Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ThS. Nguyễn Thị Hương Ban Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục. Viện KHGD VN Email: thanhhuongdhsp@gmail.com ThS. Nguyễn Thị Thương Thương Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Viện KHGD VN nguyenthithuongthuong.edu@gmail.com Tóm tắt Bài viết này nhằm mục đích xem xét và tổng kết các tài liệu trong nước và quốc tế nhằm xác định chất lượng giáo dục thực sự là gì, cũng như xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của học sinh. Bài viết cũng chỉ ra các kết quả có liên quan và đưa ra kết luận về các phân tích và nghiên cứu trong chủ đề thành tích của học sinh. Đầu tiên, bài viết giới thiệu ngắn gọn các mối liên hệ giữa chất lượng, hiệu quả và công bằng; sau đó cung cấp bối cảnh thể hiện thành tích của học sinh tại các trường học; và cuối cùng là xem xét các yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành tích của học sinh. Kết quả của tổng quan tài liệu này sẽ hỗ trợ việc hình thành khái niệm và tiến hành một kỳ kiểm tra thực nghiệm về thành tích của học sinh trong tương lai. Từ khóa: chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học, học sinh, kết quả học tập, thành tích học tập. Abstract This article aims to review and summarize national and international literature to determine what quality education really is, as well as examine the factors that influence student achievement. The paper also identifies relevant results and draws conclusions on analyzes and research on the subject of student achievement. First, the article briefly introduces the links between quality, efficiency and equity; then provide context for student achievement in schools; and finally consider the most important determinants of student achievement. The results of this literature review will aid conceptualization and conduct an empirical test of future student achievement. 1. Đặt vấn đề Hệ thống giáo dục Việt Nam ngày càng được coi là con đường thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Chất lượng giáo dục của trường học trở nên quan trọng và quyết định sự thành bại của một quốc gia. Chất lượng giáo dục được phản ánh thông 420
  2. qua thành tích học tập của học sinh. Kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của học sinh. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh sẽ giúp đưa ra các khuyến nghị dựa trên bằng chứng để cải thiện chất lượng giáo dục. Nghiên cứu tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh là việc làm quan trọng, nó sẽ là tài liệu làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản - Chất lượng giáo dục Trong báo cáo UNICEF1 trình bày tại cuộc họp Nhóm công tác quốc tế về giáo dục (IWGE) tại Ý năm 2000 đã nhấn mạnh có nhiều định nghĩa về chất lượng giáo dục cho thấy tính phức tạp, nhiều mặt của khái niệm này và thống nhất chất lượng giáo dục bao gồm: (i) Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, sẵn sàng tham gia học tập, được gia đình và cộng đồng hỗ trợ; (ii) Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, bảo vệ và nhạy cảm về giới, đồng thời cung cấp đầy đủ các nguồn lực và phương tiện thích hợp; (iii) Nội dung chương trình và tài liệu liên quan hướng đến mục tiêu đạt được các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là trong các lĩnh vực đọc viết, toán, kỹ năng sống, và kiến thức giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS và hòa bình; (iv) Giáo viên được đào tạo, vận dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm và làm tốt công tác quản lý trường học, đánh giá kỹ lưỡng để tạo điều kiện học tập cho người học và công bằng giáo dục; (v) Kết quả giáo dục bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ, đồng thời gắn với các mục tiêu quốc gia về giáo dục và sự tham gia tích cực vào xã hội. - Công bằng trong giáo dục Công bằng là việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho mọi cá nhân để đạt được các mục tiêu chung. Nói cách khác, các mục tiêu và kỳ vọng là như nhau đối với tất cả học sinh, nhưng những hỗ trợ cần thiết để đạt được những mục tiêu đó phụ thuộc vào nhu cầu của học sinh (Equity Education, 2019). Theo OECD, công bằng trong giáo dục có hai khía cạnh gắn bó chặt chẽ với nhau: (i) Công bằng - đảm bảo cá nhân và xã hội như giới tính, tình trạng kinh tế xã hội hoặc 1 UNICEF (2000), Defining Quality in Education, A paper presented by UNICEF at the meeting of The International Working Group on Education Florence, Italy, June 2000, https://www.right-to- education.org/sites/right-to-education.org/files/resource- attachments/UNICEF_Defining_Quality_Education_2000.PDF 421
