Xem mẫu

  1. CÁCH THỨC SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY HỌC NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG o o n T Bắt nguồn từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc thù tri thức của các bài đạo đức trong môn Giáo dục Công dân ở trường phổ thông đã đặt ra yêu cầu trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên sử dụng bài tập tình huống để hỗ trợ cho quá trình dạy học, các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh của người giáo viên cũng như hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức của giáo viên cho học sinh. Điều quan trong trong quá trình sử dụng phương tiện này là người giáo viên cần nắm vững cách thức, mục đích sử dụng bài tập tình huống để có thể sử dụng một cách hợp lí, hiệu quả. Từ khóa: bài tập tình huống, đạo đức, giáo dục công dân, phương pháp dạy học, trường phổ thông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta hiện nay, việc mô tả và phác thảo những đặc trưng riêng của từng phương pháp trong hệ thống phương pháp dạy học (PPDH) trong nhà trường đang là một vấn đề rất khó khăn. Tuy nhiên, xu thế thừa nhận rằng PPDH chỉ có trong chính các môn học, không có PPDH nào là chung nhất đang ngày càng chiếm ưu thế. Bắt nguồn từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc thù tri thức của các bài đạo đứ trong môn Giáo dục Công dân (GDCD) ở trường phổ thông đã đặt ra yêu cầu trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên sử dụng bài tập tình huống (BTTH) để hỗ trợ cho quá trình dạy học, các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh của người giáo viên cũng như hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức của giáo viên cho học sinh. Ngoài ra, lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy việc đạt ra các nhiệm vụ học tập một cách thường xuyên và phù hợp luôn có tác dụng to lớn trong việc hình thành và bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất tốt đẹp, “ èn luyện kỹ năng vận ng k ến ứ vào ự ễn, động đến ìn ảm, đem lạ n ềm vu , ứng ú, ọ ập o ọ s n ” – một trong những mục tiêu cũng như nhiệm vụ của dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của người học hiện nay. II. SỬ DỤNG BTTH ĐỂ DẠY HỌC NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC TRONG MÔN GDCD Ở TR NG PH TH NG Theo từ điển Tâm lí học thì: “Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ đối với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra ngoài nhận thức chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động [1, tr. 16]. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 349-356
  2. 350 NGUYỄN V N TI N Theo tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn “Dạy ọ và p ương p p ạy ọ ong n à ường” tác giả cho rằng: Tình huống dạy học là tình huống trong đó có sự uỷ thác của người giáo viên. Sự uỷ thác này chính là quá trình người giáo viên đưa những nội dung cần truyền thụ vào các sự kiện của tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với lôgic sư phạm, để khi người học giải quyết vấn đề đó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [2, tr. 217]. Từ đó, BTTH là thông tin chứa đựng những hoàn cảnh có vấn đề - đó là một hoàn cảnh xuất hiện trong hoạt động thực tiễn của nhà giáo dục. BTTH là mô hình hoàn cảnh có vấn đề, một mô hình mà ở trong đó có những “đường nứt rạn” cần được xóa bỏ, cần tìm phương pháp, phương tiện, biện pháp, cách thức để giải quyết nhằm đạt mục đích của giáo dục. BTTH chứa đựng những mâu thuẫn của những tình huống như thật, kích thích, gây hứng thú cho người học. Người giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, điều khiển người người học phát hiện ra vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động, giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, hình thành thái độ, phát triển kỹ năng và đạt được mục đích dạy học khác. Từ việc tìm hiểu trên có thể hiểu tình huống là một hoàn cảnh thực tế có chứa đựng mâu thuẫn xung đột. Học sinh phải tự lực cân nhắc để đưa ra cách giải quyết xung đột mâu thuẫn đó. Tình huống đó phải có thật hoặc gần giống như thật được cấu trúc hoá để nhằm mục tiêu dạy học. Việc sử dụng BTTH trong dạy học nói chung, trong dạy học nội dung đạo đức nói riêng xuất phát từ quan điểm cho rằng: Nhận thức con người là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan. Và cũng là phương thức, phát triển toàn diện năng lực của học sinh trong học tập cũng như khi bước ra ngoài xã hội. Sưu tầm và sử dụng BTTH giúp giáo viên đạt được mục tiêu đó. Bên cạnh đó, tính hoài nghi khoa học, tính phê phán của tư duy độ tuổi này cũng xuất hiện. Học sinh thường đặt ra các vấn đề, các câu hỏi thắc mắc để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Các em thường thích tranh luận và bày tỏ ý kiến của mình. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Việc giúp các em có thể phát triển khả năng nhận thức là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Có thể dựa vào đặc điểm này để đặt ra những BTTH có mâu thuẫn, có xung đột, có vấn đề trong dạy học. Giáo viên từ việc nắm vững tâm sinh lý học sinh, hiểu được nhu cầu từ đó hướng dẫn học sinh, kích thích các em độc lập suy nghĩ để giải quyết. Làm cho giờ học sôi nổi, thoải mái hơn. Sưu tầm và sử dụng BTTH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Ngoài ra, do đặc thù tri thức môn GDCD rất gần với cuộc sống giáo viên cần phải cho các em liên hệ với thực tế và thường xuyên lấy ví dụ cho các em dễ hiểu hơn. Mỗi bài dạy phải mang hơi thở của thời đại, nếu trình bày quá nhiều lý thuyết bài dạy sẽ khô khan, không có tính thuyết phục, cuốn hút các em. Bác Hồ đã từng dạy chúng ta
  3. C CH THỨC SỬ DỤNG B I T P T NH HU NG ĐỂ DẠY NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC... 351 rằng:”Lý luận mà tách rời thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng” và Bác cũng nhấn mạnh “Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Sưu tầm và sử dụng BTTH trong dạy học giúp giáo viên giải quyết tốt yêu cầu này. Đồng thời qua đó cũng rèn luyện cho học sinh khả năng nhạy bén trong việc xử lý tình huống mâu thuẫn, xung đột từ đó rút ra nhiều bài học quý báu, biết ứng nhân xử thế phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội đề ra. Điều quan trọng trong quá trình sử dụng BTTH đối với người giáo viên cần là phải nắm vững yêu cầu của mỗi mục đích sử dụng. Cách thức mục đích sử dụng BTTH là rất phong phú, đa dạng. Có thể kể ra một số dạng sau đây: 2.1. Sử dụng BTTH để ở đầu bài học Khi bước vào một bài học mới (một đơn vị kiến thức cơ bản) giáo viên có thể tạo ra một BTTH nhằm tác động vào việc tiếp nhận tri thức của bài học. Có thể có liên quan đến nội dung trước đó cũng có thể không liên quan. Giáo viên tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức cho học sinh. Giáo viên cần ý thức về vấn đề này, đó có thể là “lời vào bài” định hướng học tập, kích thích nhu cầu khám phá tri thức cho học sinh. Có rất nhiều cách khác nhau để vào bài” kể chuyện, tạo tình huống, nêu vấn đề, đưa giả thuyết... Sử dụng BTTH là phương pháp tích cực tác động trực tiếp đến hứng thú cho học sinh bước vào mới. Đây là giai đoạn khởi đầu rất quan trọng. Nó có tính chất quyết