Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TS Trần Thị Kim Oanh* TS Nguyễn Việt Hồng Anh* Trần Minh Khôi** TÓM TẮT Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bội, bài viết kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – một trong những ngân hàng số tiêu biểu được vinh danh năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD bao gồm: (1) Quản trị điều hành; (2) Đo lường RRTD; (3) Kiểm soát RRTD; (4) Xử lý RRTD; (5) Nguồn nhân lực và (6) Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học. Qua đó, bài viết đề xuất các hàm ý chính sách góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, phân tích nhân tố, hồi quy bội. 1. GIỚI THIỆU Những năm gần đây, xu hướng phát triển của ngân hàng số ngày càng xuất hiện mạnh mẽ tại Việt Nam và các khách hàng cũng dần quen thuộc với các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nền tảng số. Lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển công nghệ kinh doanh ngân hàng số thì các NHTM luôn phải đối mặt với rủi ro của hoạt động tín dụng. Do hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các NHTM nên quản trị RRTD là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, việc áp dụng hiệp ước Basel về công tác giám sát và quản trị RRTD vẫn còn rất hạn chế, mới chỉ thỏa được một số tiêu chí đơn giản. Đây là rào cản mà các NHTM Việt Nam cần phải khắc phục để hội nhập quốc tế. Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. ** 330 -
  2. Cuối năm 2019, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia, mở ra nhiều cơ hội gắn kết giữa Vietcombank và người dân, doanh nghiệp. Với chiến lược số hóa toàn hệ thống, năm 2020, Vietcombank đã chính thức ra mắt dịch vụ ngân hàng số hoàn toàn mới, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thời đại 4.0. Tuy vậy, việc quản trị RRTD của Vietcombank vẫn còn nhiều biến động và thiếu tính ổn định mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì tỷ lệ nợ xấu lại càng biến động khôn lường. Trước thực tế này, đòi hỏi Vietcombank phải hoàn thiện quản trị RRTD để giúp NH phát triển ổn định, từng bước tiến đến Basel II, tạo một nền tảng tốt giúp NH hội nhập quốc tế. Bài viết “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” với mục tiêu phản ánh thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD để từ đó gợi ý một số giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Vietcombank. Bài viết gồm có 5 phần, sau phần 1 – Giới thiệu sẽ là phần 2 về cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm. Phần 3 của bài viết thể hiện mô hình và phương pháp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong phần 4. Cuối cùng, phần 5 sẽ là kết luận và hàm ý chính sách của bài viết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Rủi ro tín dụng và mô hình quản trị RRTD của ngân hàng RRTD là nguyên nhân của phần lớn các thất bại của NH, do đó các nhà quản lý NH cần phải quan tâm giải quyết nhằm giảm tổn thất khi RRTD xảy ra (Greuning and Bratanovic, 2003). Saunders (1994) cho rằng RRTD là dòng thu nhập dự tính từ khoản cho vay không thể thực hiện được đầy đủ về mặt số lượng và thời hạn, dẫn đến khoản lỗ tiềm tàng cho NH khi cấp tín dụng cho một khách hàng (KH). Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam định nghĩa: “RRTD trong hoạt động NH là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy, RRTD là khoản lỗ tiềm tàng xảy ra khi KH không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ về số lượng và thời gian theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.  Mô hình quản trị RRTD tập trung: Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), mô hình này tách biệt giữa ba khối (3 chức năng): khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro và khối xử lý nội bộ, tăng cường chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng, tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu, cụ thể như sau: – Khối kinh doanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các quyết định có rủi ro, giao dịch trực tiếp với KH. Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của NH. - 331
