Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSCF.316 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM QUẦN ÁO THƯƠNG HIỆU NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM LẠI KIM DUYÊN1, NGUYỄN THỊ TRÚC NGÂN1 1 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 17075141.duyen@student.iuh.edu.vn, nguyenthitrucngan@iuh.edu.vn Tóm tắt. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. Kế thừa từ các mô hình nghiên cứu trước đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa bao gồm: chuẩn chủ quan, quảng cáo, thuộc tính sản phẩm, chủ nghĩa vị chủng, động cơ người tiêu dùng, giá cả. Sử dụng thang đo Likert, và phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy cả 6 yếu tố nêu trên đều có có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có những chính sách nhằm nâng cao ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên. Từ khóa. Ý định mua, Quần áo, Thương hiệu nội địa. FACTORS AFFECTING INTENTION OF BUYING CLOTHES FROM LOCAL BRANDS OF STUDENTS IN HO CHI MINH CITY Abstract. This study focuses on the factors affecting intention of buying clothes from local brands of students from Ho Chi Minh City. Inherit from previous studies, authors proposed a model of six independent variables: consumer ethnocentrism, advertising, price, product features, motivation, subjective norm. Using Likert scale and OLS Regression, the results show that intention to buy local clothing brands of students is affected by 6 variables which are mentioned above. Then, authors suggested some implications to help business enhance intention of buying local clothing brands of students from Ho Chi Minh City. Keywords. Buying Intention, Clothing, Local brand. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là nước nằm trong top 3 về xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%) (Th.S Lê Thị Kiều Oanh và Th.S Đỗ Thị Thu Hồng, 2019). Thị trường Việt Nam cũng được cho là rất có tiềm năng, hàng loạt những thương hiệu nước ngoài gia nhập vào Việt Nam điển hình như: Uniqlo, H&M, Zara… Sự xuất hiện của những thương hiệu nước ngoài cho thấy, các hãng thời trang lớn trên thế giới đang rất quan tâm tới Việt Nam - thị trường có mức tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%. Kết quả khảo sát của hãng Niesel (2016), số lượng người Việt mê hàng hiệu đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%). Công ty nghiên cứu thị trường Bussiness Monitor International (BMI) năm 2018 đã đưa ra một báo cáo, trong đó nhận định người tiêu dùng ở Việt Nam có xu hướng quan tâm và chi tiêu mạnh tay đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Độ lớn thị trường này vào năm 2021 được BMI dự đoán là 5,08 tỷ USD, thời trang vẫn chiếm phần lớn với số tiền chi tiêu vào khoảng 4,7 tỷ USD. (Ngọc Thảo và Thuỳ Dương , 2018). Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đang bắt kịp xu hướng chung của thế giới. (Đặng Thị Kim Thoa, 2017) © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 163
  2. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Cùng với chiến lược thâm nhập thị trường tại Việt Nam của nhiều hãng thời trang nổi tiếng, các thương hiệu nội địa cũng ồ ạt nổ ra ngày càng nhiều. Những năm gần đây hàng may mặc nội địa tăng trung bình 10-15% một số thương hiệu vẫn đang tiếp tục mở rộng thị trường như Việt Tiến có tới 650 cửa hàng, An Phước vượt mốc 115 cửa hàng, Blue Exchange hơn 200 cửa hàng, May 10 phát triển thêm 20 đại lý, Elisa có 70 cửa hàng, Canifa hơn 100 cửa hàng (Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 2018) nhưng những nhãn hiệu này lại còn rất mới mẻ đối với nước ngoài kể cả trong khu vực. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành dệt may, dung lượng thị trường nội địa đối với hàng dệt may của Việt Nam là khá lớn và tiềm năng tăng trưởng khá. Các chuyên gia trong lĩnh vực thời trang cho rằng, điểm nổi bật của thị trường hàng may mặc nội địa hiện nay là sự dịch chuyển mạnh mẽ ở các phân khúc tiêu thụ với việc người tiêu dùng gần như bỏ qua hàng Trung Quốc giá rẻ, mà chọn hàng Việt Nam ở phân khúc trung cấp và bình dân. Phân khúc cao cấp là sự “lên ngôi” của hàng loạt tên tuổi nhà thiết kế Việt Nam có hệ thống showroom riêng, cạnh tranh cân sức với hàng hiệu nhập khẩu” (Thanh Trà, 2016). Nhưng quan trọng là hiện nay, lựa chọn của người tiêu dùng ở phân khúc cao cấp đang nghiêng về hàng Việt, vì phù hợp thị hiếu, gu thẩm mỹ và vóc dáng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của Trung Quốc và Thái Lan đối với thị trường may mặc nội địa là rõ ràng và rất lớn. Dù thị trường chung tiềm năng là thế, việc mở rộng thị