Xem mẫu

  1. 227 CHƯƠNG 5 DE LA H R E DE TASSIGNY LÀ Vĩ NHÂN TRONG c u ộ c CHIẾN CHỐNG PHÁT XÍT NHƯNG CHỈ LÀ MỘT TÊN TƯỚNG CƯỚP TRONG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC PHÁT HUY MỌI KHẢ NĂNG c ơ ĐỘNG, PHÁO VÀ NAPALM, KẾT HỢP PHÒNG TUYỂN BOONGKE VẪN KHÔNG GIÀNH ĐƯỢC THẾ CHỦ ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TỘI ÁC LỚN NHẤT CỦA DE LATTRE; DựA VÀO ĐÔLA MỸ VÀ XƯƠNG MÁU ĐỔNG LOẠI ĐỂ KÉO DÀI VÀ MỞ RỘNG CHIẾN TRANH KHIỂN Nước PHÁP NGÀY CÀNG SA LẦY CẢ HAI BỐ CON BỊ LOẠI KHỎI “CUỘC CHIẾN TRANH BẨN THỈU”, VÙI SÂU THÓI KIÊU CĂNG NGẠO MẠN CỦA MỘT TÊN QUÝ TỘC De Lattre de Tassigny
  2. 229 Đám ma ông to lắm! V ăn võ bá quan, lon vàng kiếm bạc, những quý tộc, những ông chủ nhà băng, những nhà công thương tai to mặt lớn bụng phệ như cái trông đihìg ngập hai bên đại lộ dẫn tới Khải hoàn môn (Arc de Triomphe de letoile) - chiếc cửa cao 45,5m, rộng 40m, lòng cửa 30m đã từng có một máy bay chui lọt, được khởi công từ năm 1806, tốn 900 vạn quan, kỷ niệm chiến công hiển hách của nước Pháp. Các quân binh chủng đủ màu cờ, sắc áo xếp thành từng khối, từng khối nối dài như hất tận, tiễn đưa ông Jean de Lattre de Tassigny, đại tướng Cao ủy Đông Dương kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh về chầu Chúa. Bà De Lattre trong bộ đồ đen, đi một mình, kiêu hãnh ngẩng cao đầu, bước từng bước theo sau chiếc xe tang phủ vải đen viền trắng do ngựa kéo chầm chậm chuyển bánh như đi vào cõi mông lung. Mới hôm nào chồng bà đã đưa bà đến núi Non Nước ở một phương trời xa thẳm, đặt vòng hoa trên mảnh đâl con bà đã ngã xuống cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Giờ đến lượt chồng bà ra đi đột ngột để bà trở thành một quả phụ suôi đời. Không khí của ngày quốc tang bao trùm. Những tiếng trao đổi thì thầm. Ai cũng cố tạo cho mình một bộ mặt đưa đám.
  3. 230 VỀ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG... Năm mươi năm sau ngày ông qua đời (11-1-1952 - 11-1-2002), lễ tưởng niệm ông lại được tổ chức trọng thể tại Hetel National des Invalides de Paris - kỳ công kiến trúc với nhà tròn cao hơn lOOm do vua Louis XIV tạo dimg, chính giữa là mộ chôn câl Napoléon bằng hồng cương thạch do Nga hoàng Nicolas tặng, đang đưỢc sử dụng làm bảo tàng nhà binh - và tại Mouilleron- en-Pareds, quê hương ông, nơi chôn cât thi hài hai bố con ông với sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh và đông đảo cựu chiến binh các thời kỳ 1914 - 1918, 1939 - 1940, 1944 - 1945. Người ta đã tổ chức diễu binh, rước cờ và gậy thống chế. Tràn ngập những cờ là cờ, có đến 750 lá cờ xanh - trắng - đỏ, tượng trưng cho tự do, bình đẳng, bác ái; người ta đặt hoa tại Porte Dauphine, đốt lửa vĩnh cửu ở Arc de Triomphe de retoile. Xúc động quá! Long trọng quá! Nhật lệnh số 1 ngày 11-1-1952 của Bộ trưỏng Quốc phòng Pháp Georges Bidault tuyên dương ông là anh hùng, là vĩ nhân, là người chiến thắng! S ĩ quan, binh sĩ dưới quyền ông gọi ông là thủ lĩnh {grand ch ef), là cha. Trước nhà ông ở Mouilleron-en- Pareds, người ta gắn tấm biển lớn ghi các chức tước của ông với dòng chữ “II sauva le Tonkirì' (tạm dịch là Cứu tinh x ứ Bắc Kỳ). Tên ông được đặt cho một đường phố" ở Hà Nội thời Pháp chiếm đóng. Vinh quang, gâ"p mẩy mươi lần vinh quang!
