Xem mẫu

  1. CÁCH VIẾT MỘT BÀI BÁO KỸ THUẬT 1
  2. Giới thiệu chung  Mục đích của bài báo kỹ thuật là trình bày các sự kiện và ý tưởng bằng ngôn ngữ súc tích (ngôn ngữ viết).  Nhằm mục đích giúp người đọc hiểu được vấn đề mà không phải tưởng tượng hoặc cảm nhận.  Viết báo bị hạn chế bởi nội dung, thể thức và độ dài của bài báo.  Ngôn ngữ viết không diễn tả được bằng cử chỉ, điệu bộ và âm điệu như ngôn ngữ nói.  Bài báo kỹ thuật có vẻ khô khan và thiếu xúc cảm cũng như sức lôi cuốn. 2
  3. Nội dung trình bày 1. Thế nào là một bài báo kỹ thuật? 2. Thể thức trình bày phần tiêu đề, công thức, bảng biểu và hình ảnh trong bài báo kỹ thuật. 3. Hướng dẫn viết một bài báo kỹ thuật. 3
  4. 1. Thế nào là một bài báo kỹ thuật?  Trình bày các vấn đề rõ ràng.  Mục tiêu của bài báo là mô tả phương pháp dùng để giải quyết vấn đề và chắc chắn rằng người khác đang mong đợi các giải pháp tối ưu của bạn.  Mô tả một cách cụ thể những gì mà người đi trước đã làm, những gì mới.  Bài báo cũng nên nêu rõ những khó khăn (và những giải pháp) và những sai lầm (và cách phòng tránh) và những kết quả thu được. 4
  5. Một số nghiên cứu kỹ thuật  Giải thuật;  Thiết kế hệ thống phần cứng / phần mềm…;  Đánh giá hiệu suất: thông qua phân tích, mô phỏng hoặc đo đạc…;  Lý thuyết: Bao gồm việc thu thập các định lý. 5
  6. Trọng tâm của bài báo kỹ thuật  Phương pháp: Qui trình thực hiện, sử dụng trang thiết bị, phân tích qui trình  Giải thuật: So sánh với các giải thuật khác, đánh giá hiệu suất…  Thực nghiệm: Xác định các đại lượng bất định, vùng tin cậy, kiểm tra thống kê, ước lượng sai số…  Kết quả: Củng cố tính hiệu quả, ý nghĩa, những cải tiến và ảnh hưởng. 6
  7. 2. Thể thức của bài báo kỹ thuật  Trang tiêu đề  Tóm tắt  Từ khóa  Giới thiệu  Tổng quan  Trình bày ý tưởng và phương pháp (Thuyết minh)  Các kết quả và thảo luận  Kết luận và kiến nghị  Tài liệu tham khảo 7
  8. a. Trang tiêu đề  Thông tin chủ đạo về bài báo  Tên tác giả, tên cơ quan, vị trí địa lý (thành phố và bang), địa chỉ email.  Các thông tin khác hoặc hình ảnh.  Trang tiêu đề nên trang trí hấp dẫn nhưng không nên quá cầu kỳ. 8
  9. b. Tóm tắt  Có độ dài khoảng 100-200 từ.  Thể hiện được các khái niệm trọng tâm của vấn đề, cùng với việc giải thích các vấn đề chung và phức tạp.  Trình bày vấn đề phải rõ ràng, đi sâu vào trọng tâm của chủ đề.  Phần tóm tắt không thay cho phần thông tin phía sau cũng không phải là sự biện minh cho vấn đề. 9
  10. c. Từ khóa  Các từ khóa thường dùng để tham chiếu tìm kiếm và cần phải chính xác.  Đặc trưng cho vấn đề trình bày  Thể hiện bằng 1 hoặc 2 từ  Không quá 5 từ khóa/1 bài báo 10
  11. d. Giới thiệu  Phần này mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu mà bạn đã thực hiện.  Phần giới thiệu là phần bao quát chung những nội dung trong bài báo mà không đi sâu vào chi tiết.  Thông thường gồm 4 điểm sau:  Phát biểu đầy đủ vấn đề nghiên cứu  Mục đích – Lý do và cơ sở để tiến hành nghiên cứu  Mục tiêu –Mức độ và phạm vi nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu 11
  12. e. Thuyết minh  Trình bày vấn đề rõ ràng hơn phần giới thiệu  Trình bày những khó khăn trong cách giải quyết vấn đề khoa học.  Bao gồm thuyết minh các biến, môi trường và các hệ số được sử dụng trong nghiên cứu.  Nên bao gồm phạm vi nghiên cứu và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến kết quả nghiên cứu. 12
