Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0101 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 158-166 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁCH ỨNG PHÓ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁCH ỨNG PHÓ VỚI MỨC ĐỘ SANG CHẤN TÂM LÍ CỦA PHỤ NỮ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Lê Thị Tường Vân Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Học viện Phụ nữ Việt Nam Tóm tắt. Ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình là một yếu tố quan trọng, có mối quan hệ nhất định với sang chấn tâm lí ở họ, biểu hiện ở các triệu chứng PTSD, trầm cảm, lo âu, stress. Điều tra 165 phụ nữ bị bạo lực gia đình ở 2 tỉnh Hà Nam và Bắc Ninh cho thấy, ứng phó định hướng xúc cảm và định hướng né tránh có mối tương quan thuận, ngược lại, ứng phó định hướng giải quyết vấn đề có mối tương quan nghịch với các triệu chứng sang chấn tâm lí của họ. Trong đó, ứng phó định hướng xúc cảm có tương quan chặt chẽ nhất với biểu hiện sang chấn tâm lí ở phụ nữ bị bạo lực gia đình. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy, công tác can thiệp, hỗ trợ cần giúp phụ nữ tích cực tham gia hoạt động hướng đến giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, hạn chế cách ứng phó tập trung vào xúc cảm hay né tránh hoàn cảnh của mình, có thể dẫn đến khả năng phát triển các triệu chứng sang chấn tâm lí nghiêm trọng hơn. Từ khóa: Phụ nữ, ứng phó, bạo lực gia đình, sang chấn tâm lí, PTSD. 1. Mở đầu Sang chấn tâm lí là một vấn đề được nhắc tới nhiều trong tâm lí học hiện đại, dùng để nói đến kết quả của việc tiếp xúc với (những) sự kiện cực kì căng thẳng, phá vỡ cảm giác an toàn của cá nhân [5, 8, 9], làm cho cá nhân cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng và bất lực trong việc ứng phó với nó. Càng nhiều cảm giác sợ hãi, bất lực, càng khó khăn trong việc ứng phó với sự kiện căng thẳng thì càng có nhiều khả năng cá nhân bị sang chấn tâm lí [9, 10]. Như vậy, ứng phó là một nhân tố quan trọng để hiểu về sang chấn tâm lí - cho dù nó rất phức tạp, bởi vì một mặt ứng phó có thể được hiểu như là yếu tố dự báo sang chấn tâm lí, mặt khác nó lại là kết quả của sang chấn tâm lí (Mary Ann Dutton và cộng sự, 2009) [7]. Nghiên cứu này sẽ trình bày cách ứng phó và phân tích mối quan hệ giữa các cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí ở phụ nữ bị bạo lực gia đình. Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 11/7/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Lê Thị Tường Vân, e-mail: levananhtbu@gmail.com 158
  2. Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi 165 phụ nữ bị bạo lực gia đình tại 4 xã/ phường thuộc 2 tỉnh: Phường Thanh Châu - thành phố Phủ Lý, xã Thanh Hương- huyện Thanh Liêm (Hà Nam); xã Cách Bi và Ngọc Xá, huyện Quế Võ (Bắc Ninh). 113 người đã hoặc đang tham gia các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình (chiếm 68,3%), trong đó, họ được truyền thông nâng cao nhận thức và được tập huấn về kĩ năng phản ứng với bạo lực gia đình. Độ tuổi trung bình của mẫu là 48; nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp (72,7%). Dụng cụ đo * Sang chấn tâm lí: Nghiên cứu tìm hiểu bốn biểu hiện của sang chấn tâm lí, gồm rối loạn stress sau sang sang chấn (PTSD), trầm cảm, lo âu và stress. Trong đó, sử dụng bảng kiểm PTSD dành cho