  4. 231 II ean de Lattre de Tassigny sinh ngày 2-2-1889 tại Mouilleron- J en-Pareds (Vendée) trong một gia đình địa chủ quý tộc. Tốt nghiệp Trường Võ bị Saint-Cyr với quân hàm trung úy. Trong chiến tranh thế giới thứ nhâ"t 1914 - 1918, De Lattre đã 5 lần bị thương, 8 lần được tuyên dương, sau đó tham gia chiến tranh xâm lược Maroc lại bị thương 2 lần. Năm 1939 thăng quân hàm thiếu tướng, năm 1940 làm Tư lệnh Sư đoàn bộ binh thứ 14. Năm 1941 làm Tổng chỉ huy quân dội Pháp ở Tunisia. Năm 1942 làm Tư lệnh Sư đoàn bộ binh thứ 16 ở Montpellier. Do từ chôl hỢp tác với phát xít Đức, tập hỢp lực lượng chống Hitler, De Lattre bị Chính phủ Vichy bắt cầm tù ở Toulouse rồi Lyon với án 10 năm. Năm 1943, De Lattre trốn khỏi Riom cùng vỢ con, liên lạc với tướng De Gaulle ở London, sau đó sang Alger tổ chức một đơn vị lớn \ắy tên là “Quân đoàn B”, sau dổi là Quân đoàn Pháp quốc thứ nhâd (b'"'' Armee’ Pranẹaise) để chống phát xít. Ngày 17-6-1944, De Latữe cùng đồng đội đổ bộ lên đảo Elbe, sau đó lên Provence, hỢp nhất Quân đoàn B với Tập đoàn Hải ngoại Pháp - Italia (Corps Expéditionnaire Eranẹais dltalie - CEEE) của tướng Juin đánh chiếm Toulon, Marseille, giải phóng 25 quận dọc sông Rhône và Saôhe, dùng thuyền buồm đổ bộ lên Normandie đánh đòn quyết định đắt giá giải phóng
  5. 232 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG... Vosges-Alsace. Ngày 30-3-1945, đội quân của De Lattre vượt sông Rhin đến Áo. Ngày 8-5-1945 nhân danh nước Pháp, ông ta cùng đại diện các nước Đồng minh tiếp nhận việc ký kết văn bản đầu hàng của phát xít Đức tại Berlin. Năm 1949, ông ta làm Tổng chỉ huy các lực lượng lục quân của Tây Âu trong Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Năm 1950, ta mở chiến dịch Biên giới tiêu diệt 6.000 quân địch, xóa sổ hai binh đoàn Charton - Le Page, giải phóng 4.000km^ đâl đai, 35 vạn dân, khai thông toàn tuyến biên giới, phá thế bao vây của giặc, thu một khối lượng binh khí kỹ thuật đủ trang bị cho 5 trung đoàn. Pháp lâm vào thế bị động, vội vàng điều Beaulre lên giữ Tiên Yên, Erolin giữ tuyến Việt Trì, Phúc Yên, Bắc Ninh ngăn chặn quân ta tràn về trung du, uy hiếp Hà Nội. De Lattre được cử sang Đông Dương khảo sát tình hình, tìm phương cách cứu vãn. ô n g ta gợi ý tổ chức ngay những binh đoàn cơ động theo kiểu Mỹ để đối phó với đối phương một cách linh hoạt. Binh đoàn cơ động Bắc Phi (GMNA) do đại tá Edon chỉ huy và Binh đoàn cơ động số 3 do trung tá Vanuxem cầm đầu được hình thành ngay sau đó theo chủ ý của De Lattre. Trong lúc nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh tại Đông Dương, nội các Pháp định đưa Boyer de Latour - người có sáng kiến hình thành hệ thống tháp canh để bủa vây nhân dân Nam Bộ làm Tổng tư lệnh, ô n g này đã từng hất mãn trước sự xáo trộn và thay đổi liên tiếp các vị tổng tư lệnh, bị Chanson - vị tướng trẻ - thay thế, đã từ chức, không ,hào hứng nhận nhiệm vụ với những khó khăn chồng chất. Người được tham khảo tiếp là tướng Juin, ông này từ chối vì không muốn mât danh dự ở châu Á. Theo quan niệm của
  6. Chương 5: DE LATTRE DE TASSIGNY 233 ông, sớm muộn gì Pháp cũng phải buông Đông Dương vì quá xa và tốn kém. Tướng Koenig, người đã nổi danh trong trận Bir - Hakeim cũng được chọn, song vì ông này đặt ra quá nhiều điều kiện, đòi động viên thanh niên Pháp sang Đông Dương, đòi gửi thêm quân, V.V ., nên đã bị gạt. Tổng thống Auriol bàn đưa đại tướng Jean Marie Gabriel de Lattre de Tassigny đang làm Tổng thanh tra quân lưc Pháp sang Đông Dương đảm nhiệm chức vụ trên. Như vậy, người ta đã nhìn De Lattre với con mắt không thích thú lắm, song không còn ai xứng dáng nữa nên phải chọn ông. vả lại, trong giai đoạn cần dùng vũ lực hầu rửa nhục cho Pháp sau thảm bại trên đường số 4 hơn là cơ mưu chính ưị thì De Lattre là “con át