  13. f. Tổng quan  Liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của tác giả về nội dung của đề tài nghiên cứu và thảo luận cách thực hiện cũng như độ ổn định và những tồn tại của các kỹ thuật trước đó.  Nêu vắn tắt sự khác và giống nhau giữa công trình nghiên cứu của mình và của những tác giả trước đó.  Các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong công trình nghiên cứu.  Không nên đánh giá thấp công trình nghiên cứu của người khác. Hãy phê bình một cách công bằng và chứng minh quan điểm của bạn trên cơ sở những lập luận khoa học, không dựa vào cảm tính. 13
  14. g. Giải pháp  Trình bày các bước giải quyết vấn đề và chỉ ra những vấn đề mà bài báo cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.  Phần giải pháp là phần dễ viết nhất và cũng là nơi dùng mô tả quá trình mô hình hóa. Lý do chọn mô hình và giải thích việc sử dụng các biến số.  Liệt kê tất cả các hàm và công thức được sử dụng trong mô hình toán, và các biến trạng thái một cách tường minh.  Trong phần giải pháp sự thành công là yếu tố rất quan trọng nó thể hiện giá trị của công trình nghiên cứu. 14
  15. * Mô hình lý thuyết & phân tích  Sử dụng cơ sở lý thuyết như Matlab, các giải thuật… Phân tích tính hiệu quả, sự phức tạp…của phương pháp tiếp cận và phải được lý thuyết bảo đảm và chắc chắn.  Các công thức được định dạng giống nhau trong bài báo và số thứ tự của công thức được ghi ở bên phải (sát với lề phải của trang báo). σ=F(L–x)c/I (1)  Đôi lúc cần phải chú thích chi tiết các tham số trong công thức ngay bên dưới công thức. 15
  16. * Mô phỏng nghiên cứu  Mô phỏng được sử dụng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu lý thuyết.  Các hình ảnh minh họa hay các bảng số liệu thực nghiệm và so sánh nhằm hỗ trợ cho việc phân tích lý thuyết.  Chọn các nghiên cứu mang tính thực tế, sẽ giúp cách tiếp cận vấn đề tiến triển tốt hơn. 16
  17. * Nghiên cứu thực nghiệm  Chỉ mô phỏng thì chưa đủ củng cố lý thuyết của bạn bởi vì mô phỏng thì không được chính xác và không có hiệu quả về thực tiễn.  Các hội thảo và tạp chí uy tín yêu cầu nghiên cứu thực nghiệm trước khi xuất bản.  Kế hoạch thực nghiệm phải được chuẩn bị trước vì sẽ mất rất nhiều thời gian để thu được các số liệu thực nghệm. 17
  18. h. Kết quả và thảo luận  Phần kết quả là đáp ứng của mô hình toán học. Mô tả những gì mà bạn quan sát được từ việc thực hiện mô hình toán.  Các kết quả phải đủ sức thuyết phục để minh chứng cho nghiên cứu của bạn.  Các kết quả mang tính lý thuyết có thể được vẽ hay minh họa bằng hình ảnh hoặc các bảng biểu để so sánh các kết quả mô phỏng với thực nghiệm.  So sánh các kết quả thực nghiệm với kết quả mô phỏng và kết quả trên lý thuyết. Thảo luận xem có phù hợp hay không? 18
  19. * Bảng biểu  Bảng biểu được dùng như là phương tiện để so sánh thông tin một cách trực quan.  Bảng có dòng tiêu đề đứng trước, thường sử dụng font chữ đậm và lớn hơn các ký tự còn lại trong bảng.  Các tiêu đề của các cột trong bảng nên tô đậm và chứa thông tin về dữ liệu bên trong. 19
  20. * Hình minh họa  Hình minh họa có nhiều loại khác nhau: hình ảnh, đồ thị hoặc biểu đồ dữ liệu, sơ đồ hoặc bảng vẽ, … 20
nguon tai.lieu . vn