DSM-5* [Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – version 5 (Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần phiên bản thứ 5 của Hiệp Hội các nhà Tâm thần học Mỹ (American Psychiatric Association), Tháng 5/2013] (The PTSD Checklist for DSM-5/PCL-5) để đánh giá 20 triệu chứng cụ thể của PTSD [8]; đồng thời dùng thang đo DASS-42 (Depression, Axiety and Stress Scale 42 items) với bản dịch đang được dùng để chẩn đoán tại Khoa Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai) để đánh giá các triệu chứng trầm cảm, lo âu, stress. * Cách ứng phó: Nghiên cứu tham khảo Bảng kiểm ứng phó với các tình huống căng thẳng (Coping Inventory for Stressful Situations /CISS) (Endler & Parker, 1990; Avero, P., Corace, K. M., Endler, N. S., & Calvo, M. G., 2003) (dt. Lê Văn Hảo, 2014) [1] phiên bản 21 item. Trong đó, 10/21 item của CISS đã được sử dụng và bổ sung thêm 8 câu mới cho phù hợp với khách thể nghiên cứu. Tổng số 18 item theo các cách ứng phó khác nhau được xắp sếp xen kẽ với nhau. Dựa trên sự phân bố điểm đạt được khi đánh giá về cách ứng phó, chúng tôi chia thang đo mỗi cách ứng phó làm 3 nhóm như sau: Bảng 1. Các nhóm điểm thang đo cách ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình Cách ứng phó Mức thấp Mức trung bình Mức cao Ứng phó định hướng xúc cảm 1,29 Ứng phó định hướng giải quyết vấn đề 2,06 Ứng phó định hướng né tránh 1,61 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Một số vấn đề lí luận về cách ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình Ứng phó (coping) được hiểu là các nỗ lực về mặt nhận thức và hành vi thay đổi thường xuyên để giải quyết các đòi hỏi cấp bách từ bên ngoài hoặc bên trong hoặc là cả hai (Corsini, 1999, tr.223) [dt.1]. Cách ứng phó là sự chủ động lựa chọn những phương án, những cách thức ứng phó cụ thể cho một tình huống cụ thể mà cá nhân cảm thấy là phù hợp với hoàn cảnh của họ. Xem xét một số lí thuyết về ứng phó của các tác giả Lazarus & Folkman (1986); Carver C.S. và Scheier M.F. (1989); Vitaliano P.P. (1990); Cox và Ferguson (1991); Ensel W.M., Lin N. (1991). . . , chúng tôi thấy có 3 cách ứng phó đã được nhiều nhà tâm lí học nói đến dưới các hình thức khác nhau, phù hợp với đối tượng của nghiên cứu này, đó là: ứng phó định hướng giải quyết 159
  3. Lê Thị Tường Vân vấn đề; ứng phó định hướng cảm xúc; và ứng phó định hướng né tránh (dt. Phan Thị Mai Hương, 2007; Lê Văn Hảo, 2014; Dương Thị Kim Oanh, 2013) [1, 3, 4]. - Ứng phó định hướng giải quyết vấn đề: Cách ứng phó này mang tính chất tích cực, thích nghi tốt vì thể hiện sự nỗ lực tập trung vào những vấn đề cần giải quyết, đồng thời thực hiện một số hoạt động nhằm mục đích giải quyết vấn đề hoặc thay đổi vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và tình trạng khó chịu (do bị sang chấn tâm lí) của bản thân. Bởi vậy, cách ứng phó này có thể giúp phụ nữ giảm nhẹ các triệu chứng sang chấn tâm lí hơn những cách ứng phó khác. - Ứng phó định hướng cảm xúc: Mục đích của phụ nữ ứng phó theo cách này là để giảm căng thẳng, và thích nghi tạm thời với tình huống đã xảy ra mà họ coi là không thể thay đổi được. Họ chấp nhận bạo lực gia đình như một phần của số phận thông qua cảm xúc của cá nhân hoặc mong muốn tìm kiếm và nhận được sự thấu hiểu, động viên, an ủi và sự hỗ trợ từ người khác. Tuy nhiên, về mặt dài hạn, những căng thẳng có thể