Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CHỌN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Nguyễn Thị Ngọc Trâm - 1510500 Nguyễn Thị Diễm - 1510487 Phạm Thị Mỹ Hạnh - 1510490 Nguyễn Thị Kim Liên - 1410492 Lớp SHK39, Khoa Sư phạm Việc chọn chương trình đào tạo sư phạm sẽ trải đường trực tiếp đến nghề dạy học sau khi tốt nghiệp. Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn chương trình đào tạo sư phạm của sinh viên trường Đại học Đà Lạt, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Đề tài sử dụng thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) và thuyết hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned Behaviour) làm khung lý thuyết. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh kinh tế-xã hội (XH) ngày càng phát triển hiện nay, việc lựa chọn một chương trình đào tạo (CTĐT) phù hợp với bản thân là một việc quan trọng và chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau; đặc biệt là CTĐT sư phạm (SP)- ngành học hướng đến con người. Trong điều kiện nền Giáo dục luôn hướng đến sự đổi mới, hoàn thiện trong mọi mặt cùng với sự biến động của thị trường lao động thì hành vi chọn CTĐT, đặc biệt là hành vi chọn CTĐT SP của giới trẻ càng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Như vậy khi đứng trước nhiều cơ hội lựa chọn khác nhau, tại sao SV (SV) năm nhất khoa SP trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) vẫn chọn CTĐT SP trường ĐHĐL? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn CTĐT của SV trường ĐHĐL”. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng và hoàn thành vào năm 1967. Thuyết TRA được dùng để dự báo hành vi nằm trong tầm kiểm soát ý chí của con người. Thuyết được thiết kế dựa trên giả thuyết rằng mỗi hành động thường hợp lý và chịu chi phối bởi ý chí, họ sử dụng các thông tin có sẵn và dự đoán kết quả trước khi hành động. Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planed Behaviour – TPB) (Ajzen, 1991) là sự mở rộng và khắc phục hạn chế của thuyết hành động hợp lý TRA. Để dự báo và giải thích một số hành vi trong hoàn cảnh cụ thể Ajzen (1991) đã thêm một nhân tố. TPB cho rằng ý định hành vi là động cơ dẫn đến hành vi và là tiền đề gần nhất của một hành vi. 159
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện khảo sát trên Google form với SV K41 khoa SP, trường ĐHĐL. Sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ, tiến hành nhập liệu của 102 khách thể nghiên cứu. Phiếu khảo sát gồm 2 nội dung chính: nhân khẩu học và các yếu tố quyết định đến hành vi lựa chọn CTĐT SP trường ĐHĐL. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 06 năm 2018. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để thống kê mô tả các yếu tố quyết định đến hành vi chọn CTĐT SP trường ĐHĐL của SV năm nhất. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kiểm định thang đo 4.1.1. Thang đo các yếu tố độc lập Đối với các thang đo yếu tố thái độ (TĐ), thang đo yếu tố chuẩn chủ quan (CQ), thang đo yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (NT) đều có Cronbach's Alpha là lớn hơn 0,6 (mức yêu cầu). Các HSTQ biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn là 0,4. Các hệ số (HS) alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy (Bảng 1,2,3). Vì vậy các biến quan sát của thang đo TĐ, CQ, NT đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 1. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố thái độ, chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi Trung bình thang đo Phương sai thang Tương quan Cronbach's Alpha Biến quan sát nếu loại biến đo nếu loại biến biến - tổng nếu loại biến TĐ1 9.43 9.574 .792 .838 TĐ2 9.31 9.703 .709 .866 Thang đo TĐ Alpha = 0,884 TĐ3 9.43 8.426 .726 .867 TĐ4 9.62 9.189 .790 .836 CQ1 5.03 3.435 .498 .565 Thang đo CQ CQ2 5.75 4.521 .521 .537 Alpha = 0,669 CQ3 5.40 4.421 .446 .618 NT1 12.04 13.602 .433 .388 NT2 11.43 12.961 .518 .657 Thang đo NT NT3 11.62 11.981 .451 .686 Alpha = 0,718 NT4 11.03 11.989 .560 .636 NT5 11.69 12.930 .438 .686 160
