 đã nêu: Nghiên cứu việc xã hội hóa trong hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đại lý thuế... Ngày 3/3/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 420/ QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020 và gần đây nhất có thêm hai thông tư hướng dẫn về hành nghề đại lý thuế là Thông tư 117/2013 và mới nhất là Thông tư 51/2017 + Hiện nay, ở Việt Nam có mới có khoảng 300 đại lý thuế, với hơn 700 cá nhân có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế, hoạt động ở 34/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Do đây là dịch vụ mới, nên cộng đồng DN chưa quan tâm nhiều và sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Để tồn tại, nhiều đại lý thuế phải làm thêm nhiều hoạt động khác ngoài dịch vụ về thuế. + Trong khi đó, ở Nhật Bản, Hàn Quốc có trên 93% DN thực hiện khai thuế qua đại lý thuế. Trước tình hình đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo cơ chế khuyến khích NNT sử dụng dịch vụ đại lý thuế với một số ưu đãi về mặt thủ tục cho NNT sử dụng dịch vụ đại lý thuế. Đồng thời, có cơ chế để đại lý thuế tham gia giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với DN mới thành lập có rủi ro cao, DN vi phạm pháp luật về thuế. + Hoạt động ĐLTTHQ lần đầu tiên được quy định chính thức tại Luật Hải quan năm 2014 và Thông tư 12/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý với những quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, quyền hạn và nhiệm vụ ĐLTTHQ đặt niềm tin cho sự phát triển một dịch vụ trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logictics, phù hợp với xu hướng phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy vậy, cho đến nay sau nhiều năm phát triển thì hoạt động này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả thúc đẩy hoạt động XNK của DN. Từ khi triển khai quy định của Luật, cho đến nay Tổng cục Hải quan
  9. 1214 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đã công nhận 858 ĐLTTHQ, cấp hơn 1.400 mã nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. Thực tế hoạt động ĐLTTHQ chưa phát triển và hoạt động đúng nghĩa và đúng tư cách ĐLTTHQ. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thực hiện quy định pháp luật chưa nghiêm. Tình trạng khá phổ biến là DN ĐLTTHQ không sử dụng chữ ký số của ĐLTTHQ, không sử dụng mã nhân viên đại lý được Tổng cục Hải quan cấp mà hầu hết DN chủ hàng khi thuê các đại lý làm thủ tục ký một loạt các giấy giới thiệu khống để biến nhân viên đại lý thành nhân viên của DN chủ hàng; những nguyên tắc trong quản lý hoạt động ĐLTTHQ cũng chưa được các đại lý nắm rõ, thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của đại lý… Song song với hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, TTHC cũng cần theo hướng chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, ngành Thuế, Hải quan cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; Không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức quản lý thuế, hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn… Từ đó, tạo ra một đội ngũ quản lý thuế, hải quan giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực khách quan. Kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho NNT, tăng cường tuân thủ tự nguyện thông qua tuyên truyền, giáo dục, tuyên truyền bằng cả các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội; Nâng cao năng lực hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT… Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực thực hiện tích hợp thuế và hải quan với các nước trong khu vực nhằm hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN không biên giới.  TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chiến lược thuế cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020; [2]. Lê Thị Thanh Huyền, (2014). Kinh Nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nước, Tạp chí Tài chính số 8 – 2014 [3]. http://www.tapchithue.com/c8t17887-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-thue-va-hai-quan.htm [4]. http://www.baohaiquan.vn/pages/cat-giam-61-thu-tuc-hanh-chinh-trong-linh-vuc-hai-quan.aspx [5]. http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tao-buoc-dot-pha-trong-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh- thue/52903.tctc [6]. http://www.taichinhdientu.vn/hai-quan/cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-linh-vuc-hai-quan-dat-nhieu-ket- qua-15 8091.html [7]. Taxes of NewZealand, https://www.newzealandnow.govt.nz/living-in-nz/ money-tax/nz-tax-system; [8]. Giang Nam, CusMod- Chương trình hiện đại hoá của Hải quan New Zealand, http://www.customs.gov.vn/lists/ tinhoatdong/ViewDetails.aspx- ?ID=15721&Category=S; [9]. Korea customs service, http://www.customs go.kr/kcshome/main/content/ContentView.do?contentId=CONTE NTID_000001279&layoutMenuNo=21002; [10]. Malaysia - Customs and duties, http://www.nationsencyclopedia.com/ Asia-and-Oceania/Malaysia-CUSTOMS- AND-DUTIES.html [11]. http://www.mof.gov.vn [12]. http://www.worldbank
nguon tai.lieu . vn