  3. dân tộc, không phải là trở ngại để đạt được tiềm năng giáo dục; (ii) Hòa nhập - đảm bảo tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu cơ bản cho tất cả mọi người. - Tính hiệu quả Thuật ngữ hiệu quả được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội với những cách hiểu còn có những khác nhau nhất định. Theo từ điển Tiếng Việt2, hiệu quả là sự kết hợp giữa kết quả thực của một hoạt động so với kết quả dự kiến từ trước. FATF (lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế) (2013)3 cho rằng hiệu quả là “Mức độ đạt được các kết quả xác định”. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng hiệu quả khác với kết quả ở chỗ kết quả là thành tích đưa lại, còn hiệu quả là đặt trong mối tương quan giữa thành tích thu được với chi phí nguồn lực. Theo cách hiểu này, Jeremy Bentham và John Stuart Mill, đưa ra khái niệm: Hiệu quả là khả năng tối đa hóa tổng lợi ích và tối thiểu hóa tổng chi phí xã hội. Như vậy, thuật ngữ hiệu quả phải được hiểu cả trên 2 khía cạnh: + Là kết quả đích thực đạt được từ các hoạt động cụ thể (result, effect) + Là kết quả đưa lại trong sự so sánh với chi phí nguồn lực (nhân, tài vật lực) bỏ ra để thực hiện các hoạt động cụ thể (efficiency). Theo Trịnh Thị Anh Hoa (2018)4, hiệu quả giáo dục là sự phù hợp giữa kết quả giáo dục thực tiễn so với các mục tiêu giáo dục. Các kết quả giáo dục thực tiễn thường có mối tương quan chặt chẽ với sự đầu tư cho điều kiện thực hiện (đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, tài lực, vật lực,…) và sự tác động của các hoạt động giáo dục (hình thức dạy và học, hoạt động dạy, hoạt động học, đổi mới phương pháp dạy học,…). Do đó khi nói đến hiệu quả giáo dục người ta thường so sánh kết quả đầu ra thực tiễn với kết quả đầu ra dự kiến (mục tiêu giáo dục) trong mối tương quan với sự đầu tư nguồn lực và sự tác động của các hoạt động giáo dục. Hiệu quả giáo dục có nghĩa là đạt được kết quả giáo dục với mức đầu tư nhỏ nhất có thể, hoặc tối đa hóa với các khoản đầu tư nhất định (Báthory & Falus, 1997)5. 2 Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học 3 FATF (2013), For assessing technical compliance with the FATF recommendation and the effectiveness of AML/CFT systems 4 Trịnh Thị Anh Hoa (2018), Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ và khoa học cấp Bộ. 5 Báthory, Z. & Falus I. (Eds.) (1997). Pedagógiai Lexikon [Lexicon of Pedagogy]. Budapest: Keraban 422
  4. - Thành tích học tập Trong nghiên cứu của Tipawan Kamonpattananan (2000)6 kết quả giáo dục được phản ánh ở thành tích học tập. Thành tích học tập là chỉ số đánh giá hiệu quả và chất lượng giáo dục, hay quản lý hoạt động học tập/giảng dạy. Hay thành tích học tập là kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng, thái độ học tập được đánh giá bằng các bài kiểm tra trong hoặc sau hoạt động dạy - học. Hơn nữa, thành tích học tập chỉ ra chất lượng của người học, giá trị của chương trình giảng dạy, chất lượng học tập/quản lý hoạt động giảng dạy và năng lực của người hướng dẫn và người điều hành. Trong bài viết của nhóm nghiên cứu7, thành tích học tập của học sinh có chức năng chính (Rono, Onderi & Owino, 2014) và là một trong những mục tiêu quan trọng (Narad và Abdullah, 2016) của giáo dục, được định nghĩa là kiến thức mà học sinh thu được thông qua việc giáo viên đánh giá, trong đó học sinh và giáo viên đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra trong khoảng thời gian cụ thể, được đo lường bằng cách sử dụng kết quả đánh giá hoặc kiểm tra liên