định không khí của toàn tiết học và tiến trình giờ học. Ở bước tiếp nhận tri thức khi được giải quyết các BTTH do giáo viên đưa ra chính là lúc tình cảm và trí tuệ học sinh được tác động mạnh mẽ. BTTH ở bước đầu này càng ấn tượng thì hiệu quả giờ dạy càng cao. Mâu thuẫn do BTTH đặt ra thường để trong tâm hồn học sinh một dấu ấn rất đậm nét. BTTH sẽ gây ra cho học sinh nhu cầu nhận thức, niềm khao khát tìm tòi khám phá. Đây là giai đoạn trí tuệ của học sinh được kích thích, nhu cầu nhận thức được hình thành. Ở giai đoạn này giáo viên cần giành một thời gian thích hợp để học sinh trao đổi tiếp nhận vấn đề đó, định hướng hoạt động học tập cho bản thân. Như vậy, mục tiêu cần đạt được ở giai đoạn này là định hướng giờ học theo tư tưởng dạy học, kích thích nhu cầu nhận thức của học sinh và chuyển trạng thái hoạt động của học sinh từ thụ động sang chủ động tích cực. Đây là giai đoạn đầu tích cực, khác về cơ bản với sự khởi đầu thụ động của giờ dạy theo cách truyền thống. Giai đoạn này cũng là kết quả của quá trình chuẩn bị chu đáo công phu, thể hiện vai trò chủ đạo sáng tạo của thầy giáo với việc hướng dẫn hành động của học sinh. Bước này là nền tảng quan trọng cần thiết cho hai bước sau. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư đích đáng. : Tình huống mở đầu bài 10: “Quan niệm về đạo đức” (tiết 1). An là học sinh lớp 10A, An ngoan và học giỏi nên được mọi người yêu mến. Gia đình bạn An rất nghèo, bố An bị tai nạn giao thông giờ không thể lao động được chỉ nằm một chỗ, mẹ An thì ốm đau liên miên. Thấy hoàn cảnh vậy, Tùng lớp trưởng đã báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm biết và kêu gọi các thành viên trong lớp giúp đỡ An bằng cách
  4. 352 NGUYỄN V N TI N quyên góp tiền ủng hộ và thường xuyên quan tâm, động viên bạn An vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Bỗng trong lớp có tiếng nói của Hùng: “Úi dào! Ra vẻ ta đây! Đèn nhà ai nhà ấy rạng!”. âu ỏ : Em ó suy ng ĩ gì về v ệ làm đó ủ ùng, và lờ nó ủ Hùng? ếu em là àn v ên ủ lớp 10A, em sẽ làm gì? ợ ý ả lờ : Việc làm của Tùng là việc làm tốt, biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ tới mọi người. Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người kính trọng và yêu mến. Còn lời nói của Hùng thể hiện thái độ vô trách nhiệm, không biết chia sẻ những khó khăn với những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn mình, bàng quan với cuộc sống xung quanh. Điều đó cho thấy Hùng là người vô tâm, hời hợt, nếu như An nghe được lời nói đó sẽ bị tổn thương và càng mặc cảm hơn. Giáo viên dẫn dắt để mở đầu bài học: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc cây, như nguồn sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Vậy em đã thể hiện mình là người sống đạo đức chưa? Em quan niệm như nào về đạo đức? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn điều này. Bài 10 “Quan niệm về đạo đức”. 2.2. Sử dụng BTTH để hình hành ri hức ới cho học inh Như chúng ta đã biết, tổ chức quá trình dạy học bao gồm việc tạo ra các BTTH liên kết chặt chẽ với nhau và phức tạp dần lên. Các BTTH sẽ kích thích mạnh mẽ ở học sinh nhu cầu giải quyết các vấn đề đặt ra, lôi cuốn các em tham giải quyết vào các hoạt động nhận thức. Mục đích của dạy học sử dụng BTTH là giúp học sinh lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách tự giác. Ở bước nhận thức tri thức bài học là bước quan trọng của giờ học. Đứng trên bình diện khái quát nhất ta có thể thấy, ở bước này vai trò chỉ đạo của thầy và hoạt động tìm kiếm tri tìm kiếm tri thức mới của học sinh qua quá trình giải quyết các BTTH mới và