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 4.1.2. Thang đo yếu tố phụ thuộc Thang đo quyết định chọn trường (QĐ) có Cronbach's Alpha là 0,789 > 0,6 (mức yêu cầu). Các HSTQ biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn là 0,4. Các HS alpha nếu loại biến đều thấp hơn mức tin cậy alpha bằng 0,789 (Bảng 2). Vì vậy các biến quan sát của thang đo QĐ được giữ nguyên cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong đó: QĐ1: Tôi dễ dàng khi đưa ra quyết định chọn học khoa SP trường ĐHĐL; QĐ2: Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn học khoa SP trường ĐHĐL; QĐ3: Tôi sẽ giới thiệu khoa SP trường ĐHĐL cho học sinh có ý định thi vào ngành SP. Bảng 2. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố chuẩn chủ quan Thang đo CQ Alpha = .714 Trung bình thang Phương sai thang Tương quan Cronbach's Alpha đo nếu loại biến đo nếu loại biến biến - tổng nếu loại biến Biến quan sát QĐ1 6.22 3.913 .556 .597 QĐ2 6.33 4.442 .457 .712 QĐ3 6.69 3.505 .742 .546 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập. Hệ số KMO = 0,780 > 0,5 với mức ý nghĩa Sig.= .000 < 0,05 (Bảng 3) do đó phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các biến quan sát có tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể, chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là phù hợp. Các biến đều có HS nhân tố > 0,5 vì vậy tất cả đều được giữ lại. Kết quả kiểm tra HS Cronbach's Alpha > 0,6 và tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy kết quả EFA thang đo các biến độc lập trên được chấp nhận. Như vậy từ 12 biến quan sát sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha và thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA thì hành vi lựa chọn chương trình đào SP của SV trường ĐHĐL được tác giả nghiên cứu trên ba nhóm: Nhóm nhân tố thứ nhất gồm các biến quan sát: TĐ4, TĐ3, TĐ1, TĐ2, NT5 • TĐ4: Nhận thấy có tố chất trở thành giáo viên • TĐ3: Sự yêu thích đối với nghề dạy học • TĐ1: Niềm tin trở thành một giáo viên tốt • TĐ2: Mong muốn đóng góp cho XH • NT5: Khả năng làm việc đúng ngành học trong tương lai 161
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Nhóm nhân tố thứ hai gồm các biến quan sát: NT2, NT3, NT4, NT1 NT2: Điểm đầu vào phù hợp NT3: Miễn học phí NT4: Quang cảnh – khí hậu của Đà Lạt NT1: Danh tiếng của khoa SP trường ĐHĐL Nhóm nhân tố thứ ba được giữ nguyên bao gồm: CQ1, CQ3, CQ2 CQ1: Ảnh hưởng từ bố mẹ CQ3: Ảnh hưởng từ thầy cô giáo CQ2: Ảnh hưởng từ bạn bè Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lâp Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 TĐ4 .872 TĐ3 .850 TĐ1 .836 TĐ2 .770 NT5 .739 NT2 .773 NT3 .747 NT4 .738 NT1 .513 CQ1 .808 CQ3 .749 CQ2 .738 Eigenvalue 4.427 1.839 1.465 Phương sai trích (%) = 64,428 36.894 15.323 12.211 Cronbach's Alpha .895 .686 .669 KMO .780 Kiểm định Bratlett's Sig. = .000 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy ba biến quan sát thuộc một nhóm nhân tố. HS tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát này có ý nghĩa thống kê. HS KMO = 0,653 nên EFA phù hợp với dữ liệu, mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp. Phương sai trích đạt 63,657% tại eigenvalue =1,910 (xem bảng 6), do đó kết quả EFA của biến phụ thuộc được chấp nhận. 162