tục. Việc học sinh đạt được thành tích học tập xuất sắc là động lực quan trọng nhất của các tổ chức cơ sở giáo dục (Adeyemo, 2001). Hơn nữa, thành tích học tập là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ cá nhân quan tâm đến giáo dục (Osiki, 2001). Bởi vì, thành tích học tập được hiểu là hạt nhân, xoay quanh nó là nhiều thành phần quan trọng của hệ thống giáo dục, đó là lý do tại sao thành tích học tập của học sinh là lĩnh vực được quan tâm của các nhà nghiên cứu, các bậc cha mẹ, các nhà hoạch định chính sách. Díaz-Morales và Escripano (2015)8, thành tích học tập được hiểu là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, xã hội và kinh tế, dẫn đến sự phát triển nhiều mặt thích hợp của học sinh. 2.2. Bối cảnh thể hiện thành tích của học sinh tại các trường học Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đo lường thành tích của học sinh liên quan đến kết quả học tập của học sinh, hiệu quả, chất lượng của giáo viên và của nhà trường. Nghiên cứu của nhóm Saumya K., Dr. Monica A., Dr. Nimmi A. (2021) cho rằng thành tích học tập tốt được coi là tiền đề để đảm bảo công việc tốt, sự nghiệp tốt hơn và Könyvkiadó. 6 Tipawan Kamonpattananan, (2000) A Study on the Factors Related to Academic Achievement of Thammasat University Students. Thammasat University. 7 Saumya Kumar, Dr. Monica Agarwal, Dr. Nimmi Agarwal (2021), Defining And Measuring Academic Performance of Hei Students-A Critical Review, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education, Vol.12 No.6 (2021), 3091-3105 8 Díaz-Morales, J. F., & Escribano, C. (2015). Social jetlag, academic achievement and cognitive performance: Understanding gender/sex differences. Chronobiology international, 32(6), 822-831. 423
  5. sau đó là một cuộc sống chất lượng, ý nghĩa. Mặc dù có thể hiểu đây là kết quả của giáo dục, nhưng tác động của thành tích học tập học sinh ở bất kỳ quốc gia nào là khác nhau. Narad và Abdullah (2016) đã đề cập trong nghiên cứu của họ rằng ở cấp độ cơ bản, sự thành công hay thất bại của bất kỳ cơ sở giáo dục nào phụ thuộc phần lớn vào thành tích học tập của người học. Họ cũng nhắc lại niềm tin thành tích học tập tốt báo hiệu triển vọng nghề nghiệp tốt hơn và do đó có một tương lai an toàn. Thành tích học tập của học sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn vì sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của bất kỳ quốc gia nào đều là do kết quả học tập của học sinh. Học sinh có thành tích học tập càng tốt thì càng có triển vọng phát triển một nguồn nhân lực tốt, những người sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia (Ali et.al, 2009). Học sinh thực hiện tốt những kỳ vọng và chuẩn mực mà xã hội đặt ra hầu hết sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển và bền vững của xã hội (Akinleke, 2017). Singh, Malik & Singh (2016) đã trình bày mối liên hệ trực tiếp và quan trọng giữa thành tích học tập của học sinh và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, bởi vì việc tiếp thu kiến thức liên quan cũng như phát triển kỹ năng thể hiện rõ ràng thông qua kết quả học tập của học sinh (Farooq, Chaudhry, Shafiq và Berhanu, 2011). Điều này cho thấy một lý do tuyệt vời để các nhà giáo dục dành ưu tiên quan tâm cao nhất đến thành tích học tập của học sinh (Farooq và cộng sự, 2011). Trong đó, một thước đo chủ yếu được sử dụng để đo lường thành tích học tập là “GPA” (Stephan & Schaban, 20029), nhóm nghiên cứu đã áp dụng GPA (điểm trung bình) để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong một học kỳ cụ thể. Biện pháp tương tự đã được sử dụng bởi Darling (2005), Galiher (2006), Torki (1988) và Hijaz và Naqvi (2006). Các nhà nghiên cứu khác đánh giá thành tích của học sinh thông qua kết quả năm trước hoặc kết quả của một môn học cụ thể (Tahir, S., & Naqvi, S. R., 2006; Tho, 1994) và Cuc Nguyen (2010). Một số nhà nghiên cứu khác nhau đã sử dụng kết quả kiểm tra hoặc xem xét hiệu suất một học phần cụ thể (Hake, 1988). Điểm trung bình (GPA) có mối liên hệ trực tiếp với sự nhạy bén và tiềm năng nghề nghiệp của các cá nhân, do điểm trung bình được coi là thước đo tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mô hình mô hình tuyến tính phân cấp (HLM) đã được sử dụng cho các phân tích như vậy. HLM cung cấp ước tính về ảnh hưởng và sự hiểu biết về nguồn gốc của sự thay đổi trong điểm thành tích bằng cách phân tách cấp độ học sinh (trong-trường) và phương sai cấp trường (giữa các trường) và cấp tỉnh (giữa các tỉnh) (Cuc Nguyen, 2010). 