Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSCF.312 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP XANH CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ YẾN NHI1; NGUYỄN NGỌC HIỀN1 1 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 17108811.nhi@student.iuh.edu.vn; nguyenngochien.qn@iuh.edu.vn Tóm tắt. Vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm trong xu hướng khởi nghiệp. Để giải quyết vấn đề vừa phải đảm bảo cân bằng môi trường nhưng kinh tế vẫn phát triển ổn định, một số học giả trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp xanh. Nghiên cứu này nhằm dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh. Với mẫu nghiên cứu gồm 250 người có ý định khởi nghiệp xanh nằm trong độ tuổi từ 18 đến 32 tuổi đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng đánh giá các đặc điểm kinh doanh, niềm tin năng lực, tính khả thi, nhận thức mong muốn, trách nhiệm có tác động đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ. Một số hàm ý quan trọng được đề xuất nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ khóa. ý định khởi nghiệp, khởi nghiệp xanh, phát triển bền vững. THE FACTORS THAT AFFECTING YOUNG PEOPLE'S GREEN ENTREPRENEURIAL INTENTION IN HO CHI MINH CITY Abstract. The issue of sustainable development is increasingly concerned in the startup trend. In order to solve the problem of moderately ensuring environmental balance but the economy is still growing steadily, some scholars around the world have been interested in green entrepreneurial. This study is intended to predict the factors affecting green entrepreneurial. With a research sample of 250 people who intend to entrepreneurial a green business between the ages of 18 and 32 living in Ho Chi Minh City. Multi-variable resized model used to test research hypotheses. The results showed that evaluating business characteristics, capacity beliefs, feasibility, desired perceptions, responsibilities have effect on young people's green entrepreneuring intention. Some important implications are proposed to enhance the intention of young people to green entrepreneurial intention in Ho Chi Minh City. Keywords. Entrepreneurship intention, green entrepreneurial intention, sustainable development. 1 GIỚI THIỆU Môi trường đem đến cho con người nơi tồn tại và phát triển, là một phần quan trọng không thể thiếu. Cùng với sự phát triển của con người, môi trường đang ngày càng suy thoái do cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên … Vậy vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được môi trường phát triển bền vững. Để trả lời cho câu hỏi này, một số nhà nghiên cứu học đã tìm hiểu và nghiên cứu về khái niệm “Khởi nghiệp xanh”, các đối tượng khởi nghiệp hiện nay chính là những người quyết định nền kinh tế trong tương lai, mà bên cạnh đó để đảm bảo được kinh tế phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, họ phải đảm bảo rằng yếu tố “xanh” phải đi kèm với quyết định khởi nghiệp. Hiện nay trên thế giới, các nhà thực hành và các nhà nghiên cứu đang chú ý đến các hoạt động khởi nghiệp xanh (Abdur, 2012; Ahmad và cộng sự, 2013; Grinevich và cộng sự, 2017; Nikolaou và cộng sự, 2011). Một số học giả nghiên cứu dựa trên: đặc điểm cá nhân, tính bền vững, giáo dục, năng lực (Soomro và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu trước đây đã xác nhận rõ tính hiệu quả của lý thuyết ý định khởi nghiệp trong đó, khả năng mong muốn và tính khả thi được nhận thức đóng vai trò quan trọng (Fitzsimmons và Douglas, 2011; Krueger, 1993). Hơn nữa, một số học giả đã nhận ra rằng các yếu tố văn hóa sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tham gia vào quá trình kinh doanh (Solesvik và cộng sự, 2014; Turker và Sonmez Selçuk, 2009). 118 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Người ta đã khẳng định rằng môi trường văn hóa và các yếu tố thể chế có thể thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động kinh doanh và cả ý định khởi nghiệp (Gurel và cộng sự, 2010; Shinnar và cộng sự, 2012; Shiri và cộng sự, 2017). Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố văn hóa liên quan đến việc tìm kiếm cơ hội, đánh giá các đặc điểm kinh doanh, niềm tin năng lực, trách nhiệm và nỗi sợ kinh doanh hoặc không thích rủi ro (Solesvik và cộng sự, 2014) trong việc kích thích hoặc cản trở một ý định khởi nghiệp xanh. Nghiên cứu này sẽ nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt Nam, một nơi kinh tế đang phát triển nhanh chóng và là miền đất hứa của thế hệ trẻ Việt Nam trong việc phát triển. Tuy nhiên, chưa có bài nghiên cứu cụ thể nào về khởi nghiệp “xanh” cho một nơi tiềm năng như thế này. Ngoài ra tính mới của bài báo này chủ yếu nằm ở lĩnh vực lý thuyết bằng cách gắn liền lý thuyết sự kiện kinh doanh và lý thuyết giá trị văn hóa với nhau. Khái niệm hóa các lý thuyết này trong bối cảnh khởi nghiệp xanh cũng là một đóng góp độc đáo trong bối cảnh nghiên cứu khởi nghiệp. Để làm được điều đó, cần phải đi thay đổi từ nhận thức của đối tượng khởi nghiệp. Giới trẻ chính là hạt giống của những doanh nhân xanh trong tương lai, do đó việc khám phá khuynh hướng của họ đối với hoạt động kinh doanh xanh là phù hợp. