Xem mẫu

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU TÂM LÝ BS NGUYỄN MINH TIẾN dịch Tom Gredler, đã nghĩ hưu được 6 năm. Ông đã hoạch định trước việc nghỉ hưu của mình: nhưng rồi ông nhận thấy rằng thời gian rảnh rỗi đưa ông tới những đợt trầm cảm (depression). Nhà máy sản xuất những vật phẩm bằng giấy, nơi ông làm việc đã từng là cả cuộc đời của ông. Ông đã làm việc cật lực trong nhiều năm đến nỗ không có một thú vui hoặc một hoạt động nào khác. Giờ đây, 6 năm sau khi nghỉ hưu, ông cảm thấy buồn chán, bất an trước những thử thách và có những cơn lo âu. Tom Gredler chưa từng được biết về những cơn lo âu như thế. Những nỗi sợ hãi mà ông cảm thấy làm nhịp tim đập nhanh, huyết áp tăng và cảm giác nghèn nghẹn ở cổ, là những triệu chứng chính của cơn lo âu cấp diễn Lần bị cơn đầu tiên, ông đã đi tắm và nằm nghỉ. Lần thứ hai ông uống một ly bourbon. Lần thứ ba cơn xảy ra kh ông đang lái xe khiến ông suýt đâm sầm vào xe tải. Tom tìm đến bác sĩ gia đình để xin giúp đỡ. Ông thắc mắc không biết mình có bị bệnh tim không. Vị bác sĩ nhanh chóng nhận diện triệu chứng và chuyển ông đến một nhà tâm lý lâm sàng (clinical psychologist). Trước khi gọi điện cho nhà tâm lý, ông còn bị hai cơn như vậy nữa, có một cơn vào lúc nửa đêm. Nhà tâm lý cũng trạc tuổi Tom, ông đã từng thấy nhiều người bị những cơn khủng hoảng tương tự khi về hưu. Công việc đầu tiên là giúp cho Tom nhận ra vấn đề của mình. Phải mất bốn buổi làm việc với nhà tâm lý Tom mới nhận ra ông có đang cảm giác thiếu thốn, ông thấy rằng không ai còn nhờ cậy ông nữa, và thấy rất nhớ công việc ở nhà máy. Ông nhớ lại những giá trị mà công việc hằng ngày đã mang lại cho đời sống của ông, và ông không biết rằng tình trạng stress đã xảy ra khi ông không còn làm việc nữa. Nhà trị liệu đã giúp Tom nhận ra nỗi sợ hãi của mình, giúp Tom có những ý tưởng thực tế về những điều ông có thể và không thể trông đợi từ việc hưu trí của ông, cũng như từ gia đình và bạn bè của ông. Trường hợp của Tom không phải là ít. Nhiều người khi về hưu đã bị stress trong cái giai đoạn mà lẽ ra họ phải tận hưởng những lợi ích sau nhiều năm lao động miệt mài. Đối với nhiều người, về hưu đồng nghĩa với việc trú ẩn an toàn, một thời gian để an hưởng. Tuy nhiên, với một số người khác, về hưu có thể là khoảng thời gian khủng hoảng, phiền não, nhìn lại và nhận ra những lỗi lầm và cả thành công của bản thân. Khi về hưu, nhiều người đã tự hỏi liệu đời sống hiện tại và đời sống trong quá khứ, giai đoạn nào có ý nghĩa hơn? Trong khi tự hỏi và tự ngờ vực như vậy, nhiều người dùng thời gian này để xác định xem điều gì là quan trọng đối với họ và tổ chức lại trước khi tiếp tục đáp ứng với những thử thách khác. Tuy nhiên, đôi khi sự tự ngờ vực diễn ra quá mức, dẫn đến lo âu, không hạnh phúc, kém thích nghi. Nhiều trường hợp thích nghi được nhờ những nhà chuyên môn, Tom lựa chọn sự trị liệu tâm lý. Những người trầm cảm nặng có thể cần đến thuốc chống trầm cảm, hoặc nặng hơn, có thể trị liệu bằng sốc điện. Người được chẩn đoán là tâm thần phân liệt có thể cần đến những thuốc chống