9 Stephens, L. J., & Schaben, L. A. (2002). The effect of interscholastic sports participation on academic achievement of middle level school students. Nassp Bulletin, 86(630), 34-41. 424
  6. 2.3. Các yếu tố ảnh hướng đến thành tích của học sinh Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước đã chỉ ra rất rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh bao gồm: (i) Về phía bản thân HS: động cơ học tập, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, thói quen học tập…; (ii) Về phía nhà trường: chất lượng giáo viên, sự tương tác giữa GV-HS, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy…; (iii) Về phía gia đình: học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế gia đình… Cụ thể như sau: Trong nghiên cứu của Jedsarid S., Kasetchai L. (2011)10 cho rằng thành tích học tập của học sinh phụ thuộc vào ba yếu tố chính: (1) Yếu tố xã hội - sinh học là đặc điểm bẩm sinh, giới tính, tuổi tác và các đặc điểm như nền giáo dục, quê quán, nghề nghiệp, thu nhập bao gồm cả sự khác biệt cá nhân có ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh. Ví dụ, có sự khác biệt giữa nam/nữ, và những người đến từ các vùng khác nhau của đất nước, khác nhau về phương ngữ, thói quen và truyền thống. Về kinh tế, gia đình học sinh an toàn về tài chính xu hướng có nhiều cơ hội và nhận được hỗ trợ để học tiếp lên một trường đại học danh tiếng hơn so với các bạn kém may mắn phải dành thời gian làm việc để tự trang trải tài chính và có thể cần thêm thời gian để hoàn thành các khóa học. Do đó, quá trình học tập của học sinh có thể là kết quả của các yếu tố xã hội sinh học khác nhau này. Theo Nantawan Chanasit (1997)11, thành tích học tập của người học phụ thuộc vào kiến thức, các yếu tố tình cảm và chất lượng giáo dục như dịch vụ tư vấn mục tiêu học tập, tham gia lớp học, phản hồi của giáo viên. Nghĩa là, thành tích học tập thấp có thể xuất phát từ việc người học không đủ kiến thức cơ bản, các vấn đề tài chính, phương tiện đi lại không thuận tiện và áp lực của phụ huynh. Hơn nữa, thiếu động lực thành tích, thái độ học tập tiêu cực, các vấn đề sức khỏe, các vấn đề về nhân cách, kiến thức cơ bản không đầy đủ, nền tảng gia đình bao gồm trình độ học vấn thấp của cha mẹ, tình trạng tài chính thấp và nuôi dạy kém đều có thể dẫn đến các vấn đề học tập của người học, theo nghiên cứu của Manod Pimthong (2003)12. Theo Nguyễn Cúc (2010), số năm học trung bình của bố mẹ cao thì thành tích học tập của con cũng cao hơn. Thành tích học sinh lớp 5 tại Việt Nam sẽ cải thiện 2.3 điểm 10 Jedsarid Sangkapan, Kasetchai Laeheem (2011), Factors Affecting Students Academic Achievement into Probation Status at Prince of Songkla University, The 3rd International Conference on Humanities and Social Sciences, Faculty of Liberal Arts, Prince of Songkla University, Proceedings- Community Empowerment. 11 Nantawan Chanasit (1997), A Study of Students on Probation at Prince of Songkla University. Master of Education Degree in Higher Education at Thaksin University. 12 Manod Pimthong (2003), A case study of learning problems due to probation students of Marketing Major, the Faculty of Business Administration of Assumption University in Bangkok Master of Education Thesis in Educational (Educational Psychology) Srinakarindvirote Prasanmit University. 425