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khởi nghiệp xanh Khởi nghiệp xanh đã được định nghĩa khởi nghiệp kết hợp nhận thức về môi trường với các hành động kinh doanh, là động lực quan trọng trong quá trình chuyển đổi hướng tới mô hình kinh doanh bền vững (Gibbs và O’Neill, 2014; Schaper, 1982). Khởi nghiệp xanh là một cách thức sáng tạo để đạt được mục tiêu cuối cùng là sử dụng các nguồn tài nguyên vào việc phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng đa dạng và bền vững nhằm đảm bảo sự thịnh vượng và chất lượng cuộc sống cao trên toàn thế giới mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai (Richomme-Huet và cộng sự, 2011). Tinh thần khởi nghiệp xanh, được bảo tồn như một lối thoát để bảo vệ và chống lại sự suy thoái của môi trường, được kết nối triệt để với các hoạt động kinh doanh bền vững (Ndubisi và Nair, 2009). Khởi nghiệp xanh là chịu trách nhiệm tạo ra thế giới mà chúng ta mơ ước, nó cũng được định nghĩa là: tạo ra giá trị xuyên suốt cho các sản phẩm và đổi mới sinh thái (Schaltegger 2002), tập trung vào việc bảo tồn bền vững thiên nhiên và hỗ trợ cuộc sống, trong mối quan tâm của các cơ hội để thúc đẩy các sản phẩm, quy trình và dịch vụ trong tương lai nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội (Jolink, Niesten 2013); quá trình phát hiện, đánh giá và khai thác các cơ hội kinh tế có trong sự thất bại của thị trường liên quan đến môi trường (Dean, McMullen, 2007); hành động của các doanh nhân có nỗ lực kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn quan tâm đến môi trường (Schuyler 1998). 2.2 Doanh nhân xanh Được định nghĩa là “… Một doanh nhân hoạt động trong các lĩnh vực xanh, bao gồm một người tìm cách chuyển đổi một lĩnh vực theo hướng bền vững, chẳng hạn như thông qua đổi mới xanh (sản phẩm xanh, quy trình hay dịch vụ) làm giảm nguồn lực hoặc nâng cao hiệu quả theo hướng không lãng phí ...” (Entrepreneurship, 2011). Những cá nhân này có xu hướng có tư duy tập trung vào môi trường, có thể liên quan đến các đặc điểm khác nhau trong việc tìm kiếm ý tưởng, quản lý hoạt động, giải quyết vấn đề và xác định cơ hội. 2.3 Phát triển bền vững Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”, hay phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Định nghĩa này vẫn thường được ưa chuộng và cũng được chấp nhận bởi tiêu chuẩn mới ISO 26000 (Seifi và Crowther, 2011). Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là bảo vệ môi trường mà còn liên quan đến chất lượng cuộc sống, sự phân bổ các nguồn lực và lợi ích, mối tương tác giữa môi trường và sự phát triển, và các điều khoản cho tương lai (Department of The Environment and Local Government, 1995). © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 119
  3. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Seifi và Crowther (2011) đã giải thích mối quan hệ giữa tính bền vững, phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội: “Các định nghĩa hiện tại có xu hướng ngụ ý rằng tất cả các nỗ lực đều nhằm đưa chúng ta đến mục tiêu lâu dài của sự bền vững và do đó bạn sẽ hành động có trách nhiệm với xã hội trong một công ty hoặc một tổ chức phù hợp với mục tiêu lớn hơn của xã hội, được gọi là phát triển bền vững và tất cả những điều này đều nhằm đạt được sự bền vững”. 2.4 Lý thuyết nền 2.4.1 Lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp mới. Có một số mô hình đã được phát triển để giải thích nền tảng của ý định khởi nghiệp. Một trong những mô hình sớm nhất là lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982), về mặt khái niệm tương tự như lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). Đây là một trong hai mô hình dựa trên ý định cơ bản nhằm giải thích các ý định khởi nghiệp và hiểu rõ hơn về hành vi tiếp theo. Shapero lập luận rằng ý định khởi nghiệp phụ thuộc vào nhận thức về mong muốn cá nhân, tính khả thi và xu hướng hành động. Sự mong muốn được cảm nhận là mức độ mà một cá nhân cảm thấy bị thu hút để trở thành một doanh nhân và phản ánh sở thích của cá nhân đối với hành vi kinh doanh (Shapero và Sokol, 1982). Trong khi, tính khả thi được nhận thức đề cập đến mức độ mà các cá nhân tự tin rằng họ có thể bắt đầu kinh doanh của riêng mình và coi khả năng trở thành một doanh nhân là khả thi (Shapero và Sokol, 1982). Nó bao gồm việc chủ động tìm kiếm các mô hình kinh doanh và sản phẩm mới của cá nhân hay công ty đã có tên tuổi và không giới hạn ở các dự án kinh doanh mới (Harms và cộng sự, 2010). Schumpeter (1934), người đã tuyên bố rằng các doanh nhân luôn cố gắng cải thiện vị thế kinh tế của họ thông qua hành vi đổi mới. Miller (1983) gợi ý rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia vào đổi mới thị trường sản phẩm, thực hiện các dự án có phần rủi ro và đầu tiên đưa ra những đổi mới chủ động, đánh bại đối thủ cạnh tranh. Là cam kết khởi sự bằng việc lập doanh nghiệp mới (Krueger, 1993). Là sẵn sàng thực hiện các hoạt động của doanh nhân (Gurbur và Aykol, 2008). Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng, khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế (Drucker, 2016) Khởi nghiệp cũng được coi là một quá trình các cá nhân tìm kiếm và tận dụng các cơ hội của thị trường thông qua việc thành lập các doanh nghiệp (Minniti và Naudé, 2010; O’Connor, 2013) Tóm lại, khởi nghiệp là việc một người đã có ý định và lên kế hoạch sẵn cho việc thực hiện, họ đem lại cho thị trường những dự án, sản phẩm, quy trình hay dịch vụ mới góp phần làm thay đổi nền kinh tế. 2.4.2 Lý thuyết về giá trị văn hoá Theo Kibler (2013), tinh thần kinh doanh là kết quả của mối quan hệ giữa các thuộc tính của cá nhân và môi trường địa phương xung quanh. Người ta cho rằng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của doanh nhân. Các học giả đã lập luận rằng các yếu tố văn hóa có thể hình thành các quyết định lựa chọn nghề nghiệp (Iakovleva và Solesvik, 2014), và khuyến khích hoặc cản trở doanh nghiệp (Kreiser và cộng sự, 2010). Để gắn kết văn hóa và tinh thần khởi nghiệp, Stephan (2009) đã phát triển và xác nhận quy mô văn hóa kinh