Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA THẾ HỆ Z TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quế Trân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Mỹ Hằng TÓM TẮT Ngày nay, yêu cầu tiêu dùng bền vững đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, một bộ phận xã hội đã và đang thay đổi nhận thức cũng như hành vi theo hướng tiêu dùng xanh. Mục tiêu của bài viết là tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh của thế hệ Z trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề ra một số kiến nghị để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z góp phần tăng cường sức khỏe, hạn chế ô nhiễm môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Từ khóa: người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, thế hệ Z, tiêu dùng xanh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, việc hình thành xu hướng xanh là một nhu cầu cấp thiết nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều người tiêu dùng Việt Nam có thái độ tốt đối với môi trường, tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà hành vi tiêu dùng xanh thực tế vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc triển khai và áp dụng những chính sách tiêu dùng xanh, mua sắm xanh ở Việt Nam đặc biệt là thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này tạo ra nhằm tìm ra những giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh hướng đến bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Theo (Boztepe, 2012) các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh là các yếu tố về nhận thức về môi trường, đặc tính sản phẩm xanh, giá sản phẩm xanh và hoạt động chiêu thị xanh. (Yeonshin Kim and Sejung Marina Choi, 2005) đề xuất đưa ra các thang đo là các yếu tố bảo vệ môi trường, vai trò của chính phủ, tiêu chuẩn cá nhân. Tác giả (Maheshwari, 2014) đưa ra các mục tiêu là niềm tin và thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh, ý thức của người tiêu dùng sẵn có của các sản phẩm an toàn cho môi trường. (Linh, 2013) đã đưa ra các yếu tố tác động như: nhận thức về môi trường, sản phẩm xanh, phân phối xanh, chiêu thị xanh. Ngoài ra còn áp dụng thuyết nền hành vi dự định của (Ajzen, 1991). Từ các cơ sở lý thuyết trên, tác giả đã đưa ra mô hình đề xuất: 2137
  2. Hình 1. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất Nghiên cứu định tính được thực hiện qua thảo luận nhóm cùng với các bảng câu hỏi chính thức gồm 30 câu. Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng thế hệ Z trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát từ 04/04/2021 đến ngày 10/04/2021. Tổng cộng có 260 phiếu được phát ra, thu về 253 phiếu hợp lệ. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo được kiểm định bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011). 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Bảng 1. Kết quả Cronbach’s đánh giá độ tin cậy thang đo STT Tên nhân tố Biến quan sát Độ tin cậy 1 Nhận thức tiêu dùng NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6 0.847 2 Chuẩn chủ quan CCQ1, CCQ2, CCQ3, CCQ4, CCQ5 0.848 3 Hoạt động chiêu thị xanh CTX1, CTX2, CTX3, CTX4, CTX5 0.818 4 Giá sản phẩm xanh GSF1, GSF2, GSF3, GSF4 0.840 5 Thương hiệu TH1, TH2, TH3, TH4 0.808 6 Vai trò của chính phủ CP1, CP2, CP3, CP4 0.816 7 Hành vi tiêu dùng xanh TIEUDUNGXANH1, TIEUDUNGXANH2 0.832 Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả nghiên cứu 2138
  3. Kết quả đo lường 7 thành phần đều đạt yêu cầu với hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7 và các biến quan sát trong thành phần đều có tương quan biến – tổng > 0,3. Do đó các biến quan sát của thang đo này đều giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA tiếp theo. Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kết quả phân tích kiểm định Barlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0,00 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1. Tích lũy phương sai trích là 63.838% > 50% là đạt yêu cầu. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy, 6 nhân tố rút trích ra giải tích được 63.838% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối Component 1 2 3 4 5 6 NT1 .789 NT2 .781 NT3 .730 NT6 .661 NT4 .661 NT5 .644 CCQ1 .793 CCQ2 .759 CCQ3 .756 CCQ4 .738 CCQ5 .695 TH1 .764 TH2 .735 TH3 .708 TH4 .696 GSF1 .814 GSF2 .784 GSF3 .730 GSF4 .720 CTX1 .785 CTX2 .737 CTX3 .673 CTX4 .593 CTX5 .551 CP1 .793 CP2 .763 CP3 .652 CP4 .604 Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả nghiên cứu Kết luận: kết quả các nhóm được gom lần cuối: Nhóm 1 (Nhân tố nhận thức) 6 biến: NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6. Nhóm 2 (Nhân tố chuẩn chủ quan) 5 biến: CCA1, CCQ2, CCQ3, CCQ4, CCQ5. Nhóm 3 (Nhân tố chiêu thị xanh) 5 biến: CTX1, CTX2, CTX3, CTX4, CTX5. Nhóm 4 (Nhân tố giá sản phẩm xanh) 4 biến: GSF1. GSF2, GSF3, GSF4. Nhóm 5 (Nhân tố thương hiệu) 4 biến: TH1, TH2, TH3, TH4. Nhóm 6 (Nhân tố chính phủ) 4 biến: CP1, CP2, CP3, CP4. 2139