càng tích lũy, dồn nén tăng thêm và dẫn đến các hệ quả như phát triển thành các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Người ứng phó theo phong cách định hướng cảm xúc thường có phản ứng như tức giận, ưu phiền hay có khi bị ám ảnh (Lê Văn Hảo, 2014, tr.34) [1], nên có thể dự báo sang chấn tâm lí nhiều hơn. - Ứng phó né tránh: có thể mang tính thích nghi về mặt ngắn hạn đối với các vấn đề không thể kiểm soát được hay vượt khả năng, nguồn lực tâm lí của cá nhân. Né tránh theo kiểu lảng tránh, chạy trốn là nhằm cố quên đi những gì đang làm họ căng thẳng, sợ hãi bằng sự cố gắng làm ngơ hoặc bằng các hoạt động xoa dịu tinh thần khác như tìm đến chất kích thích (rượu, chất gây nghiện. . . ) (Lê Văn Hảo, 2014, tr.34) [1]. Những việc này hầu hết không xảy ra trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, mà phụ nữ thường “chạy trốn” vào các hoạt động khác như: đi xem bói, đi lễ chùa cầu may mắn, bình an. . . ứng phó né tránh đã được phát hiện là yếu tố dự báo sang chấn tâm lí nghiêm trọng hơn (Dutton, 2009) [7;tr.215-216]. Như vậy, các cách ứng phó khác nhau sẽ liên quan đến sang chấn tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình ở các mức độ khác nhau. 2.2.2. Thực trạng cách ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình Biểu đồ 1. Các cách ứng phó với tình trạng bị tổn thương tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình (đơn vị tính: ĐTB) Khi ở trong hoàn cảnh bị bạo lực gia đình và bắt đầu có những biểu hiện của sang chấn tâm lí, người phụ nữ sẽ có những cảm giác rất khó chịu, không thoải mái về nhiều mặt, nên thông 160
  4. Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí... thường họ sẽ phải làm gì đó để đối phó/giải quyết tình trạng bất ổn này. Kết quả khảo sát cho thấy, cách ứng phó định hướng giải quyết vấn đề được lựa chọn nhiều nhất (ĐTB =1,42); trong khi cách ứng phó định hướng xúc cảm được lựa chọn ít nhất, thể hiện ở điểm trung bình thấp nhất (ĐTB=0,70). Trên thực tế, đa số phụ nữ được phỏng vấn đã hoặc đang tham gia vào các chương trình phòng chống bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân (chiếm 68,3%) nên họ đã được trang bị những kiến thức, kĩ năng khoa học nhất định để đối phó với tình trạng bạo lực gia đình, cũng như tự hỗ trợ cho bản thân. Kết quả là phần đông phụ nữ đã có cách ứng phó khá tích cực. Biểu hiện cụ thể các cách ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình như sau: * Ứng phó định hướng giải quyết vấn đề: Bảng 2. Ứng phó định hướng giải quyết vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ (%) Không Một Khá Rất có chút nhiều nhiều 3. Cố gắng tập trung vào công việc hoặc chăm lo gia đình để quên đi những suy nghĩ liên quan đến 1,96 1,09 16,2 13,2 28,4 42,1 bạo lực gia đình 4. Cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng để quên đi bạo lực gia đình và nỗi buồn 1,58 1,13 23,4 22,3 26,9 27,4 của bản thân 5. Nói chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè về 1,82 0,99 10,2 28,9 29,4 31,5 những cảm giác, suy nghĩ và tình trạng của mình 6. Đến trạm y tế xã/ phường để thăm khám/ điều 0,32 0,77 74,1 15,2 7,1 3,6 trị bệnh và tư vấn về sức khỏe tinh thần 7. Đến các cơ sở có chuyên môn khác (như bác sĩ tư nhân, bệnh viện, nhà tạm lánh, phòng tư vấn. . . ) 0,61 1,00 65,0 12,7 14,2 8,1 để thăm khám, điều trị bệnh và tư vấn