Xem mẫu

  1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN Ở HUTECH Phạm Thị Mỹ Linh, Lê Thị Nhƣ Phƣơng, Trần Thị Thuý Khoa Kế toán  Tài chính  Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Hiện nay không thể phủ nhận những sự thay đổi vượt bậc của công nghiệp hoá lần thứ tư (CMCN 4.0) và tầm ảnh hưởng của công nghệ khoa học đến đời sống con người. Những sự phát triển này đã và đang tác động trực diện vào mọi lĩnh vực các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam một đất nước đang trên đà phát triển. Bản chất của CMCN 4.0 chính là sử dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ cho sản xuất và đời sống con người. Cuộc cách mạng này mang lại nhiều lợi ích như: giúp con người khám phá nhiều tri thức mới, chất lượng kinh tế và đặc biệt giúp ích cho nhiều mặt sản xuất. Nhưng bên cạnh đó phải đối mặt với nhiều thách thức đối với các nhà đầu cơ, người lao động phải biết nắm bắt thời cơ và đưa ra những hạoch định phù hợp. Dưới sự tác động ấy, thì giáo dục đại học là lĩnh vực quan trọng nhất. Nhân tố chịu tác động trực tiếp đó chính là sinh viên. Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thì chắc hẳn phải có sự can thiệp trực tiếp từ nền giáo dục Việt Nam. Song bên cạnh đó phải có sự phối hợp của đối tượng học là sinh viên. vậy dưới sự tác động của cuộc CMCN 4.0 thì việc học của sinh viên như thế nào cho hiệu quả. Từ khóa: Công nghiệp 4.0, việc học của sinh viên. 1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 1.1.1 Khái niệm Cách mạng công nghiệp là một cách gọi của việc phát triển khoa học kỹ thuật đến một mức độ có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của con người trong sản xuất, theo hướng tích cực hơn. Cách mạng công nghiệp 4.0 (lần thứ tư) là một bước tiến mới mà nhân loại đang hướng đến hay nói cách khác đây chính là cuộc cách mạng trí tuệ bởi nó tạo ra môi trường mà khi đó máy móc tự động hoá, con người kết nối làm việc cùng nhau theo những cách thức hoàn toàn mới. CMCN 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo - Artificial intelligence (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn - Big Data. Lĩnh vực công nghệ sinh học: Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Về vật lý: Chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), xe tự lái và công nghệ nano…. 1.1.2 Lịch sử hình thành Có những cột móc chính như sau: 1. Cuộc CMCN lần thứ nhất (cuối TK18 – nửa đầu TK19): Huy động việc cơ giới hóa sản xuất sử dụng nước và hơi nước. Sự phát triển các máy công cụ tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác. 442
  2. 2. Cuộc CMCN lần thứ hai (1850 - cuối TK19): Khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914, năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất, giai đoạn thứ hai này kết thúc. 3. Cuộc CMCN lần thứ ba (TK20): Tự động hóa sản xuất bằng cácg ứng dụng diện tử, công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất. Sự kiện đánh chú ý 1969 bộ điều kiển LOGIC lập trình đầu tiên ra đời. 4. Cuộc CMCN lần thứ tư (2013 - nay ): Sự hợp nhất của sản xuất với công nghệ thông tin và truyền thông, Hệ thống không gian mạng thông minh giúp cho vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vất lý. 1.2 Thực trạng việc học của sinh viên Ở thời nay sự xuất hiện CMCN 4.0 mang đến cơ hội và thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục nói riêng. Điều quan trọng trong xu hướng mới là nền tri thức chia sẻ, qua những nền tảng như Facebook, YouTube, Grab, Uber... cho thấy kiến thức không thể bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức. Sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay, có