phần ở Việt Nam thực chất không hề dễ dàng với cả doanh nghiệp ngoại lẫn nội. Các hãng thời trang ngoại sau khi nhanh chóng giành được thành công ở vài thành phố lớn hầu hết đều chững lại, không vươn ra được các tỉnh thành khác do mức giá còn khá cao và kiểu dáng chưa phù hợp với thị hiếu của phần lớn người Việt. Hành trình mở rộng của các thương hiệu thời trang Việt còn gian nan hơn khi không ít người tiêu dùng vẫn chuộng hàng không rõ xuất xứ, hàng nhái… Đặc biệt, nhiều công ty thời trang ở Việt Nam vẫn đang quản trị theo mô hình gia đình, do đó khả năng cạnh tranh về tốc độ ra mẫu mới không cao (Tạp chí công thương, 2019). Hơn một thập kỷ trước, thị trường thời trang Việt Nam vẫn nổi bật với các doanh nghiệp (DN) trong nước như Blue Exchange, Ninomax, PT 2000, Maxx Style, Sifa, Sea Collection, Sanding, Đan Châu... Thời gian đó, những thương hiệu này liên tục mở chuỗi cửa hàng trên khắp các thành phố lớn. Hệ thống của Ninomaxx, Maxx Style và N&M (thuộc Công ty Thời trang Việt) lên đến gần 200 cửa hàng trên cả nước; Việt Thy, Foci… cũng có đến vài chục điểm bán. Tuy nhiên, 4 - 5 năm trở lại đây, các thương hiệu này đã lẳng lặng đóng cửa bớt, thu hẹp quy mô kinh doanh. (Ngọc Thảo và Thuỳ Dương , 2018) Hiện tượng các thương hiệu đồng loạt mở ra sẽ khiến cho người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn và đồng thời cũng tăng thêm sự cạnh tranh giữa các thương hiệu. Các thương hiệu thời trang nội địa cần phải hiểu rõ được tình hình hiện tại để có thể phát triển tốt. Việc khảo sát được hành vi mua sắm của nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đặc biệt là cho những doanh nghiệp nào đang hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng là giới trẻ mà trong đó phần lớn là học sinh sinh viên. Những hàm ý quản trị mang lại trong đề tài sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp này. Vì thế tác giả thực hiện bài nghiên cứu : “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam tại TP.HCM” để nắm bắt rõ hơn về ý định của giới trẻ đặc biết là sinh viên, qua đó là cơ sở tham chiếu giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về hành vi khách hàng từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm thương hiệu Theo định nghĩa trong nghiên cứu của (Aaker, 2000) thì những đặc điểm được đưa ra sau đây là những khái niệm phù hợp cho thương hiệu “Thương hiệu như là một thứ hữu hình tốt đẹp mà chúng ta mang lại cho cuộc sống, ví dụ như văn hóa thương hiệu. Thương hiệu là một biểu tượng (logo và từ ngữ kèm theo). Thương hiệu là một hình dạng, khuôn mẫu như chai Heineken. Thương hiệu là một người phát ngôn. Thương hiệu là âm nhạc như nhạc hiệu Ajinomoto. Thương hiệu là một sản phẩm hay dịch vụ thực”. 164 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó (Moore, 2003) 2.1.2 Khái niệm hàng nội địa Để được gọi là hàng nội địa Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau: 1. Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; 2. Có phần gia trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Thí dụ đối với các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản như thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phải là công dân Việt Nam” (Diệp Thành Kiệt, 2009) 2.1.3 Khái niệm thương hiệu thời trang nội địa Một thương hiệu nội địa là một thương hiệu được bán trên thị trường (phân phối và quảng bá) và được phát triển cho một khu vực địa lý tương đối nhỏ và hạn chế (Schuiling & Kapferer, 2004) Theo (Ajzen, 1991) ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi, nghiên cứu về ý định sử dụng sẽ dự đoán tốt đối với hành vi sử dụng. Người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng thương hiệu nội địa bởi vì có sự kết nối mật thiết mà họ cho là gắn bó với họ (Schuiling & Kapferer, 2004; Strizhakova & Coulter, 2015) 2.1.4 Khái niệm ý định mua hàng Khái niệm này được định nghĩa như sau “Các ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động lực ảnh hưởng đến hành vi, chúng cho biết con người đã cố gắng như thế nào để sẵn sàng thử và đã nỗ lực nhiều như thế nào để thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991) Theo (Keller, 2000), ý định mua có nghĩa là người tiêu dùng có nhu cầu cụ thể về một sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó anh ta muốn mua một sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó, hoặc thậm chí là thái độ đối với sản phẩm và nhận thức về sản phẩm. Theo nghĩa khác, ý định mua hàng có nghĩa là người tiêu dùng sẽ mua lại một sản phẩm sau khi họ đánh giá sản phẩm và phát hiện ra rằng sản phẩm đáng mua. Quyết định cuối cùng về việc chấp nhận một sản phẩm để mua hay từ chối sản phẩm đó là phụ thuộc vào ý định cá nhân của người tiêu dùng 2.2 Giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM là cần thiết vì ý định mua sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua. Theo (Keller, 2000) quyết định cuối cùng về việc chấp nhận một sản phẩm để mua hay từ chối sản phẩm đó là phụ thuộc vào ý định cá nhân của người tiêu dùng. Hầu hết các nghiên cứu đều được thực hiện ở các nước phương Tây và bị giới hạn bởi việc giải thích chỉ một phần hoặc một vài biến số có ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng mà chưa có nghiên cứu nào xem xét toàn diện các yếu tố (Đặng Thị Kim Thoa, 2017). 