về sức khỏe tinh thần 9. Cố gắng làm một số việc gì đó để thay đổi tình 1,57 1,12 22,3 26,4 23,4 27,9 hình bạo lực gia đình 10. Tự an ủi để không cảm thấy cuộc sống tồi tệ 1,81 1,04 11,7 29,9 24,4 34,0 11. Làm việc gì đó để ít phải nghĩ về những việc liên quan đến bạo lực gia đình (xem tivi, du lịch, 1,51 1,06 21,3 25,9 30,5 22,3 đọc báo, ngủ, đến nhà bạn. . . ) 12. Cố gắng lạc quan và nhìn nhận mọi việc tích 1,66 1,13 22,3 18,8 30,5 28,4 cực hơn Ứng phó định hướng giải quyết vấn đề 1,42 0,61 Trong cách ứng phó định hướng giải quyết vấn đề, phụ nữ thường cố gắng tập trung vào công việc hoặc chăm lo gia đình để quên đi những suy nghĩ liên quan đến bạo lực gia đình (ĐTB=1,96); nói chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè về những cảm giác, suy nghĩ và tình trạng của mình (ĐTB=1,82); tự an ủi để không cảm thấy cuộc sống tồi tệ (ĐTB=1,81), hoặc cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng để quên đi bạo lực gia đình và nỗi buồn của bản thân (ĐTB=1,58)- việc tham gia vào câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình cũng được coi là một trong những hoạt động cộng đồng đó. Đáng chú ý là những việc cần thiết như: “đến trạm y tế xã/ phường để thăm khám/ điều 161
  5. Lê Thị Tường Vân trị bệnh và tư vấn về sức khỏe tinh thần”; hoặc “đến các cơ sở có chuyên môn khác (như bác sĩ tư nhân, bệnh viện, nhà tạm lánh, phòng tư vấn. . . ) để thăm khám/ điều trị bệnh và tư vấn về sức khỏe tinh thần” thì mức độ thực hiện thấp nhất (ĐTB lần lượt là 0,32 và 0,61). Trao đổi với phụ nữ bị bạo lực gia đình cho thấy, một số chị lên trạm y tế xã/ phường để khám, điều trị trong những trường hợp bị bạo lực gây thương tích nghiêm trọng như: bị chồng tát tới mức bị rách mắt, móc mắt ra ngoài phải đi khâu; có những vết rạch dài gây chảy nhiều máu phải đi khâu; rạn xương/ gẫy xương; ngất xỉu... Những phụ nữ tự đến các cơ sở có chuyên môn khác (như bác sĩ tư nhân, bệnh viện, nhà tạm lánh, phòng tư vấn. . . ) để thăm khám/ điều trị bệnh và tư vấn về sức khỏe tinh thần” là những trường hợp bị bạo lực của chồng gây thương tích nghiêm trọng hơn (như bị đá vào bụng dưới gây đau bụng dưới, rong kinh nhiều ngày...). * Ứng phó định hướng né tránh: Bảng 3. Ứng phó định hướng né tránh của phụ nữ bị bạo lực gia đình Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ (%) Không Một Khá Rất có chút nhiều nhiều 8. Bỏ đi khỏi nhà một thời gian cho khuây khỏa 1,17 0,86 26,7 33,3 36,4 3,6 15. Không làm gì, để lâu rồi mọi vấn đề tự khỏi/tự 0,58 0,47 61,8 24,8 7,3 6,1 mất đi 16. Đi lễ chùa nhiều hơn 0,69 0,57 58,2 24,2 7,9 9,7 17. Đi xem bói về tương lai, số phận của mình 0,37 0,34 69,1 27,9 0,0 3,0 Ứng phó né tránh 0,99 0,61 Cách ứng phó phổ biến thứ hai của phụ nữ bị bạo lực gia đình mang tính định hướng né tránh, với ĐTB= 0,99. Tuy có nhiều phụ nữ đã được tham gia vào các chương trình hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình, nhưng cách ứng phó định hướng lảng tránh hay chạy trốn vẫn được lựa chọn khá nhiều, giúp cho nạn nhân hạn chế phải tiếp xúc, đối diện với các sự kiến bạo lực gia đình gây căng thẳng cho họ. Sự né tránh này cũng là biểu hiện về mặt hành vi của những khó khăn tâm lí trong đấu tranh chống lại bạo lực gia đình (Lý Thị Minh Hằng, 2013) [2]. Hành vi phổ biến nhất trong cách ứng phó này là bỏ đi khỏi nhà một thời gian cho khuây