chủ bài', vì ông là người phản đối mọi chủ trương chủ bại của chính phủ và hội đổng tướng Imh Pháp hổi bấy giờ, khinh bỉ thậm chí không thèm chào hỏi những kẻ bất tài, bất tướng như Carpentier; rất quyết đoán, có tư thế và đã có những thành công trong nghề làm tướng với nghệ thuật chỉ huy sắc sảo. Letourneau, Cao ủy Đông Dương, đã được giao nhiệm vụ đến thuyết phục De Lattre. ô n g tỏ ra chần chừ, đòi có thời gian để suy nghĩ và đòi được nới rộng quyền hạn. Sau ít hôm ông nhận lời, Chính phủ Pháp đã châp nhận điều kiện cho ông làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh. Người ta bảo ông đòi phải có thời gian suy nghĩ chỉ để làm bộ, làm tịch, biểu thị thái độ kiêu ngạo kinh niên của một vị tướng dòng dõi quý tộc, thực ra khi được vời, trong thâm tâm ông mừng rỡ như mở cờ vì một thời gian dài người ta đã mấy lần tước mất quyền hành của ông. Thoạt đầu, De Gaulle tước của ông chức Tư lệnh Quân đoàn 1 (quân đoàn Rhine và Danube), k ế đó, ông bị giải nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng, tiếp theo là sự lẩh át của
  7. 23 4 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG... Montgomery - viên tướng Anh - về quyền chỉ huy các luc lượng vũ trang trên bộ khối Tây Âu. Bước sang tuổi 61, De LatUe cứ tưởng cuộc đời binh nghiệp của mình đã đến lúc châ"m dứt, vậy mà lại có cơ hội thi thố tài năng trên một cương vị lớn, một mình nắm giữ cả quyền chỉ huy dân sự và quân sự một phương, vừa là Cao ủy - một chức vụ giống như toàn quyền lại kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh tại Đông Dương. Một lý do khác như một động cơ thúc đẩy là từ lâu ông và vợ vẫn thường xuyên nhận được thư của dứa con trai duy nhâl: Trung úy Bemard de Lattre đang phục vụ tại chiến trường Đông Dương, luôn mong cha sang lãnh nhiệm vụ “cứu vãn” tình thế và cũng là chỗ dựa dể cho con thăng tiến trong binh nghiệp. Mười ngày sau khi nhận quyết định, sớm 17-12-1950 ông lên đường sang Đông Dương k ế nhiệm Leclerc, Valluy, Blaizot và Carpentier đã ra đi sau những phen ngã ngựa. Việc đầu tiên là ông sắp xếp lại bộ máy chiến tranh. Ngoài viên đại tá Allard sẽ làm Tổng tham mưu trưởng, còn có tướng Cogny làm Chánh văn phòng, Beauíre - chiến lược gia, Goussalt sẽ thực thi những công việc “nho nhỏ" cần sự tín nhiệm đặc biệt của ông. Salan, người mà ông cho là thông thạo các vẩh đề bản xứ, đưỢc coi như Tư lệnh hành quân. Hai viên cựu quan chức thuộc địa là Gauthier và Aurillac được giao làm cố vấn các vân đề chính trị. Ông không để các bộ tư lệnh không quân và hải quân đimg biệt lập như trước mà tập trung dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông. Tư lệnh chiến trường miền Nam ông giữ nguyên Chanson vì ông hài lòng thấy Chanson không phản img khi bị bớt xén quân trong biên chế cho chiến trường miền Bắc, lại tháo vát trong hoạt động, ơ miền Bắc, Alessandri bị thay thế bằng
  8. C hương5:Đ ^ LATTRE DE TASSIGNY 235 de Latour - người đã tạo ra dĩ vãng đáng chú ý trên chiến trường miền Nam từ tháng 7-1947 đến tháng 10-1949 trong công cuộc bình định’. Về phương diện tổ chức chiến đâu, De Lattre đặt tướng Gonzales de Linares làm phụ tá hành quân, đặc biệt phụ trách một số lực lượng lưu động xung kích và nhảy dù. Bộ binh xung kích được tổ chức thành 7 liên đoàn lưu động (Groupement mobile, gọi tắt là G.M.) với các liên đoàn trưởng là các đại tá Edon, Blanckaert, de Casưies, Erubin, Vanuxem, Clement, Thomazo. 1. Chanson nhờ được các tướng Trần Văn Soái và Ba Cut thuộc giáo phái đem lại an nừih cho trục lộ Mỹ Tho - Vữih Long đã đến viếng thăm Sa Đéc, bâ't ngờ bị ám sát chết ngày 31-7-1951. De Latour bị mât chức vì đã rút bỏ địa điểm Đình Lập, lại còn cho Pháp kiều tản cư. De Lattre coi đây là hành động gieo hoang mang tinh thần dân chúng nên đã đưa Salan thay thế.