loạn thần (antipsychotic drugs). Người có rối loạn ít nghiêm trọng hơn có thể được trị liệu bằng cách như tự chuẩn bị những chế độ ăn cho mình hoặc luyện tập thể lực. Các nhà tâm lý không loại trừ những sự lựa chọn những hình thức trị liệu ấy. Thật tế, trong nhiều trường hợp, đây là phương pháp điều trị được ưa thích. Tuy nhiên, trị liệu tâm lý là phương pháp mà hầu hết các nhà tâm lý dùng để điều trị những rối loạn cảm xúc. Trị liệu tâm lý (psychotherapy) là trị liệu những tình trạng kém thích nghi bằng biện pháp tâm lý. Mục đích là giúp người ta đương đầu tốt hơn với đời sống và giúp người ta có lối sống thoả đáng hơn về mặt cảm xúc. trị liệu tâm lý có thể giúp những người như Tom thích nghi được với những tình huống thử thách mới trong khi đời sống của họ luôn luôn thay đổi. Nói chung, liệu pháp tâm lý có hai loại: liệu pháp nội thị (insight therapy) cố gắng giúp đương sự hiểu được những động cơ đằng sau hành vi của họ. Các nhà trị liệu nội thị cho rằng sự kém thích nghi và hành vi bất thường xảy ra khi người ta không hiểu chính mình một cách đầy đủ. Trái lại, liệu pháp hành vi (behavior therapy), đôi khi được gọi là sửa đổi hành vi (behavior modification), được dựa trên giả định rằng hầu hết các hành vi, kể cả bình thường hay bất thường, đều do “học tập” mà có. Các nhà trị liệu hành vi cố gắng thay đổi những hành v bất thường và kém thích nghi bằng cách dùng những nguyên tắc học tập (learning principles). Những kỹ thuật đặc hiệu dùng trong trị liệu tâm lý thay đổi tuỳ theo quan điểm của nhà trị liệu tâm lý về cách phát triển nhân cách và cách phát triển những hành vi bất thường. Ngoài những phương pháp trị liệu tâm lý khác nhau, bài này còn đề cập những yếu tố liên quan đến việc lựa chọn một nhà tâm lý trị liệu thích hợp nhất đối với những vấn đề đặc thù của đương sự và một số điều kiện cần thiết để điều trị hiệu quả. NHỮNG YẾU TỐ GIÚP ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ HIỆU QUẢ Nhiều người tìm kiếm trị liệu tâm lý như Tom đã thắc mắc liệu cách can thiệp này có thực sự giúp ích cho họ không. Việc trị liệu bằng cách nói chuyện có thực sự mang lại điều gì đổi khác hay không. Câu trả lời thật đơn giản: việc trị liệu là có hiệu quả - nhưng không phải tất cả những phương pháp trị liệu, nhà trị liệu và các thân chủ đều giống nhau cả. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đến việc trị liệu tâm lý. Trong số đó, yếu tố quan trọng nhất là phái tính, nhân cách, kinh nghiệm và sự cảm thông của nhà trị liệu. Bất kể việc trị liệu tâm lý thuộc loại nào, một số yếu tố cần phải có ở nhà trị liệu lẫn thân chủ để việc trị liệu tạo được sự thay đổi. Trước tiên, một nhà trị liệu tốt phải bày tỏ với thân chủ sự quan tâm, hiểu biết, tôn trọng, cư xử khéo léo, sự chín chắn và khả năng giúp đỡ. Thứ hai, nhà trị liệu tốt phải có những đề xuất, khích lệ, diễn giải, ví dụ và (có lẽ) cả khen thưởng để giúp thân chủ thay đổi và suy nghĩ lại về tình huống của mình. Thứ ba, thân chủ phải sẵn lòng thực hiện một số thay đổi trong suy nghĩ và lối sống của mình; những thay đổi hành