khỏa, chiếm 73,3% (ĐTB=1,17), hoặc đi lễ, đi chùa cầu an nhiều hơn (ĐTB=0,69). Phụ nữ bị bạo lực gia đình chia sẻ rằng, cuộc sống của họ như địa ngục, có thể một mặt do họ vừa phải chịu đựng đau khổ từ các cuộc bạo lực từ người chồng, mặt khác, họ bị hành hạ bởi những biểu hiện sang chấn tâm lí. Cho nên, dù vào thời điểm bạo lực đang diễn ra hay không diễn ra thì họ vẫn cảm thấy cuộc sống của họ là tồi tệ. Để chạy trốn, lảng tránh cảm giác này, nhiều chị đã đi lễ nhà thờ, đi chùa nhiều hơn để cầu mong, hy vọng sự bình an sẽ đến và đầu óc được thanh thản hơn. Có chị cho biết, tuần rằm nào cũng lên chùa, hoặc khi các cụ đi lễ ở xa, như Nghệ An, Lào Cai cũng cố theo. Số phụ nữ tìm đến việc xem bói về tương lai, số phận của mình tuy ít nhất (ĐTB= 0,37), nhưng cũng chiếm gần 1/3 số người được phỏng vấn (30,9%). Một số phụ nữ khác không làm gì, để lâu cho mọi vấn đề tự khỏi/tự mất đi (ĐTB= 0,58 với 38,2% phụ nữ có hành vi ứng phó này ở các tần suất khác nhau). Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, không ai ứng phó né tránh bằng cách sử dụng rượu hay lạm dụng các chất gây nghiện khác. Nhìn chung, việc sử dụng cách ứng phó né tránh thường phản ánh những trường hợp phụ nữ cảm thấy vượt quá sức/vượt quá khả năng nguồn lực tâm lí mà họ thấy không còn tin tưởng vào cách nào khác có thể giúp họ vượt qua tình trạng căng thẳng, nên nó là yếu tố làm cho sang chấn tâm lí có thể tăng lên. 162
  6. Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí... * Ứng phó định hướng xúc cảm: Cách ứng phó định hướng xúc cảm ít có phụ nữ lựa chọn hơn cả, điểm trung bình chỉ là 0,70. Thực tế cho thấy, hành vi gây bạo lực của người chồng rất khó thay đổi, làm cho vòng tròn chu kì bạo lực lặp đi lặp lại nhiều lần và thường theo xu hướng tăng nặng hơn. Bởi vậy, nhiều phụ nữ đành chấp nhận bạo lực như là một điều không may của số phận và họ phải dùng cách ứng phó này để mong được giảm căng thẳng, đau buồn, và sợ hãi, lo lắng trong tạm thời. Hành vi phổ biến nhất trong cách ứng phó này là: chấp nhận một thực tế là những vụ việc bạo lực đó đã xảy ra (ĐTB=1,38); đầu hàng vì tin là không thể thay đổi được tính nết của chồng (ĐTB=1,21); và than thân trách phận, cho rằng số mình khổ (ĐTB=1,17). Thái độ chấp nhận, đầu hàng hay việc than thân trách phận như vậy khiến cho phụ nữ tự xoa dịu bản thân để cảm thấy dễ chịu hơn, dễ chấp nhận (tình trạng bạo lực) hơn, vì biết rằng số phận mình là như vậy, không có lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một sự cam chịu, khiến phụ nữ phải kìm nén cảm xúc nhiều hơn, không có lợi cho sự phát triển các triệu chứng sang chấn tâm lí. Bảng 4. Ứng phó định hướng xúc cảm của phụ nữ bị bạo lực gia đình Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ (%) Không Một Khá Rất có chút nhiều nhiều 1. Than thân trách phận, số mình khổ 1,17 0,86 26,7 33,3 36,4 3,6 2. Đầu hàng vì tin là không thể thay đổi được tính 1,21 1,02 41,8 18,2 17,6 21,8 anh ấy 13. Chấp nhận một thực tế là những vụ việc bạo 1,38 1,05 26,7 25,5 30,9 17,0 lực đó đã xảy ra 14. Thể hiện cảm giác tiêu cực: cáu gắt, giận dữ, 0,47 0,45 74,8 4,9 19,0 1,2 buồn bã, trầm tư, lo lắng. . . 