  7. môn tiếng Việt và 2.8 điểm môn Toán nếu trình độ học vấn trung bình của cha mẹ cao hơn 1 năm. Ngoài ra, nếu nếu gia đình sở hữu tài sản nhiều hơn thì học sinh sẽ có thành tích học tập cao hơn. (2) Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm động lực thành tích, thói quen học tập, trách nhiệm và sự tương tác giữa giáo viên/học sinh. Theo Atkinson (1964), Songpol Pumipat (1995) định nghĩa về thành tích liên quan đến hành động có động cơ được thực hiện bởi việc tự đánh giá và đánh giá từ những người khác. Nghiên cứu của Montarat Chupinit (1997)13, thói quen học tập cũng được coi là một yếu tố được sử dụng để dự đoán thành tích học tập của người học và sự lo lắng có mối quan hệ tích cực với thành tích học tập của học sinh. Về điều chỉnh, nhận thấy rằng việc chuyển tiếp lên bậc học cao hơn đòi hỏi những thay đổi đáng kể: phong cách giảng dạy, tham gia vào các hoạt động khác nhau, bối cảnh địa phương. Nếu người học không thể thích nghi với môi trường mới, việc học tập chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tính trách nhiệm có mối quan hệ tích cực đáng kể đến thành tích học tập của học sinh, được sử dụng để dự đoán kết quả học tập của học sinh. Theo nghiên cứu của Anongpan Kamwang (2003)14, thành tích học tập kém có thể là do người học đi học không thường xuyên, thiếu chuẩn bị trước khi đến lớp, thiếu chú ý trong lớp, không ôn tập sau giờ học và không tham gia lớp học, việc từ chối tham khảo ý kiến cố vấn cũng ảnh hưởng đến thành tích học tập thấp. Dựa trên nghiên cứu của Kasetchai Laeheem (2007)15, sự tương tác giữa giáo viên/học sinh có mối quan hệ tích cực với thành tích học tập. Nghiên cứu của Trần Thị Lập (2021), trên kết quả môn Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 với mẫu 680 học sinh cho thấy, động lực nội tại ảnh hưởng tích cực đến thành tích toán học. Kết quả gợi ý rằng mong muốn bên trong nghiên cứu môn học càng lớn, thì thành tích toán học của học sinh càng tốt. (3) Các yếu tố môi trường bao gồm sự hỗ trợ của phụ huynh, chất lượng giảng dạy và bầu không khí trong lớp học. Dựa trên nghiên cứu của Jiraporn Koonna (1997)16 và Chatchai Sraithong (1998)17 sự hỗ trợ gia đình có mối quan hệ tích cực với thành tích 13 Montharat Choopinit (1997), Factors Predicting Academic Achievement of Undergraduate Students at Rajabhat Institute Nakhonsithammarat. Master of Education Thesis, Prince of Songkla University 14 Anongpan Kamwang (2003), The Learning Behavior and Leisure of Low Learning Achievement Students, Srithana Commercial Technology College Chiangmai. Master of Education Thesis in Vocational Education Chiangmai University. 15 Kasetchai Laeheem Achivement (2007), Predict Elementary in Academic Achievement of Students at Islamic Private School In Three Changwat, Southern Thailand. Prince of Songkla Journal 13,3 (July-Sept): 441-443. 16 Jiraporn Koonna (1997), Factor of Related to English Learning Achievement of Prathom Six Students in Changwat Songkhla Master of Education Thesis in Elementary Education, Prince of Songkla University. 17 Chatchai Sraithong (1998), Factors Affecting Achievement in Life Experience of Prathomsuksa Six Students in Changwat Songkhla. Master of Education Thesis in Elementary Education, Prince of Songkla University. 426
  8. học tập của học sinh và thành tích học tập thấp có thể là do thiếu sự tham vấn của phụ huynh (Anongpan Kamwang, 2003). Chất lượng giảng dạy (Chatchai Sraithong, 1998) và không khí lớp học có mối quan hệ tích cực với thành tích của học sinh (Kanda Pongtippanat (1998)18, Kasetchai Laeheem (2007)). Sơ đồ 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập theo Jedsarid S., Kasetchai L. (2011) Trong nghiên cứu của Saumya K., Dr. Monica A., Dr. Nimmi A. (2021) đã quan tâm đến Lý thuyết về sự tham gia của Astin (1997), kết quả giáo dục được xác định bởi các yếu tố đầu vào cụ thể của học sinh (bao gồm các yếu tố như nhân khẩu học cơ bản của học sinh: động cơ, sở thích, phong cách học tập, các thuộc tính học tập, v.v.), các yếu tố môi trường (như môi trường vật chất, môi trường gia đình, quan hệ giao tiếp, chương trình giảng dạy, tổ chức trường học và môi trường học…) Theo mô hình đánh giá học sinh do Tinto (1975) đưa ra có bốn thành phần đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công của học sinh trong học tập. 18 Kanda Phongtippayanut (1998) Factor Affecting Mathematics Learning Achievement at Prathomsuksa Six Students in Changwat Pattani. Master of Education Thesis in Elementary Education, Prince of Songkla University. 427
  9. Sơ đồ 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập theo Tinto (1975) Ngoài ra, có một sự thống nhất chung giữa các nhà nghiên cứu về việc hiểu thành tích học tập của học sinh là tổng hợp các thuộc tính nhận thức cũng như phi nhận thức của người học (Lee & Shute, 201019) có tính đến khung văn hóa xã hội, trong đó quá trình học tập diễn ra (Liêm & Tân, 201920). Một số nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Singh, Malik & Singh (2016)21, về cơ bản đã nỗ lực phân loại các yếu tố tác động đến thành tích học tập của học sinh thành các loại sau: Sơ đồ 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh của Singh, Malik & Singh (2016) 19 Lee, J., & Shute, V. J. (2010). Personal and social-contextual factors in K–12 academic performance: An integrative perspective on student learning. Educational psychologist, 45(3), 185-202. 20 Liem, G. A. D., & Tan, S. H. (Eds.). (2018). Asian education miracles: In search of sociocultural and psychological explanations. Routledge. 21 Singh, S. P., Malik, S., & Singh, P. (2016). Research paper factors affecting academic performance of students. Indian Journal of Research, 5(4), 176-178. 428
  10. Nghiên cứu của Krisztián Széll22 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của học sinh hoặc trường học, ở cấp độ học sinh (ví dụ: giới tính, nơi sinh sống, nền tảng gia đình, thái độ học tập, động lực, mạng lưới kết nối), của trường học (cơ sở hạ tầng, vị trí, quy mô trường học, bầu không khí, số lượng và thành phần học sinh), liên quan đến trình độ của giáo viên (ví dụ như đào tạo chuyên môn, thái độ giảng dạy, động cơ thúc đẩy, hợp tác); và có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách giáo dục. Bên cạnh đó, nhấn mạnh giáo viên có tầm quan trọng lớn trong việc góp phần tạo một nền giáo dục chất lượng và thành công, ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh và thành tích của học sinh ở trường (Barber & Mourshed, 2007; OECD, 2005, 2010b). Trong bài viết của Shahnaz Rashid23 nhấn mạnh yếu tố kinh tế - xã hội và trường học ảnh hưởng đáng kể đến thành tích học tập của học sinh. Sheldon (2003)24 đưa ra bằng chứng rằng một học sinh đến từ nơi có đặc điểm kinh tế xã hội cao hơn sẽ đạt điểm thi tốt hơn một học sinh đến từ một nền kinh tế xã hội thấp hơn. Anh và Úc là hai quốc gia có lịch sử lâu đời nhất về sự tham gia của phụ huynh ở cấp trường. Trên toàn thế giới, các quốc gia khác như Canada và Hoa Kỳ, đang hướng tới việc tăng cường sự tham gia của phụ huynh. Becher (1984)25 công nhận vai trò quan trọng của cha mẹ cũng như nhấn mạnh đến quyền và trách nhiệm của cha mẹ trong việc ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái. Thông qua thực nghiệm cũng cho thấy sự tham gia của phụ huynh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo học sinh đạt thành tích cao hơn và bền vững hơn (Harris, Chrispeels & Janet 200626). Có thể thấy, việc phụ huynh tham gia vào việc học sẽ dẫn đến sự tham gia nhiều hơn vào các quá trình dạy và học. Tầm quan trọng của trình độ học vấn và hành vi của cha mẹ đối với trình độ học vấn của con cái đã được ghi nhận rõ ràng. Có nhiều bằng chứng nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng trường học đối với thành tích của học sinh. Hanushek (1995)27 đã kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng trường học đối với thành tích của học sinh và tìm thấy sự ảnh hưởng của quy mô lớp học, trình 22 Krisztián Széll (2013), Factors Determining Student Achievement Hungarian Educational Research Journal, Vol. 3(3) 55–66 23 Shahnaz Rashid (2011), Factors Influencing Student Achievement Scores: Public vs. Private Schools, Forman Journal of Economic Studies, Vol. 7, 2011 (January–December) pp. 99-116. 24 Sheldon, R. (2003). The changing influence of socioeconomic status on student achievement: Recent evidence from Australia. Paper Presented at the Annual Meeting of the American Educational Research Association, Chicago, 21-25 April. 25 Becher, R. (1984). Parent involvement: A review of research and principles of successful practices. Washington, D.C. National Institute of Education. 26 Harris Alma, Chrispeels & Janet Hageman (2006). Improving schools and educational systems: International perspectives. Taylor & Francis, London. 27 Hanushek, Earic. (1995). Interpreting recent research on schooling in developing countries. World Bank Research Observer, Vol. 10, pp. 227-246. 429