doanh. Nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố văn hóa có thể được phân loại theo cách tìm kiếm cơ hội, đánh giá các đặc điểm kinh doanh, niềm tin năng lực, trách nhiệm và nỗi sợ hãi kinh doanh hoặc không thích rủi ro. 2.4.3 Lý thuyết về ý định Theo (Ajzen, 1991) ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai, ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Theo (Ajzen, 1991) ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi, nghiên cứu về ý định sử dụng sẽ dự đoán tốt đối với hành vi sử dụng. Theo (Scheer, 2004) Ý định là một trạng thái tinh thần, thường có sức mạnh nhân quả. Sự quyết tâm, của một người hoặc sự lo lắng, háo hức của người đó,… nhờ những “sức mạnh” thúc đẩy chúng ta. Có những đặc điểm khác của ý định mà trạng thái tinh thần của ý định không có chung. Ý định không có các đặc điểm thời gian mà trạng thái tinh thần có, hoặc chia sẻ sự phụ thuộc bối cảnh gây tò mò mà ý định có. Do các trạng thái tinh thần hoạt động theo quan hệ nhân quả, nên một người sẽ không thể cam kết thực hiện một quá trình hành động người chúng ta thường làm khi hứa hoặc ký một thỏa thuận hoặc hợp đồng. 120 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 3 GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Giả thuyết nghiên cứu Sự mong muốn được cảm nhận đã được chứng minh là một tiền đề quan trọng của ý định khởi nghiệp (Krueger, 1993; Solesvik và cộng sự, 2014). Ý định trở thành doanh nhân của một cá nhân đòi hỏi họ cảm thấy hấp dẫn khi trở thành một doanh nhân xanh. Cảm thấy yêu thích công việc kinh doanh xanh mà không cần căng thẳng và tràn đầy nhiệt huyết có thể thúc đẩy giới trẻ bắt đầu và điều hành công ty xanh của riêng họ. Từ mong muốn được làm việc trong môi trường xanh của giới trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra một công ty xanh trong tương lai. Cuộc thảo luận trước đã đưa ra kết quả rằng, sự mong muốn có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh (Krueger, 1993; Solesvik và cộng sự, 2014). Hay trong nghiên cứu của Ramayah và cộng sự cũng nhận định rằng sự mong muốn có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh của sinh viên. Do đó, cuộc thảo luận này đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Sự mong muốn được nhận thức sẽ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh ở giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Krueger (1993) và Solesvik và cộng sự (2014), tính khả thi được nhận thấy là tiền đề của ý định khởi nghiệp. Tính khả thi được nhận thức là khả năng của một cá nhân để hành động theo các quyết định của riêng mình (Solesvik và cộng sự, 2014). Trong bối cảnh khởi nghiệp xanh, các yếu tố như chắc chắn thành công, chắc chắn về bản thân, biết mọi thứ đều có thể là những yếu tố ảnh hưởng đến cường độ cao của ý định khởi nghiệp xanh và khuyến khích giới trẻ bắt đầu và điều hành một công ty xanh. Ngoài ra, Ramayah và cộng sự (2019) cũng đã kết luận trong bài nghiên cứu của họ rằng tính khả thi có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, cuộc thảo luận này đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết 2: Nhận thấy tính khả thi và sẽ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh trong giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tìm kiếm cơ hội được định nghĩa là “nhận thấy khả năng tạo ra một doanh nghiệp mới hoặc thay đổi đáng kể hoặc cải thiện một doanh nghiệp hiện tại” [Kickul và Gundry, (2002), tr.86]. Một số doanh nhân cố gắng tìm kiếm cơ hội kinh doanh thông qua việc nhận ra những lỗ hổng và vấn đề trên thị trường và cố gắng tìm ra các giải pháp khác nhau cho một vấn đề cụ thể (Solesvik và cộng sự, 2014). Nếu những vấn đề và khoảng trống đã được xác định như vậy có liên quan đến vấn đề môi trường trên thị trường, nó có thể thu hút các doanh nhân bắt đầu và điều hành doanh nghiệp xanh của riêng họ phù hợp với thị trường. Trong bài nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2019) đã kết luận rằng tìm kiếm cơ hội có mối quan hệ đáng kể với ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ Malaysia. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng: Giả thuyết 3: Tìm kiếm cơ hội sẽ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh ở giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá đặc điểm kinh doanh liên quan đến hành động của doanh nhân sau khi doanh nhân nhận ra cơ hội (Solesvik và cộng sự, 2014). Để tạo ra một dự án kinh doanh mới, doanh nhân cần phải có hành động cá nhân (McMullen và Shepherd, 2006). Một số người đánh giá cao tính độc lập và tự chủ, sáng kiến cá nhân hoặc sẵn sàng chấp nhận rủi ro (Stephan, 2009). Ramayah và cộng sự (2019) đã cho ra kết luận rằng đánh giá đặc điểm kinh doanh không có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ. Việc phản ánh các đặc điểm kinh doanh như chấp nhận rủi ro, chủ động cá nhân và tìm kiếm sự tự chủ được đánh giá như thế nào trong văn hóa của chính con người. Nếu giới trẻ đưa ra giá trị về đặc điểm chấp nhận rủi ro chỉ tập trung vào vấn đề xanh, đặc điểm chủ động cá nhân để có môi trường xanh và tìm kiếm đặc điểm tự chủ để nghĩ đến lợi ích của người khác với mối quan tâm xanh, điều đó có thể thúc đẩy họ suy nghĩ nghiêm túc về việc thành lập một công ty xanh và sẵn sàng trở thành một doanh nhân xanh. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 4: Đánh giá cao các đặc điểm kinh doanh sẽ có tác động tích cực ý định khởi nghiệp xanh ở giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Niềm tin về năng lực đã được định nghĩa là niềm tin của một người vào khả năng khởi động thành công một dự án kinh doanh (McGee và cộng sự, 2009). Thông qua niềm tin năng lực, các doanh nhân có thể giải quyết các vấn đề khó và phức tạp, chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ và dễ dàng ứng biến khi có những thay đổi bất ngờ (Stephan, 2009). Khi các doanh nhân tin tưởng vào năng lực của bản thân, họ vẫn bình tĩnh khi gặp khó khăn trong công việc, vì họ có thể dựa vào năng lực của chính mình (Stephan, 2009). Nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2019) cho ra kết quả rằng nếu sinh viên không thể chủ động đối phó © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 121
