Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Thoa Sinh viên ngành Tâm lý học, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm Lý Học trường Đại Học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech). 200 sinh viên ngành Tâm lý học tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành tâm lý học đó là: nhóm yếu tố từ gia đình, bạn bè, người thân, Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý, Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của nhà trường, trong đó nhóm yếu tố có tác động với mức độ trung bình là Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý và Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của nhà trường. Từ khóa: Ngành nghề, các yếu tố, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề, ngành Tâm lý học . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình lựa chọn ngành nghề của người học diễn ra với sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa người học với gia đình, bạn bè, trường học, xã hội...). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của người học. Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn ngành nghề thì hầu hết đó là quyết định do chính người học đưa ra và khẳng định. Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con người cụ thể [1] Khi nói đến quá trình lựa chọn ngành nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi. Không phải bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng được xã hội chấp nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề được biểu hiện trong qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân (tôi muốn) với đòi hỏi về số lượng và chất lượng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi (tôi cần phải). Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự lựa chọn. Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có được nhờ vào hoạt động của chủ thể lựa chọn (tôi có thể). Lựa chọn ngành nghề là một hoạt động có đối tượng. Đối tượng ở đây chính là những nghề mà người học sẽ chọn. Nghề được chọn trở thành mục đích hoạt động của học sinh. Để đạt tới mục đích, người học cần phải hiểu rõ đối tượngg (ngành nghề). Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu. Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, người học sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau. Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của người là rất đa dạng và phức tạp. Muốn xác định được nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về nghề đó, người học phải tự hiểu mình. Chỉ có trên cơ sở này, bản thân người học mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp [1]. 1024
  2. Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn ngành nghề được coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con ngƣời. Khi xác định cho mình một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con người ta lựa chọn nghề. Quá trình lựa chọn nghề không phải là chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp: “Tôi và nghề nghiệp”, “tôi và chức vụ”, “tôi và gia đình”, “tôi và lương bổng”... Điều đó có nghĩa là lựa chọn ngành nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với nghề nghiệp. Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của người học [2]. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên? Bài viết này với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm Lý Học trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: Nghiêng cứu khảo sát trên 200 sinh viên ngành Tâm Lý Học trường Đại Học Công Nghệ Hồ Chí Minh. Phƣơng pháp: Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm Lý Học. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 20.0. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm Lý Học, chúng tôi đã xây dựng trong đó thang đo các các yếu tố ảnh hưởng bao gồm 35 item là các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm Lý Học. Thang đo mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm Lý Học được đánh giá theo 5 phương án trả lời ứng với các điểm số như sau: Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm; không đồng ý: 2 điểm; phân vân: 3 điểm; đồng ý: 4 điểm; hoàn toàn đồng ý: 5 điểm. Để tiện cho việc so sánh, thang đo chúng tôi phân điểm trung bình (ĐTB) mà khách thể đạt được thành 5 nhóm điểm khác nhau: Không ảnh hưởng, ảnh hưởng ít, ảnh hưởng trung bình, ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng rất nhiều. Như vậy điểm ở các mức độ cụ thể như sau: Không ảnh hưởng (ĐTB từ 1 đến 1,80), ảnh hưởng ít (ĐTB từ 1,81 đến 2,60), ảnh hưởng trung bình (ĐTB từ 2,61 đến 3,40), ảnh hưởng nhiều (ĐTB từ 3,41 đến 4,20) và ảnh hưởng rất nhiều (ĐTB từ 4,21 đến 5). Độ tin cậy, tính hiệu lực của thang đo (hệ số tải các item của thang đo ≥ 0,50) các các yếu tố ảnh hưởng có Cronbach's Alpha = 0,64. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả phân tích bảng 1cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học được chia thành 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành tâm lý học đó là: nhóm yếu tố từ gia đình, bạn bè, người thân, Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý, Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của nhà trường. Nhìn chung các nhóm có mức độ ảnh hưởng trung bình ( ĐTB = 2,62) đến lựa chọn ngành nghề tâm lý học của sinh viên. Nhóm yếu tố Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý và Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của nhà trường có ảnh hưởng với mức độ trung bình và cao hơn nhóm Yếu tố từ gia đình, bạn bè người thân. Bảng 1. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành Tâm lý học của sinh viên STT Nhóm các yếu tố tác động ĐTB ĐLC 1 Yếu tố từ gia đình, bạn bè, người thân 1.91 .76614 2 Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý 3.06 .71220 3 Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của Nhà trường 2.70 .75988 1025
