Xem mẫu

  1. Cách viết một bài báo
  2. 1. Mở bài Câu hỏi thứ nhất cần quyết định là những chi tiết nào bạn sẽ cần đưa lên đoạn mở đầu bài. Bạn muốn thể hiện sự quan trọng của bài viết nhưng không làm độc giả nhàm chán với những chi tiết, con số hay tên tuổi không cần thiết, đặc biệt là những tên tuổi không mấy quen thuộc. Hãy tưởng tượng các bản tin sẽ sôi nổi đến mức nào nếu đội bóng Việt Nam lọt vào trận chung kết Giải Tiger Cup 2004. Nước chủ nhà dũng cảm lần đầu tiên đối đầu với cường quốc bóng đá mạnh khu vực trong trận trung kết. Việt Nam đối đầu với Thailand. Kể cả những người không biết chút gì về bóng đá cũng không thể dửng dưng. Bây giờ hãy tưởng tượng bài viết của một phóng viên môi trường : 40 000 người xem gồm cả Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Châu Á có mặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để theo dõi trận chung kết quyết định nhà vô địch Tiger Cup 2004, một giải bóng đá có 10 nước trong khu vực tham gia và tổ chức hai năm một lần. Tôi nói hãy tưởng tượng. Và đấy là điều bạn sẽ phải sửa vì phần mở đầu không đề cập đến cả chi tiết ai là người thắng cuộc. Tại sao chúng ta phải sửa? Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng vì chúng ta là phóng viên môi trường nên, khi viết về một lĩnh vực không phải là môi trường, chúng ta có thể quên những kỹ năng viết bài cơ bản nhất? Chúng ta quên đưa tin chính lên đầu bài viết. Chúng ta quên mất rằng không được đưa những chi tiết không quan trọng vào phần mở bài. Chúng ta quên mất là phải mở bài một cách ngắn gọn và dùng những từ ngữ đơn giản. Trên hết, chúng ta quên mất rằng tuy chúng ta viết về môi trường, chúng ta vẫn là những nhà báo.
  3. Tất nhiên ở đây có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là chúng ta không hiểu lắm về chủ đề chúng ta viết. Vì vậy chúng ta phụ thuộc vào các quan chức chính phủ và các bộ phận phụ trách truyền thông của các cơ sở công nghiệp. 2. Thân bài Tiếp theo, ngay trong đoạn mở bài hay đoạn tiếp theo đó hãy nói cho độc giả biết ý nghĩa của bài viết và tại sao họ lại nên đọc bài này. Đây là lúc bạn giúp đỡ, hướng dẫn và giải thích cho những độc giả bận rộn, những người có rất nhiều câu hỏi trong đầu nhưng không đủ thời gian để sắp xếp các chi tiết theo trình tự. Bây giờ, khi bài viết được mở ra, hãy cung cấp cho độc giả ngữ cảnh và bối cảnh xuất phát cần thiết. Nhiều độc giả lần đầu tiên đọc về tin bạn viết – những người lần đầu tiên dấn thân vào cuộc thám hiểm tin môi trường hoặc những người mới ở nước ngoài về, hoặc những bà mẹ mới quay lại văn phòng sau khi sinh nở, và nhiều hoàn cảnh khác nữa. Vì vậy bạn phải viết sao để bài của mình dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người. Hãy phát triển trực giác để đoán được đâu là đoạn độc giả có thể không hiểu được do không biết được bối cảnh trước đó. Hãy nắm được kỹ năng đưa những thông tin tìm được trong kho lưu trữ và trong lúc đưa tin thành những câu văn, những đoạn câu và những đoạn viết ngắn gọn để “nhắc” độc giả về những gì đã xảy ra, rồi lồng vào bài trong khi bạn viết. Thông tin cơ bản thường là những phần “nhắc” cho độc giả nhớ những sự kiện đã xảy ra. Còn bối cảnh là khung thời gian rộng hơn. Tiếp theo hãy đảm bảo là bài viết có sự sống, có nghĩa là dùng những câu trích dẫn trực tiếp. Điều này sẽ mang lại cho bài viết có sự sống, có nghĩa là dùng những câu trích dẫn trực tiếp. Điều này sẽ mang lại cho bài viết cảm giác hiện thực và xác thực vì câu trích là đối thoại trực tiếp giữa những người thật trong những câu chuyện phi tiểu thuyết. Những câu trích thường làm thay đổi nhịp độ bài viết và