vi của thân chủ sẽ không xảy ra chỉ vì có một người khác muốn họ được hạnh phúc. Một nhà trị liệu có hiểu biết, khách quan và dễ chấp nhận sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi hành vi, nhưng chính thân chủ sẽ là người thực hiện hành vi đó. Các yếu tố khác như tầng lớp xã hội, tuổi tác, sự giáo dục, kỳ vọng vào việc. trị liệu và mức độ lo âu của thân chủ cũng quan trọng. Động cơ đúng đắn cũng là điều quan trọng; thật khó lòng giúp đỡ hay trị liệu một thân chủ có tính miễn cưỡng. Giúp một thân chủ có một động cơ để thay đổi thường là mục tiêu đầu tiên của việc trị liệu. Tất cả nhà trị liệu cần nhạy bén trước tất cả những yếu tố này. Thông thường người ta cho rằng nhiều thân chủ có thể giảm bớt triệu chứng của họ mà không cần trị liệu tâm lý. Quan điểm này liên hệ đến một yếu tố chung của hai liệu pháp nội thị và liệu pháp hành vi: đó là hiệu ứng placebo. Hiệu ứng placebo là khi sự thay đổi hành vi ra như kết quả của một sự thay đổi kỳ vọng nơi đương sự hơn là kết quả của bất kỳ điều trị đặc hiệu nào. Các thầy thuốc thấy rằng khi bệnh nhân được kê toa những viên thuốc đường vô hại và được bảo rằng những viên thuốc này có thể trị được bệnh, thì đôi khi những triệu chứng bệnh cũng giảm bớt. Tương tự, những người được trị liệu tâm lý cũng có thể giảm triệu chứng, đơn giản chỉ vì họ được đưa vào trị liệu và giờ đây đang trông chờ sự thay đổi. Hiệu ứng placebo trong trị liệu tâm lý chỉ xảy ra thoáng qua; bất kỳ một hiệu quả trị liệu nào có tính lâu dài đều có nhiều khả năng là do sự cố gắng của thân chủ và của nhà trị liệu trong quá trình trị liệu. Có nhiều thử thách đối với hiệu quả của trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều cho rằng trị liệu tâm lý rất có hiệu quả. Một trong số những nghiên cứu quan trọng nhất của Smith và Glass (1977), dùng các kỹ thuật thống kê tinh vi để phân tích kết quả của những phương pháp trị liệu khác nhau. Những nghiên cứu phân tích hiệu quả toàn bộ của trị liệu tâm lý cũng cho thấy hiệu quả tích cực trong một số lớn các tình huống. tuy nhiên, hiệu quả trị liệu thay đổi tùy theo loại rối loạn được trị liệu. Ví dụ, trị liệu tâm lý có tỉ lệ thành công cao với những chứng ám ảnh sợ đặc hiệu (specific phobia), nhưng ít thành công với những bệnh tâm thần phân liệt, trị liệu nhóm dài hạn được thấy hiệu quả hơn trị liệu cá nhân ngắn hạn trong một số rối loạn, và trị liệu hành vi thường là phương pháp có hiệu quả nhất ở trẻ em. Nhiều nhà nghiên cứu đoan chắc rằng hầu hết các cách trị liệu tâm lý đều tương đương nhau, nghĩa là bất kể phương pháp nào được áp dụng, kết quả thường là như nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều tin rằng như vậy. Nhà tâm lý nổi tiếng Alan Kazdin (1986) khẳng định nghiên cứu về hiệu quả của điều trị tâm lý là rất khó thực hiện và khó diễn giải. Ông cho rằng những nghiên cứu như thế thường được thực hiện trong một điều kiện lý tưởng, dùng những biện pháp tiếp cận hạn hẹp, không thể mô phỏng những tình huống trị liệu như trong thực tế. Ví dụ, nghiên cứu thường được thực hiện với những thân chủ được thu hút qua các quảng cáo trên báo; liệu những nghiên cứu như thế có tính phổ quát đối với số thân chủ thực tế không? Kazdin không nói rằng những nghiên cứu đó không nên thực hiện, nhưng mục tiêu hạn hẹp của nó cần được đánh giá cẩn thận và cần pahỉ phát triển thêm những nghiên cứu mới. Có lẽ sẽ vô vọng khi trả lời câu hỏi: “phương pháp trị liệu nào tốt nhất?”; thay vì vậy, việc trả lời cho một câu hỏi như: “phương pháp trị liệu nào hữu ích cho thân chủ nào, với vấn đề nào và với nhà trị liệu như thế nào?” có lẽ sẽ được diễn đạt tốt hơn. Không phải tất cả các thân chủ, nhà trị liệu, phương pháp trị liệu và thời gian trị liệu đều tương ứng nhau. Vì những lý do này, việc nghiên cứu về trị liệu cần nhắm vào cả lý thuyết và thực hành. Trị liệu tâm lý là có hiệu quả, nhưng việc nghiên cứu được thực hiện để khảo sát đã không được hòan hảo như các nhà tâm lý thực hành mong muốn. Các chiến lược nghiên cứu mới về trị liệu tâm lý còn đang được triển khai. Khi có thêm nhiều nghiên cứu được hoàn chỉnh, chúng ta có thể thấy rõ phương pháp trị liệu nào là hiệu quả đối với rối loạn nào, cho đối tượng nào. Về mặt thực hành, làm thế nào thân chủ và nhà trị liệu biết được việc trị liệu là có tiến bộ? Theo Mahrer và Nadler (1986), có 11 dấu hiệu của tiến triển tốt trong trị liệu: 1. Thân chủ đang cung cấp và bộc bạch những tư liệu riêng tư có ý nghĩa 2. Thân chủ đang khám phá những ý nghĩa của cảm xúc và sự việc 3. Thân chủ đang khám phá những tư liệu mà họ tránh né trước khi trị liệu 4. Thân chủ đang bày tỏ khả năng nội thị đáng kể trong hành vi cá nhân của họ 5. Thân chủ có cách giao tiếp chủ động, nhanh nhẹn, giàu nghị lực 6. Có một quan hệ quý trọng lẫn nhau giữa nhà trị liệu và thân chủ 7. Thân chủ tự do bày tỏ những cảm xúc mạnh của mình (tích cực hoặc tiêu cực) đối với nhà trị liệu 8. Thân chủ bày tỏ những cảm xúc mạnh ngoài thời gian trị liệu 9. Thân chủ hướng đến một hệ thống những đặc trưng nhân cách khác 10. Thân chủ biểu hiện sự cải thiện khả năng ngoài lúc trị liệu 11. Thân chủ cho thấy có tình trạng tổng quát tốt, những cảm xúc tốt và thái độ tích cực. LIỆU PHÁP NỘI THI (INSIGHT THERAPY) Khi trải qua những thay đổi trong cuộc sống, đôi lúc con người sẽ thay đổi những ứng xử theo cách khác vớ bình thường. Một số người trở nên sống cô lập, một số người bị trầm cảm; một số tìm kiếm những quan hệ mới Tom Gredler, người mở đầu chương sách này, đã bị những cơn lo âu, Tom đã tìm sự giúp đỡ của nhà trị liệu, và để làm việc đó, đầu tiên ông phải cố gắng hiểu được những cảm xúc của mình. Nếu Tom đến gặp một nhà trị liệu nội thi (insight therapist), có lẽ ông sẽ phải giành nhiều thời gian để khám phá những mối quan hệ và những cảm xúc trước đây đối với những người có ý nghĩa trong đời của ông. Thông qua việc khám phá bằng lời nói ấy, Tom có thể nhận biết được những mâu thuẫn quan trọng trong đời sống của ông, cũng như những động lực thực sự của ông. Hai điều mặc định cơ bản của liệu pháp nội thị là: (1) việc nhận ra động cơ của bản thân sẽ giúp đương sự thay đổi và trở nên thích nghi hơn; và (2) những