các BTTH diễn ra trong một chu trình khép kín, đan xen hoà quyện lẫn nhau. Thầy đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn học sinh còn học sinh thực hiện hành động qua các chỉ dẫn uốn nắn học sinh. Ở bước nhận thức tri thức bài học giáo viên có thể kết hợp với các phương pháp dạy khác. Giáo viên phải khéo léo vạch ra con đường tìm kiếm tri thức cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi liên quan đến BTTH. Thao tác học sinh vận dụng nhiều các thao tác: phân tích, suy luận, so sánh, lựa chọn trên cơ sở các dữ liệu của BTTH, qua hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm phát hiện những dấu hiệu đơn lẻ của vấn đề và rút ra kết luận. Tuỳ theo nội dung của bài học và mức độ khó của các BTTH mà giáo viên gợi mở và khái quát vấn đề. Ở bước này luôn có sự phối hợp, trao đổi bàn bạc sôi nổi giữa các cá nhân. Bởi lẽ, các cuộc tranh luận sôi nổi nhất của bài học thường rơi vào bước tiếp nhận tri thức. Có thể
  5. C CH THỨC SỬ DỤNG B I T P T NH HU NG ĐỂ DẠY NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC... 353 trong quá trình tranh luận, có nhiều vấn đề và tình huống mới sẽ nảy sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải luôn chủ động, giữ vững vai trò cố vấn và phản ứng kịp thời trước những tình huống bất ngờ. Bài dạy thường bao gồm nhiều đơn vị tri thức có thể chia ra thành những đơn vị nhỏ để học sinh giải quyết cho hợp với trình độ của các em. Đòi hỏi sự tác động qua lại liên tục giữa thầy và vai trò. Để có các BTTH có chất lượng và được ứng dụng thành công đòi hỏi giáo viên phải đầu tư lớn trong việc sưu tầm các BTTH thích hợp để tạo ra tình huống sát với kiến thức cần nhận thức của bài học. Giáo viên có thể đưa ra tình huống buộc học sinh tìm tòi, suy nghĩ, giải quyết. Có thể giải quyết trong 1 mục hoặc toàn bài. Đây là bước quyết định thành công hay thất bại của giờ học. Sử dụng BTTH trong dạy học giúp các em thực sự thấy hào hứng, phấn khởi và hăng say xây dựng bài hơn khi đã giải quyết được BTTH. : Tình huống để hình thành tri thức “Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi con người” (bài 10 – GDCD). Đang trên đường tới trường Thông gặp một em bé đứng khóc trên vỉa hè. Thông dừng xe lại và cố gắng hỏi em bé thì biết được rằng em bé đi chơi và bị lạc không biết đường về nhà. Sau khi hỏi thăm mọi người Thông đã dẫn được em bé về nhà. Xong việc, Thông chạy thật nhanh đến trường nhưng vẫn bị trễ học gần mười phút. Cuối buổi học bạn Hoa lớp trưởng gọi Thông lại và nói những lời lẽ rất gay gắt. Theo bạn Hoa thì việc bạn Thông đi học muộn đã ảnh hưởng đến nề nếp học tập và xếp loại thi đua của cả lớp, đó là hành vi vô kỉ luật và vô đạo đức. âu ỏ : 1. ếu ên đường đ ọ em ũng gặp mộ em bé lạ đường và ần g úp đỡ n ư ên ì em sẽ làm gì? 2. eo em, n ận xé ủ bạn Ho n ư vậy ó đúng y k ông? ạ s o? ếu là bạn Ho ì em sẽ xử sự n ư ế nào? ợ ý ả lờ : 1. Nếu trên đường đi học về em có gặp một em bé bị lạc đường cần người giúp đỡ, em vẫn sẵn sàng giúp đỡ. Không nghĩ ngợi và tính toán gì hết. Theo tiếng gọi của lương tâm. 2. Bạn Hoa đang làm đúng trách nhiệm của cán bộ lớp. Tuy nhiên, bạn Hoa đã không tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao Thông đi học muộn và nói nặng lời với Thông. Nếu là bạn Hoa thì chúng ta sẽ xử sự theo lẽ phải. Trong cuộc sống có những lúc phải vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật nhưng đó lại là hành động làm đúng đạo đức. Biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nó trở thành nét đẹp trong đời sống đạo đức và được coi là những thuần phong, mỹ tục cần duy trì và phát triển.