  11. độ học vấn của giáo viên, kinh nghiệm của giáo viên, lương giáo viên và sự đầu tư cho giáo dục. Paul và Hanan (1994)28 cũng xem xét nghiên cứu, kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng trường học đối với thành tích học tập của học sinh, nhận thấy rằng kinh nghiệm của giáo viên đã nâng cao điểm kiểm tra thành tích của học sinh. Alderman và cộng sự (2001)29 nghiên cứu về sự lựa chọn trường học của các gia đình có thu nhập thấp thấy rằng các trường tư thục phục vụ người nghèo thu học phí thấp trên tổng chi tiêu giáo dục (đồng phục, học phí và phương tiện đi lại, v.v.). Nguyễn Cúc (2010) đã chỉ ra rằng các kỹ năng của lãnh đạo ở cấp tỉnh thực sự tạo ra sự khác biệt trong thành tích của học sinh và học sinh đến từ các tỉnh nơi mà hiệu trưởng giám sát lớp học đạt kết quả cao hơn học sinh đến từ các tỉnh nơi mà hiệu trưởng không quan sát trong lớp học. 3. Kết luận Vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thành tích học tập của học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như (i) Về phía bản thân HS: động cơ học tập, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, thói quen học tập, sức khỏe, …; (ii) Về phía nhà trường: chất lượng giáo viên, sự tương tác giữa GV-HS, cơ sở vật chất, quy mô lớp học, thời gian học sinh học ở trường.…; (iii) Về phía gia đình: học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế gia đình…; (iv) Môi trường cộng đồng mà trẻ sinh sống: cơ sở hạ tầng, đặc điểm dân số, sự bất bình đẳng trong cộng đồng,… Kết quả nghiên cứu trên sẽ là nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh. 28 Paul G. & Hanan J. (1994). Student achievement and schooling choice in low-income countries evidence from Ghana. Journal of Human Resources, Vol. 29, pp. 843-864. 29 Alderman H., Peter F. Orazem & Elizabeth M. Paterno (2001). School quality, school coast and the public/private school choices of low-income household in Pakistan. The Journal of Human Resources, Vol. 36, pp.304-326. 430
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anongpan Kamwang (2003), The Learning Behavior and Leisure of Low Learning Achievement Students, Srithana Commercial Technology College Chiangmai. Master of Education Thesis in Vocational Education Chiangmai University. [2] Báthory, Z. & Falus I. (Eds.) (1997), Pedagógiai Lexikon [Lexicon of Pedagogy], Budapest: Keraban Könyvkiadó. [3] Becher, R. (1984), Parent involvement: A review of research and principles of successful practices. Washington, D.C. National Institute of Education. [4] Chatchai Sraithong (1998), Factors Affecting Achievement in Life Experience of Prathomsuksa Six Students in Changwat Songkhla, Master of Education Thesis in Elementary Education, Prince of Songkla University. [5] Cuc Nguyen, Patrick Griffin (2010), Factors influencing student achievement in Vietnam, Procedia Social and Behavioral Sciences 2 [6] Díaz-Morales, J. F., & Escribano, C. (2015), Social jetlag, academic achievement and cognitive performance: Understanding gender/sex differences, Chronobiology international, 32(6), 822-831. [7] FATF (2013), For assessing technical compliance with the FATF recommendation and the effectiveness of AML/CFT systems [8] Harris Alma, Chrispeels & Janet Hageman (2006), Improving schools and educational systems: International perspectives, Taylor & Francis, London. [9] Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học [10] Hanushek, Earic. (1995), Interpreting recent research on schooling in developing countries, World Bank Research Observer, Vol. 10, pp. 227-246. [11] Jedsarid Sangkapan, Kasetchai Laeheem (2011), Factors Affecting Students Academic Achievement into Probation Status at Prince of Songkla University, The 3rd International Conference on Humanities and Social Sciences, Faculty of Liberal Arts, Prince of Songkla University, Proceedings- Community Empowerment. [12] Jiraporn Koonna (1997), Factor of Related to English Learning Achievement of Prathom Six Students in Changwat Songkhla Master of Education Thesis in Elementary Education, Prince of Songkla University. 431