  3. – Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận có chức năng quản lý rủi ro của NH thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng, quy trình quản lý rủi ro, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. – Khối xử lý nội bộ: gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý của KH và thiết lập hồ sơ cấp tín dụng, kiểm soát điều kiện tín dụng trước khi giải ngân, thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi, cập nhật lưu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo.  Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình này không có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của NH thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Mô hình quản trị rủi ro phân tán tạo cho mỗi chi nhánh NH có một vị thế, có tính độc lập rất cao với hội sở, như một NH con trong NH mẹ. Ở Việt Nam, hầu hết các NHTM lựa chọn mô hình quản lý RRTD tập trung. Mô hình này tách bạch hoạt động tín dụng ở chi nhánh và hội sở chính. Ở chi nhánh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh, bán hàng, quan hệ KH còn ở hội sở thực hiện chức năng quản lý RRTD, thẩm định, phân tích tín dụng và phê duyệt tín dụng và chức năng tác nghiệp hỗ trợ. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm Lĩnh vực nghiên cứu về RRTD của các NHTM đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiếp cận. Wang (2013), nghiên cứu quản lý RRTD tại các NHTM nông thôn ở Trung Quốc. Quản trị RRTD từ phía KH thông qua phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của KH, tìm nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh của KH. Afande (2014) nghiên cứu thực tiễn quản lý RRTD tại các NHTM ở Kenya. Hệ thống quản trị RRTD có hiệu quả khi thiết lập một chính sách tín dụng cụ thể, rõ ràng; hỗ trợ quản lý; thông tin về chính sách tín dụng được hướng dẫn tới từng cán bộ tín dụng, sàng lọc các KH tiềm năng, sử dụng đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, đánh giá liên tục tính thanh khoản của KH vay, sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong phân tích tín dụng và tuân thủ tiêu chuẩn Basel II. Bekhet và Eletter (2014) nghiên cứu mô hình đánh giá RRTD cho các NHTM Jordan. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình đánh giá RRTD bằng phương pháp chấm điểm ANN (Artificial neural networks) gồm các biến quan sát như: chấm điểm tín dụng; yếu tố nhân khẩu học, mức độ thu nhập của người vay… để đo lường RRTD nhằm giảm tổn thất cho NH. Li (2015), nghiên cứu quản lý RRTD trong điều kiện cạnh tranh hiện nay của ngành NH Trung Quốc. NH có quy trình cho vay thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của NH thì sẽ giảm được RRTD, tăng khả năng sinh lời cho NH. Tại Việt Nam, Nguyễn Đức Tú (2012) nghiên cứu mô hình quản lý RRTD tại các NHTM đã xây dựng mô hình quản lý RRTD. Từ đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam. Nguyễn Thị Kiều Minh (2015) nghiên cứu quản lý RRTD 332 -
  4. cho các NHTM ở Việt Nam. Các NHTM cần áp dụng phương pháp quản lý RRTD hợp lý, cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận; giảm thiểu rủi ro; tăng cường vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng NH. Phan Thị Linh (2016) nghiên cứu quản trị RRTD trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các NHTM Nhà nước. Quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ thống NH nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Đặng Thị Hồng Nhung (2021) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý RRTD cá nhân tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu về quản lý RRTD tại NHTM đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn chưa phân tích sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD của NHTM. Bên cạnh đó, mỗi NHTM sẽ có những đặc điểm khác nhau về chính sách quản lý, quy trình kiểm soát nội bộ,…Những đặc điểm này góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD của các NH. Vì vậy, từ những khoảng trống của các nghiên cứu trước, bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. Kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD của Vietcombank trong tương lai. 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Thông qua cơ sở lý thuyết về mô hình quản trị RRTD, quy trình quản trị RRTD và kế thừa từ các nghiên cứu trước như: Nguyễn Đức Tú (2012), Afande (2014), Phan Thị Linh (2016), Nguyễn Quang Hiện (2016) nhóm tác giả xây dựng mô hình đo lường hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank như sau (Hình 1): Quản trị điều hành Đo lường rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng Hiệu quả quản trị Xử lý rủi ro tín dụng rủi ro tín dụng Nguồn nhân lực Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất - 333
