Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM NHÃN HÀNG RIÊNG CỦA SIÊU THỊ ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG TP. KON TUM ThS. Lê Thị Hồng Nghĩa, ThS. Lê Thị Hạnh Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nhãn hiệu riêng của siêu thị bán lẻ tại Thành phố Kon Tum. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 184 người tiêu dùng mua sắm tại các siêu thị trên địa bàn. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy ý định lựa chọn của người tiêu dùng chịu tác động tích cực của một yếu tố: Giá cả cảm nhận (β = 0,529). Đây là cơ sở để cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn đến thị trường mục tiêu của mình. Từ khoá: Nhãn hàng riêng, ý định mua, siêu thị bán lẻ FACTORS AFFECTING CONSUMER'S PURCHASE INTENTION FOR PRIVATE LABEL PRODUCTS OF SUPERMARKETS IN KON TUM CITY Abstract: This study measures the impact of factors which affecting the consumers’ purchase intention for private label products of supermarkets in Kon tum city. Primary information was collected through a survey of 184 consumers shopping at supermarkets in the area. The results of the regression analysis show that the consumer's intention to choose is positively affected by one factor: Perceived price (β = 0.529). This is the basis for businesses to better access Keywords: Private label, purchase intention, supermarket 1. Lời mở đầu Phát triển nhãn hàng riêng không còn là một chiến lược xa lạ đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam bởi lợi thế của sự khác biệt và giá cả cạnh tranh của mặt hàng này. Nhãn hàng riêng không chỉ giúp các nhà bán lẻ xác định thương hiệu riêng và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại mà còn giúp người tiêu dùng gia tăng sự lựa chọn sản phẩm. Chiến lược này là tất yếu đối với ngành bán lẻ khi mô hình siêu thị ngày càng mở rộng mạng lưới và mục tiêu tăng độ bao phủ sản phẩm do chính doanh nghiệp bán lẻ tạo ra đối với các phân khúc khách hàng khác nhau. Để khai thác tối đa thị trường, ngoài việc nỗ lực định vị thương hiệu riêng và phối thức những công cụ marketing, các nhà nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cần đứng trên phương diện khách hàng để hiểu được ý định mua hàng của người tiêu dùng, từ đó quản trị hệ thống bán lẻ của mình tốt hơn, nhằm gia tăng doanh số từ nhãn hiệu riêng. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong đó cụ thể tập trung nghiên cứu ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của các nhà bán lẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại thị trường thành phố Kon Tum, cũng 233
  2. như các thành phố khác, đã có sự hiện diện của sản phẩm nhãn hàng riêng nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào thực hiện để có cái nhìn về lĩnh vực này cũng như đưa ra giải pháp trong giai đoạn tới. Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng thành phố Kon Tum. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết a. Các khái niệm - Nhãn hàng riêng Theo Morris (1979), nhãn hàng riêng (Private Label) là sản phẩm được sản xuất bởi dưới tên của nhà phân phối và bán dưới tên của nhà phân phối. Nhãn hiệu riêng có thể được sử dụng để xây dựng lợi thế cạnh tranh trong cửa hàng (Levy et al. 2014) để tăng lợi nhuận, lưu lượng truy cập vào cửa hàng và tăng sức mạnh đàm phán với các nhà sản xuất (Batra & Sinha, 2000) và xây dựng lòng trung thành của cửa hàng (Sprott & Shimp, 2004: Batra & Sinha, 2000). - Ý định mua hàng Wu (2011) định nghĩa ý định mua hàng là khả năng người tiêu dùng đã sẵn sàng để mua một sản phẩm trong tương lai gần. Ajzen và Fishbein (1980) cho rằng ý định là biến dự đoán quan trọng của hành vi. Tuy nhiên, ý định mua hàng có thể bị ảnh hưởng bởi giá, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận (Zeithaml, 1988 ;Grewal,1998). b. Các mô hình nghiên cứu liên quan Nghiên cứu về lý thuyết ý định mua của người tiêu dùng không thể không nhắc đến một số nghiên cứu điển hình như: Nghiên cứu của Tih và Lee (2013) về “Cảm nhận của người tiêu dùng và dự đoán về ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng: Trường hợp Malaysia”. Để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả sử dụng hai cỡ mẫu độc lập: Cỡ mẫu đầu tiên với 120 quan sát được thu thập tại một đại siêu thị, cỡ mẫu thứ 2 cũng với 120 quan sát được thu thập tại siêu thị ở Klang Valley, Malaysia. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm năm biến độc lập: giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, rủi ro cảm nhận, nhận biết nhãn hàng riêng và biến phụ thuộc: ý định mua nhãn hàng riêng Bilal và Ali (2013) đã nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng” ở Karachi, Pakistan. Nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các thương hiệu riêng. Để kiểm tra các giả thuyết, một bảng câu hỏi tự quản đã được phân phối ở các khu vực chính của Karachi, dẫn đến 255 câu trả lời hữu ích. Các phản hồi này được kiểm tra thông qua kỹ thuật hồi quy để xác nhận các giả thuyết. Kết quả của phân tích hồi quy được đề cập trong nghiên cứu với rủi ro nhận thức, giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và bao bì là các yếu tố dự báo và ý định mua hàng là biến phụ thuộc. Trong đó, giá cả và chất lượng cảm nhận là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các thương hiệu tư nhân ở Pakistan. Các thương hiệu có giá hợp lý nhất để tạo nên thành công 234
  3. cho các thương hiệu tư nhân ở Pakistan. Jih và Suh (2005) nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố cảm nhận của người tiêu dùng trong việc dự đoán tiêu dùng nhãn hàng riêng tại cửa hàng giảm giá Hàn Quốc”. Mô hình nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của bốn biến: giá cảm nhận, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận và tính cách tân của người tiêu dùng đến thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng. Nina Maharani và cộng sự (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng nói chung từ góc độ hành vi của người tiêu dùng, ý định mua hàng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố, đó là: các yếu tố nội tại bao gồm: giá trị người tiêu dùng, các yếu tố bên ngoài bao gồm: khuyến mại tại cửa hàng, bán hàng trực quan và hình ảnh cửa hàng, và các yếu tố của người tiêu dùng. Nghiên cứu này định nghĩa ý định mua hàng là nỗ lực và sự thôi thúc mạnh mẽ để mua một sản phẩm cụ thể trong tương lai, khả năng xem xét mua sản phẩm, quyết định mua lại sản phẩm và mong muốn giới thiệu sản phẩm. Những phát hiện chính về việc này nghiên cứu đưa ra một số đề xuất, cụ thể là: quảng cáo tại cửa hàng, bán hàng trực quan và hình ảnh cửa hàng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của khách hàng và ý định mua hàng. Các đề xuất sau là: Quảng cáo tại cửa hàng, bán hàng trực quan và hình ảnh cửa hàng ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua trung gian giá trị của khách hàng. Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng như: Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016), luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích thu được các yếu tố ảnh hưởng ý định mua nhãn hàng riêng đối với người tiêu dùng thành phố Cần Thơ gồm: tính cách tân của người tiêu dùng, nhận biết nhãn hàng riêng, chất lượng cảm nhận và ảnh hưởng xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà quản lí siêu thị đang kinh doanh nhãn hàng riêng tại thành phố Cần Thơ hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến ý định mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng thành phố và mức độ tác động của từng yếu tố chứ không chỉ tập trung vào yếu tố giá cả, rủi ro khách hàng cảm nhận; từ đó đưa ra các chiến lược đúng đắn nhằm nâng cao ý định mua hàng hóa mang nhãn hiệu riêng. Hoặc nghiên cứu tương tự của Bùi Thị Diệu (2014), luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng TP. HCM quan tâm nhiều đến những yếu tố như ảnh hưởng của xã hội, uy tín của nhà cung cấp, sự tự tin và chất lượng của hàng nhãn riêng hơn là giá cả. Với kết quả nghiên này, giúp cho những nhà quản trị siêu thị có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong công tác điều hành trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 2.2. Giả thuyết nghiên cứu Kết hợp đối sánh mô hình cùng với kết quả của các nghiên cứu tương tự đã cho ra bảng tổng hợp sau: 235
  4. Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố gây ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng Yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu Giá cả cảm nhận Tih và Lee (2013); Bilal và Ali (2013); Jih và Suh (2005); Bùi Thị Diệu (2014) Chất lượng cảm nhận Tih và Lee (2013); Bilal và Ali (2013); Jih và Suh (2005); Bùi Thị Diệu (2014); Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016) Giá trị cảm nhận Tih và Lee (2013); Jih và Suh (2005); Bùi Thị Diệu (2014); Nina Maharani và cộng sự (2020) Rủi ro cảm nhận Tih và Lee (2013); Bilal và Ali (2013) Rủi ro xã hội Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016) Bao bì Bilal và Ali (2013) Nhận biết nhãn hàng riêng Tih và Lee (2013); Bùi Thị Diệu (2014); Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016) Hình ảnh siêu thị Nina Maharani và cộng sự (2020) Tính cách tân của người tiêu dùng Jih và Suh (2005); Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016) Khuyến mại Nina Maharani và cộng sự (2020) Bán hàng trực quan Nina Maharani và cộng sự (2020) Sự tự tin Bùi Thị Diệu (2014) Ảnh hưởng xã hội Bùi Thị Diệu (2014) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu được lược khảo, 2021 Trong đó, thang đo rủi ro cảm nhận, rủi ro xã hội, bao bì, nhận biết nhãn hàng riêng, khuyến mại, thang đo bán hàng trực quan, sự tự tin và ảnh hưởng xã hội là các thang đo xuất hiện rải rác ở các nghiên cứu và ít phổ biến hơn so với các thang đo giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và hình ảnh siêu thị. Để tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động mạnh vào ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng TP. Kon Tum, tác giả không đưa các thang đo này vào mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, thang đo tính cách tân của người tiêu dùng (Jih và Suh (2005); Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016)) là thang đo khá khác biệt trong nghiên cứu hành vi mua và được đánh giá hướng nghiên cứu mới và phù hợp với xu hướng mua hàng hiện nay của người tiêu nên tác giả đề xuất. 236
  5. Từ những cơ sở lý thuyết được thảo luận trên đây, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng được đề nghị trong mô hình bao gồm: a. Giá cả cảm nhận (PP) Giá là yếu tố được nhấn mạnh đối với những người nhạy cảm về giá. Do giá của nhãn hàng riêng thường rẻ hơn nhãn hàng của các nhà sản xuất từ 10 - 20% nên nhãn hàng riêng thường thu hút phân khúc khách hàng quan tâm đến giá (Jin & Suh, 2005). Giả thuyết H1: Giá cả cảm nhận cảnh hưởng tích cực đến ý định mua của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của siêu thị. b. Chất lượng cảm nhận (PQ) Chất lượng cảm nhận liên quan đến giá cả hoặc tổng lợi ích nhận được so với với tổng chi phí bỏ ra được cảm nhận bởi người tiêu dùng (Jin và Suh, 2005; McDougall và Levesque, 2000; Zeithaml, 1988). Giá trị cảm nhận là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thái độ hướng về sản phẩm