Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC NGHIỆN VÀ TÁI NGHIỆN MA TUÝ CỦA HỌC VIÊN TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TUÝ THANH ĐA Huỳnh Văn Chung Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nghiện và tái nghiện của học viên trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa là hệ quả của tổng hoà nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng này thuộc hai nhóm khách quan và chủ quan, bao gồm: gia đình, môi trường, giáo dục, đặc trưng tâm lý và di truyền. Từ khóa: Ma tuý, nghiện, tái nghiện, yếu tố ảnh hưởng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những vấn nạn chung của xã hội loài người hiện nay là nạn nghiện ma tuý, tại diễn đàn Liên Hợp Quốc ông Boutros Gali- nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện ma tuý đang trở thành hiểm hoạ lớn của nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát khỏi vòng xoáy của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn bán ma tuý gây ra. Ma tuý làm gia tặng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, huy hoại những tiềm năng quý báu mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội,… Nghiêm trọng hơn ma tuý còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thể kỷ HIV/AIDS phát triển…” Cùng với đó là số lượng người nghiện ma tuý tăng liên tục qua các năm, theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ở Việt Nam vào những 1980 – 1983 có 3.000 – 4.000 người đang cai nghiện. và con số này tang dần đều qua mỗi năm, cụ thể năm 2000 có 15.000 người nghiện được quản lý, con số này đến năm 2010 đã tăng đến 132.000 người và vào năm 2017 là 222.582 người. Đây chỉ là con số mà nhà nước quản lí được, trên thực tế số người nghiện ma tuý đã vượt xa con số này rất nhiều. Tình trạng nghiện ma tuý có nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung gồm nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm các yếu tố gia đình của người nghiện, các yếu tối môi trường xã hội và bản thân người nghiện. Việc hiểu rõ các yếu tố tác động tới việc nghiện và tái nghiện đó là cách thức hữu hiệu nhất để giải quyết bài toán nghiện ma tuý, cũng là cách hiệu quả để giảm các áp lực xã hội nói chung và người dân nói riêng do vấn đề này gây ra. Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả các yếu tố tác động tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và sơ bộ đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối với việc nghiện ma tuý của học viên. 1008
  2. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa. Các số liệu thu thập được từ khảo sát được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa được chia thành 5 mức độ, bao gồm: rất nhiều = 1 điểm; nhiều = 2 điểm; tương đối = 3 điểm; ít = 4 điểm; không = 5 điểm. Thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa được chia theo 5 mức độ dựa vào điểm trung bình (ĐTB). Các mức độ ảnh hưởng bao gồm: rất nhiều (1 ≤ ĐTB < 1.80); nhiều (1.81≤ ĐTB < 2.60); tương đối (2.61≤ ĐTB < 3.40); ít (3.41≤ ĐTB < 4.20); không (4.21≤ ĐTB < 5). 2.2 Khách thể Mẫu nghiên cứu gồm 84 học viên đang cai nghiện tại trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu khách thể nghiên cứu có đặc điểm như sau: Bảng 1: Đặc điểm đối khách thể nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giới tính (n=84) Nam 81 96.4 Nữ 3 3.6 Độ tuổi (n=84) Dưới 18 7 8.3 Từ 19-29 45 53.6 Từ 30-39 27 32.1 Từ 40-50 5 6 Tình trạng hôn nhân (n=84) Độc thân 65 77.4 Kết hôn hạnh phúc 7 8.3 Kết hôn không hạnh phúc 2 2.4 Li thân 4 4.8 Li dị 5 6 Khác 1 1.2 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng nghiện của nhóm khách thể nghiên cứu Bảng 2: Thực trạng nghiện của khách thể nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tuổi bắt đầu sử dụng (n=84) Dưới 18 41 48.8 Từ 19-29 38 45.2 1009