  5. Biến phụ thuộc: “Hiệu quả quản trị RRTD” nhằm đánh giá thực trạng hệ thống quản trị RRTD của ngân hàng đã đạt được mục tiêu đề ra hay không. Các biến độc lập: đại diện cho những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị RRTD của NHTM. Quản trị điều hành: Yếu tố này đề cập chiến lược quản trị RRTD, chính sách tín dụng và xây dựng mô hình quản trị RRTD. Theo Greuning và Bratanovic (2003), Lê Văn Tề (2013), chiến lược quản trị RRTD phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng và tối đa hóa lợi nhuận; xác định khả năng chịu đựng RRTD. Ngoài ra, chính sách tín dụng phải đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, an toàn tài chính (giảm thiểu rủi ro) và hướng tới sự phát triển bền vững và an toàn của NH. Đo lường rủi ro tín dụng: Theo Lê Văn Tề (2013), yếu tố này phản ánh mức độ rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro và mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận hay từ bỏ rủi ro của NH. Quá trình đo lường RRTD ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý RRTD của toàn bộ hệ thống NH. Kiểm soát RRTD: Theo Bessis (2010), hệ thống kiểm soát RRTD và tuân thủ các giới hạn an toàn tín dụng có ảnh hưởng đến việc quản trị RRTD của NH. NH tuân thủ các giới hạn an toàn tín dụng như: tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động tín dụng của NH; các nguyên tắc cho vay; những giới hạn và hạn chế tín dụng. Điều này giúp NH duy trì an toàn cho hoạt động cho vay, góp phần kiểm soát RRTD. Xử lý rủi ro tín dụng: Theo Lê Văn Tề (2013), đây là khả năng ứng phó với rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro và bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra. Xử lý RRTD bao gồm: xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro được trích lập trên các nhóm nợ; và việc xử lý tổn thất bằng nguồn vốn tự có. Nguồn nhân lực: Để quản trị RRTD hiệu quả, NH cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ NH như: năng lực điều hành; năng lực vận hành các công cụ đo lường; năng lực kiểm soát RRTD; và năng lực xử lý RRTD (Vũ Thu Hà, 2010). Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học: Đây là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ công tác quản trị RRTD. Đặc biệt trong bối cảnh “số hóa” ngành ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học là bộ phận quan trọng hỗ trợ hoạt động nhận diện rủi ro và đo lường rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả quản lý RRTD (Greuning và Bratanovic, 2003). Từ mô hình nghiên cứu đề xuất và kế thừa các nghiên cứu trước, nhóm tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu như sau: H1: Quản trị điều hành có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. H2: Đo lường RRTD có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. 334 -
  6. H3: Kiểm soát RRTD có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. H4: Xử lý RRTD có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. H5: Nguồn nhân lực có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. H6: Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank Bảng 1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Biến Ký hiệu Kỳ vọng dấu Quản trị điều hành QTDH + Đo lường RRTD DLRR + Kiểm soát RRTD KSRR + Xử lý RRTD XLRR + Nguồn nhân lực NNL + Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học HTTT + Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện gồm hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ quản lý chi nhánh công tác tại hệ thống NH Vietcombank, nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung thang đo sao cho phù hợp với điều kiện của nghiên cứu. Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý RRTD hiện đang công tác tại Vietcombank. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kết hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bội tuyến tính và các kiểm định khác. Phân tích nhân tố EFA giải quyết mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank với phương pháp rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn, dựa trên cơ sở các mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Hồi quy bội được sử dụng nhằm xác định mức độ và chiều hướng tác động của từng yếu tố đến hiệu quả quản lý RRTD. Kết quả kiểm định về độ phù hợp của mô hình và ý nghĩa của các hệ số ước lượng từ kỹ thuật hồi quy bội sẽ cung cấp thông tin về mối - 335
