Xem mẫu

  1. Cách bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư Khi phát hiện công ty chứng khoán hoạt động chộp giật, không sòng phẳng, nhà đầu tư nên chấm dứt giao dịch, mở tài khoản tại nơi khác. Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) khi bị khách hàng tố cáo vi phạm, các công ty chứng khoán thường “đổ lỗi” cho nhân viên môi giới, sau đó đuổi việc nhân viên vi phạm, hòng “xóa” trách nhiệm của mình với khách hàng. Trên thực tế, xác định trách nhiệm của các bên trong các vụ tranh chấp không đơn giản, bởi không hiếm trường hợp có sự tiếp tay của khách hàng. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, thì nên linh hoạt sử dụng 3 biện pháp để giải quyết. Thứ nhất, thương lương trực tiếp giữa khách hàng và công ty chứng khoán, nhân viên trực tiếp gây ra lỗi. Thứ hai, trường hợp thương lượng thất bại, bị hại nên khiếu nại hành chính lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước để xác minh vi phạm, làm căn cứ cho áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Thứ ba, với hai biện pháp trên, nếu nhà đầu tư cảm thấy quyền lợi hợp pháp của mình vẫn chưa được bảo vệ thỏa đáng, thì nên tố cáo vụ việc ra cơ quan công an hoặc khởi kiện ra tòa án. Để tránh “được vạ thì má đã sưng”, điều quan trọng là nhà đầu tư cần sử dụng quyền năng của “thượng đế”, để đồng lòng tẩy chay các công ty chứng khoán làm ăn không chân chính, không minh bạch. Khi phát hiện biểu hiện làm ăn không đàng hoàng của công ty chứng khoán, nhà đầu tư cần dứt
  2. khoát chấm dứt giao dịch, đồng thời mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán kinh doanh uy tín. Điều này sẽ tạo sức ép đào thải các công ty chứng khoán hoạt động chộp giật, không sòng phẳng. Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn VFAM Việt Nam, khi nhân viên môi giới công ty chứng khoán giả mạo chữ ký để rút tiền từ tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, mà trong giấy yêu cầu chuyển tiền có chữ ký của người đại diện và có đóng dấu của công ty chứng khoán, thì có dấu hiệu vi phạm hình sự, trong đó có trách nhiệm liên đới của đại diện công ty chứng khoán. Trong trường hợp này là có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo, hoặc tội lợi dụng tín nhiệm để xâm phạm tài sản của tổ chức và công dân được quy định trong Bộ Luật hình sự. Để xác định rõ trách nhiệm của các bên, bị hại cần làm đơn tố cáo vụ việc ra cơ quan cảnh sát điều tra, để thu thập chứng cứ, khởi tố vụ án. Theo nguyên tắc xử lý hình sự, ai gây ra thiệt hại thì người đó phải chịu trách nhiệm. Bởi vậy, khi xảy ra tranh chấp với khách hàng, đương nhiên nhân viên môi giới công ty chứng khoán phải có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại cho khách hàng. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu nhân viên môi giới khai nhận có những cán bộ khác trong công ty chứng khoán được ăn chia số tiền có được từ hành vi vi phạm mà có, thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới. Ngoài ra, nếu trong giấy yêu cầu chuyển tiền có giả mạo chữ ký của khách hàng được đại diện công ty chứng khoán ký tên và đóng dấu, thì vị đại diện này cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Công ty chứng khoán không thể
  3. đưa ra các lý do như: do sơ suất, hoặc tin tưởng nhân viên…, nên mới ký xác nhận giao dịch, để thoái thác trách nhiệm của mình. Trong quy định của pháp luật, không có quy định miễn trách nhiệm cho trường hợp do sơ xuất nghiệp vụ. Đại diện công ty chứng khoán ký tên, đóng dấu là người có năng lực hành vi dân sự, được đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thì không có lý do gì để biện minh cho hành vi vi phạm là ký xác nhận lệnh chuyển tiền do nhân viên môi giới giả mạo chữ ký của khách hàng lập ra. Với trường hợp này, công ty chứng khoán không thể đưa ra bất kỳ lý do nào để từ chối trách nhiệm liên đới trong việc bồi hoàn thiệt hại cho khách hàng, do hành vi vi phạm của nhân viên gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty chứng khoán đến đâu do tòa án phán quyết.
nguon tai.lieu . vn