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Bảng 4. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc Nhân tố Biến quan sát 1 QĐ1 0,639 QĐ2 0,616 QĐ3 0,754 Eigenvalue 1.910 Phương sai trích (%) 63.657 KMO 0.653 Kiểm định Bratlett's Sig. = .000 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội 4.3.1. Kiểm tra tính tương quan giữa các biến Nhóm yếu tố TĐ (Thái độ) và nhóm yếu tố NT (Nhận thức kiểm soát hành vi) có tương quan với nhóm yếu tố QĐ (Quyết định chọn trường) và đều có sig. =.000 vì vậy các nhóm yếu tố độc lập trên có nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc. HSTQ (HSTQ) giữa các nhóm yếu tố có thể hiện dấu **, điều đó cho thấy tương quan đó có ý nghĩa ở mức 0,01 độ tin cậy là 99% (Bảng 5). Nhóm các yếu tố QĐ không có tương quan với các nhóm yếu tố CQ (Chuẩn chủ quan). Các nhóm nhân tố độc lập không có tương quan với nhau, vì vậy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyếnương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc. Bảng 5. Ma trận HSTQ giữa các biến độc lập với nhau và tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc TĐ NT CQ QĐ Pearson Correlation 1 .000 .000 .604** TĐ Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 .000 N 102 102 102 102 Pearson Correlation .000 .000 .354** NT Sig. (2-tailed) 1.000 1 1.000 .000 N 102 102 102 Pearson Correlation .000 .000 -.055 CQ Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1 .586 N 102 102 102 Pearson Correlation .604** .354** -.172 QĐ Sig. (2-tailed) .000 .000 .586 1 N 102 102 102 163
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 4.3.2. Mô hình hồi quy và kiểm dịnh giả thuyết nghiên cứu R2 điều chỉnh = 0,479, như vậy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu ở mức 47,9%. Ta có R2 điều chỉnh là 0,479 nhỏ hơn R2 là 0,490 điều này dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình đảm bảo an toàn hơn (Bảng 6). Bảng 6. Các tiêu chí đánh giá độ phù hợp của mô hình Mô hình R R-Square (R2) R2 Điều chỉnh 1 .700 .490 .479 Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, giá trị thống kê F = 47,499 với giá trị sig. =.000 nhỏ hơn 0,05 điều đó có nghĩa là sẽ an toàn khi loại bỏ các nhóm yếu tố độc lập không có mối quan hệ với biến phụ thuộc, cụ thể trong bài là nhóm yếu tố CQ, đồng thời khẳng định mô hình nghiên cứu là phù hợp (Bảng 7). Bảng 7. Kết quả phân tích ANOVA Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Hồi quy 49.458 2 24.499 47.499 .000 1 Phần dư 51.542 99 .521 Tổng 101.000 101 Hai nhóm yếu tố TĐ và NT đều có Sig. =.000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các nhóm yếu tố độc lập có ý nghĩa thống kê giải thích cho yếu tố phụ thuộc vì vậy hai nhóm yếu tố này đều được giữ lại trong mô hình (Xem bảng 10). HS phóng đại phương sai nhỏ hơn 2, khẳng định thêm lần nữa là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhóm yếu tố độc lập. Bảng 8. Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy bội Đa cộng tuyến HS không chuẩn hóa HS chuẩn hóa Giá Mức ý Mô hình trị t nghĩa B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận HS phóng đại phương sai 1 Hằng số 2080.10-20 .071 .000 1.000 .604 .072 .604 8.41 .000 1.000 1.000 TĐ 0 .354 .072 .354 4.92 .000 1.000 1.000 NT 6 Do đó kết quả mô hình hồi quy về hành vi lựa chọn CTĐT SP của SV trường ĐHĐL được xác định như sau: QĐ = 2080.10-20 + 0,604 TĐ + 0,354 NT. Trong đó: QĐ: Quyết định dẫn đến hành vi chọn CTĐT SP của SV trường ĐHĐL; TĐ: Thái độ; và NT: Nhận thức kiểm soát hành vi. Như vậy, mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn CTĐT SP của SV trường ĐHĐL được xác định cụ thể như sau: 164