  7. quan hệ tác động của từng nhân tố đối với hiệu quả quản lý RRTD tại Vietcombank. Bảng câu hỏi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý RRTD tại Vietcombank được thiết kế bằng thang Likert 5 mức độ. Mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng có thể từ mức 1 “Hoàn toàn không đồng ý” đến mức 5 “Hoàn toàn đồng ý”. Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ Trên cơ sở mô hình nghiên cứu để xuất, nhóm tác giả xây dựng các thang đo và thực hiện nghiên cứu sơ bộ đánh giá mô hình, điều chỉnh bổ sung thang đo cho phù hợp. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và chạy sơ bộ với 60 quan sát cho thấy mô hình phù hợp với biến phụ thuộc là hiệu quả quản trị RRTD và các biến độc lập là (1) Quản trị điều hành; (2) Đo lường RRTD; (3) Kiểm soát RRTD; (4) Xử lý RRTD; (5) Nguồn nhân lực; (6) Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học. Thang đo các biến được tổng hợp như sau: Bảng 2. Thống kê thang đo trong mô hình nghiên cứu Nguồn kế thừa từ các Ký hiệu Mô tả thang đo nghiên cứu trước 1 Quản trị điều hành Các chiến lược quản trị, quy trình quản trị RRTD, QTDH1 chính sách tín dụng, mô hình quản trị RRTD được thiết lập nhất quán, phù hợp, rõ ràng. Nguyễn Đức Tú Các chiến lược quản trị, quy trình quản trị RRTD, (2012), Afande (2014), QTDH2 chính sách tín dụng, mô hình quản trị RRTD được Nguyễn Quang Hiện thực hiện đúng và đầy đủ (2016) Cải tiến các chiến lược quản trị, quy trình quản trị QTDH3 RRTD, chính sách tín dụng, mô hình quản trị RRTD được thực hiện một cách đầy đủ và thường xuyên 2 Đo lường RRTD Các công cụ đo lường RRTD được xây dựng phù hợp DLRR1 Phan Thị Linh (2016), với thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II. Nguyễn Quang Hiện DLRR2 Việc vận hành các công cụ đo lường RRTD hiệu quả (2016) Việc giám sát và cải tiến các công cụ đo lường RRTD DLRR3 được thực hiện đầy đủ và thường xuyên 3 Kiểm soát RRTD Mô hình phòng thủ 3 tuyến phòng thủ và việc tuân KSRR1 thủ các giới hạn an toàn tín dụng được thiết lập một Nguyễn Đức Tú cách bài bản và phân cấp rõ ràng (2012), Phan Thị Linh Vận hành mô hình phòng thủ 3 tuyến phòng thủ và (2016) KSRR2 tuân thủ các giới hạn an toàn tín dụng giúp NH nâng cao hiệu quả quản trị RRTD 336 -
  8. Nguồn kế thừa từ các Ký hiệu Mô tả thang đo nghiên cứu trước Giám sát và cải tiến mô hình phòng thủ 3 tuyến phòng KSRR3 thủ và tuân thủ các giới hạn an toàn tín dụng tới hiệu quả quản trị RRTD Mô hình 3 tuyến phòng thủ và tuân thủ các giới hạn KSRR4 an toàn tín dụng được thực hiện một cách độc lập trong hoạt động quản trị RRTD 4 Xử lý RRTD Hệ thống phân loại nợ, quỹ dự phòng rủi ro được thiết XLRR1 lập một cách hợp lý và theo dõi chặt chẽ chất lượng Phan Thị Linh (2016), các khoản vay Afande (2014), Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng được thực Nguyễn Quang Hiện XLRR2 hiện một cách đầy đủ và kịp thời (2016) Giám sát và cải tiến hệ thống phân loại nợ và quỹ dự XLRR3 phòng rủi ro liên tục 5 Nguồn nhân lực Đào tạo, đánh giá năng lực cho từng nhóm đối tượng NNL1 trong quản trị RRTD Nguyễn Đức Tú Đa dạng hình thức đào tạo, đánh giá năng lực cán bộ (2012), Phan Thị Linh NNL2 quản trị RRTD (2016) Xây dựng nội dung đào tạo, đánh giá năng lực cho NNL3 từng nhóm đối tượng trong quản trị RRTD 6 Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học đảm HTTT1 bảo tính đầy đủ của dữ liệu Afande (2014), Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học đảm Nguyễn Quang Hiện HTTT2 bảo tính kịp thời của dữ liệu (2016) Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học đảm HTTT3 bảo tính đồng bộ của dữ liệu 7 Hiệu quả quản trị RRTD Hệ thống quản trị RRTD phù hợp giúp nâng cao hiệu Nguyễn Đức Tú QTRR1 quả quản trị RRTD (2012), Afande (2014), Liên tục thay đổi và hoàn thiện hệ thống quản trị Phan Thị Linh (2016), QTRR2 RRTD giúp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD Nguyễn Quang Hiện Sự phù hợp giữa mục tiêu quản trị RRTD và mục tiêu (2016) QTRR3 kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp - 337