nhãn hàng riêng (Jin và Suh, 2005). Giả thuyết H2: Chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của siêu thị. c. Hình ảnh siêu thị Hình ảnh nhà bán lẻ tạo ra nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh và chất lượng sản phẩm (Purohit và cộng sự, 2001). Khi người tiêu dùng có ấn tượng tích cực về hình ảnh cửa hàng, họ sẽ tin tưởng vào nhãn hàng riêng của nó (Wu và cộng sự, 2011). Do đó, người tiêu dùng sẽ có thái độ tích cực với nhãn hàng riêng của các siêu thị có hình ảnh tốt. Giả thuyết H3: Hình ảnh của siêu thị có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của siêu thị. d. Tính cách tân đối với thái độ và ý định mua hàng (PI) Tính cách tân của người tiêu dùng là xu hướng của người tiêu dùng sử dựng sản phẩm, thương hiệu mới, hoặc tham gia vào trải nghiệm mới hơn là duy trì việc chọn lựa thương hiệu hay sản phẩm trước đây của mình (Nguyễn Thị Mai Trang ,2015). Tính cách tân có quan hệ tích cực với việc chấp nhận rủi ro của người tiêu dùng (Steenkamp, Hofstede và Wedel, 1999). Do đó, khái niệm tính cách tân có thể phù hợp trong bối cảnh sản phẩm nhãn hàng riêng. Khi bắt gặp nhãn hiệu mới trên thị trường, người tiêu dùng có tính cách tân cao sẵn lòng thử sử dụng nhãn hiệu mới này. Giả thuyết H4: Tính cách tân của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của siêu thị. Do đó mô hình nghiên cứu được dựa vào lý thuyết nêu trên kết hợp các công trình nghiên cứu tương tự về ý định mua của người tiêu dùng tác giả đã đề xuất mô hình: 237
  6. Giá cả cảm nhận (PP) H1 Ý định mua sản Chất lượng cảm nhận H2 phẩm nhãn (PQ) hàng riêng (PI) Hình ảnh siêu thị H3 (SI) H4 Tính cách tân đối với thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng (CI) Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc nghiên cứu sơ bộ ban đầu sau đó phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm 8 người tiêu dùng trên 18 tuổi sinh sống tại Kon Tum để xây dựng các thang đo và xây dựng bảng khảo sát. Sau đó, tiếp tục phỏng vấn thử 30 người tiêu dùng để hiệu chỉnh thang đo và đưa ra 18 biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng TP. Kon Tum. Thang đo chính thức của nghiên cứu chủ yếu dựa trên thang đo của Tih và Lee (2013) và Jih và Suh (2005) và một số biến quan sát phát triển từ nghiên cứu định tính sơ bộ. 3.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát chính thức 200 người tiêu dùng. Thông qua kết quả của bảng câu hỏi, tác giả tiến hành mã hóa các biến và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 xử lý số liệu kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua của người tiêu dùng. Trong tổng số 200 phiếu khảo sát được phát ra, có 16 phiếu không thực hiện đầy đủ yêu cầu khảo sát nên bị loại. Số phiếu hợp lệ là 184 phiếu được đưa vào phân tích. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ ngày 01/11/2021 đến ngày 20/11/2021. 238
  7. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả mẫu theo biến kiểm soát Bảng 2: Thống kê mô tả dữ liệu Đặc điểm của mẫu (n=184) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 89 48,37 Nữ 95 51,63 Độ tuổi 18-25 tuổi 35 19,02 26-35 tuổi 78 42,39 36-54 tuổi 57 30,98 Hơn 55 tuổi 14 7,61 Trình độ học vấn Tốt nghiệp THPT 33 17,93 Trung cấp/Cao đẳng 70 38,04 Đại học 57 30,98 Sau đại học 24 13,04 Thu nhập 5-10 triệu 98 53,26 >10-15 triệu 37 20,11 >15 triệu 16 8,7 Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích, 2021 Kết quả thống kê cho thấy trong số 184 người được khảo sát có 95 người là nữ, 89 người là nam. Trong đó, độ tuổi tập trung chủ yếu là 26 đến 54 tuổi, phần lớn trình độ ở mức Trung cấp/Cao đẳng và Đại học, thu nhập từ 5-10 triệu. 