  9. 2 36 III T rong lúc Quốc trưởng Lavan và Thống chế Pétain của nước Pháp quỳ gối đầu hàng phát xít Đức, hân hoan chúc mừng chiến thắng của chúng (ngày 22-6-1942), De Lattre đã có nhãn quan chính trị sáng suốt, đứng về phía nhân dân Pháp và quân đôi Đ ổng minh, tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng, đánh đuổi bon xâm lược ra khỏi đất nước là môt hành đông đúng đắn, dũng cảm, đáng đươc tôn vinh. Tên ông đáng được ghi vào sử sách và lá cờ của nước Pháp. Nhưng từ khi nhận chức Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, ông không còn là ông nữa. Ông lớn tiếng tuyên bố “C húng ta tiến hành cuộc chiến tranh không vu lợ i tại Đ ông D ương (ngày 19-12-1950) nhimg thực châl De Lattre de Tassigny đã biến thành môt tên hùm xâm lươc, nói nôm na là môt tên kẻ cướp. Clausewitz, nhà lý luận và sử học quân sư của Đức (1780 - 1831) qua nghiên cihi 130 cuộc chiến tranh từ năm 1566 đến năm 1815, trong tác phẩm nổi tiếng Bàn về chiến ữanh đã nêu lên một kết luận rất có giá trị: “Chiến ữanh là công cụ của chính trị. N ó nhâí định phải m ang tính chất chính trị'. Cuộc chiêh tranh mà De Lattre de Tassigny tiếp tục lao vào khác về bản châl so với cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp mà 6 năm trước đó ông ta đã tham gia. Đây là một cuộc chiến tranh phi
  10. C h ư ơ n g LATTRE DE TASSIGNY 237 nghĩa, phục vụ cho mục đích chính trị xâm lược, hòng thống trị một đất nước, một dân tộc của bọn thực dân Pháp và tẩt nhiên là của cả đ ế quốc Mỹ. Những trang sử hào hùng về cuộc đời De Lattre trở nên hoen ố. vầng hào quang trên đầu ông ta không còn tỏa sáng. Ô ng ta là cứu tinh x ứ Bắc K ỳ ư? ô n g ta cứu ai và ai cần ông ta cứu? Ô ng ta đã cứu nhân dân Bắc K ỳ bằng cách nào? Và n h ư thê'nào? Ông ta luôn nhắc thuộc hạ là phải coi Bắc Kỳ là chiếc "chìa khóa" của mọi vân đề ở Đông Dương và trong quan hệ quốc tế. Đại bản doanh của ông được đưa từ Sài Gòn ra Bắc để chỉ huy lực lượng chủ lực cơ động được điều động tập trung nơi đây không ngoài ý đồ bình định Bắc Kỳ, nơi có căn cứ địa Việt Bắc thần thánh, đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân V iệt Nam bằng mọi giá, hòng cứu vãn sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đã lỗi thời. Ông còn cho xây ngay m ột biệt thự xinh đẹp sau Hotel de la Point tại khu nghỉ mát Đồ Sơn, Hải Phòng nhìn ra Hòn Dáu để thư giãn sau những giờ phút bàn định âm mưu căng thẳng và cũng để chứng tỏ ông sẽ ngự trị tại đây lâu dài. Tờ trình đầu tiên của ông sau khi đặt chân tới Đông Dương gửi Chính phủ Pháp được coi là tờ trình đặc biệt để xin viên binh, trước hết và chủ yếu nhằm đối phó với chiến trường sôi đông ở miển Bắc V iêt Nam. Ông viết: “Ke từ khi quân đội cộng sản Trung Quốc tới sát biên giới và làm tăng thêm tiềm lực chiến tranh cho Việt Minh, quân số của ta ở miền Bắc đã thiếu hụt, với khoảng 22 - 25 tiểu đoàn không thể chống lại từ 60 - 80 tiểu đoàn của đối phương.
  11. 23 8 VỀ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG.. Tại Trung Việt ta có 14 tiểu đoàn chống lại 18 tiểu đoàn và ở Nam Việt có 9 tiểu đoàn chống với 14 tiểu đoàn. Vì lý do tâm lý, không thể rút thêm các vùng khác được nữa. Quân đội quốc gia (quân ngụy) thì rãt yếu kém. Câp thời ta chỉ tin cậy những đơn vị Pháp vào khoảng 1 sư đoàn gồm 9 tiểu đoàn và 3 tiểu đoàn pháo. Pháp phải chuẩn bị 1 sư đoàn để tăng cường cho đoàn quân viễn chinh gồm 11 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo, 1 đơn vị xe thám thính, các đại đội phòng không và vũ khí nặng để bảo vệ pháo lũy cùng 1 tiểu đoàn công binh. Trường hỢp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc cộng sản, cần thêm 1 sư đoàn bộ binh, 11 đại đội phòng không, 1 hàng không mẫu hạm, 1 hạm đội vận tải. c ầ n thiết phải tăng cường thêm các phi cơ đủ mọi loại. Nếu vấn đề phòng thủ Bắc Việt không được đặt ra một cách chắc chắn, chửứì quyền Bảo Đại sẽ chạy theo điều đình với Việt Minh. Đe ngăn chặn tình hình bât thường này, phải thi hành một cách ngay thẳng các thỏa ước với Bảo Đại và thành lập quân đội quốc gia”. Chính phủ Pháp, Tổng trưởng Quốc phòng Jules Moch, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng, tướng Blanc, đều không tán thành các đề xuâl của Tassigny. Họ không muốn mở rộng vùng chiếm đóng mới tại miền Bắc mà là củng cố nơi chiếm được ở miền Nam tới v ĩ tuyến 16. Theo họ, Tổng tư lệnh phải làm sao tránh sự tổn thâl của quân đội viễn chinh, dồn phần lớn nỗ lưc chiến tranh và chính trị cho miền Nam. De Latữe không chịu, cuối tháng 3-1951 ông ta về Paris đích thân tranh đấu cho việc xin tăng viện. Phe phản đối vẫn giữ lập trường, duy trì đoàn quân viễn chinh ở mức 143.000 người, đòi