  9. Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) trong phân tích nhân tố EFA ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Ngoài ra, theo Tabachnick và Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8k + 50 (với n là kích thước mẫu, k là số biến độc lập của mô hình. Dữ liệu nghiên cứu sẽ được khảo sát từ 162 cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý RRTD hiện đang công tác tại Vietcombank trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Do đó, với cỡ mẫu là 162 thỏa mãn công thức mẫu trong hồi quy bội (n ≥ 8k + 50) và phù hợp với cỡ mẫu trong nghiên cứu EFA. Chính vì thế, mẫu nghiên cứu mà nhóm tác giả thu thập được đủ điều kiện sử dụng trong nghiên cứu này. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nhóm tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy của các thang đo được đề xuất bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kết hợp chỉ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA nhằm loại đi các biến không phù hợp và làm tăng độ tin cậy của thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2009). Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 và hệ số biến tổng lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s alpha sau khi loại biến của tất cả các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy các thang đo đều đạt độ tin cậy và được đưa vào sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) ở phần tiếp theo. Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện đối với 6 thang đo của nhóm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và một thang đo của biến phụ thuộc “Hiệu quả quản trị RRTD”. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue > 1. Theo Hair & cộng sự (2010), hệ số KMO thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Bên cạnh đó, kiểm định giá trị Bartlett cũng được áp dụng. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì có thể sử dụng kết quả EFA. 338 -
  10. Bảng 4. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập Hệ số KMO = 0,772; Phương sai trích: 75,843%; giá trị Eigenvalue = 1,357 Nhân tố Các biến 1 2 3 4 5 6 KSRR1 0,815 KSRR2 0,877 KSRR3 0,844 KSRR4 0,768 DLRR1 0,914 DLRR2 0,836 DLRR3 0,829 NNL1 0,877 NNL2 0,838 NNL3 0,846 HTTT1 0,856 HTTT2 0,866 HTTT3 0,846 XLRR1 0,806 XLRR2 0,809 XLRR3 0,838 QTDH1 0,778 QTDH2 0,825 QTDH3 0,837 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 20.0 Theo Bảng 4, kết quả phân tích cho thấy có 6 nhân tố được rút trích qua phương pháp phân tích EFA sẽ đại diện cho 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu bao gồm: (1) Quản trị điều hành; (2) Đo lường RRTD; (3) Kiểm soát RRTD; (4) Xử lý RRTD; (5) Nguồn nhân lực; (6) Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học. Tương tự, kết quả phân tích nhân tố đối với thang đo “Hiệu quả quản trị RRTD” cho thấy 3 biến quan sát QTRR1, QTRR2, QTRR3 nhóm thành một nhân tố được rút trích ra, không có biến quan sát nào bị loại và EFA là phù hợp. - 339
  11. Để xác định chiều hướng và mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc “Hiệu quả quản trị RRTD” tại Vietcombank, nhóm tác giả thực hiện phương pháp hồi quy tuyến tính bội với phương trình hồi quy tuyến tính như sau: QTRR = β0 + β1QTDH + β2DLRR + β3KSRR + β4XLRR + β5NNL + β6HTTT (1) Bảng 5. Tóm tắt kết quả hồi quy và phân tích ANOVA Model R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn dự báo 1 0,737a 0,544 0,526 0,56254 Tổng bình Số bậc Bình phương Giá trị kiểm Mức ý Phân tích ANOVA phương tự do trung bình định F nghĩa Hệ số hồi quy 58,480 6 9,747 30,800 0,000b Phần dư 49,051 155 0,316 Tổng cộng 107,531 161 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 20.0 Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R2 = 0,544 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp hay mô hình tác giả xây dựng giải thích được khoảng 54,4% hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị kiểm định F = 30,800 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 (H0: tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc). Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy bội Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số đã chuẩn hoá Mô hình t Sig B Sai số chuẩn Beta Hệ số chặn -0,835 0,317 -2,632 0,009 QTDH 0,202*** 0,058 0,202 3,491 0,001 DLRR 0,215*** 0,069 0,195 3,124 0,002 KSRR 0,235*** 0,046 0,301 5,143 0,000 XLRR 0,269*** 0,067 0,233 4,020 0,000 NNL 0,121** 0,049 0,151 2,484 0,014 HTTT 0,207*** 0,067 0,184 3,089 0,002 Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 20.0 340 -