  4. Bảng 3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Sai số Change Statistics Mô Hệ số Hệ số R2 hiệu Durbin- 2 chuẩn ước Hệ số R 2 Hệ số F Bậc tự Bậc tự Sig. F sau hình l R R chỉnh Watson lượng sau khi đổi sau đổi do 1 do 2 khi đổi 1 .818a .669 .661 .38519 .669 82.917 6 246 .000 1.861 a. Biến độc lập (hằng số): CP, CCQ, GSF, TH, NT, CTX. b Biến phụ thuộc: Y. Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả nghiên cứu Hệ số R2 là 0.669, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với dữ liệu 66.9%. Các phần còn lại do sai số và các nhân tố khác. Kiểm định Durbin-Watson = 1.861 trong khoảng [1;3] nên không có hiện tượng của các tương quan phần dư. (Bảng 3) Bảng 4. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy Hệ số Beta chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa cộng Mô hình hóa chuẩn t Sig. tuyến B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF 1 (Hằng số) .428 .144 2.979 .003 NT .155 .037 .183 4.159 .000 .692 1.445 CCQ .153 .034 .191 4.462 .000 .734 1.363 CTX .128 .040 .156 3.176 .002 .557 1.795 GSF .146 .032 .195 4.490 .000 .715 1.399 TH .141 .037 .183 3.819 .000 .585 1.711 CP .205 .040 .244 5.077 .000 .583 1.716 a. Biến phụ thuộc: Y. Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả nghiên cứu Qua Bảng 4, ta thấy tất cả các trị số Sig. của NT, CCQ, CTX, GSF, TH, CP đều < 0.05. Do vậy mối quan hệ giữa các biến có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều 0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến: hành vi tiêu dùng xanh = 0.428 + 0.155 Nhận thức + 0.153  Chuẩn chủ quan + 0.128  Chiêu thị xanh + 0.146  Giá sản phẩm xanh + 0.141  Thương hiệu + 0.205  Vai trò của Chính phủ. Kết quả ở Bảng 4 cho ta thấy, 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh. Nhân tố vai trò của chính phủ có ảnh hưởng lớn nhất (Beta = 0.244), sau đó là nhân tố nhận thức (Beta = 0.155), chuẩn chủ quan (Beta = 0.153), giá sản phẩm (Beta = 0.146), thương hiệu (Beta = 0.141), chiêu thị xanh (Beta = 0.128). 2140
  5. 4 KIẾN NGHỊ Nhân tố vai trò Chính phủ được quan tâm nhiều nhất nên Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về tiêu dùng xanh sao cho đồng bộ, nhất quán. Đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất, đẩy mạnh xanh hóa sản xuất. Chẳng hạn như giảm thuế đối với các doanh nghiệp có sản xuất xanh, đưa việc sản xuất xanh vào chỉ tiêu phấn đấu cho các giải thưởng vinh danh doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với môi trường sống và sức khỏe bằng cách đưa các kiến thức về tiêu dùng xanh vào bài giảng các môn xã hội cho học sinh nhằm giáo dục ý thức, thêm vào đó bằng sự ảnh hưởng từ mạng xã hội tích cực tuyên truyền đến cho thế hệ trẻ vì nhân tố nhận thức được quan tâm thứ hai. Từ đó chúng ta có thể dùng sức ảnh hưởng của những người đã tiêu dùng sản phẩm nêu lên quan điểm cảm nhận của bản thân, lan tỏa đến mọi người xung quanh là kiến nghị cho nhân tố chuẩn chủ quan được quan tâm thứ ba. Doanh nghiệp nên triển khai những chính sách khuyến mãi, đẩy mạnh chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường. Để định giá sản phẩm thấp hơn, doanh nghiệp cần nâng cấp quy trình sản xuất của mình, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu sạch mua với số lượng cao, kết hợp cùng chiến lược chiêu thị cho người tiêu dùng thấy rằng họ nhận được nhiều giá trị khi mua sản phẩm. Vận động cộng đồng doanh nghiệp cam kết thực hiện bảo vệ môi trường và cho ra thị trường những sản phẩm xanh, sạch, an toàn, chất lượng tạo nên những thương hiệu sạch. Là kiến nghị cho nhân tố giá sản phẩm xanh và thương hiệu. Nhân tố chiêu thị xanh là nhân tố được quan tâm ít hơn các nhân tố còn lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng cáo đăng tin trên các diễn đàn về tiêu dùng xanh cũng như đưa ra những cách tiếp thị quảng cáo độc đáo sản phẩm xanh thu hút người tiêu dùng. TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] Ajzen. (1991). Predicting dishonest actions using the theory of planned behavior. Journal of Research in Personality. [2] Boztepe, A. (2012). Green marketing and its impact on consumer buying behavior. [3] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2011). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với Spss - Tập 1. NXB. Hồng Đức. [4] Linh, H. T. (2013). Marketing xanh và các tác động của nó đến hành vi tiêu dùng: nghiên cứu trên sản phẩm túi thân thiện môi trường tại tỉnh Long An. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. [5] Maheshwari, S. P. (2014). Awareness of Green Marketing and Its Influence on Buying Behavior of Consumers: Special Reference to Madhya Pradesh, India. AIMA Journal of Management & Research. [6] Yeonshin Kim and Sejung Marina Choi. (2005). Antecedents of Green Purchase Behavior: an Examination of Collectivism, Environmental Concern, and Pce. Advances in Consumer Research Volume 32. 2141
nguon tai.lieu . vn