  3. Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tuổi bắt đầu sử dụng (n=84) Từ 30-39 3 3.6 Từ 40-50 2 2.4 Số lần cai nghiện (n=84) Lần đầu 34 40.5 Lần 2 21 25 Lần 3 8 9.5 Trên 3 lần 21 25 Loại ma tuý sử dụng (n=84) Cần sa 19 15.2 Heroin 30 24 Cocain 11 8.8 Amphetamine 49 39.2 Khác 16 12.8 Kết quả khảo sát cho thấy gần một nửa học viên sử dụng ma tuý lần đầu tiên dưới 18 tuổi, tuyệt đại đa số là dưới 29 tuổi. có 40.5% cai nghiện lần đầu tiên, và đa số sử dụng loại ma tuý Amphetamine (ma tuý đá). 3.2 Các lý do ảnh hƣởng tới việc nghiện lần đầu Bảng 3: Các lý do ảnh hưởng tới việc nghiện lần đầu Lý do Điểm trung Mức dộ bình Tò mò, muốn thử cảm giác lạ 3.19 Tương đối Bắt chước, ham vui 3.2 Tương đối Thích chơi trội, thể hiện bản thân 4.24 Không Buồn chán, cô đơn 3.21 Tương đối Bạn bè lôi kéo, rủ rê 3.37 Tương đối Bị lừa sử dụng 4.49 Không Thất tình/ người yêu chia tay 4.1 Ít Mâu thuẫn vợ chồng/ cha mẹ 4.33 Không Gia đình không hạnh phúc 4.29 Không Không có việc làm, tương lai mờ mịt 3.9 Ít Căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc 3.58 Ít sống Tỉnh táo, tăng sức lực để làm việc 3.74 Ít Ma tuý có sẵn 4.07 Ít N=84 Thông qua bảng 3 có thể thấy nhìn chung các lý do ít ảnh hưởng tới việc nghiện của học viên, nhưng việc nghiện này là tổng hoà của nhiều những lý do nguyên nhân khác nhau bao gồm: tò mò, muốn thử cảm giác lạ; bắt chước, ham vui; buồn chán, cô đơn; bạn bè lôi kéo, rủ rê. 1010
  4. 3.3 Các lý do ảnh hƣởng tới việc tái nghiện Bảng 4: Các lý do ảnh hưởng tới việc tái nghiện Lý do Điểm trung Mức dộ bình Thèm nhớ 2.94 Tương đối Gặp lại bạn cùng sử dụng ma tuý 2.57 Nhiều Thấy/ ngửi thấy người khác sử dụng ma tuý 3.9 Ít Đi ngang nơi mua bán/ sử dụng ma tuý 3.82 Ít Thích chơi trội, thể hiện bản thân 4.57 Không Ham vui 3.73 Ít Buồn chán, cô đơn 4.57 Tương đối Bạn bè lôi kéo, rủ rê 3.71 Ít Thất tình/ người yêu chia tay 4.24 Không Mâu thuẫn vợ chồng/ cha mẹ 4.59 Không Gia đình không hạnh phúc 4.37 Không Không có việc làm, tương lai mờ mịt 4.1 Ít Căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc 3.76 Ít sống Tỉnh táo, tăng sức lực để làm việc 3.9 Ít Gia đình không tin tưởng 3.76 Ít Gia đình xa lánh,bỏ mặc, không quan tâm 4.24 Không N=84 Kết quả từ bảng 4 cho thấy rằng các lý do ảnh hưởng được đưa ra ít ảnh hưởng tới việc tái nghiện ma tuý. Việc tái nghiện là kết quả của tổng hoà nhiều lý do nguyên nhân khác nhau từ những lý do sau: thích chơi trội thể hiện bản thân; thất tình/ người yêu chia tay; mâu thuẫn vợ chồng/ cha mẹ, gia đình không hạnh phúc; gia đình xa lánh, bỏ mặc, không quan tâm. Đặc biệt lý do gặp lại bạn cùng sử dụng ma tuý đang ở mức độ rất nhiều, khi gặp lại bạn cùng sử dụng ma tuý, cảm giác thèm nhớ trỗi dậy làm người sau cai dễ tái nghiện trở lại khi không đủ bản lĩnh từ chối việc sử dụng ma tuý. 3.4 Khái quát các yếu tố ảnh hƣởng tơdi việc nghiện và tái nghiện ma tuý của học viên trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa Bảng 5: Khái quát các yếu tố ảnh hưởng tới việc nghiện và tái nghiện ma tuý Yếu tố Tỷ lệ Mức độ Ghi chú (%) Nhóm gia đình (N=84) Bảo vệ Kết hôn hạnh phúc 48.8 Bố mẹ học viên Nguy cơ Không đủ bố hoặc 51.2 mẹ Kết hôn không hạnh phúc Li thân Li dị Li dị 26.5 Học viên 1011