  6. 354 NGUYỄN V N TI N 2.3. Sử dụng BTHH để củng cố bài học Để kiến thức của học sinh được vững bền thì phải có bước củng cố và vận dụng. Củng cố và vận dụng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ đúng đắn. Việc sử dụng BTTH trong việc củng cố và vận dụng tri thức là một việc làm không đơn giản. Bởi vì, trên thực tế SGK hiện hành có rất ít BTHH hoặc bài tập sáng tạo, phần lớn là các bài tập tái hiện, thiếu đồng bộ và đa dạng. Muốn tạo được BTTH phục vụ mục đích rèn luyện kỹ năng, thái độ... cho học sinh theo nội dung bài học giáo viên phải thiết kế hệ thống BTTH sao cho phù hợp, tăng thêm lượng bài tập sáng tạo, đưa ra các BTTH trong đời sống để các em thực hành, tự mình giải quyết. Khi giải các BTTH giáo viên đưa ra giúp các em thêm một lần nữa khắc sâu, nhớ lại kiến thức mình vừa học. Từ đó các em có thể hình thành và phát triển thêm các kỹ năng giải quyết một tình huống tương tự nếu gặp ngoại cuộc sống, giúp học sinh tránh khỏi những bỡ ngỡ, vấp sai lầm đáng tiếc. Sử dụng BTTH để củng cố bài học cũng là một tiêu chí đánh giá tiết dạy có thực sự hiệu quả không. Học sinh có tiếp thu bài học nhanh và dễ hiểu không và từ đó có thể nhạy bén, sáng tạo vận dụng linh hoạt ngoài cuộc sống. : tình huống củng cố bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” (tiết 2). Cô Hoa mới tốt nghiệp trường sư phạm được phân công về giảng dạy tại một trường THPT. Buổi đầu vào lớp, làm quen với học sinh: - Các em hãy giới thiệu cho cô và cả lớp biết cha mẹ các em làm nghề gì? Đề tài thật hấp dẫn, em nào cũng hào hứng. Hầu hết cha mẹ các em học sinh đều là cán bộ công nhân, viên chức: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư.... Đến lượt em Mai, cũng như các bạn, em nói rất hồn nhiên: - Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ! Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Mai đỏ bừng mặt, mắt rơm rớm. Cô giáo nhìn cả lớp với ánh mắt nghiêm nghị rồi đến bên, đặt tay lên vai Mai và nói: - Cảm ơn bố mẹ em, những người lao công đã giúp cho thành phố của chúng ta luôn sạch và đẹp. Không có nghề nào là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề, làm nghề phi pháp mới đáng xấu hổ. âu ỏ : Em ó n ận xé gì về độ ủ bạn đã ườ ế n ạo và sự ứng xử ủ ô g o ong ìn uống trên ? ợ ý ả lờ : Thái độ của các bạn trong lớp là không đúng và đáng chê trách. Không tôn trọng nhân phẩm và danh dự nghề nghiệp của bố mẹ bạn Mai. Nghề nào cũng cao quý và được tất cả mọi người trân trọng, kính trọng. Giả sử làm nghề bác sĩ mà không có lương tâm, trách nhiệm với bệnh nhân không có tiền chạy chữa có thể bỏ mặc họ chịu đau đớn thì cũng vô dụng. Người nghệ sĩ có tài mà bôi nhọ danh dự Tổ quốc thì cũng chẳng ra gì...