  3. Chung bình trung 2.62 .52456 Các yếu tố từ gia đình, bạn bè, người thân có mức độ ít ảnh hưởng (ĐTB >1,80) đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành tâm lý học. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích bảng 2 cho thấy. Sinh viên lựa chọn học ngành Tâm lý học trường Hutech la do: khoảng cách địa lý phù hợp; học phí phù hợp với kinh tế gia đình; Thời gian học linh động thuận tiện cho đi làm thêm. Bảng 2. Yếu tố từ gia đình, bạn bè, người thân STT Các yếu tố ĐTB ĐLC 1 Khoảng cách địa lý phù hợp. 2.16 1.080 2 Học phí phù hợp với kinh tế gia đình bạn. 2.21 1.040 3 Thời gian học linh động thuận tiện cho đi làm thêm. 2.14 .941 4 Ba mẹ ,người thân khuyên bạn chọn. 1.93 .992 5 Ba,người thân muốn bạn chọn. 1.88 1.064 6 Có ba mẹ,người thân làm trong ngành Tâm Lý Học. 1.77 .992 7 Bạn bè khuyên. 1.81 .989 8 Bạn bè học trong trường Hutech, 1.86 .989 9 Bạn bè phổ thông rủ học chung cho vui. 1.84 1.005 10 Đi học để trốn làm việc nhà. 1.73 .888 11 Đi học để kiếm cớ xin tiền tiêu của bố mẹ. 1.72 .876 Đối với các yếu tố có liên quan đến cá nhân sinh viên và đặc thù ngành tâm lý cho thấy (bảng 2), yếu tố do sinh viên đam mề ngành tâm lý học; do sinh viên muốn tham vấn tâm lý cho người thân, gia đình; môi trường làm việc trong ngành năng động, giao tiếp nhiều; ngành tâm lý được áp dụng cho nhiều ngành khác; ấn tượng với các buổi nói chuyện của các chuyên gia trong nghành; Sự cần thiến của ngành trong cuộc sống hiện tại; Kiến thức của ngành rất phong phú và đa dạng; Khả năng ứng dụng thực tế của ngành cao là những yếu tố có mức độ ảnh hưởng trung bình đến quyết định lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Đáng chú ý yếu tố Ngành phù hợp với năng lực cá nhân có mức độ ảnh hưởng nhiều đến quyết định lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Điều này cho thấy, sinh viên đã xác định được mục đích hoạt động học tập của mình. Bảng 3. Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý STT Các yếu tố ĐTB ĐLC 1 Do bạn đam mê ngành Tâm Lý Học 3.25 1.061 2 Bạn muốn chữa di chứng Tâm Lí cho bản thân. 2.86 1.244 3 Bạn muốn tham vấn tâm lý cho ngƣời thân,gia đình bạn. 3.16 1.160 4 Bạn muốn can thiệp Tâm Lý cho mọi người. 3.14 1.133 5 Có nhiều công việc đễ lựa chọn mà ngành Tâm Lý Học mang lại. 2.74 1.225 6 Có nhiều cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. 2.87 1.170 7 Nhu cầu việc làm của ngành Tâm Lý cao. 2.85 1.253 8 Môi trƣờng làm việc trong ngành năng động, giao tiếp nhiều. 3.23 1.198 9 Ngành Tâm Lý học áp dụng cho nhiều ngành khác. 3.17 1.151 10 Có thể đi làm ngay khi còn đi học. 2.56 1.142 11 Bạn ấn tượng với các sinh viên đã và đang học ở trường. 2.43 1.141 12 Những người làm trong cùng lĩnh vực. 3.04 1.205 13 Bạn ấn tƣợng với các buổi nói chuyện của các chuyên gia 3.28 1.130 1026
  4. trong nghành. 14 Sự cần thiến của ngành trong cuộc sống hiện tại. 3.30 1.098 15 Kiến thức của ngành rất phong phú và đa dạng. 3.37 1.114 16 Khả năng ứng dụng thực tế của ngành cao. 3.29 1.110 17 Ngành phù hợp với năng lực cá nhân. 3.53 1.032 Yếu tố công tác hướng nghiệp của nhà trường có mức độ ảnh hưởng trung bình (bảng 1, có ĐTB > 2,60) đến quyết định lựa chọn ngành nghề tâm lý học của sinh viên. Trong đó, yếu tố (bảng 4) như: phương tiện Phương tiện thông tin quảng bá tốt về trường đại học Hutech; Đội ngủ hướng nghiệp của trường hứa hẹn nhiều công việc phù hợp; Quy mô hướng nghiệp của trường Hutech rộng rãi tại các trường phổ thông; Lực học của bản thân phù hợp với điểm xét tuyển vào ngành có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác đến sự lựa chọn ngành nghề tâm lý học của sinh viên. Bảng 4. Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của Nhà trường STT Các yếu tố ĐTB ĐLC 1 Phương tiện thông tin đại chúng quảng bá tốt về ngành Tâm Lý Học 2.56 1.101 2 Phƣơng tiện thông tin quảng bá tốt về trƣờng đại học Hutech 2.70 1.075 3 Phương tiện thông tin đại chúng quảng bá các việc làm hấp dẫn sau 2.68 1.129 khi học Tâm Lý Học. 4 Công tác hướng nghiệp của ĐH Hutech về ngành Tâm Lý Học tốt. 2.69 .994 5 Đội ngủ hƣớng nghiệp của trƣờng hứa hẹn nhiều công việc phù 2.74 1.062 hợp. 6 Quy mô hƣớng nghiệp của trƣờng Hutech rộng rãi tại các trƣờng 2.70 1.036 phổ thông. 7 Lực học của bản thân phù hợp với điểm xét tuyển vào ngành 2.82 1.271 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành tâm lý học đó là: nhóm yếu tố từ gia đình, bạn bè, người thân, Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý, Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của nhà trường, trong đó nhóm yếu tố có tác động với mức độ trung bình là Từ cá nhân và đặc thù ngành tâm lý và Công tác hướng nghiệp tuyển sinh của nhà trường. Bài viết này bước đầu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành tâm lý, đây cũng là hạn chế của bài viết này, để tìm hiểu và phân tích sâu hơn cần phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhằm tìm hiểu một cách cụ thể các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất kiến nghị phụ hợp giúp sinh viên định hướng lựa chọn ngành tâm lý cũng như định hướng đúng đắn trong quá trình học ngành tâm lý học TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đình Chiến (2008), Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ), Luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên. [2] Nguyễn Văn Hộ, (2000), Thích ứng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 1027
nguon tai.lieu . vn