  12. Chưcfng5:ĩ)Y, LATTRE DE TASSIGNY 239 ông áp dụng ửiích đáng chiến lược quân sự trong phạm vi khả năng, giải quyết chiến tranh bằng giải pháp chính trị. De Lattre một mực đòi chống giữ bằng quân sự tới khi quân đội quốc gia của Bảo Đại trưởng thành (cuối năm 1951) để giữ vị trí xứng đáng của nước Pháp. Được tướng Juin ủng hộ, cuối cùng Chính phủ Pháp chấp thuận cho lấy ở Bắc Phi 11 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn truyền tin với điều kiện là phải giao lại các đơn vị này cho Bắc Phi vào năm 1952 (sau này các đơn vị trên chỉ được trả về 2 tiểu đoàn). Rập khuôn theo Giáo hoàng Thiên Chúa giáo Urban II tập hỢp những người đứng đầu nhà thờ ở Clermont (Pháp) tiến hành một cuộc thập tự chinh mùa Thu 1095 về vùng Đất Thánh’ (Ixraen ngày nay) để có sự giàu có, quyền lực và địa vị chúìh trị, De Lattre cũng là người đầu tiên để xướng “Thâp tư chinh” nhằm lôi cuốn Mỹ và đồng minh của Mỹ can thiêp sâu vào cuôc chiến tranh xâm lược ở V iêt Nam trong khi Mỹ đang không từ một âm mưu thâm độc nào chống lại Liên bang Xôviết. Đầu tháng 5-1951, Hội nghị Singapore nhóm họp với mục đích quy tụ các quốc gia thuộc vùng ảnh hưởng Đông Nam Á thành một khối để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc cộng sản về phía nam. Tại đây, De Lattre đã bày tỏ “thiện chí” của nước Pháp tại vùng Đông Nam Á, nhẫt là đang biến Bắc Việt thành một tiền đồn chống cộng với việc xây dựng phòng tuyến De Latưe quanh đổng bằng Bắc Việt. 1. Thập tự chinh: gốc chữ latừứi “crux”(chữ thập), biểu tưỢng được mang trên quần áo người tham gia. Pierre rErm ite (1050 - 1115), một tu sĩ đã hô hào và tham gia cuộc thập tư chmh lần thứ nhât (1096 -1099).
  13. 24 0 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG. Tháng 9-1951, De Lattre đã sang Hoa Kỳ để xin tăng cường viện trỢ quân sự và tài chính cho chiến tranh Đông Dương. Từ sau cách mạng Trung Quốc thành công, Truman lo ngại sự bành trướng của cộng sản ở Bắc Á đã coi vai trò của Pháp ở Đông Dương là một phần kháng cự của các quốc gia trong th ế giới tự do chống lại cộng sản. Do đó, Mỹ sẵn sàng viện trỢ quân sư và kinh tê cho Pháp. Ngày 17-7-1950, chính quyền Mỹ cử John Melby sang Việt Nam họp với Pignon, Carpentier, Harteman (Tư lệnh không quân Pháp ở Viễn Đông) bàn cách đối phó với tình thế mới. Sau cuộc họp, Mỹ cử tướng Donald Heath làm đại sứ đầu tiên bên cạnh chính quyền Bảo Đại. Tháng 10-1951, dưới danh nghĩa Trưởng Phái bộ kinh tế Mỹ, trùm tình báo Mỹ Thibaut de Saint Phalle đã đến Việt Nam để nghiên cứu về vấh đề viện trỢ, thực châl là để chỉ đạo Cơ quan tình báo của Mỹ(Central Intelligence Agency - CIA) đã được đặt tại Nam Việt Nam từ năm 1950 thay thế cho Cơ quan phục vụ chiến lược (Of£ice Strategic Sevice - OSS) hình thành từ hồi kháng Nhật. De Lattre sang Đông Dương tỏ ý không thích Thibaut dòm ngó vào công việc của mình. Thibaut phải về nước, chỉ còn phái bộ quân sự Mỹ do tướng Brinks cầm đầu việc nghiên cứu viện trỢ cho Pháp. Người Mỹ không bằng lòng Pháp thực hiện chính sách thuộc địa cổ lỗ sĩ. Họ e ngại thanh niên Mỹ cũng phải sang chiến đâu cho Pháp như đã đi Cao Ly nên Chính phủ Mỹ không bộc lộ sự quan tâm quá đáng tới De Lattre. Nhờ sự hỗ trợ của Eisenhovver và thượng nghị sĩ Cabot Lodge, nguyên sĩ quan liên lạc cho Quân đoàn 1 của De Lattre, Chính phủ Mỹ đã