2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM 2.2.2.1 Chuẩn chủ quan (Subjective Norm) Chuẩn chủ quan là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản đối người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội. Theo (Al-Ekam, 2012), chuẩn chủ quan trong nghiên cứu này có là ảnh hưởng chủ yếu từ gia đình đến khách hàng trong việc mua quần áo thương hiệu nội địa. Mặt © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 165
  4. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 khác, chuẩn chủ quan tác động lên thái độ đối với hành vi mua hàng nội của người Việt là mạnh nhất theo kết quả của (Đặng Thị Kim Thoa, 2017). Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng. Giả thuyết H1: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. 2.2.2 Quảng cáo (Advertising) Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi, sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân (Luật quảng cáo, 2012). Kết quả nghiên cứu của (Al-Ekam, 2012) cho rằng yếu tố quảng cáo có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng ở Yemen chỉ sau yếu tố niềm tin. Đồng thời, trong nghiên cứu của tác giả, yếu tố quảng cáo hàng nội địa thông qua người nổi tiếng có uy tín được đánh giá cao nhất đến ý định mua của giới trẻ. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng. Giả thuyết H2: Quảng cáo có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. 2.2.3 Thuộc tính sản phẩm (Product Feature) Thuộc tính của sản phẩm trong nghiên cứu của tác giả (Đinh Thị Hiền, 2017) bao gồm độ bền màu cao, chất liệu vải tốt, đường may sắc xảo, mẫu mã quần áo đa dạng nhiều lựa chọn, kiểu dáng hợp thời trang. Trong nghiên cứu của tác giả (Kumar, Kim, & Lee, 2008) chỉ ra rằng các cá nhân có thể muốn thấy mình khác với những người khác. Theo (Fromkin, 1970), một số cá nhân nhất định có nhu cầu về bản sắc riêng biệt hoặc nhu cầu về tính duy nhất (NFU). Những người tiêu dùng này thể hiện NFU bằng cách sở hữu và hiển thị các sản phẩm tiêu dùng nhằm mục đích phát triển và nâng cao hình ảnh bản thân và hình ảnh xã hội (Fromkin, 1970) Trẻ hơn các thế hệ (ví dụ: thanh thiếu niên và sinh viên đại học), đặc biệt, có mong muốn mạnh mẽ là độc nhất và thể hiện cá tính của họ thông qua các sản phẩm cá nhân hóa như quần áo và phụ kiện (Solomon, 2003). Vậy nên thuộc tính sản phẩm ở đây là sự độc đáo và cá tính của sản phẩm. Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng. Giả thuyết H3: Thuộc tính của sản phẩm có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. 2.2.4 Chủ nghĩa vị chủng (Consumer Ethnocentrism) Tính vị chủng là cách nhìn các sự vật của một người, mà cộng đồng của họ được cho trung tâm, mẫu mực, thước đo cho tất cả sự vật chung quanh…mỗi cộng đồng đều nuôi dưỡng niềm tự hào, tự tôn, tán dương những thành viên của mình và xem thường người ngoài cộng đồng đó”. Nói cách khác, những người có tính vị chủng cao thường tự hào, nâng cao giá trị, văn hóa và con người thuộc vào nhóm của mình, và có xu hướng đánh giá thấp các giá trị, chuẩn mực của các nhóm khác. (Sharma S, 1995). Dựa trên bài viết của (Sumner, 1906) định nghĩa chủ nghĩa dân tộc là khi một cá nhân có xu hướng "lấy dân tộc làm trung tâm" tức là hoàn toàn chấp nhận mặt giống nhau về văn hóa và từ chối về mặt không giống. Balabanis và Diamantopoulos (2004) nhận thấy rằng chủ nghĩa dân tộc của người tiêu dùng có liên quan tích cực đến sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nội địa (Balabanis G, 2004). Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng. Giả thuyết H4: Chủ nghĩa vị chủng có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. 