  7. C CH THỨC SỬ DỤNG B I T P T NH HU NG ĐỂ DẠY NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC... 355 Nghề nghiệp gì không quan trọng, quan trọng là có vi phạm pháp luật, trái pháp luật hay không. Còn mọi nghề đều được xã hội tôn vinh và đáng để chúng ta trân trọng. Ứng xử của cô giáo rất hay và rất tế nhị, cô đã khéo léo nói cho các bạn trong lớp hiểu và có sự thay đổi thái độ trân trọng hơn nghề mà cha mẹ bạn Mai đang làm. Giáo viên kết luận toàn bài: Qua BTTH cô vừa đưa ra cho cả lớp, chúng ta đã rút tra cho mình bài học bản thân. Từ đó, các em biết tôn trọng những phẩm chất, danh dự của người khác, bên cạnh đó co nghĩa vụ lên án những điều sai trái, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của người Việt. Luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, phẩm chất. Khi em làm một việc tốt chính là em đã gieo những niềm vui cho bản thân, gia đình và xã hội. 2.4. Sử dụng BTHH để hướng dẫn hoạ động nối iếp Sử dụng BTTH để hướng dẫn hoạt động nối tiếp có nghĩa là giáo viên giao BTTH cho học sinh làm BTHH ở nhà. Để học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học trên lớp có thể giải quyết những BTHH mà giáo viên đưa ra. BTTH sử dụng để làm bài tập ở nhà phải gần gũi với cuộc sống, những gì đang xảy ra xung quanh. BTTH không được xa rời cuộc sống thực tại, từ đó kích thích hứng thú học sinh ham tìm hiểu, giải quyết sáng tạo, linh hoạt theo suy nghĩ của bản thân mỗi em. Khi giải quyết các BTTH ở nhà một mặt giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Mặt khác nâng cao, rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống nếu các em gặp phải. Ứng xử nhanh, nhạy bén khi gặp bất kì sự cố nào, mà các em không cần sự trợ giúp của người lớn tự các em có thể giải quyết nó một cách tốt nhất. : Tình huống để hướng dẫn họct động nối tiếp bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” (1 tiết). Ở lớp Lan là một học sinh được rất nhiều bạn bè cùng lớp yêu mến vì tính nhiệt tình, hay giúp đỡ các bạn khác trong lớp. Nhưng Lan trong học tập lại không trung thực, Lan thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra. Các bạn trong lớp biết Lan có hành vi như vậy, xa lánh không ai chơi với Lan nữa. Mọi người còn nhận xét Lan là người không có nhân phẩm, đánh mất danh dự. âu ỏ : 1. Em ểu n ân p ẩm, n ự là gì? 2. Em ó n ận xé gì về ìn uống ên? ếu là em, em ó làm n ư L n k ông? ì s o? ợ ý ả lờ : 1. Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao dư luận xã hội đối với mọi người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
  8. 356 NGUYỄN V N TI N : Danh dự của những chú bộ đội, cảnh sát... 2. Qua tình huống trên chúng ta thấy rằng Lan không trung thực trong giờ kiểm tra. Việc làm đó đáng bị mọi người phê bình, hành vi đó đồng nghĩa với việc đánh mất danh dự và phẩm chất của mình. Nếu là Lan em sẽ không làm như vậy. Bởi trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và được mọi người thương yêu, kính trọng. 3. K T LU N Trên đây là một số dạng thức sử dụng cơ bản của BTTH để dạy học các bài đạo đức trong môn GDCd ở trường phổ thông. Ở mỗi dạng thức bao giờ cũng đi kèm hệ thống các yêu cầu cụ thể như là những nguyên tắc của quá trình sử dụng. Việc nắm vững các dạng thức này là rất quan trọng vì nó giúp người giáo viên đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của mỗi dạng thức khác nhau. Qua đó, các BTTH sẽ phát huy được lợi thế, ưu điểm của mình trong việc hỗ trợ các hoạt động nhận thức cho học sinh cũng như giúp phát huy tính năng động, sáng tạo, tự giác và chủ động của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Dũng (2000). ừ đ ển âm l ọc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [2] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy ọ và p ương p p ạy ọ ong n à ường”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. NGUYỄN V N TI N SV lớp GDCT 3, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0165 823 2544, Email: nguyentiendhsphue@gmail.com
nguon tai.lieu . vn