  14. Chưcfng5:ĩ)E LATTRE DE TASSIGNY 241 hứa giúp trong vòng 6 tháng với 200 chiến đấu cơ, 300 đại bác, 1 triệu viên đạn đại bác, 15 triệu viên đạn thường, 150 tàu xuồng đổ bộ và 100 ngàn súng trường cho Pháp ở Việt Nam. Về mặt tài chính, trong năm 1952 ngân sách của Pháp phải chi cho chiến tranh Đông Dương 399 tỉ quan nhưng chỉ đáp ling 359 tỉ quan, số thiếu hụt do Mỹ đài thọ. Ngoài ra, Mỹ còn hứa viện trỢ dồi dào để Tassigny thành lập quân đội quốc gia cho Bảo Đại. Ngày 28-9-1951, nghĩa là chỉ hai ngày sau khi De Lattre chấm dứt chuyến công cán sang Mỹ, chiếc tàu Eartham Bay đã chở từ Manila tới Sài Gòn nhiều vũ khí và trang bị đủ loại. Cũng ữong ngày, một loại chiến cụ quan trọng khác là 30 phóng pháo cơ B.26 được chính người Mỹ từ Philippines bí mật đưa tới Cát Bi trao cho Pháp. Loại máy bay này bay nhanh hơn các loại máy bay mà Pháp có. Mỗi chiếc mang được 8 trái bom 500 bảng Anh và 6 hỏa tiễn. Mỹ đã cải tiến 12 chiếc trong số đó thành máy bay soi sáng gọi là tàu bay đom đóm (Luciole) có khả năng thả hỏa châu soi sáng một giờ liền để yểm trỢ quân Pháp trước những cuộc tiến công hoặc di chuyển ban đêm của đối phương. Có tiền, De Lattre đã tạo dựng thêm 11 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn dù. Cộng với số đơn vị có trước và sô được đưa thêm từ chính quốc sang, đoàn quân viễn chinh đang từ 143.000 vọt lên 189.183 người, trong số đó có 120.000 lính gốc Pháp, Bắc Phi và lê dương. De Lattre đăc biêt chú ý vấn để V iêt hóa cuộc chiến tranh, xây dưng cái goi là “quân đôi quốc gia”, thúc giục bọn ngụy quyền ra sức đôn quân bắt lính để làm bia đỡ đạn, giảm bớt máu của người Pháp đổ trên chiến trường Đông Dương, trong
  15. 24 2 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG... khi nhân dân Pháp ngày càng ửiấy rõ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là phi nghĩa, họ không muốn con em chết cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu. Lệnh động viên đã được ngụy quyền ban hành tháng 7-1951 (chiếu theo dụ ngày 15-7-1951). Cuối năm 1950, các sắc lính nguy có 65.000 người, giữa năm 1952 đội quân này đã lên tới 131.881 người. Lực lượng chủ lực lên tới 44 tiểu đoàn, trong đó có các tiểu đoàn thuộc các trung đoàn tự trị của các giáo xứ Bùi Chu - Phát Diệm và 8 tiểu đoàn Sơn cước hoàn toàn gốc người Thượng do sĩ quan Pháp chỉ huy mà Pháp coi như lính đánh thuê. Các đơn vị chủ lưc được phân phôi đóng đồn 24 tiểu đoàn, 14 tiểu đoàn cơ động và 6 tiểu đoàn trong tình trạng huấn luyện. Bọn chúng còn gọi thêm 6 vạn thanh niên nhập ngũ, thụ huẫh 2 tháng tại quân trường, tạm thời về nhà đợi lệnh huy động; vũ ưang thanh niên nông thôn, ban hành chính sách quân sự học đường, thành lập ngành hiến binh (ngày 1-9-1951) để thi hành các biện pháp cưỡng bức động viên nhân lực. Các binh chủng kỹ thuật cũng được hình thành; không quân (dụ số 9 ngày 25-6-1951), hải quân (ngày 6-3-1952), thiết giáp (cuôl năm 1950), pháo binh (cuối năm 1951), binh xa - ngành chuyên chở bằng quân xa (năm 1951), truyền tin (năm 1951). Đe đáp ứng nhu cầu Việt hóa cuộc chiến tranh, chúng gâ'p rút mở các trường võ bị, các ữung tâm huấn luyện... mà trước đây được thực hiện tại Pháp và tại những quân trường của Pháp ở Đông Dương. Cùng lúc, Bộ Tổng tham mưu ngụy ra đời với 150 sĩ quan, hạ sĩ quan, trong đó Pháp chiếm 36 vị trí then chốt. De Lattre đã đòi Bảo Đại đưa Nguyễn Văn Hĩnh, một tên tây lai, vỢ đầm,
  16. Chưcfng5:T)^ LATTRE DE TASSIGNY 243 con trai của thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đang là Chánh võ phòng quôh trưởng mang lon trung tá lên làm Tổng tham mưu trưởng với quân hàm cấp tướng. Tiềm lực chiến tranh của Pháp năm 1951 với sự viện trỢ của Mỹ đưỢc xác nhận như sau: 18.000 quân xa đủ loại, 2.300 thiết giáp, 230 tàu bè, 22.600 trung đại liên, 3.800 súng phóng hỏa tiễn, 3.500 súng cối, 748 đại bác, phần lớn là loại 105mm. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Chính phủ Pháp đã có sự thỏa thuận với Giáo hoàng về hoạt động Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. De Lattre đã sang Vatican bệ kiến Pie XII dàn xếp để Ngô Đình Diệm - kể đã được Nigel Canthome (trong Bam es & Noble, New York, 2004) xếp là một trong những bạo chúa sánh cùng 100 tên độc tài độc ác nhất trong lịch sử, ngang Tần Thủy Hoàng, Võ Hậu, Từ Hi, Richard III, Ceasar, Hitler... về “giúp nước” và để Dooley được làm Tổng Giám muc Khâm sứ Tòa thánh ở Việt Nam. Ngày 9-11-1951, Dooley đã tổ chức Hội nghị giám mục toàn quốc ra một quyết định “p h i tôn giáo” câ"m giáo sĩ, giáo dân tham gia kháng chiến, ủng hộ cách mạng và chính phủ kháng chiến. Người Công giáo phải hợp tác với Pháp chông cộng sản. Theo đó, Giáo hội Thiên Chúa giáo đã thành lập Trung đoàn nghĩa quân Công giáo tự trị để giữ hai giáo xứ Phát Diệm - Bùi Chu. Gọi là tự trị nhưng Pháp đã đặt ở mỗi tiểu đoàn ba “c ố vấ n , thực chất là chỉ huy đạo quân này. Không những được trang bị về vũ khí, huấn luyện về kỹ thuật, các tiểu đoàn nằm trong trung đoàn còn được đặt tên bằng tiếng Pháp. Tiểu đoàn Phát Diệm mang tên G roupe M obíle A utonom e N o .l (GMA N o.l); tiểu đoàn Bùi Chu mang tên G roupe M obile A utonom e N o.2 (GMA No.2) với mức lưoíng Pháp trả cho binh sĩ lên tới 720 đồng/người. ít lâu sau, các tiểu