4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbachs Alpha Để đánh giá chất lượng của thang đo, nghiên cứu sử dụng 2 công cụ chủ yếu là phân tích nhân tố EFA và kiểm định Cronbach’s Alpha. Trong đó, độ tin cậy và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha. Bảng 3: Độ tin cậy của thang đo Trung Phương Tương Cronbach bình sai thang quan Alpha Biến quan sát thang đo đo nếu biến - nếu loại nếu loại loại biến tổng biến biến Giá cả cảm nhận (Cronbach's Alpha = 0.856) PP1: Giá cả là tiêu chí quan trọng khi 17,58 5,187 ,771 ,800 tôi chọn mua sản phẩm PP2: Tôi thường so sánh giá nhãn hàng riêng với các nhãn hiệu khác 17,66 4,964 ,656 ,834 trước khi lựa chọn mua PP3: Giá của nhãn hàng riêng thấp hơn mức giá trung bình trên thị trường 17,42 5,473 ,792 ,801 của các sản phẩm cùng loại 239
  8. PP4: Tôi nghĩ giá nhãn hàng riêng phù 17,52 5,398 ,723 ,813 hợp với người tiêu dùng PP5: Tôi mua nhãn hàng riêng vì 17,66 5,902 ,469 ,877 chúng là lựa chọn rẻ hơn Chất lượng cảm nhận(Cronbach's Alpha = 0.847) PQ1: Chất lượng là tiêu chí quan trọng 13,38 3,098 ,697 ,802 khi tôi chọn mua sản phẩm PQ2: Tôi nghĩ nhãn hàng riêng có chất 13,40 2,776 ,651 ,829 lượng tốt PQ3: Tôi nghĩ nhãn hàng riêng đáng 13,24 3,084 ,749 ,783 tin cậy PQ4: Tôi nghĩ không có sự khác biệt lớn về chất lượng giữa nhãn hàng 13,32 3,038 ,669 ,813 riêng với các nhãn hiệu cùng loại của các nhà sản xuất Hình ảnh siêu thị (Cronbach's Alpha = 0.825) SI1: Siêu thị cung cấp nhiều loại nhãn 16,92 4,973 ,730 ,761 hàng riêng SI2: Toàn bộ nhãn hàng riêng của siêu 16,84 5,035 ,656 ,781 thị có chất lượng tốt SI3: Toàn bộ nhãn hàng riêng của siêu 16,80 5,184 ,665 ,780 thị có giá thấp SI4: Trang trí nội thất của siêu thị cho 16,86 4,613 ,750 ,751 tôi cảm giác dễ chịu SI5: Tôi có thái độ tích cực với siêu 16,98 5,449 ,373 ,871 thị Tính cách tân của người tiêu dùng (Cronbach's Alpha = 0.735) CI1: Tôi thường tìm kiếm thông tin về 9,76 3,288 ,591 ,641 các sản phẩm mới CI2: Tôi thích trải nghiệm các sản 9,82 3,049 ,554 ,660 phẩm mới CI3: Tôi mua sản phẩm nhãn hàng riêng nhiều hơn người thân, bạn bè 9,82 3,620 ,467 ,708 của tôi CI4: Tôi nghĩ tôi là một trong những người đầu tiên đến mua nhãn hàng 9,78 3,277 ,503 ,690 riêng mới giới thiệu tại siêu thị Ý định mua (Cronbach's Alpha = 0.930) PI1: Nhãn hàng riêng là sự lựa chọn đầu tiên của tôi khi mua sản phẩm nếu 7,98 2,224 ,878 ,882 sản phẩm đó có nhãn hàng riêng PI2: Tôi sẽ xem xét việc mua nhãn hàng riêng nếu có nhu cầu mua sản 7,88 2,312 ,828 ,923 phẩm PI3: Tôi sẽ mua nhãn hàng riêng trong 7,82 2,355 ,868 ,892 lần tới Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích, 2021 240
  9. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy khá cao: Thang đo “Giá cả cảm nhận” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.856; thang đo “Chất lượng cảm nhận” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.847; thang đo “Hình ảnh siêu thị” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.825; thang đo “Tính cách tân của người tiêu dùng” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.735; và thang đo “Ý định mua” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.930. Các hệ số biến thiên đều trên 0.7 chứng tỏ thang đo lường khá tốt. Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều khá cao và cao hơn 0.3. Xem xét hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến có thể thấy được hai biến PP5 và SI5 có hệ số tải lớn hơn hệ số Cronbachs Alpha của thang đo: PP5 = 0.877 > 0.856 và SI5 = 0.871 > 0.825 nên hai biến này sẽ bị loại. Sau khi loại bỏ hai biến PP5 và SI5, tất cả các thang đo (trừ biến quan sát đã loại và biến quan sát thuộc thang đo “Ý định mua”) được chấp nhận và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EAF. 