nhiều cơ hội để trở thành một sinh viên toàn cầu. Đối với trường học nó sẽ đem lại kết quả vượt trội cho những trường nào sớm có ý thức và có những bước áp dụng mạnh mẽ dựa trên 3 đặc tính: kết nối, số hóa, tương tác dựa vào internet. Tại trường học hiện nay, tất cả các dữ liệu của sinh viên từ mã số, điểm số, thi cử... đều đã được số hóa tại một nơi lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, giảng viên chỉ cần đưa tài liệu lên “mây” (Cloud), tất cả mọi người tranh luận trên “mây” mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư, hiệu quả và tính đồng bộ. Và các phương thức giảng dạy cũ không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Ví dụ như nhu cầu của sinh viên là ngồi ở đâu cũng có thể truy cập vào được thư viện của trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử. Những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần nhà trường. Trong đó sinh viên sẽ được hướng dẫn học qua mạng, chỉ có giáo viên chấm điểm sau. Thậm chí, còn tiến tới việc sinh viên lớp trước chấm điểm, hướng dẫn cho sinh viên lớp sau hay kiểm tra chéo nhau giữa các sinh viên. Điều này giúp tối ưu hóa mọi nguồn lực. 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên kết quả khảo sát của 150 sinh viên đang học tập chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.1 Khảo sát Với tầm ảnh hưởng rất lớn như vây nhưng chỉ có khoảng 27% thật sự hiểu rõ CMCN 4.0 là gì và nó tác động như thế nào đối với đất nước. Từng nghe về nó nhưng chưa rõ 14% Hiểu đầy đủ khái 30% niệm và những tác động 29% Hiểu khái niệm nhưng chưa rõ về 27% những tác động Hiểu biết có giới hạn Biểu đồ 1: Khảo sát về sự hiểu biết về CMCN 4.0 của người Việt Nam 443
  3. Trong 150 sinh viên được khảo sát đã có ít nhất 19.5% sinh viên dùng 1/8 thời gian trong ngày để sử dụng thiết bị điện tử có kết nối mạng và có gần một nửa sinh viên dùng hơn ¼ thời gian trong ngày để sử dụng thiết bị điện tử có kết nối mạng. Với sự đổi mới của công nghệ, con người ngày nay chỉ với một thiết bị điện tử có kết nối internet, mọi người có thể tìm kiếm mọi thứ, chính vì sự tiện lợi và nhanh chóng nó đã trở thành một thứ không thể thiếu đối với sinh viên. >6h/ngày 33% 48% 3h/ngày 6h/ngày 19% Biểu đồ 2: Khảo sát về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của sinh viên ở Việt Nam. Tại môi trường học tập của sinh viên hiện nay, số lượng sinh viên lấy tài liệu kham khảo chiếm đến 95.3%, chỉ có số ít là tìm kiếm ở thư viện hay các hiệu sách. Những con số trên đẫ nói lên sự phụ thuộc trong viêc học tập của sinh viên đối với các thiết bị điện tử có kết nối mạng. Học qua mạng, học trực tuyến,… dường như đã trờ thành cách học phổ biến ở thời đại của “ công nghiệp 4.0”, như vây ta thấy rõ sự phụ thuộc không chỉ thể hiện ở việc tìm kiếm tài liệu, giải đáp thắc mắc mà còn thể hiện qua các phương pháp học tập của sinh viên. Qua hai câu hỏi khảo sát trên có thể chứng minh rằng CMCN 4.0 ở thế kỉ 21 đang có tầm ảnh hưởng to lớn đối với ngành giáo dục nói chung và việc học tập của sinh viên nói riêng. Biểu đồ 3: Khảo sát sinh viên ở Việt Nam thường tìm tài liệu học ở đâu. 1.3.2 Kết quả đạt được Qua khảo sát trên cho chúng ta nhận ra một điều rằng: phần lớn sinh viên ở Việt Nam dành hơn 1/8 thời gian trong một ngày cho việc sử dụng mạng Internet. Song bên cạnh đó vì không hiểu rõ tác động của CMCN 4.0 đến việc học như thế, dẫn đến hai chiều hướng sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát Ưu điểm Nhược điểm Thời gian Tiết kiệm: tìm kiếm, cập nhập Lạm dụng: cho việc giải trí (lướt facebook, zalo, thông tin nhanh. youtube,...) Kiến thức Phong phú, đa dạng, dễ dàng tìm không có chọn lọc, độ tin cậy không cao, kiếm. Tư duy Kích thích tìm hiểu kiến thức mới Lười nhát suy nghĩ, sáng tạo => thụ động trong việc học. Phương pháp Chủ động tự học (thi thử trên các Ỷ lại vào các trang web ôn tập, không tự lập kế học trang web) hoạch cho bản thân. 444