2.2.5 Động cơ của người tiêu dùng (Motivation) Động cơ là tập hợp các yếu tố phi lí thúc đẩy con người như là những mong muốn, nhu cầu, tình cảm, cảm xúc đam mê, mối quan tâm, niềm tin, các giá trị sống, ảo ảnh, sự tưởng tượng, khát vọng, thói quen, thái độ, ý kiến, v.v... (Mucchielli Alex, 42) hay nói cách khác Động cơ là một nhu cầu đang gây sức ép đủ để 166 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó và việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi sự căng thẳng (Nguyễn Thị Thanh Tâm và Nguyễn Văn Ngọc ,2013). Các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy sự tin tưởng là biến đóng góp cho hành vi mua hàng khi nói đến sản phẩm trong nước hoặc nước ngoài. Niềm tin là một yếu tố không thể được tạo ra trong một sớm một chiều và hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ giữa hai bên. Theo Rousseau, lòng tin của người tiêu dùng phụ thuộc vào sự sẵn lòng của người tiêu dùng bị ràng buộc về mặt cảm xúc và niềm tin là biến số được phát hiện có vai trò trong việc tăng mức độ tin cậy (Al-Ekam, 2012). Động cơ người tiêu dùng bao gồm nhu cầu mua quần áo cần thiết, phù hợp với khả năng thanh toán và theo đuổi xu hướng thời trang (Đinh Thị Hiền, 2017). Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng. Giả thuyết H5: Động cơ của người tiêu dùng có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. 2.2.6 Giá cả (Price) Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một đơn vị hay một tài sản nào đó (Nguyễn Thị Thanh Tâm & Nguyễn Văn Ngọc, 2013). Trong nghiên cứu này, yếu tố giá cũng có tác động đến ý định mua hàng người tiêu dùng. Yếu tố giá bao gồm sản phẩm có mức giá phù hợp, giá được niêm yết sẵn trên mỗi sản phẩm, cửa hàng luôn bán đúng giá (Đinh Thị Hiền, 2017). Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng. Giả thuyết H6: Giá của người tiêu dùng có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa của sinh viên tại TP.HCM. 2.3 Mô hình nghiên cứu nghiên cứu Dựa trên lý thuyết của mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA- Theory of Reasoned Action), thuyết hành vi dự định (TPB- Theory of Planned Behavior ) và các mô hình nghiên cứu liên quan đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm sáu yếu tố: (1) Chuẩn chủ quan, (2) Quảng cáo, (3) Thuộc tính sản phẩm, (4) Chủ nghĩa vị chủng, (5) Động cơ người tiêu dùng, (6) Giá cả Hình 1: Mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất. (Nguồn:Tác giả nghiên cứu và đề xuất) © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 167
  6. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài là xác định được những yếu tố có ảnh hưởng tới ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia, tham khảo ý kiến từ giáo viên để đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua sắm. Nghiên cứu xây dựng, thiết kế thang đo thang đo phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu trước đó về ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa, qua đó kế thừa và bổ sung để phù hợp với mục đích nghiên cứu của tác giả. 3.1 Phương pháp chọn mẫu Tổng thể mẫu là tất cả nam, nữ từ 18-35 tuổi những người hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Trong phân tích hồi quy tuyến tính, theo Tabachnic và Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất; thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này có 6 biến độc lập (20 biến quan sát) vậy số lượng mẫu tối thiểu để chạy hồi quy tuyến tính là 210 mẫu hợp lệ. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất để thực hiện thu thập dữ liệu với đối tượng khảo sát là sinh viên đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát Google Forms đến 251 người thông qua Facebook, Zalo. Sau khi thu hổi kết quả, tác giả sử dụng công cụ SPSS để phân tích làm rõ kết quả, mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại TP.HCM. 3.2 Thang đo nghiên cứu Bảng 1. Thang đo nghiên cứu Nhân tố Biến quan sát Nguồn Jamal Gia đình ủng hộ tôi mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam Mohammed Chuẩn chủ Bạn bè đề xuất tôi mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam Esmail Al- quan Những người tôi hay tham khảo ý kiến họ thường khuyên tôi mua quần áo Ekam và cộng thương hiệu nội địa Việt Nam. sự (2012) Hãng quần áo thương hiệu thời trang nội địa VN mà tôi quan tâm có người nổi tiếng mà tôi tin cậy quảng cáo. Hãng quần áo thương hiệu thời trang nội địa VN mà tôi quan tâm có quảng Hồ Trúc Vi và Quảng cáo cáo trên những nền tảng ứng dụng xã hội: Facebook, Instagram... cộng sự (2020) Hãng quần áo thương hiệu thời trang nội địa VN mà tôi quan tâm có tài trợ cho các bộ phim hoặc chương trình giải trí. Theo tôi quần áo thương hiệu nội địa VN mà tôi quan tâm có thiết kế độc, lạ, nổi bật được cá tính riêng. Theo tôi quần áo thương hiệu nội địa VN mà tôi quan tâm có thiết kế đẹp, Nguyễn Thị bắt mắt. Thuộc tính Thanh Tâm và Theo tôi quần áo thương hiệu nội địa VN mà tôi quan tâm có chất lượng sản phẩm Nguyễn Văn cao. Ngọc (2013) Theo tôi quần áo thương hiệu nội địa VN mà tôi quan tâm có đa dạng mẫu mã, nhiều sự lựa chọn.Sản phẩm làm từ nhựa thông thường gây hại cho môi trường. Người Việt Nam nên mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam vì tinh thần yêu nước. Đinh Thị Kim Chủ nghĩa vị Người Việt Nam nên mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam hơn các Thoa (2017) chủng thương hiệu nước ngoài. Người Việt Nam nên mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. 