18.Nhận/ mong nhận được sự an ủi, động viên và 0,70 0,68 51,3 29,2 16,8 2,5 thấu hiểu từ một số người khác Ứng phó định hướng xúc cảm 0,70 0,59 Ngoài ra, nhiều người nhận hoặc mong nhận được sự an ủi, động viên và thấu hiểu từ một số người khác (ĐTB=0,70); hay thể hiện những cảm giác tiêu cực của họ như: cáu gắt, giận dữ, buồn bã, trầm tư, lo lắng. . . (ĐTB=0,47). Tóm lại, đặc điểm chung của cách ứng phó định hướng vào cảm xúc là có thể giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tạm thời giảm nhẹ sự căng thẳng, khó chịu, đau buồn để thích nghi, nhưng nó thể hiện sự chấp nhận, cam chịu của phụ nữ, nên về lâu dài, nó có thể làm tăng thêm các cảm xúc tiêu cực và dẫn đến các hệ quả như lo âu, trầm cảm, PTSD – làm cho sang chấn tâm lí có thể trở nên nghiêm trọng hơn. 2.2.3. Mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình * Tương quan giữa các cách ứng phó với sang chấn tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù cách ứng phó định hướng giải quyết vấn đề có tương quan ít chặt chẽ nhất nhưng là cách ứng phó duy nhất có tương quan nghịch với sang chấn tâm lí (r = - 0,162* và P
  7. Lê Thị Tường Vân đồng để quên đi bạo lực gia đình và nỗi buồn của bản thân; nói chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè về những cảm giác, suy nghĩ và tình trạng của mình; đến trạm y tế xã/ phường hoặc các cơ sở có chuyên môn khác để thăm khám/ điều trị bệnh và tư vấn về sức khỏe tinh thần; cố gắng làm một số việc gì đó để thay đổi tình hình; làm việc gì đó để ít phải nghĩ về những việc liên quan đến bạo lực gia đình. . . thì sẽ giúp ích đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng sang chấn tâm lí của họ. Hình 1. Tương quan giữa tổn thương tâm lí với các cách ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình Ngược lại, cách ứng phó định hướng xúc cảm và né tránh đều có tương quan thuận với sang chấn tâm lí, lần lượt r = 0,293** và r = 0,206** (P
  8. Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí... Ngược lại, với mối tương quan nghịch, nhóm phụ nữ có cách ứng phó định hướng giải quyết vấn đề càng ở mức cao thì điểm sang chấn tâm lí càng giảm thấp hơn (lần lượt là ĐTB= 1,05; 0,86 và 0,62 với các nhóm ứng phó định hướng giải quyết vấn đề ở mức thấp, trung bình và cao). 3. Kết luận Rõ ràng, các cách ứng phó khác nhau đều có mối quan hệ nhất định với mức độ sang chấn tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình. Cụ thể, ứng phó định hướng xúc cảm và định hướng né tránh có mối tương quan nghịch với sang chấn tâm lí, nghĩa là ứng phó theo 2 cách này càng nhiều thì càng tạo điều kiện cho các cảm xúc tiêu cực (như: lo lắng, sợ hãi, giận dữ, đau buồn bởi bạo lực gia đình) dồn nén và phát triển thành các triệu chứng sang chấn tâm lí càng nhiều hơn. Trong khi đó, nếu ứng phó định hướng giải quyết vấn đề thì có thể giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình giảm đáng kể các triệu chứng sang chấn tâm lí này. Điều này cho thấy, công tác can thiệp, hỗ trợ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ bị bạo lực gia đình sớm vượt qua cơn đau về thể xác và tinh thần, để cố gắng thực hiện những hoạt động tích cực như: tham gia bình thường vào các hoạt động hàng ngày và hoạt động cộng đồng - xã hội, tăng cường chia sẻ cảm giác, suy nghĩ, tình trạng của bản thân; quan tâm khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe... giúp lấy lại cảm giác cân bằng, vui vẻ trong cuộc sống, làm hạn chế sự phát triển các triệu chứng sang chấn tâm lí như trầm cảm, lo âu, PTSD. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Hảo, 2014. Ứng phó với thiên tai của người dân vùng biển Bắc Trung bộ (nhìn từ góc độ Tâm lí học). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. [2] Lý Thị Minh Hằng, 2013. Khó khăn về hành vi của phụ nữ bị bạo lực trong đấu tranh chống bạo lực gia đình. Tạp chí Tâm lí học (11), tr. 90-99. [3] Phan Thị Mai Hương (chủ biên), 2007. Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Dương Thị Kim Oanh, 2013. Cách ứng phó với khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Tâm lí học (11), tr. 34-42. [5] Lê Thị Tường Vân, 2016. “Tác động của gia đình và cộng đồng-xã hội đối với tổn thương tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình”. Tạp chí Tâm lí học Xã hội, số tháng 7, tr. 3-11. [6] Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010. Chịu nhịn là chết đấy. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam. [7] Dutton, M. A, 2009. Pathways linking intimate partner violence and posttraumatic disorder, Trauma, Violence, & Abuse, Special Issue: Violence and Women’s Mental Health: The Pain Unequalled: A Two-Part Special Issue, Vol 10, No, 3, Jul 2009, pp, 211-224, [8] Jaelline Jaffe, Jeanne Segal, and Lisa Flores Dumke, 2005. Emotional and Psychological Trauma: Causes, Symptoms, Effects, and Treatment. http://www.helpguide.org/mental/emotional_psychological_trauma.hm [9] Lawrence Robinson, Melinda Smith, and Jeanne Segal, Last updated: October 2014, Emotional and Psychological Trauma Symptoms, Treatment, and Recovery. http://www.helpguide.org/articles/ptsd-trauma/emotional-and-psychological-trauma.htm [10] Matthew J. Friedman, 2013. PTSD History and Overview. National Center for PTSD, US. http://www.ptsd.va.gov/professional/PTSD-overview/ptsd-overview.asp [11] Weathers, F.W., Litz, B.T., Keane, T.M., Palmieri, P.A., Marx, B.P., & Schnurr, P.P., 2013. The PTSD Checklist for DSM-5 (PCL-5). National Center for PTSD. 165
  9. Lê Thị Tường Vân ABSTRACT Coping strategies and Relationship between coping strategies with psychological trauma symptoms of women experienced domestic violence Le Thi Tuong Van Institute for Women Studies, Vietnam Women’s Academy Coping with domestic violence is an important factor, that has a certain relationship with psychological trauma of women, manifested in the symptoms of PTSD, depression, anxiety, stress. A survey of 165 women experienced domestic violence in two provinces of Ha Nam and Bac Ninh showed that coping strategies of emotional orientation and avoidance orientation were positively correlated with women’s psychological trauma symptoms, while coping strategies of dealing problems orientation had a negatively correlation to their psychological trauma symptoms. Of which, coping strategies of emotional orientation is most closely correlated with psychological trauma in women experienced domestic violence. The findings of the study show that intervention and support should help women actively participate in activities aimed at solving problems related to domestic violence instead of coping strategies that focus on emotional or avoidance of their situation, which may lead to the possibility of developing psychological trauma symptoms seriously. Keywords: Women, coping, domestic violence, psychological/emotional trauma, PTSD. 166
nguon tai.lieu . vn