  4. 2. KIẾN NGHỊ Nền tảng của CMCN 4.0 là sự kết nối giữa thế giới thật và ảo thông qua phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số và kết nối mạng, do vậy kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên cũng như con người nhân loại. Vì vậy Sinh viên, nguồn nhân lực tương lai cần chuẩn bị nền tri thức vững chắc, toàn diện. Thứ nhất, sinh viên cần định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu, yêu cầu của nghề nghiệp trước cuộc CMCN 4.0, thích ứng với ngành nghề mới. Khi mà thực tế đã có những thay đổi việc làm trên thị trường lao động, người máy bắt đầu thực hiện các công việc phổ thông thay cho con người. Việc làm ở các lĩnh vực như tư vấn pháp luật, kế toán và tư vấn thuế cũng có thể bị thay thế hoàn toàn bởi các rô-bốt thông minh. Thứ hai, tích cực trang bị các kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng có liên quan để đáp ứng nhu cầu xã hội trong nền công nghiệp 4.0. trang bị trình độ ngoại ngữ đủ để có thể làm việc ở mọi nơi trong tư cách của công dân toàn cầu. Thứ ba, sinh viên tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống, trang bị ngoại ngữ và các kỹ năng mềm (khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa thế giới thực và ảo, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác liên ngành…) thì các bạn sinh viên khi ra trường mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa 3. KẾT LUẬN Sinh viên mỗi khi tìm kiếm một thông tin nào cần thiết cho việc nghiên cứu, làm đồ án, các số liệu đều được cập nhật hết trên mạng. Sinh viên bây giờ sẽ không còn vất vả lục tung thư viện để tìm những quyển sách mình cần, phải nhờ vả bạn bè tìm giúp những số liệu. Ta có thể dễ dàng tìm thấy bất kỳ thông tin nào, tuy nhiên không phải hầu hết các số liệu và thông tin trên mạng là chính xác. Chính vì những lợi ích quá tuyệt vời mà CMCN 4.0 đem lại, nên đã dẫn đến những hệ lụy mà dường như cá nhân mỗi người vẫn chưa ý thức được "mình đang ngày càng lạm dụng nó". Bạn nên nhớ rằng, CMCN 4 chỉ là một công cuộc đổi mới.Tự chính sinh viên ta phải suy nghĩ, lao động sáng tạo thì mới có thể giúp ta phát huy hết được những thế mạnh của bản thân. Từ đó nguồn nhân lực tương lai (sinh viên) là nhân tố để tạo nên những cuộc cách mạng công nghiệp trong tương lai, nhằm hướng tới mục đích chung xây dựng đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư Ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Dự thảo ngày 12/6/2017 [2] https://blog.hachium.com/thoi-dai-4-0-giao-duc-viet-dang-dau-o-giai-doan-2-0/ [3] http://giaoduchocduong.com/nhung-khac-biet-cua-sinh-vien-viet-xua-va-nay-day-thu-vi/ [4] https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_4.0 [5] https://sie.hust.edu.vn/la-sinh-vien-hay-hieu-the-nao-la-cach-mang-cong-nghiep-4-0-de-khong-bi- tut-hau/ [6] Nguyễn Thị Lan Phương (2018). Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và hiệu quả của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, từ đó đề xuất giải pháp sử dụng sách này trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài cấp Bộ, mã số B2017-VKG-11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [7] Phạm Viết Vượng (2000). Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Randall Stross (2019) dịch giả Hoàng Thiện. Hướng nghiệp trong thời đại 4.0. Nhà xuất bản lao động. 445
nguon tai.lieu . vn