  4. làm cho độc giả cảm thấy mình được “nghe” khi họ đọc bài. Câu trích dẫn còn thâu tóm được những lời nói đời thường ít khi có thể chuyển tải được vào các bài viết kinh tế. Trách nhiệm cuối cùng của bạn là nắm tay hướng dẫn độc giả vượt qua những rào cản kỹ thuật. Khó khăn ở đây là quyết định cần phải giải thích những gì và những gì nói chung là dễ hiểu cho đa số độc giả. Điều này khá khác biệt giữa các ấn phẩm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm, phần lớn phóng viên môi trường chọn nhầm phía. Họ thường cung cấp ít lời giải thích hơn yêu cầu của độc giả. Hướng dẫn độc giả không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng những câu viết vụng về, không thoát ý. Có vài cách khắc phục : * Hãy chèn một định nghĩa ngắn gọn, súc tích vào đúng phần viết mà bạn cảm thấy có thể làm độc giả muốn lật sang trang khác vì họ nghĩ là họ đang tiến vào lãnh địa xa lạ và sự thiếu hiểu biết có thể làm họ thấy không thoải mái. Việc bạn làm ở đây là cho độc giả biết họ không nhất thiết phải biết điều này có nghĩa là gì, đặc biệt là đối với những khái niệm kỹ thuật khó và mới. Hãy dừng câu chuyện đang viết lại và hãy định nghĩa phần khó hiểu. * Thay vì ngưng hẳn câu chuyện đang viết lại để chèn vào đó một định nghĩa, hãy dùng một đoạn câu để giải nghĩa từ kỹ thuật, coi đây là một phần dòng văn. Ví dụ, thay vì viết hẳn một câu mới sau khi sử dụng khái niệm “ thâm hụt thương mại” như sau : “ thâm hụt thương mại” có nghĩa là khi nhập khẩu của một nước cao hơn xuất khẩu củ nước này, hãy thiết kế toàn bộ phần này làm sao để giải thích rõ ràng thâm hụt thương mại nghĩa là gì. Ví dụ, “Thâm hụt thương mại tăng thêm 65 phần trăm lên tới mức kỷ lục là $271 tỷ năm 1999 khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh này thu hút hàng nhập khẩu có giá trị tăng nhanh hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu.” Kỹ năng này giúp chuyển định nghĩa thành một phần của thông tin bạn cung cấp cho độc giả.
  5. * Hãy sử dụng từ kỹ thuật trong một câu văn bình thường. Sau đó trong câu tiếp theo hãy dùng một đoạn câu giải thích thay thế vào từ này để cung cấp thêm thông tin. Ví dụ : “Lạm phát là sáu phần trăm năm 1999. Đây là lần đầu tiên sự thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ theo cách tính của chính phủ vượt quá năm phần trăm một năm trong vòng mười năm qua ”. Một lần nữa, việc bạn đang làm ở đây là chèn thêm thông tin hoặc khái niệm cơ bản vào mà không phải ngừng viết bài lại để giải thích độc giả. * Hãy cung cấp một bài giảng ngắn. Đôi khi độc giả cần sự giúp đỡ không chỉ là giải thích thuật ngữ, mà là để hiểu được một quá trình nào đó. Lấy ví dụ là khi giá cổ phiếu rớt do thị trường sự lãi suất sẽ tăng. Kể cả khi đây được coi là một quá trình được nhiều người hiểu, bạn vẫn có thể giải thích đôi chút – rằng “Các nhà đầu tư sợ tăng lãi suất vì điều này sẽ làm giảm nhu cầu mua hàng hóa do các công ty đang đầu tư sản xuất và như vậy sẽ làm tăng gánh nặng nợ nần cho những công ty này. Vì vậy giá cổ phiếu giảm ngay khi cảm giác là lãi suất có khả năng sẽ tăng bắt đầu lan ra trong cộng đồng các nhà đầu tư”. Viết đơn giản và rõ ràng khó hơn là sử dụng hàng loạt thuật ngữ và không bỏ chút công sức nào để giải thích chúng. Nếu có dịp, hãy đọc ở Nhật Báo Phố Wall – tờ báo kinh tế được bán rộng rãi nhất trên thế giới. Các bài báo ở đây được trình bày theo phong cách đơn giản và ngắn gọn, giải thích những gì phóng viên nghĩ rằng độc giả sẽ gặp khó khăn khi đọc và luôn nhớ rằng họ có vai trò giải trí cũng nh cung cấp thông tin. Đây là báo hàng ngày cho mọi người, không phải là tạp chí hàn lâm hay tạp chí chuyên ngành thương mại. Có nghĩa là những thử nghiệm được áp dụng cho các phóng viên khác cũng phải được áp dụng cho phóng viên môi trường : tin này có mới, có khác biệt, có hấp dẫn, có quan trọng và đôi khi vẫn mang được tính giải trí không? Đó chính là công việc chúng ta phải làm.
nguon tai.lieu . vn