mâu thuẫn mà đương sự không tự nhận biết được (và do vậy không giải quyết được) là nguyên nhân của tình trạng kém thích nghi. Mục đích của liệu pháp nội thị là chữa tr những nguyên nhân của hành vi bất thường hơn là chữa trị chính những hành vi đó. Liệu pháp nội thị giúp thân chủ xem xét đời sống dưới một nhãn quan khác để họ có thể lựa chọn những lối sống thích nghi hơn. Phần này sẽ trình bày tiêu biểu 3 phương pháp của liệu pháp nội thị. Phân tâm học (Psychoanalysis) Phân tâm học của Freud chú trọng giúp người bệnh bộc lộ những động cơ vô thức - Những động cơ đã dẫn đến những mâu thuẫn tâm lý và hành vi kém thích nghi. Phân tâm học được thực hiện bởi các nhà trị liệu được đào tạo chuyên biệt về lý thuyết lẫn thực hành. Hầu hết các nhà tâm lý lâm sàng, kể cả những người định hướng theo kiểu trị liệu nội thị, đều không phải là các nhà phân tâm. Tuy nhiên, nhiều nhà trị liệu sử dụng một liệu pháp có ít liên hệ hoặc bắt nguồn từ lý thuyết của Freud. Các nhà tâm lý cho rằng những lý thuyết như vậy được dựa trên cơ cấu tâm động học (psychodynamic). Phương pháp phân tâm không phải là thích hợp với tất cả mọi người, vì có nhiều vấn đề khó khăn khi thực hiện phân tâm như: người bệnh phải tham gia tích cực, phải phát âm rõ ràng, có khả năng nắm bắt được những mối quan hệ phức tạp và tinh vi đang được khám phá. Nhiều người đến trị liệu đã không tham gia tích cực hoặc không đủ khả năng tài chính để theo đuổi trị liệu phân tâm. Việc trị liệu phân tâm cổ điển bao gồm việc gặp gỡ nhà phân tâm 1 giờ mỗi ngày, 5 ngày/ tuần, một trị liệu phân tâm điển hình có thể tốn đến 100.000 USD. Nhiều người rõ ràng đã không thể đầu tư đủ thời gian, tiền bạc và sức lực cần thiết để hòan tất đủ một quá trình trị liệu phân tâm. Mục đích trị liệu Theo lý thuyết Freud, các mâu thuẫn giữa những suy nghĩ và quá trình vô thức gây ra hành vi kém thích nghi. Là kết quả của một sự mất cân bằng giữa cái Ấy (Id), cái Tôi (Ego) và cái Siêu Tôi (superego). Những mâu thuẫn này hiếm khi được đương sự nhận biết trực tiếp. Những người tìm đến trị liệu tâm lý đã không hài lòng với hành vi của họ, nhưng lại không có khả năng thay đổi được. Mục đích của trị liệu phân tâm là giúp người bệnh hiểu được những động cơ vô thức đã kiềm giữ không cho họ thay đổi. Chỉ khi người bệnh nhận biết được những động cơ vô thức đã chi phối hành vi của họ, lúc đó họ mới thực sự tự do chọn lựa những hành vi mà từ đó cho phép họ hướng đến đời sống mãn nguyện hơn. Vì trị liệu phân tâm dựa trên sự phát triển mối tương quan đặc biệt giữa nhà trị liệu và bệnh nhân, cho nên tính tương hợp (compatibility) là điều bắt buộc. Trong vài buổi gặp đầu tiên, nhà trị liệu và bệnh nhân phải quyết định xem mình có thoải mái để cùng làm việc với nhau hay không. Kỹ thuật Trị liệu phân tâm sử dụng một vài kỹ thuật được thiết kế để giúp người bệnh và nhà trị liệu đưa ra ánh sáng và khảo sát những đòi hỏi gây mâu thuẫn của nhân cách người bệnh. Hầu hết những kỹ thuật này là đặc hiệu của phân tâm học. Ví dụ, người bệnh trong trị liệu phân tâm kinh điển sẽ nằm trên một băng