  12. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị điều hành, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD, xử lý RRTD, nguồn nhân lực và hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học có tác động cùng chiều đến hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả quản trị RRTD của NH là xử lý RRTD. Phương trình 1 đối với các hệ số đã chuẩn hóa có dạng như sau: QTRR= -0,835+ 0,202*QTDH + 0,215*DLRR + 0,235*KSRR + 0,269*XLRR + 0,121*NNL + 0,207*HTTT 4.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu Đồ thị phân tán (scatter) giữa các phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra. Phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào. Do đó, giả định quan hệ tuyến tính thỏa mãn (Hình 3). Hình 3: Đồ thị phân tán (scatter) giữa các phần dư và giá trị dự đoán Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 20.0 Theo Hình 3, trên đồ thị phân tán scatter chúng ta bổ sung hai đường gạch đứt nét vào đồ thị để nhìn rõ hơn sự thay đổi của phần dư. Các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một vi phạm không đổi. Như vậy, có thể kết luận không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. Biểu đồ Histogram ở Hình 4 có giá trị trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. gần bằng 1, có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm. Bên cạnh đó, biểu đồ P-P plot cho thấy những giá trị kỳ vọng này tạo thành một đường chéo, các điểm quan sát thực tế sẽ tập trung sát đường chéo, kết luận phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Hình 4). - 341
  13. Hình 4. Biểu đồ Biểu đồ Histogram và biểu đồ P-P plot Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 20.0 Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) d = 2.084 nằm trong khoảng từ 0 đến 4 nên kết luận không có tương quan chuỗi bậc nhất. Kiểm định nhân tử phóng đại (VIF) cho thấy độ chấp nhận (Toreance) thấp và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của biến độc lập lần lượt là 1,140; 1,323; 1,165; 1,142; 1,250 và 1,211 đều nhỏ hơn 2 nên kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Bảng 7). Bảng 7. Hệ số Durbin-Watson và hệ số VIF Hệ số Durbin-Watson: 2,084 Mô hình Thống kê cộng tuyến Độ chấp nhận VIF QTDH 0,877 1,140 DLRR 0,756 1,323 KSRR 0,858 1,165 XLRR 0,876 1,142 NNL 0,800 1,250 HTTT 0,826 1,211 Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 20.0 342 -
  14. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Thông qua thực trạng RRTD và phân tích khám phá nhân tố EFA kết hợp hồi quy bội, các yếu tố quản trị điều hành, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD, xử lý RRTD, nguồn nhân lực và hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học có mối tương quan với hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcombank. Trong đó yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả quản trị RRTD của NH là xử lý RRTD. Kết quả kiểm định các khuyết tật cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp. Như vậy, các kết quả nghiên cứu là cơ sở để bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách giúp tăng cường hiệu quả quản trị RRTD tại Vietcmbank. 5.2. Hàm ý chính sách Để hoàn thiện quản trị RRTD tại Vietcombank, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến nợ xấu khó lường do đại dịch Covid-19 gây ra, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD như sau: Thứ nhất, Vietcombank cần phải nâng cao quản trị điều hành. Cụ thể, về chiến lược quản trị RRTD, NH phải xây dựng khẩu vị rủi ro phù hợp với các chiến lược kinh doanh, đảm bảo sự cân đối giữa vốn, lợi nhuận, rủi ro và bám sát các thông lệ quốc tế. Về chính sách tín dụng, NH cần rà soát và điều chỉnh các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, quản trị RRTD như: Chính sách quy trình tín dụng; chính sách quản trị rủi ro; chính sách quản lý danh mục tín dụng; chính sách phân loại rủi ro; chính sách trích lập dự phòng rủi ro,… để phù hợp với chiến lược quản trị RRTD của NH. Bên cạnh đó, NH cần tổ chức bộ máy quản trị rủi ro theo 3 tuyến phòng thủ dựa trên các tiêu chí cụ thể, có cơ sở; đồng thời xây dựng mô hình quản trị RRTD tâp trung theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II. Thứ hai, NH cần nâng cao chất lượng đo lường