  17. 24 4 VỀ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG... đoán này chuyên thành các tiểu đoàn BVN (Bataillon du Việt Nam ) do Pháp trực tiếp nắm. Nỗ lực chiến tranh được dồn cho miền Bắc. Tại đây, số tiểu đoàn bộ birửì tăng từ 36 lên 50, tiểu đoàn dù từ 4 tăng lên 8, thiết giáp từ 9 tăng lên 21 chi đoàn (Escadron). T assigny đã huy đông môt số quân đông đảo càn quét tai đổng bằng Bắc Bô với phương châm “càn đi, càn tới, càn qua, càn lạ ỉ’ để đánh phá cơ sở và khu trục lực lượng của ta. Để trả thù thâl bại trong chiến dịch Trần Hưng Đạo, phục hồi bộ máy kìm kẹp tại cơ sở bị tan rã từng mảng trên địa bàn Vữìh Yên trong chiến dịch, ngay sau khi chiến dịch kết thúc (ngày 18-1-1951), ngày 21-1-1951, Tassigny đã huy động Binh đoàn cơ động số 2 và số 3 khóa chốt tuyến quốc lộ số 2 và đê sông Hổng, đưa tiểu đoàn 2 và 3 thuộc lữ đoàn lê dương xây dựng hàng loạt lô cốt bêtông cốt sắt trên tuyến tiền tiêu từ Toa Đen, Vàng, Đạo Tú đến Núi Đinh, Thằn Lằn. Sau tuyến tiền tiêu, chúng lập tuyến chiếm đóng dọc đường quốc lộ số 2 gồm các bốt Toa Đen, c ầ u Trắng, Thượng Lạp, Sơn Kiệu và tuyến hành lang theo đê sông Hồng từ Toa Đen qua Thùng Mạch, Quảng Cư đến Lồ. Ngoài các tuyến này, trên địa bàn hai huyện với 45 xã, diện tích 26.720ha với 260.000 dân, chúng còn xây thêm 19 bốt, trong đó có 2 bôl phân khu, 1 bốt tiểu khu, 49 tháp canh, 5 phòng nhì chuyên tra tấh giam cầm những người bị chúng bắt. Với 2.446 quân ngụy và lính Âu - Phi đóng giữ, chúng đã liên tiếp mở các trận càn trong nhiều ngày vào hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, chà đi xát lại nhiều lần các xã Đại Đồng, Minh Đức, Tân Cương, Cao Đại, Tuân Chính, Vũ Di. Do ta chủ quan, bộc lộ lực lượng khi chiến dịch Trần Hưng Đạo trên đà
  18. Chương 5:Đ'Ẽ LATTRE DE TASSIGNY 245 phát triển, lúc chiến dịch kết thúc, bọn phản động trỗi dậy đưa giặc về cuốc hầm, lùng bắt cán bộ, du kích, nhiều đồng chí sa vào tay giặc, ô n g Nguyễn Văn Trai ở Quảng Cư là một cán bộ lão thành, kiên quyết bám cơ sở, giặc đến đã lặn xuống ao sen, phủ kín lá, thở bằng thân cây sen cũng bị chúng chỉ điểm cho giặc bắt, giam cầm, tra tăh đến chết trong ngục. Cơ sở nhiều nơi mới được phục hồi lại bị tan vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng phải bật ra vùng tự do. Người dân sống trong vòng kìm kẹp của chúng khốn khổ trăm bề. Ruộng đâ't gần các vị trí của chúng không được cày cẫy. Lúa chín chúng bắn pháo bừa bãi không dám đi gặt, mỗi suất đinh phải dóng 10 đồng Đông Dương một năm, mỗi mẫu ruộng phải nộp 7 đồng, ai nuôi trâu bò, có nhà ngói mỗi năm phải nộp 1 thúng thóc, hằng tháng phải nộp gạo thịt theo định lượng nuôi bọn hương dũng. Chỉ riêng năm 1951 dân huyện Yên Lạc đã phải nộp 6 vạn cây tre, 14.250 đồng tiền Đông Dương. Địch còn đốt hết nhà cửa, tịch thu tài sản của những người trong diện "tình n gh ỉ’, bằng mọi cách cắt đứt con đường liên lạc giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng. ở Khu 3, ngày 24-4-1951 Pháp đưa 12 tiểu đoàn bộ binh phối hỢp với chiến hạm phong tỏa từ biển càn quét Hải Dương, chiếm đóng Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang; nối tiếp cuộc hành quân Meduse kéo dài 12 ngày là cuộc hành quân Reptile mở ngày 9-5-1951 tảo thanh Kẻ Sặt. Ngày 10-5-1951, chúng mở cuộc hành quân Citron và Mandarine bình định Thái Bình, bắt tất cả thanh niên về tỉnh lỵ để thanh lọc. Thưc hiện chức năng Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh, De Lattre de Tassigny coi một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông là trực tiếp chỉ huy lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp.