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Tiến hành thực hiện phương pháp rút trích lần một, kết quả thu được là: Tham số thống kê KMO = 0.694 > 0.5 với hệ số Bartlett có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05 nên đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho thấy có 4 nhân tố được trích ra với hệ số Eigenevalue = 1.210 > 1 và 4 nhân tố này giải thích được 70.615% biến thiên dữ liệu. Sử dụng phương pháp trích Princilap Component với phép xoay Varimax, kết quả thu được như sau: 16 biến quan sát của các biến độc lập được gom thành 4 khái niệm. Lần lượt xem xét sự phù hợp của các biến quan sát, có thể thấy được 2 biến xấu là CI1 và CI3 được tải lên ở cả hai nhân tố 1 và 4 với mức chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.2 nên hai biến này sẽ bị loại. Sau khi loại bỏ hai biến CI1 và CI3 thì tiếp tục đưa các biến còn lại vào phân tích nhân tố lần thứ 2. Hệ số KMO = 0.672 > 0.5 thể hiện sự phù hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05, với mức ý nghĩa 5% thì các biến quan sát có tương quan trong tổng thể và đủ điều kiện để phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 rút trích được 4 nhân tố, được thể hiện qua bảng 3. Hệ số Eigenevalue = 1.191> 1 và 4 nhân tố này giải thích được 74.600% biến thiên dữ liệu. Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nhân tố 1 2 3 4 PP3: Giá của nhãn hàng riêng thấp hơn mức giá trung bình trên thị trường của các sản phẩm cùng 0,898 loại PP1: Giá cả là tiêu chí quan trọng khi tôi chọn 0,858 mua sản phẩm PP2: Tôi thường so sánh giá nhãn hàng riêng với 0,804 các nhãn hiệu khác trước khi lựa chọn mua 241
  10. PP4: Tôi nghĩ giá nhãn hàng riêng phù hợp với 0,798 người tiêu dùng SI4: Trang trí nội thất của siêu thị cho tôi cảm 0,889 giác dễ chịu SI2: Toàn bộ nhãn hàng riêng của siêu thị có 0,881 chất lượng tốt SI3: Toàn bộ nhãn hàng riêng của siêu thị có giá 0,814 thấp SI1: Siêu thị cung cấp nhiều loại nhãn hàng riêng 0,762 PQ3: Tôi nghĩ nhãn hàng riêng đáng tin cậy 0,873 PQ1: Chất lượng là tiêu chí quan trọng khi tôi 0,828 chọn mua sản phẩm PQ2: Tôi nghĩ nhãn hàng riêng có chất lượng tốt 0,813 PQ4: Tôi nghĩ không có sự khác biệt lớn về chất lượng giữa nhãn hàng riêng với các nhãn hiệu 0,806 cùng loại của các nhà sản xuất CI4: Tôi nghĩ tôi là một trong những người đầu tiên đến mua nhãn hàng riêng mới giới thiệu tại 0,852 siêu thị CI2: Tôi thích trải nghiệm các sản phẩm mới 0,813 Eigenvalue 4,127 2,971 2,154 1,191 Phương sai trích 29,480 21,223 15,388 8,509 Cronbach’s alpha 0,877 0,847 0,871 0,738 Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả, 2021 Phân tích nhân tố khái niệm “Ý định mua” Tham số thống kê KMO = 0.758> 0.5 với hệ số Bartlett có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05 nên đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 1 nhân tố được trích ra với hệ số Eigenevalue = 2.636> 1 và 4 nhân tố này giải thích được 87.857% biến thiên dữ liệu. 4.4. Kết quả hồi quy Bảng 5: Tóm tắt mô hình Mô hình R R bình R bình phương Sai số chuẩn của Durbin- phương hiệu chỉnh ước lượng Watson 1 ,609a 0,371 0,315 0,61662 1,969 a. Predictors: (Constant), Tinh cach tan, Chat luong cam nhan, Gia cam nhan, Hinh anh sieu thi b. Dependent Variable: Y dinh mua Bảng 6: Bảng ANOVA Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 242
  11. Hồi quy 10,081 4 2,52 6,628 ,000b 1 Số dư 17,11 45 0,38 Tổng 27,191 49 a. Dependent Variable: Y dinh mua b. Predictors: (Constant), Tinh cach tan, Chat luong cam nhan, Gia cam nhan, Hinh anh sieu thi Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích, 2021 Kết quả hồi quy cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0.371 mô hình giải thích được 37,1% sự thay đổi của biến “Ý định mua”. Kết quả kiểm định Durbin-Watson cho thấy mô hình không có sự tương quan. Kiểm định F = 6.628 với giá trị Sig.