  5. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 với tình huống bất ngờ, nó sẽ cản trở việc tiến tới ý định khởi nghiệp xanh. Chúng tôi cho rằng giới trẻ khi họ tin tưởng vào năng lực của bản thân trong việc thực hiện hoá “xanh” sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và điều đó cũng thuyết phục mục tiêu nghề nghiệp của giới trẻ là trở thành một doanh nhân xanh. Do đó sẽ hợp lý khi kiểm tra giả thuyết sau: Giả thuyết 5: Niềm tin về năng lực sẽ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh ở giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Koch (2001) lập luận rằng việc nhân viên chịu trách nhiệm có liên quan đến hành vi kinh doanh trong tổ chức. Trong bối cảnh khởi nghiệp, trách nhiệm gắn liền với thành công trong kinh doanh của các doanh nhân (Stephan và Richter, 2006). Tuy nhiên, một khi hành động được thực hiện, các doanh nhân nên nhận trách nhiệm về hành động của mình vì môi trường xanh như cam kết tham gia vào dự án xanh, thực hiện công việc chất lượng cao để hướng tới môi trường xanh, thực hiện các nhiệm vụ có trách nhiệm ngay cả khi nó có nghĩa là công việc phụ. Tư duy như vậy sẽ nỗ lực hết sức để bắt đầu và điều hành công ty xanh của riêng họ. Ngoài ra, Ramayah và cộng sự (2019) cũng đã kết luận trong bài nghiên cứu của họ rằng nhận trách nhiệm có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ. Do đó, giả thuyết sau đây cho rằng: Giả thuyết 6: Nhận trách nhiệm sẽ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh trong giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết cuối cùng trong nghiên cứu này liên quan đến nỗi sợ hãi của doanh nhân và ý định khởi nghiệp xanh. Solesvik và cộng sự (2014) cho rằng nỗi sợ kinh doanh liên quan đến việc các cá nhân không biết sẽ bắt đầu công ty mới của riêng họ như thế nào. Barbosa và cộng sự, 2008 cho rằng nỗi sợ kinh doanh có liên quan tích cực đến ý định khởi nghiệp. Ngược lại, phát hiện của Solesvik và cộng sự (2014) cho thấy không có mối quan hệ nào giữa nỗi sợ hãi và ý định kinh doanh, cùng kết quả với Solesvik và cộng sự (2014) nghiên cứu của Ramayah và cộng sự cũng phát hiện rằng nỗi sợ hãi không ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp xanh. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này tác giả đề xuất rằng khi họ càng sợ thay đổi hay sợ rủi ro thì họ sẽ giảm sự tin tưởng vào khả năng thực hiện các dự án xanh của mình, từ đó làm giảm quyết định khởi nghiệp xanh của họ. Do đó, tôi đề xuất rằng: Giả thuyết 7: Nỗi sợ hãi trong kinh doanh sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định khởi nghiệp xanh ở giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên các nghiên cứu trước đặc biệt là nghiên cứu của T. Ramayah và cộng sự (2019), tác giả đã thực hiện khảo sát sơ bộ với 50 mẫu và có sự chỉnh sửa cho phù hợp với văn phong Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đề xuất: Mong muốn H1 (+) Tính khả thi H2 (+) H3 (+) Tìm kiếm cơ hội H4 (+) Ý định Đánh giá về đặc điểm kinh doanh khởi nghiệp H5 (+) xanh Niềm tin về khả năng H6 (+) Sự trách nhiệm H7 (-) Nỗi sợ hãi kinh doanh Hình 1. Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 122 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 3.3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát 250 đối tượng là giới trẻ có ý định khởi nghiệp xanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Những người có độ tuổi nằm trong khoảng từ 18 đến 32 tuổi là đối tượng khảo sát. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát qua mạng internet, thông qua việc gửi link khảo sát trên các trang nhóm khởi nghiệp, trường đại học, bình luận vào một số bài có lượng tương tác cao trong các nhóm này. Ngoài ra để đảm bảo số lượng, tác giả thực hiện khảo sát phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu các bước sẽ được thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. Tổng thể mẫu là tất cả nam, nữ từ 18-32 tuổi những người hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Theo Hair và cộng sự (2010), trong phân tích nhân tố thì số quan sát ít nhất 5 lần số biến quan sát. Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố và trong mô hình nghiên cứu có 33 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu là 165. Trong nghiên cứu này tác giả chọn số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức là 250 được xem là đủ lớn thỏa mãn điều kiện. 3.4 Thang đo nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thang đo lường của các nghiên cứu trước đã kiểm định trong những bối cảnh khác nhau và điều chỉnh nhỏ so với thang đo gốc để phù hợp hơn với bối cảnh của nghiên cứu này qua phương pháp nghiên cứu sơ bộ, thực hiện khảo sát 50 mẫu để điều chỉnh thang đo và câu hỏi cho phù hợp với văn phong của Việt Nam (bảng 1). Tất cả các thang đo các cấu trúc được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến Hoàn toàn đồng ý (5). Ngoài ra, bảng câu hỏi bao gồm 3 câu hỏi về nhân khẩu học liên quan đến độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. BẢNG THANG ĐO NGHIÊN CỨU Nhân tố Biến quan sát Nguồn NTMM1. Tôi rất thích khởi nghiệp xanh Mong muốn NTMM2. Tôi không lo lắng khi khởi nghiệp xanh Krueger (1993) (NTMM) NTMM3. Tôi say mê khởi nghiệp xanh TKT1. Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp xanh khá dễ dàng TKT2. Tôi chắc chắn về khả năng thành công Solesvik và Tính khả thi TKT3. Tôi sẽ không phải làm việc quá sức cộng sự (2014) (TKT) TKT4. Tôi có đủ kiến thức để bắt đầu kinh doanh TKT5. Tôi tin tưởng vào bản thân Tôi thấy rằng, tại Thành Phố Hồ Chí Minh… TKCH1. Hầu hết mọi người đều thích tìm kiếm những giải pháp khác nhau Tìm kiếm cơ cho một vấn đề Solesvik và hội TKCH2. Mọi người luôn tìm kiếm các cơ hội và cố gắng thực hiện chúng cộng sự (2014) (TKCH) TKCH3. Mọi người luôn cố gắng khai thác những khoảng trống trên thị trường TKCH4. Mọi người luôn cố gắng tìm kiếm những thách thức mới Sự đánh giá về Solesvik và DDKD1. Mọi người coi trọng tính độc lập và tự chủ đặc điểm kinh cộng sự (2014) DDKD2. Mọi người đều coi trọng các sáng kiến của cá nhân doanh DDKD3. Mọi người sẵn sàng chấp nhận rủi ro (DDKD) NTKN1. Mọi người đều có thể giải quyết các vấn đề khó khăn và phức tạp Niềm tin về NTKN2. Mọi người đều có thể chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ Solesvik và khả năng NTKN3. Mọi người đều tin tưởng vào khả năng của chính họ cộng sự (2014) (NT) NTKN4. Mọi người đều bình tĩnh khi gặp khó khăn trong công việc, vì họ có thể dựa vào năng lực của chính mình © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 123
  7. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 NTKN5. Mọi người đều có thể dễ dàng ứng biến khi có những thay đổi bất ngờ TN1. Mọi người cảm thấy họ có trách nhiệm phải làm việc có chất lượng cao Solesvik và Sự trách nhiệm TN2. Mọi người đã quen với việc chịu trách nhiệm về những việc họ đang cộng sự (2014) (TN) làm TN3. Mọi người thích đảm nhận những nhiệm vụ có trách nhiệm, ngay cả khi nó có nghĩa là làm thêm SHKD1. Mọi người sẽ không bắt đầu và cố gắng điều hành một doanh nghiệp, bởi vì họ sợ những thay đổi SHKD2. Mọi người sẽ không bắt đầu và cố gắng điều hành một doanh Sự sợ hãi kinh nghiệp, bởi vì họ ngại rủi ro Solesvik và doanh SHKD3. Mọi người sẽ không bắt đầu và cố gắng điều hành một doanh cộng sự (2014) (SHKD) nghiệp, vì họ nghi ngờ khả năng của mình SHKD4. Mọi người sẽ không bắt đầu và cố gắng điều hành một doanh nghiệp, bởi vì họ sợ trách nhiệm YDKNX1. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xanh YDKNX2. Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân xanh YDKNX3. Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công ty xanh của Ý định khởi Liñán and riêng tôi nghiệp xanh Chen YDKNX4. Tôi quyết tâm tạo ra một công ty xanh trong tương lai (YDKNX) (2009) YDKNX5. Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc về việc thành lập một công ty xanh YDKNX6. Tôi có ý định chắc chắn rằng một ngày nào đó sẽ thành lập một công ty xanh 3.5 Thu thập dữ liệu Nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu thực hiện vào tháng 01/2021 nhằm mục đích kiểm tra nội dung và cấu trúc bảng câu hỏi, kết quả các chuyên gia cho rằng cần phải bổ sung khái niệm về khởi nghiệp xanh vì đa số các đối tượng không hiểu được thuật ngữ này, ngoài ra cần phải thay đổi từ ngữ của các câu hỏi để phù hợp hơn bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện vào tháng 01/2021, kết quả khảo sát 50 người khảo sát cho thấy các thang đo lường đều đạt độ tin cậy cần thiết. Nghiên cứu chính thức được thực hiện để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng khảo sát từ 18 đến 32 tuổi – có ý định khởi nghiệp xanh. Sau khi loại những phiếu không phù hợp (chọn đáp án ngẫu nhiên, không điền đầy đủ, chỉ điền 1 mức độ cho hầu hết câu hỏi), có 250 câu trả lời hợp lệ được phân tích để đánh giá độ tin cậy, tính hợp lệ và tính phù hợp của giả thuyết. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm mẫu thống kê Giới tính Tần số % Nghề nghiệp Tần số % Nam 119 47.6 Học sinh – Sinh viên 73 29.2 Nữ 131 52.4 Nhân viên văn phòng 59 23.6 Độ tuổi Tần số % Lao động tự do 16 6.4 Từ 18 đến 22 tuổi 121 48.4 Cán bộ - công nhân viên 36 14.4 Từ 23 đến 27 tuổi 96 38.4 Doanh nhân, kinh doanh tự do 28 11.2 Từ 28 đến 32 tuổi 33 13.2 Khác 38 15.2 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát Kết quả cho thấy người trả lời có đặc điểm chủ yếu: giới tính nữ (131 người, chiếm 52.4%), độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi (121 người, chiếm 48.4%), nghề nghiệp chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng (138 người, chiếm 52.8%). 124 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  8. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy: Tất cả giá trị Cronbach’s Alpha của các biến độc lập đều nằm trong khoảng từ 0.717 đến 0.880. Ngoài ra, hệ số tương quan biến – tổng của tất cả các biến này đều lớn hơn 0.451. Vậy, có 27 biến quan sát thuộc thang đo các thành phần và 6 biến quan sát thuộc thang đo ý định khởi nghiệp xanh đạt độ tin cậy cần thiết để tiến hành kiểm định EFA. 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập Kết quả phân tích cho thấy có 7 nhân tố được trích, có 27 biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, Hệ số KMO có giá trị 0.904 lớn hơn 0.5 do đó phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig. = 0.000 nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ các biến quan sát tương quan trong cùng một nhân tố. Giá trị Eigenvalues = 1.027 lớn hơn 1 do đó các biến quan sát đạt yêu cầu đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố tạo thành. Số nhân tố được trích từ 27 biến quan sát là 7 nhân tố. 7 nhân tố giải thích 69.725% sự biến thiên của biến quan sát. 