168 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  7. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Theo tôi mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam là nhu cầu cần thiết. Theo tôi mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam vì muốn bắt kịp với xu Đinh Thị Hiền Động cơ hướng thời trang. (2017) Theo tôi mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam vì tôi muốn mình trông dễ nhìn. Tôi nhận thấy giá cả của quần áo thương hiệu nội địa VN phù hợp với khả năng thanh toán. Tôi nhận thấy giá cả của quần áo nội địa VN luôn được niêm yết trên sản phẩm. Đinh Thị Hiền Giá cả Tôi nhận thấy giá cả của quần áo thương hiệu nội địa VN rẻ hơn các thương (2017) hiệu nước ngoài. Tôi nhận thấy giá cả của quần áo thương hiệu nội địa VN tương ứng với chất lượng. Ý định mua Tôi sẽ mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam trong tương lai gần. sắm quần áo Tôi sẽ ưu tiên mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam hơn ngay khi có Đinh Thị Kim thương hiệu các nhãn hàng khác có cùng chất lượng và cùng giá. Thoa (2017) nội địa VN Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người về quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam (Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất) 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả Để đảm bảo tính đại diện và dự phòng cho những mẫu trả lời không hợp lệ, tác giả đã lựa chọn quy mô mẫu là 251 người. Trong đối tượng khảo sát thì nữ giới chiếm 56,2%, giới tính khác chiếm tỷ trọng thấp nhất với 1,6% và nam giới chiếm 42,2%. Độ tuổi có ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam là từ 18 đến 25 tuổi với 65,7% đây chính là nhóm đối tượng học sinh, sinh viên đang học và mới ra trường, tiếp theo là độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi thường là người đi làm có mức lương ổn định với 19,5%, nhóm học sinh dưới 18 tuổi với 24 người chiếm tỷ lệ 9,6% và thấp nhất là độ tuổi trên 35 chỉ có 13 với tỷ trọng 5,2%. Thu nhập dao động từ 5 đến 10 triệu có xu hướng mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam cao nhất lên đến 44,6% và ít nhất nhóm thu nhập cao trên 10 triệu. 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha Độ tin cậy của các thang đo được xác định bằng hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, điều đó cho thấy các thang đo đều đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy. Bảng 2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Yếu tố Số biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất. Chuẩn chủ quan 3 0.794 0.530 Quảng cáo 3 0.787 0.578 Thuộc tính sản phẩm 4 0.866 0.685 Chủ nghĩa vị chủng 3 0.855 0.683 Động cơ 3 0.807 0.681 Giá cả 4 0.824 0626 Ý định mua 3 0.847 0.676 (Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích, 2020) 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA Sử dụng phương pháp rút trích (Principal Components) và phép quay (Varimax). Ta có kết quả sau: KMO= 0.884> 0.5 nên thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố (0.5≤ KMO ≤ 1). Hệ số 𝜎 = 0.000
  8. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 72.925% (>50%) nhân tố rút trích được giải thích 72.925% sự biến thiên của dữ liệu quan sát, đây ở mức ý nghĩa khá. Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 5 6 TTSP4 .781 TTSP2 .762 TTSP3 .759 TTSP1 .676 GC1 .805 GC3 .794 GC4 .688 GC2 .615 CNVC1 .872 CNVC2 .833 CNVC3 .747 QC1 .813 QC2 .766 QC3 .720 ĐC2 .808 ĐC3 .803 ĐC1 .750 CNVC1 .792 CNVC3 .755 CNVC2 .737 (Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích) 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả hồi quy cho thấy kết quả cho thấy 5 nhân tố là: giá cả, chuẩn chủ quan, thuộc tính sản phẩm, động cơ, quảng cáo có quan hệ thuận chiều với ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại TP.HCM. Trong đó yếu tố chủ nghĩa vị chủng có mối quan hệ ngược chiều với ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại TP.HCM. Kết quả chung được thể hiện qua bảng 4.3 Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 𝛽 Sai số chuẩn 𝛽 Tolerance VIF (Hằng số) 0.410 0.269 0.654 1.529 CQ 0.281 0.059 0.271 0.629 1.590 QC 0.147 0.066 0.129 0.498 2.008 TTSP 0.156 0.079 0.129 0.683 1.464 CNVC -0.094 0.044 -0.120 0.672 1.488 ĐC 0.186 0.051 0.203 0.606 1.651 R2 0.485 Durbin-Watson test 1.895 Sai số chuẩn của ước R2 hiệu chỉnh 0.472 0.53559 lượng (Ghi chú: *có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%, ** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%, *** có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%) (Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích, 2020) 170 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  9. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Theo kết quả bảng 4.8 R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 47.2% chứng tỏ mô hình giải thích được 47.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam” còn lại 52.8% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số kiểm định Durbin - Watson = 1.895 đạt yêu cầu thuộc trong khoảng từ 1 đến 3 nên không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình. Hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố có giá trị rất nhỏ ( nhỏ hơn 10) chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, mô hình 6 yếu tố thu được từ phân tích nhân tố khám phá (EFA) bao gồm: chuẩn chủ quan, quảng cáo, thuộc tính sản phẩm, giá cả, động cơ, chủ nghĩa vị chủng có tác động đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam tại Tp.HCM. Cụ thể mức tác động của các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: giá cả ( β = 0.275), chuẩn chủ quan (β = 0.271), thuộc tính sản phẩm và quảng cáo (β = 0.129), động cơ (β = 0.203), chủ nghĩa vị chủng (β = - 0.120). Qua đó cho thấy giá cả là vấn đề được quan tâm nhất trong các yếu tố tác động đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa. 5.2 Hàm ý quản trị 5.2.1 Giá cả (Price) Kết quả cho thấy giá cả có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại Tp.HCM và là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam với β = 0.275. Đối với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì yếu tố giá cả sẽ được quan tâm và cân nhắc nhiều nhất. Do đó tác giả đề xuất giải pháp chú trọng đến chiến lược định giá sao cho hợp lý, giảm thiểu các chi phí không cần thiết để giảm giá thành sản phẩm đến mức cạnh tranh, đưa ra các chương trình khuyến mãi thích hợp. Tối ưu hoá quy trình logistic để giảm thiểu chi phí đầu vào nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Có thể đưa ra thêm nhiều tiện ích để khách hàng cảm nhận được sự hợp lý so với số tiền mình bỏ ra. 5.2.2 Chuẩn chủ quan (Subjective Norm) Kết quả cho thấy chuẩn chủ quan có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại Tp.HCM và là nhân tố tác động mạnh thứ 2 đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam với β = 0.271 trong 6 yếu tố của đề tài nghiên cứu. Yếu tố chuẩn chủ quan có ảnh hưởng khá nhiều đến ý định mua hàng nội địa của sinh viên, bị nhiều sự chi phối bởi các nhân tố bên ngoài. Do đó tác giả đề xuất giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá khuyến khích sử dụng sản phẩm quần áo thương hiệu nội địa đến mọi gia đình và cộng đồng xã hội để hình thành chỗ đứng trong tâm lý khách hàng, đây là hoạt động mang tính dài hạn nên việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội phải là công việc của mỗi doanh nghiệp. 5.2.3 Quảng cáo (Advertising) Kết quả cho thấy quảng cáo có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại Tp.HCM và là nhân tố tác động mạnh thứ 4 đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam với β = 0.129. Hiện nay có các sàn mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki… có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng là giới trẻ dễ dàng. Ngoài ra còn có các hình thức quảng cáo như thuê những người nổi tiếng có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Vì những người nổi tiếng này có thể giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu dựa vào những người theo dõi trên các trang mạng xã hội, có thể gửi sản phẩm để họ sử dụng và nói lên cảm nhận cho khách hàng tham khảo hoặc doanh nghiệp có thể trả tiền cho những bài đăng sản phẩm trên trang cá nhân. Hình thức quảng cáo này khá phổ biến và có thể © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 171