  12. PI = -0.401 + 0.529*PP Trong đó: PI: Ý định mua sản phẩm nhãn hiệu riêng PP: Giá cả cảm nhận Thứ hai, chỉ có nhân tố “Giá cả cảm nhận” có tác động lên ý định mua của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của siêu thị (β = 0.529). 5. Kết luận và hàm ý chính sách 5.1 Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 yếu tố được chọn đưa vào nghiên cứu là giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận, hình ảnh siêu thị và tính cách tân là những yếu tố phổ biến và được chấp nhận ở các mô hình nghiên cứu tương tự nhưng trong trường hợp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng tại thành phố Kon Tum thì lại cho kết quả khác. Tác giả tổng hợp các yếu tố tác động đến ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng dựa vào các nghiên cứu trong nước như sau: Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu Nghiên cứu của Nghiên cứu Nguyễn Thị của Bùi Thị Thanh Nhàn Diệu (2014), (2016), Nghiên Các yếu tố ảnh cứu các yếu tố hưởng đến ý ảnh hưởng đến ý Nghiên cứu STT Các yếu tố tác động định mua nhãn định mua hàng của tác giả hàng riêng của hóa mang nhãn người tiêu hiệu riêng của dùng tại TP. siêu thị đối với Hồ Chí Minh người tiêu dùng tại TP. Cần Thơ 1 Giá cả cảm nhận X X 2 Chất lượng cảm nhận X X 3 Giá trị cảm nhận X 4 Sự tự tin X 5 Ảnh hưởng xã hội X X Nhận biết nhãn hàng 6 X X riêng Tính cách tân của người 7 X tiêu dùng Nguồn: Tác giả tổng hợp so sánh, 2021 244
  13. So với các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng tại các tỉnh thành khác, tại Tp.Kon Tum chỉ có yếu tố giá cả cảm nhận có tác động đến mô hình nghiên cứu này. Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu được giải thích vì việc chọn mẫu nghiên cứu tập trung chủ yếu độ tuổi từ 26 đến 54 tuổi trong đó có 42,39% là từ 26-35 tuổi với mức thu nhập 5-10 triệu nên quyết định lựa chọn nhãn hàng riêng của siêu thị là những mặt hàng đa phần thuộc ngành thiết yếu do đó bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố giá cả cảm nhận hơn các yếu tố còn lại. Để đẩy mạnh tiêu dùng nhãn hàng riêng, các nhà bán lẻ cần có những sản phẩm và chiến lược giá phù hợp đối với thị trường này. 5.2. Hàm ý chính sách Mục đích của nghiên cứu này là phát triển các đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nhãn hiệu riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng thành phố Kon Tum. Những phát hiện của nghiên cứu này là một số đề xuất, cụ thể là: các nhà quản trị cần có các giải pháp giúp bình ổn giá, tiếp tục duy trì lợi thế giá thấp của mình trong thời buổi thị trường đang đầy biến động, khuyến mãi tại cửa hàng. Các giải pháp cụ thể như gây sức ép cho các nhà cung cấp, sản xuất dựa vào quyền hiện có của siêu thị, đặt hàng với số lượng lớn, tích cực tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu với giá phải chăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu không tránh khỏi một số hạn chế: nghiên cứu chỉ xem xét sự tác động trực tiếp của một số yếu tố đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị, có thể còn những yếu tố khác có ảnh hưởng và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng chưa được đề cập trong nghiên cứu. Từ đó mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Ajzen, I., & Fishbein, M. M, (1980), Understanding attitudes and predicting social behavior. Eaglewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. 2. Batra, R., & Sinha, I, (2000), Consumer-level factors moderating the success of private label brands. Journal of Retailing, 76(2), 175-191. 3. Bilal, M., Ali, T., (2013), Factors influencing consumers purchase intentions towards private brands. JISR - MSSE, 11(2): 17:28. 4. Grewal, D., Krishnan, R., Baker, J., Borin, N., (1998), The effect of store name, brand name and price discounts on consumers’ evaluations and purchase intention. Journal of Retailing, 74(3): 331-352. 5. Levy, M., Weitz, B. A., & Grewal, D, (2014), Retailing Management (9th ed.). New York, NY: McGraw Hill. 6. Morris, D, (1979), The Strategy of Own Brands, European Journal of Marketing, 13, 59 - 78. 7. Nina MAHARANI, Arief HELMI, Asep MULYANA, Meydia HASAN, (2020), Factors Influencing Purchase Intention on Private Label Products, Journal of Asian Finance, Economics and Business Vol 7 No 11 939-945. 245
  14. 8. Sprott, D. E., & Shimp, T. A, (2004), Using product sampling to augment the perceived quality of store brands. Journal of Retailing, 80(4), 305-315. 9. Tih, S., Lee, K. H., (2013), Perceptions and predictors of consumer’s purchase intentions for store brands: Evidence from Malaysia. Asian Journal of Business and Accounting, 6(2): 105-136. 10. Wu, P. C., Yeh, G. Y. Y., Chieh-Ru, H., (2011), The effect of store image and service quality on brand image and purchase intention. Australasian Marketing Journal, 19: 30-39 11. Zeithaml, V. A., (1988), Consumer perceptions of price, quality, and value: a means- end model and synthesis of evidence. Journal of Marketing, 52(3): 2-22. Tiếng Việt 12. Bùi Thị Diệu, (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng hoá mang nhãn hiệu riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 246
nguon tai.lieu . vn