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc Hệ số KMO có giá trị là 0.861 lớn hơn 0.5 do đó phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig. = 0.000 nhỏ hơn 0.05 do đó các biến quan sát tương quan với nhau trong nhân tố phụ thuộc. Giá trị Eigenvalues = 3.296 lớn hơn 1 do đó nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Số nhân tố được trích từ 7 biến quan sát là 1 nhân tố. 1 nhân tố giải thích 54.934 % sự biến thiên của biến quan sát. Các biến quan sát có hệ số tải nhân đều lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu, cho thấy biến nhân tố và biến quan sát có liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả thu được mô hình hội tụ có khả năng giải thích, phân tích tốt nhất. Các nhân tố đảm bảo yêu cầu khi phân tích hồi quy đa biến. 4.4 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình với tổng thể có giá trị Sig. = 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc trong mô hình. Các hệ số VIF đều dưới 10 chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến, phù hợp với giả định trong nghiên cứu, các biến số là độc lập với nhau. Các biến đạt tiêu chuẩn là: Bảng 3. Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy Mô hình t Sig. VIF chuẩn hóa chuẩn hóa Hằng số 0.451 1.900 0.059 Tính khả thi 0.161 0.195 3.320 0.001 2.575 Nhận thức mong muốn 0.211 0.292 6.721 0.000 1.408 Trách nhiệm 0.110 0.138 2.852 0.005 1.732 Đánh giá các đặc điểm trong 0.142 0.151 3.868 0.000 1.127 kinh doanh Tìm kiếm cơ hội 0.161 0.205 3.966 0.000 1.981 Niềm tin về khả năng 0.108 0.132 2.294 0.023 2.454 Sự sợ hãi trong kinh doanh - 0.020 -0.018 -0.482 0.630 1.008 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát Biến số phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp xanh; R2 điều chỉnh= 0,667 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 125
  9. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Qua bảng thống kê về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh thì có 6 yếu tố tác động cùng chiều với ý định khởi nghiệp xanh, với độ tin cậy 95%. Trong đó nhận thức mong muốn tác động mạnh nhất (β = 0.292), kế đến là tìm kiếm cơ hội (β = 0.205), tiếp đến là tính khả thi (β = 0.195), kế tiếp là đánh giá các đặc điểm trong kinh doanh (β = 0.151), tiếp đến là trách nhiệm (β = 0.138), và cuối cùng yếu tố niềm tin về khả năng cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh với β = 0.132. Còn yếu tố sự sợ hãi trong kinh doanh không có tác động đến ý định khởi nghiệp xanh vì hệ số sig là 0.630 lớn hơn 0.05 nên biến này bị loại khỏi mô hình. Ở mức ý nghĩa 95%, hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.667 cho thấy độ phù hợp của mô hình là 66.7%. Nói cách khác, các biến độc lập giải thích được 66.7% sự biến thiên của biến phụ thuộc, như vậy còn lại 33.3% sự biến thiên của các biến phụ thuộc do những biến khác ngoài mô hình chưa được nhận biết 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ Thứ nhất, trong bài nghiên cứu này nhận thức mong muốn có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp xanh, chính phủ Việt Nam cần đưa ra các chính sách hấp dẫn để giới trẻ cảm thấy bị thu hút khi trở thành một doanh nhân xanh. Bên cạnh đó các trường đại học cần kích thích sự yêu thích việc trở thành doanh nhân xanh của sinh viên bằng cách cho họ thấy các lợi ích khi trở thành doanh nhân xanh. Từ đó thúc đẩy mạnh ý định khởi nghiệp xanh của họ. Thứ hai, tìm kiếm cơ hội của giới trẻ có tác động đến ý định khởi nghiệp xanh nên chính phủ, các trường đại học nên tổ chức các buổi diễn thuyết tại trường của những cựu doanh nhân đã khởi nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp xanh giúp sinh viên có thêm kiến thức và trau dồi thêm kinh nghiệm để nhận thấy được những khoảng trống trên thị trường cũng như tìm kiếm cơ hội để phát triển từ đó thành công thúc đẩy ý định khởi nghiệp xanh, để giới trẻ có thể tự tin quyết định khởi nghiệp xanh. Thứ ba, tính khả thi ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ trong đó tính khả thi là yếu tố tác động mạnh nhất. Chính phủ và các trường đại học ở Việt Nam cần nỗ lực hết mình để lan tỏa làn sóng khởi nghiệp xanh trong nhóm sinh viên là những doanh nhân tiềm năng trong tương lai. Khi đó, các sinh viên sẽ thấy rằng các hoạt động khởi nghiệp xanh sẽ không quá khó để theo đuổi và thực hiện hoá nó. Niềm tin chắc chắn cho sự thành công, tích lũy kiến thức về doanh nghiệp kinh doanh xanh và sự tin tưởng vào khả năng của họ sẽ hình thành niềm tin về tính khả thi đối với ý định khởi nghiệp xanh. Từ đó thúc đẩy ý định khởi nghiệp xanh trong nhóm đối tượng này. Thứ tư, khi giới trẻ tin tưởng vào khả năng của chính mình, khi đó khả năng chấp nhận rủi ro sẽ tăng cao, từ đó họ thực hiện hoá những dự án mang tính mạo hiểm cao hơn nhưng lại đem lại kết quả tốt hơn. Khi có niềm tin mạnh mẽ về năng lực, các doanh nhân có thể giải quyết các vấn đề khó và phức tạp, chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ và dễ dàng ứng biến khi có những thay đổi bất ngờ hơn. Các giảng viên của các trường đại học cần là chìa khoá khơi gợi, thúc đẩy niềm tin vào năng lực của sinh viên, khuyến khích sinh viên chủ động đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề, kích thích tính chủ động bên trong họ, giúp họ nhận thấy khả năng của chính mình và có niềm tin mãnh liệt về bản thân. Từ đó góp phần thúc đẩy ý định khởi nghiệp xanh Thứ năm, các đối tượng khởi nghiệp cảm thấy rằng việc có trách nhiệm với việc làm của mình rất quan trọng, đây là một thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong công việc, những người có trách nhiệm với công việc thường sẽ đạt kết quả tốt hơn trong công việc của họ và bỏ nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất và cẩn trọng dẫn đến khả năng thành công cao hơn. Cần phải khuyến khích thúc đẩy điểm tích cực này đối với những người khởi nghiệp xanh. Thứ sáu, đánh giá cao đặc điểm trong kinh doanh cũng tác động đến ý định khởi nghiệp xanh. Nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau cũng có thể mở rộng hỗ trợ cho sinh viên đại học hay những bạn trẻ, những người có tính độc lập cao, có chủ kiến cá nhân hay sẵn sàng tham gia kinh doanh xanh. 126 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Quan trọng nhất, trường đại học có thể cung cấp các khóa học linh hoạt hơn hoặc cung cấp chương trình đào tạo phù hợp để kích hoạt sáng kiến kinh doanh xanh giữa các giới trẻ. Theo cách này, trường đại học có thể tạo ra những hạt giống doanh nghiệp xanh cho giới trẻ năm cuối, nơi họ sẽ đăng ký và tiếp tục kinh doanh ngay cả khi đã trở thành cựu giới trẻ. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp giới trẻ biết được những yếu tố cần thiết cho việc mạo hiểm khởi nghiệp xanh và cũng nhận thức được những vấn đề liên quan đến khởi nghiệp xanh. 6 KẾT LUẬN Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Nhận thức mong muốn, tìm kiếm cơ hội, tính khả thi, đánh giá cao các đặc điểm trong kinh doanh, trách nhiệm và niềm tin về khả năng và sự sợ hãi trong kinh doanh với 27 biến quan sát. Thông tin từ mẫu quan sát cho thấy, đối tượng khảo sát chủ yếu là những người trẻ tuổi, tập trung trong khoảng từ 18-27 tuổi. Đều có ý định khởi nghiệp xanh. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy bao gồm 7 nhân tố: Nhận thức mong muốn, tìm kiếm cơ hội, tính khả thi, đánh giá cao các đặc điểm trong kinh doanh, trách nhiệm và niềm tin về khả năng và sự sợ hãi trong kinh doanh. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định được 6 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp xanh đó là nhận thức mong muốn, tìm kiếm cơ hội, tính khả thi, đánh giá cao các đặc điểm trong kinh doanh, trách nhiệm và niềm tin về khả năng. Trong đó, nhân tố nhận thức mong muốn có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ý định khởi nghiệp xanh, kế đến là tìm kiếm cơ hội, tính khả thi, tiếp theo là đánh giá các đặc điểm trong kinh doanh, sự trách nhiệm và cuối cùng là niềm tin về khả năng. Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước, theo nghiên cứu của T. Ramayah và cộng sự (2019) họ kết luận rằng “Sự sợ hãi trong kinh doanh”, “Niềm tin về khả năng”, “Đánh giá cao các đặc điểm trong kinh doanh” không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chỉ có “Sự sợ hãi trong kinh doanh” không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ, vậy ở mỗi môi trường văn hoá khác nhau sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau đến ý định khởi nghiệp xanh của giới trẻ, tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các trường đại học và chính sách của chính phủ. Chính phủ đòi hỏi phải thừa nhận sự buộc phải thúc đẩy môi trường để duy trì sự hình thành của các doanh nghiệp kinh doanh xanh. Chính phủ cần mở ra nhiều cơ hội hơn cho các dự án kinh doanh xanh và có những hỗ trợ cần thiết. Có lẽ chính phủ có thể bắt đầu tài trợ từ giới trẻ như sinh viên đại học bắt đầu hoạt động kinh doanh xanh. Chính phủ cũng có thể tiến hành sắp xếp những công việc tốt cho những sinh viên năm cuối hoặc vừa mới ra trường có mong muốn điều hành một doanh nghiệp xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abdur Rouf, K. (2012) ‘Green microfinance promoting green enterprise development’, Humanomics, Vol. 28, No. 2, pp.148–161. [2] Ahmad, N.H., Halim, H.A., Ramayah, T. and Rahman, S.A. (2013) ‘Revealing an open secret: internal challenges in creating an entrepreneurial university from the lens of the academics’, International Journal of Conceptions on Management and Social Sciences, Vol. 1, No. 1, pp.30–33. [3] Ajzen, I. (1991) ‘The theory of planned behavior’, Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol. 50, No. 2, pp.179–211. [4] Barbosa, S.D., de Oliveira, W.M., Andreassi, T., Shiraishi, G. and Panwar, K. (2008) ‘A multi-country study on the influence of national culture over the intention to start a new business’, paper presented at the ICSB World Conference Proceedings. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 127
  11. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [5] Dean T.J., McMullen J. S., 2007,. Toward a theory of sustainable entrepreneurship: Reducing environmental degradation through entrepreneurial action, in: Journal of Business Venturing, 22(1) [6] Department of The Environment and Local Government (1995), Local Authorities and Sustainable Development Guidelines on Local Agenda 21, Department of The Environment and Local Government, Dublin. [7] Drucker, P. F., (2016). Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới. [8] Fitzsimmons, J.R. and Douglas, E.J. (2011) ‘Interaction between feasibility and desirability in the formation of entrepreneurial intentions’, Journal of Business Venturing, Vol. 26, No. 4, pp.431–440. [9] Gibbs, D. and O’Neill, K. (2014) ‘Rethinking sociotechnical transitions and green entrepreneurship: the potential for transformative change in the green building sector’, Environment and Planning A, Vol. 46, No. 5, pp.1088– 1107. [10] Grinevich, V., Huber, F., Karataş-Özkan, M. and Yavuz, Ç. (2017) ‘Green entrepreneurship in the sharing economy: utilising multiplicity of institutional logics’, Small Business Economics, pp.1–18. [11] Gubur G & Aykol S (2008), Entreprenneurial Intentions of Young Educated Public In Tukey, Joural of Global Strategic Manegement, 4,47-56. [12] Gurel, E., Altinay, L. and Daniele, R. (2010) ‘Tourism students’ entrepreneurial intentions’, Annals of Tourism Research, Vol. 37, No. 3, pp.646–669. [13] Harms R, Reschke CH, Kraus S, Fink M (2010) Antecedents to innovation and growth: analyzing theimpact of entrepreneurial orientation and goal-oriented management. Int J Technol Manag 52(1/2):135–152 [14] Iakovleva, T. and Solesvik, M.Z. (2014) ‘Entrepreneurial intentions in post-Soviet economies’, International Journal of Entrepreneurship and Small Business, Vol. 21, No. 1, pp.79–100 [15] Jolink A., Niesten E., 2013, Sustainable Development and Business Models of Entrepreneurs in the Organic Food Industry, in: Business Strategy and the Environment, vol. 24 (6). [16] K. Richomme-Huet and J. De Freyman, “What sustainable entrepreneurship looks like: An exploratory study from a student perspective,” in ICSB World Conference Proceedings. International Council for Small Business (ICSB), 2011, pp. 155–177. [17] Kibler, E. (2013) ‘Formation of entrepreneurial intentions in a regional context’, Entrepreneurship & Regional Development, Vol. 25, Nos. 3–4, pp.293–323. [18] Kickul, J. and Gundry, L. (2002) ‘Prospecting for strategic advantage: the proactive entrepreneurial personality and small firm innovation’, Journal of Small Business Management, Vol. 40, No. 2, pp.85–97 [19] Kreiser, P.M., Marino, L.D., Dickson, P. and Weaver, K.M. (2010) ‘Cultural influences on entrepreneurial orientation: the impact of national culture on risk taking and proactiveness in SMEs’, Entrepreneurship Theory and Practice, Vol. 34, No. 5, pp.959–983. [20] Krueger, N. (1993) ‘The impact of prior entrepreneurial exposure on perceptions of new venture feasibility and desirability’, Entrepreneurship: Theory and Practice, Vol. 18, No. 1, pp.5–22. [21] M. G. Entrepreneurship, “Entrepreneurship at a glance”, 2011. [22] McMullen, J.S. and Shepherd, D.A. (2006) ‘Entrepreneurial action and the role of uncertainty in the theory of the entrepreneur’, Academy of Management Review, Vol. 31, No. 1, pp.132–152. [23] Miller D (1983) The correlates of entrepreneurship in three types of firms. Management Science 29(7):770–791 [24] Minniti, M., Naudé, W., (2010). What do we know about the patterns and determinants of female entrepreneurship across countries? The European Journal of Development Research, 22 (3), 277-293 [25] Ndubisi & Nair, 2009. International Journal of Entrepreneurship, Volume 13, Special Issue, 2009 [26] Nikolaou, E., Ierapetritis, D. and Tsagarakis, K. (2011) ‘An evaluation of the prospects of green entrepreneurship development using a SWOT analysis’, International Journal of Sustainable Development & World Ecology, Vol. 18, No. 1, pp.1–16. 128 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  12. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [27] O’Connor, A., (2013). A conceptual framework for entrepreneurship education policy: Meeting government and economic purposes. Journal of Business Venturing, 28 (4), 546-563. [28] Sarasvathy, S.D. (2001) ‘Causation and effectuation: toward a theoretical shift from economic inevitability to entrepreneurial contingency’, Academy of Management Review, Vol. 26, No. 2, pp.243–263. [29] Schaltegger S., 2002, A Framework for Ecopreneurship, in: Greener Management International, (38) [30] Scheer, R. (2004). The'mental state'theory of intentions. Philosophy. 79(337), 121-131. [31] Schumpeter JA (1934) The theory of economic development: an inquiry into profits, capital, credit, interest and the business cycle. Cambridge University Press, Cambridge. [32] Schuyler G., 1998, Merging Economic and Environmental Concerns through Ecopreneurship, in: Digest Number 98-8. [33] Seifi, S. and Crowther, D. (2011), ‘‘Disclosing the jargon of sustainability’’, Social Responsibility Review, Vol. 3, pp. 35-40. [34] Shapero, A. and Sokol, L. (1982) ‘The social dimensions of entrepreneurship’, in Kent, C.A., Sexton, D.L. and Vesper, K.H. (Eds.): Encyclopedia of Entrepreneurship, pp.72–90, Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ. [35] Shiri, N., Shinnar, R.S., Mirakzadeh, A.A. and Zarafshani, K. (2017) ‘Cultural values and entrepreneurial intentions among agriculture students in Iran’, International Entrepreneurship and Management Journal, pp.1– 23. [36] Solesvik, M., Westhead, P. and Matlay, H. (2014) ‘Cultural factors and entrepreneurial intention: the role of entrepreneurship education’, Education+ Training, Vol. 56, Nos. 8/9, pp.680–696. [37] Soomro BA, Ghumro IA, Shah N. Green entrepreneurship inclination among the younger gener- ation: An avenue towards a green economy. Sustainable Devel- opment. 2019; 1–10) [38] Stephan, U. (2009) ‘Development and first validation of the culture of entrepreneurship (C-ENT) scale’, paper presented at the Academy of Management Annual Meeting, Chicago, USA, 7–11 August. [39] Stephan, U. and Richter, P.G. (2006) Erfolgreiche Unternehmen in Deutschland, Polen, Tschechien & Bulgarien – Bd. 2: Personen, Strategien, Gesundheit und Erfolg in KMU, TUDpress, Germany. [40] SWS WCED World Commission on Environment and Development - Our common future, Oxford University Press, Oxford, UK, 1987. [41] T. Ramayah, Syed Abidur Rahman, Seyedeh Khadijeh Taghizadeh (2019) “Modelling green entrepreneurial intention among university students using the entrepreneurial event and cultural values theory” Int. J. Entrepreneurial Venturing, Vol. 11, No. 4, 2019. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 129
nguon tai.lieu . vn