  10. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 tiếp cận được giới trẻ dễ dàng. Ngoài ra còn nên có các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu đặc biệt là định vị thương hiệu. 5.2.4 Thuộc tính sản phẩm (Product Feature) Kết quả cho thấy động cơ có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại Tp.HCM và là nhân tố tác động mạnh thứ 4 đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam với β = 0.129 bằng với yếu tố quảng cáo. Do đó doanh nghiệp cần phải chú trọng vào kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm của mình, định hình được phong cách thời trang của thương hiệu của riêng mình. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chiến lược sản phẩm hợp lý và luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra như là tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà thiết kế. 5.2.5 Động cơ (Motivation) Kết quả cho thấy động cơ có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại Tp.HCM và là nhân tố tác động mạnh thứ 3 đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam với β = 0.203. Do đó doanh nghiệp cần phải luôn luôn tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để biết khách hàng đang cần gì, luôn luôn cập nhật và bắt kịp xu hướng thời trang phù hợp, hiểu rõ được lối sống, phong cách của của khách hàng mục tiêu để đưa ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu. 5.2.6 Chủ nghĩa vị chủng (Consumer Ethnocentrism) Kết quả cho thấy chủ nghĩa vị chủng có mối quan hệ ngược chiều với ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại Tp.HCM và là nhân tố tác động mạnh thứ 5 đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam với β = - 0.120. Điều này cho thấy đối với đối tượng là học sinh, sinh viên thì yếu tố tinh thần yêu nước không ảnh hưởng đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam. Do đó tác giả đề xuất giải pháp tăng cường các chương trình truyền thông về “mua hàng nội địa”, tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn để người tiêu dùng nhận thức được mua hàng nội địa là cách để thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và góp phần đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam của sinh viên tại TP.HCM với số lượng mẫu khoảng 250 là khá nhỏ. Do đó, rất cần các nghiên cứu cải thiện số lượng mẫu để có độ chính xác cao hơn. Thứ hai, việc lựa chọn kích cỡ mẫu phi xác suất ngẫu nhiên là chưa tối ưu vì kết quả cho thấy yếu tố chủ nghĩa vị chủng có tác động ngược chiều (-) đến ý định mua quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam. Các đối tượng khảo sát chưa đa dạng nên đưa ra kết quả khá chủ quan, không đại diện được cho tổng thể. Thứ ba, địa bản khảo sát thu thập thông tin chỉ tập trung tại Gò Vấp là chủ yếu, nếu thực hiện trên phạm vi rộng hơn thì tính toàn diện sẽ cao hơn. Thời gian nghiên cứu ngắn nên sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của nghiên cứu. 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aaker, D. (2000). Brand asset management. New York: The Free Press. [2] Abdinoor, A. &. (2017). Factors influencing consumers’ adoption of mobile financial services in Tanzania. Cogent Business & Management, 4(1), 1-19. [3] Agbonifoh, B., & Elimimian, J. (1999). Attitudes of developing countries towards "country-of-origin" products in an era of multiple brands. Journal of International Consumer Marketing, 97-116. [4] Ajzen. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human. [5] Al-Ekam, J. M. (2012). The Influence of Trust, Advertising, Family on Intention. American Journal of Economics. [6] Balabanis G, D. A. (2004). Domestic country bias, country-of-origin effects, and consumer ethnocentrism: a multidimensional unfolding approach. Journal of the Academy, 80-95. [7] Batra, R., Ramaswamy, V., Alden, D., Steenkamp, J.-B., & Ramachander, S. (2000). Effects of brand local and nonlocal origin on consumer attitudes in developing countries. Journal of Consumer Psychology, 83-95. 172 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  11. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [8] Đặng Thị Kim Thoa. (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng mua hàng may mặc nội địa của người tiêu dùng việt nam ở các thành phố. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. [9] Davis, F. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use , and user acceptance of information technology. MIS Quaterly. [10] Dickerson, K. (1982). Imported versus US product apparel: consumer views and buying patterns. Home Economics Research Journal, 28-33. [11] Diệp Thành Kiệt. (2009). Thế nào là "hàng Việt Nam"? Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online. [12] Đinh Thị Hiền. (2017). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm áo quần thời trang thương hiệu Hachiba của nhân viên văn phòng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Trường Đại học Kinh tế Huế. [13] Fishbein, M., & Ajzen. (1975). Belief attitude, intention and behavior: An introduction to the theory and research. Addison- Wesley, 11-18. [14] Fishbein, M., & Ajzen,I. (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: An introdution to theory and research. MA: Addition- Wesley. [15] Fromkin, H. (1970). Effects of experimentally aroused feelings of undistinctiveness upon. J Pers Soc Psychol, 16:521-9. [16] Harmeling, C. M., Magnusson, P., & Singh, N. (2015). Beyond anger: A deeper look at consumer animosity. J. Int. Bus. Stud., 1-18. [17] Herche, J. (1992). A note on the predictive validity of the CETSCALE. Journal of the Academy of Marketing Science, 261-264. [18] Hồ Trúc Vi, Phan Trọng Nhân, & Lê Hoàng Việt Phương. (2020).  Độ xác thực của yếu tố” sự tán thành của người nổi tiếng” đến ý định mua sắm quần áo thương hiệu nội địa Việt Nam đối với giới trẻ. Báo quản trị. [19] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2. NXB Hồng Đức. [20] Howard, D. (1989). Understanding how American consumers formulate their attitudes about foreign products. Journal of International Consumer Marketing, 7-24. [21] Keller, K. (2000). Building and managing corporate brand equity. Oxford University Press, 115-137. [22] Kumar, A., Kim, Y.-K., & Lee, H.-J. (2008). Indian consumers' purchase intention toward a United States versus local brand. Journam of Business Research. [23] Lazarus, R. (1991). Emotions and Adaptation. New York: Oxford University Press. [24] Li & Zang. (2002). Consumer online shopping attitude and behavior an assessment of research. Shanghai: Syracuse University. [25] Monsuwe et al. (2004). "What drives consumers to shop online ". International Journal of Service Industry Management, 102-121. [26] Moore. (2003). Thương hiệu dành cho lãnh đạo. NXB Trẻ. [27] Ngọc Thảo và Thuỳ Dương. (2018). Thị trường thời trang nhanh Việt Nam: Kỳ I- Thời trang ngoại dồn dập đổ bộ. Báo Công Thương. [28] Nguyễn Thị Thanh Tâm, & Nguyễn Văn Ngọc. (2013).  Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ thành phố Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thuỷ sản. [29] Scheer, R. (2004). The ‘Mental State’ Theory of Intentions. Philosophy. 79(1) doi:10.1017/S0031819104000087. [30] Schuiling, I., & Kapferer, J. (2004). Executive insights: real differences between local and international brands: strategic implications for international marketers. Journal of International Marketing, 97-112. [31] Sharma S, S. T. (1995). Consumer ethnocentrism: A test of antecedents and moderators. Journal of the Academy of Marketing Science, 26-37. [32] Sharma, S., Shimp, T., & Shin, J. (1995). Consumer ethnocentrism: a test of antecedents and moderators. Journal of the Academy of Markeing Science, 26-37. [33] Sheppard, B.H, Hartwick, & Warshaw, P. (1988). The theory of reasoned action: A meta - analysis of past research With recommendations for modifications and future research. Journal of Consumer Research, 325-343. [34] Solomon, M. (2003). Conquering Consumerspace: Marketing Strategies for a Branded World. New York: AMACOM. [35] Strizhakova, Y., & Coulter, R. (2015). Drivers of local relative to global brand purchases: A contingency approach. Journal of International Marketing, 1-22. [36] Suh, T., & Kwon, I.-W. (2002). Globalisation and reluctant buyers. International Marketing Review, 663-680. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 173
  12. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [37] Sumner, W. G. (1906). Folkways: A study of the sociological importance of usages, manners, customs. Boston: MA: Ginn and Company. [38] Tajfel, H. (1974). Social identity and intergroup. Soc Sci Inf, 65-93. [39] Tạp chí công thương. (2019, 03 08). Thị trường thời trang Việt Nam ngày càng hấp dẫn. Được truy lục từ Công Thương Industry and Trade Magazine: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thi-truong-thoi-trang-viet-nam- ngay-cang-hap-dan-60865.htm [40] Th.S Lê Thị Kiều Oanh và Th.S Đỗ Thị Thu Hồng. (2019). Phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tạp chí tài chính. [41] Thanh Trà. (2016). Hàng may mặc cho thị trường nội: Nâng dần chất lượng. Thời báo ngân hàng. [42] Trang T.M Nguyen, Nguyễn Đình Thọ, & Nigel J. Barrett. (2008). Chủ nghĩa vị chủng, sự nhạy cảm văn hoá đến ý định mua hàng thương hiệu nội địa Việt Nam. Hành vi người tiêu dùng, 88-100. [43] Wang Chen. (2004). Consumer ethnocentrism and willingness to buy domestic products in a developing country setting testing moderating effects. Journal of Consumer Marketing, 391-400. 174 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
nguon tai.lieu . vn