rủi ro tín dụng. Theo đó, NH đánh giá lại xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II bởi một bộ phận độc lập với bộ phận thực hiện và phê duyệt xếp hạng tín dụng. Các phát hiện trong quá trình đánh giá lại phải được báo cáo cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Thứ ba, hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ theo thông lệ và chuẩn mực Basel II dựa trên các tiêu chí sau: (i) Kiểm toán nội bộ xây dựng phù hợp với quy mô của NH, đảm bảo có sự gắn kết; (ii) Phương pháp kiểm toán nội bộ cần được chuẩn hóa định hướng theo rủi ro; (iii) NH tiến hành đánh giá hiện trạng, phân tích các chênh lệch của bộ phận kiểm toán nội bộ so với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; (iv) Đội ngũ kiểm toán nội bộ của NH cần được nâng cao năng lực; (v) NH cần xem xét đầu tư vào các phần mềm, công cụ hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ, xây dựng hệ thống giám sát cảnh báo sớm giúp kiểm toán nội bộ kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. - 343
  15. Thứ tư, nâng cao xử lý rủi ro tín dụng theo nhiều cách. Các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói, sau đó dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (hay còn được gọi là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Chứng khoán hoá các các khoản nợ xấu sẽ giúp NH đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, hạn chế RRTD, …. Cuối cùng, NH cần tăng cường đầu tư hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học. Đặc biệt những phần mềm xử lý hỗ trợ cho công tác thẩm định, thẩm định dự án. Ngoài ra, NH cần cập nhật những công nghệ NH mới hiện đại trên thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Afande, F. O. (2014). Credit Risk Management Practices of Commercial Banks in Kenya. European Journal of Business and Management. Bekhet, H. A. & Eletter, S. F. (2014). Credit risk assessment model for Jordanian commercial banks: Neural scoring approach. Review of Development Finance, 4, 20-28. Bessis, J. (2010). Risk management in banking. Publisher: Wiley. Citibank (2016). Basel III Advanced Approaches Disclosures for the Quarterly Period Ended, Citi Group. Đặng Thị Hồng Nhung (2021). Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Tạp chí Công thương, 3(2). Greuning, H., & Brajovic Bratanovic, S. (2003). The Analysis and the Management of the Baking Risk: the evaluation of the corporative governance and of the financial risk.  Bucharest: Irecson Publishing House. Hair, J. F., Celsi, M., Ortinau, D. J., & Bush, R. P. (2010). Essentials of marketing research (Vol. 2). McGraw-Hill/Irwin New York, NY. Hoàng Trọng, & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2009). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê. Lê Văn Tề (2013). Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Lao Động. Li, Z. (2015). Credit risk management in the current competitive condition in the Chinese banking industry. Thesis is submitted to the University of Wales Institute, Cardiff for the degree of Doctor of Philosophy. Nguyễn Đình Thọ, & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Nghiên cứu thị trường. Nhà xuất bản Lao động. Nguyễn Đức Tú (2012). Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Truy cập 20/5/2017 tại http://hou.topica.edu.vn Nguyễn Quan Hiện (2016). Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội. Luận án Tiến sĩ, Học viện tài chính. Nguyễn Thị Kiều Minh (2015). Quản lý rủi ro cho ngành ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Master of Arts in Financial and Managerial Accounting, Berlin School of Economics and Law. 344 -
  16. Nguyễn Thị Vân Anh (2014). Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2– Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 20, 36-39. Nguyễn Văn Tiến (2015). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê. Phan Thị Linh (2016). Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Tạp chí Tài chính, 14(2), 25-27. Saunders, A. (1994). Banking and commerce: An overview of the public policy issues. Journal of banking & finance, 18(2), 231-254. Vũ Thu Hà (2010). Thông tin tín dụng và cán bộ tín dụng. Tạp chí Ngân hàng, 18(9), 52-54. Wang, Y. (2013). Credit risk management in rural commercial banks in China. Theris accounting, financial services and law. - 345
nguon tai.lieu . vn