  19. 2 46 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG... viết tắt là GCMA trực thuộc Bộ Chỉ huy Cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián (SDCDE) do đại tá Grall - một “n g ư ờ i h ù n g của n ư ớ c Pháp” trong Chiến tranh th ế giới thứ hai - trực tiếp phụ trách, làm nhiệm vụ tối mật mang mật danh là “chiến dịch X với danh nghĩa là không vận tiếp tế cho các đơn vị thân binh vũ trang của các trùm phỉ thuộc các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam và đông - tây bắc Lào để duy trì hoạt dộng của bọn này nhằm phá hoại các vùng căn cứ kháng chiến của ta, nhưng thưc chấ"t là thu gom hàng tâ"n thuốc phiện từ các vùng trên chuyển về sân bay Tân Sơn Nhât tại Sài Gòn bán cho Bảy Viễn - thủ lĩnh Bình Xuyên. Số thuốc phiện này được nhập kho của Bình Xuyên ở sô" 43 đường Lacaze, nay là đường Nguyễn Biểu cạnh cầu chữ Y. Từ đây, nó được giao cho Lý Long Thân, tên mại bản người Hoa, để phân phối cho 2.500 tiệm hút do các băng đảng người Hoa kiểm soát tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Phần còn lại chúng bán cho Mathevv Panchini - một tay găngtơ người đảo Corse thuộc Pháp, có vỢ người Hoa chuyển sang Marseille cho tập đoàn Mafia do anh em Antoine Guerini chế biêh thành heroin cung câ"p cho thị trường châu Âu và Mỹ. Cuối năm 1952, thanh tra quân đội Pháp đã bắt giữ SOOkg thuốc phiện ngay tại kho của GCMA. Đe tránh tiếng, GCMA bị giải tán, nhimg những chuyến bay chở đầy thuôc phiện tiếp tục được thực hiện bởi một đơn vị mới với cái tên khác là Đội can thiệp hỗn hợp (GMI) vì nó mang về một nguồn lợi kếch xù. Ngoài nỗ lưc tăng cường hệ thông chiến lũy Hải Phòng, mở rộng phi ữường Cát Bi, Tassigny đã giao cho tướng Gazin đuổi dân^ san bằng làng mạc, xây dựng mới phi trường Kiến An, đục núi Phù Liễn làm những kho an toàn, bảo đảm hoạt động của
  20. Chương5: DE LATTRE DE TASSIGNY 247 5 sư đoàn quanh Hải Phòng đề phòng trường hợp quân đội cộng sản Trung Quôc tấh công. De Lattre cũng đã quyết định thành lập một phòng tuyến bao quanh vùng châu thổ ngăn cách đồng bằng với vùng rừng núi Việt Bắc mang tên phòng tuyến De Lattre với 1.700 pháo đài, thường được gọi là hệ thống boongke chạy theo một hành lang trắng rộng 3km để ngăn chặn sự xâm nhập của đối phương vào đổng bằng. Công tác xây dựng bắt đầu từ tháng 2-1951 và được xúc tiến mạnh mẽ vào tháng 3-1951 tới tháng 8-1951. Phía Pháp đã có 800 pháo đài được hoàn thành với trang bị đầy đủ súng ống vật dụng và người canh giũ. Khác với những tháp canh De Latour tại miền Nam xây bằng gạch cao lênh khênh không chịu được một quả bộc phá, một phát DKZ (súng đại bác không giật) hoặc bazôka, các pháo đài này đều được xây nửa chìm, nửa nổi bằng bêtông cốt thép, chịu đựng được sức công phá của hàng chục kilôgam thuốc nổ và vài quả đạn pháo cỡ 105mm. Mỗi khu phòng thủ trên diện tích hình tam giác thường có một pháo đài chính có điện đài của sở chỉ huy, xung quanh là các lô cô't phu có hỏa lực bắn chéo yểm hộ lẫn nhau. Mỗi khu pháo đài cách nhau khoảng Ikm . De Lattre đã sử dung tới 20 tiểu đoàn để bảo vệ phòng tuyến, song vẫn không ngăn dược các lực lượng trung kiên, cốt cán của ta từ vùng tự do vượt qua phòng tuyến của chúng trở về vùng địch hậu bám đất, bám dân, xây dựng căn cứ ngay trong lòng địch, phát triển phong trào du kích chiến tranh. Trong năm 1951, nhân dân vùng địch hậu của hai huyện Vữìh Tường - Yên Lạc đã vượt qua phòng tuyến De Lattre và khu trắng, chuyển 140 tấh lương thực cho kháng chiến cùng 52.427 đổng tiền Đông Dương.
nguon tai.lieu . vn