  7. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 • Nhóm nhân tố Thái độ có ảnh hưởng nhiều (mạnh) nhất đến hành vi lựa chọn của SV. Cụ thể là khi thái độ tăng hoặc giảm một đơn vị thì quyết định lựa chọn CTĐT SP tăng hoặc giảm 0,604 đơn vị. • Nhóm nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của SV. Cụ thể là khi thái độ tăng hoặc giảm một đơn vị thì quyết định lựa chọn CTĐT SP tăng hoặc giảm 0,354 đơn vị. 4.4. Kiểm định sư khác biệt về yếu tố quyết định hành vi chọn CTĐT của SV theo đặc điểm nhân khẩu 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của SV theo giới tính Kết quả kiểm định Independent – Sample T-Test cho thấy mức ý nghĩa (sig.) của kiểm định Levene > 0,05 có nghĩa là trung bình giá trị giữa hai nhóm giới tính là đồng nhất. Với mức ý nghĩa (sig.) 2 đuôi của kiểm định t ở phần Equal variances assumed đều > 0,05 vì vậy chưa có cơ sở để khẳng định có sự khác biệt giới tính đối với hành vi lựa chọn CTĐT SP (Bảng 9). Bảng 9. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của SV theo giới tính Levene’s Test for Equality of Variances t-test for Equality Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) y Equal variances assumed .016 .899 .804 100 .424 Equal variances not assumed .790 32.715 .435 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của SV theo nhóm ngành học Kết quả kiểm định Independent – Sample T-Test cho thấy mức ý nghĩa (sig.) của kiểm định Levene > 0,05 có nghĩa là trung bình giá trị giữa hai nhóm giới tính là đồng nhất. Với mức ý nghĩa (sig.) 2 đuôi của kiểm định t ở phần Equal variances assumed đều < 0,05 vì vậy khẳng định có sự khác biệt giữa 2 nhóm ngành học đối với hành vi lựa chọn CTĐT SP (Bảng 10). Bảng 10. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của SV theo nhóm ngành (khoa học tự nhiên, khoa học XH-nhân văn) Levene’s Test for Equality of Variances t-test for Equality Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) y Equal variances assumed .115 .735 -2.061 100 .042 Equal variances not assumed -2.046 93.294 .044 5. KẾT LUẬN Hành vi lựa chọn CTĐT SP của SV trường ĐHĐL chịu sự chi phối bởi hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố thái độ và nhóm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó, nhóm nhân tố thái độ có ảnh hưởng nhiều hơn, nó bao gồm nhiều biến nhỏ trong đó biến liên quan đến việc tự tin bản thân có tố chất trở thành giáo viên giữ vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh đó, nó chịu 165
  8. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 sự chi phối bởi nhóm ngành học của SV đến hành vi lựa chọn CTĐT SP. Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong việc tuyển sinh cho CTĐT SP của trường đại học Đà Lạt cần chú trọng đến hai nhóm nhân tố trên đặc biệt là các nhân tố về thái độ của học sinh đối với nghề SP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phương Mai (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Tài chính Marketing của SV, TP. Hồ Chí Minh. 2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, TP. HCM. 3. Jaqueline Amani & Kitila A. Mkumbo (2016), Predictors of Career Intentions among Undergraduate Students in Tanzania, Cộng hòa thống nhất Tanzania. 4. http://daotao.dut.udn.vn/q&a/index.htm?page=chuong-trinh-dao-tao-la-gi.htm 166
nguon tai.lieu . vn