  5. Yếu tố Tỷ lệ Mức độ Ghi chú (%) Học viên là con út 48.8 Nhóm môi trƣờng và bạn bè (N=84) Bảo vệ Có cơ sở tôn giáo, Tương Ở nơi sinh chùa và nhà thờ đối sống của học Dễ dàng tiếp xúc với Tương viên lực lượng chức đối năng (công an, dân phòng, các cơ quan nhà nước,…) Trường học có giao Tương dục về tác hại của đối ma tuý Nguy cơ Có người bán ma Tương tuý đối Có các dịch vụ vui Tương chưoi giải trí nhạy đối cảm Bạn bè lôi kéo, rủ rê Tương sử dụng ma tuý đối Bạn bè có người Tương nghiện ma tuý đối Tái nghiện vì gặp lại Nhiều bạn cùng sử dụng ma tuý (N=50) Giáo dục (N=84) Bảo vệ Trình độ học vấn 8.3 Cao đẳng/ đại cao học Nguy cơ Trình độ học vấn 40.5 Cấp 1, cấp 2 thấp Nhóm yếu tố đặc trƣng tâm lý (N=84) Bảo vệ Điềm tĩnh Tương đối Suy nghĩ nghiền Tương ngẫm trước khi nói đối hoặc làm Nhiệt tình, sẵn lòng Nhiều giúp đỡ người khác Vui vẻ, hài hước Nhiều Vừa nguy cơ, vừa bảo vệ Nguy cơ Ưa tìm tòi, khám Nhiều phá những điều mới lạ Vui vẻ, hài hước Nhiều Vừa nguy cơ, vừa bảo vệ Khác (N=84) Bảo vệ Không stress 51.4 Dựa theo test Không lo âu 42.9 DASS21, kết quả có giá trị Không trầm cảm 53.6 1012
  6. Yếu tố Tỷ lệ Mức độ Ghi chú (%) Nguy cơ Stress nhẹ 23.8 tham khảo ngay tại thời Stress vừa 23.8 điểm làm test Stress nặng này. Stress rất nặng Lo âu nhẹ 10.7 Lo âu vừa 36.9 Lo âu nặng Lo âu rất nặng Trầm cảm nhẹ 26.2 Trầm cảm vừa 20.2 Trẩm cảm nặng Trầm cảm rất nặng Theo số liệu của bảng 5 cho thấy: – Nhóm yếu tố gia đình phần yếu tố nguy cơ nhiều hơn là bảo vệ với việc tỉ lệ li dị của học viên và tình trạng hôn nhân bất thường trong gia đình bố mẹ học viên chiếm tỷ lệ rất cao, thứ tự sinh cũng là một yếu tố nguy cơ cực cao khi gần một nửa học viên là con út trong gia đình, có thể giải thích do vị trí sinh ảnh hưởng tới lối giáo dục của cha mẹ tới con cái. – Nhóm yếu tố môi trường và bạn bè phần yếu tố nguy cơ cao nổi bật ở việc kết quả cho thấy lí do tái nghiện ma tuý vì gặp lại bạn cùng nghiện ở mức nhiều, và tương đối số học viên trả lời có bạn sử dụng ma tuý và rủ rê lôi kéo học viên sử dụng ma tuý. – Giáo dục thực sự là một yếu tố nguy cơ cao khi mà trình độ học vấn của học viên quá thấp, hơn 40% có học vấn dưới cấp 3. Phản ánh được việc giáo dục góp phần tác dộng tới nhận thức và quyết định sử dụng ma tuý cú học viên. – Nhóm các đặc trưng tâm lý có yếu tố nguy cơ cao khi học viên có tính cách ưa tìm tòi khám phá những điều mới lạ ở mức nhiều. – Với các yếu tố rối loạn tâm thần, đây là các chỉ số nguy cơ khi stress, lo âu và trầm cảm đều xuất với tỷ lệ cao xấp xỉ một nửa với cả ba rối nhiễu. 4. KẾT LUẬN Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nghiện và tái nghiện thuộc nhóm chủ quan và khách quan bao gồm: gia đình, xã hội, bạn bè, giáo dục, đặc trưng tâm lý và một số yếu tố khác. Trong đó, nhóm yếu tố gia đình nổi bật là tác động rất nhiều của tình trạng hôn nhân của bố mẹ học viên và thứ tự sinh của học viên. Nhóm yếu tố môi trường và bạn bè thì yếu tố tác động nhiều là bạn bè của học viên. Còn nhóm yếu tố giáo dục chiếm tác động nhiều ở tình trạng học vấn thấp của học viên. Tìm thấy ảnh hưởng ở mức dộ nhiều ở nhóm yếu tố đặc trưng tâm lý là tính cách ưa tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Điều đáng lưu tâm là tỉ lệ mắc phải các rối nhiễu tâm lý gồm stress, lo âu và trầm cảm tại thời điểm khảo sát với tỷ lệ rất cao. 1013
nguon tai.lieu . vn