  13. [13] Kanda Phongtippayanut (1998), Factor Affecting Mathematics Learning Achievement at Prathomsuksa Six Students in Changwat Pattani, Master of Education Thesis in Elementary Education, Prince of Songkla University. [14] Kasetchai Laeheem Achivement (2007), Predict Elementary in Academic Achievement of Students at Islamic Private School In Three Changwat, Southern Thailand, Prince of Songkla Journal 13,3 (July-Sept): 441-443. [15] Krisztián Széll (2013), Factors Determining Student Achievement Hungarian Educational Research Journal, Vol. 3(3) 55–66 [16] Lap Thi Tran, Tuan Son Nguyen (2021), Motivation and mathematics achievement: a Vietnamese case study, Journal on Mathematics Education, Volume 12, No. 3, September 2021, pp. 449-468 [17] Lee, J., & Shute, V. J. (2010), Personal and social-contextual factors in K–12 academic performance: An integrative perspective on student learning, Educational psychologist, 45(3), 185-202. [18] Liem, G. A. D., & Tan, S. H. (Eds.). (2018), Asian education miracles: In search of sociocultural and psychological explanations. Routledge. [19] Manod Pimthong (2003), A case study of learning problems due to probation students of Marketing Major, the Faculty of Business Administration of Assumption University in Bangkok Master of Education Thesis in Educational (Educational Psychology) Srinakarindvirote Prasanmit University. [20] Paul G. & Hanan J. (1994), Student achievement and schooling choice in low- income countries evidence from Ghana, Journal of Human Resources, Vol. 29, pp. 843- 864. [21] Montharat Choopinit (1997), Factors Predicting Academic Achievement of Undergraduate Students at Rajabhat Institute Nakhonsithammarat, Master of Education Thesis, Prince of Songkla University. [22] Nantawan Chanasit (1997), A Study of Students on Probation at Prince of Songkla University. Master of Education Degree in Higher Education at Thaksin University. [23] Saumya Kumar, Dr. Monica Agarwal, Dr. Nimmi Agarwal (2021), Defining And Measuring Academic Performance of Hei Students-A Critical Review, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education, Vol.12 No.6 (2021), 3091-3105 432
  14. [24] Singh, S. P., Malik, S., & Singh, P. (2016), Research paper factors affecting academic performance of students, Indian Journal of Research, 5(4), 176-178. [25] Shahnaz Rashid (2011), Factors Influencing Student Achievement Scores: Public vs. Private Schools, Forman Journal of Economic Studies, Vol. 7, 2011 (January–December) pp. 99-116. [26] Sheldon, R. (2003), The changing influence of socioeconomic status on student achievement: Recent evidence from Australia, Paper Presented at the Annual Meeting of the American Educational Research Association, Chicago, 21-25 April. [26] Stephens, L. J., & Schaben, L. A. (2002), The effect of interscholastic sports participation on academic achievement of middle level school students, Nassp Bulletin, 86(630), 34-41. [28] Tipawan Kamonpattananan (2000), A Study on the Factors Related to Academic Achievement of Thammasat University Students, Thammasat University. [29] Trịnh Thị Anh Hoa (2018), Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ và khoa học cấp Bộ. [30] UNICEF (2000), Defining Quality in Education, A paper presented by UNICEF at the meeting of The International Working Group on Education Florence, Italy, June 2000, https://www.right-to-education.org/sites/right-to- education.org/files/resource- attachments/UNICEF_Defining_Quality_Education_2000.PDF 433
nguon tai.lieu . vn