ghế, và nhà trị liệu th ngồi ngoài tầm nhìn của người bệnh. Kiểu bố trí này cho phép bệnh nhân cám thấy thư giãn hơn, ít lo sợ hơn kh có sự hiện diện của nhà trị liệu. Tương tự, vì Freud tin rằng những hành vi hiện nay có thể là kết quả của những động cơ vô thức có cơ sở từ những kinh nghiệm hoặc những sang chấn từ thời thơ ấu, nhiều kỹ thuật được dùng trong phân tâm học có liên quan đến việc khám phá những kinh nghiệm trước đó. Những đồ đệ của Freud ít nhiều bớt cứng nhắc hơn trong khi sử dụng các kỹ thuật của Freud. Ví dụ, các nhà phân tâm hiện nay thường dùng cách tiếp xúc mặt-đối-mặt hơn là sử dụng chiếc ghế dài. Các kỹ thuật sắp bàn đến dưới đây thường được cập nhật để thỏa mãn những yêu cầu của nhà phân tâm học và bệnh nhân. Hai kỹ thuật chính trong phân tâm học là liên tưởng tự do (free association) và phân tích giấc mộng (dream analysis). Trong liên tưởng tự do, bệnh nhân được yêu cầu hãy nói ra bất kỳ điều gì xảy ra trong đầu mình, dẫu cho nó có vẻ rất tầm thường hoặc vô nghĩa, và dù cho người bệnh có muốn hay không muốn bộc lộ những ý ngh nó ra hay không. Những mục đích của liên tưởng tự do là nhằm giúp người bệnh nhận diện những mối liên hệ và những mô hình trong ý nghĩ của họ và cho phép vô thức tự thể hiện mà không bị “kiểm duyệt”. Mặc dù ngườ bệnh có khuynh hướng tự kiểm duyệt những ý nghĩ, ký ức, suy nghĩ mà họ thấy xấu hổ, ngượng ngùng hoặc khó nói đến, một người nếu làm việc tích cực với nhà trị liệu phân tâm sẽ không cố kiềm giữ bất kỳ một thông tin nào. Trong phân tích giấc mộng, người bệnh được yêu cầu mô tả lại giấc mơ của mình cho nhà trị liệu một cách chi tiết. Nhà trị liệu thậm chí còn khuyến khích người bệnh mơ mộng. Freud tin rằng giấc mơ là phản ánh của vô thức trong cố gắng tự thể hiện một cách có ý thức. Vì những giấc mơ cung cấp một con đường đi đến những tư liệu của cõi vô thức, mục đích của phân tích giấc mộng là khám phá, với sự giúp đỡ của nhà trị liệu, ý nghĩa của những giấc mơ của bệnh nhân và vì thế sẽ bộc lộ những ước muốn, những động cơ vô thức của người ấy. Hai khái niệm khác của phân tâm học là kháng cự (resistance) và chuyển di (transference). Kháng cự (hoặc phản kháng) là tình trạng người bệnh không sẵn lòng hợp tác với nhà trị liệu, đôi khi đến mức chống đối. Nhà phân tâm thường diễn giải hành vi này có nghĩa là người bệnh mong muốn tránh né việc bàn đến một chủ đề riêng biệt nào đó; hoặc là một giai đoạn đặc biệt khó khăn của việc trị liệu đang đến gần. Để giảm thiểu khả năng kháng cự, nhà trị liệu phải cố gắng chấp nhận hành vi của người bệnh. Khi nhà trị liệu không phán xét, mà ch lắng nghe, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích và mô tả các cảm xúc của mình một cách hoàn toàn Người bệnh cũng học được cách chấp nhận những cảm xúc ấy. Trong hiện tượng chuyển di, người bệnh chuyển những cảm xúc có được về một mối quan hệ trước đây sang cho nhà trị liệu. Bằng cách cho phép sự chuyển di xảy ra, nhà trị liệu sẽ tạo cơ hội cho người bệnh hiểu được những cảm xúc ấy tốt hơn và có thể hướng dẫn hoặc điều khiển đương sự trong việc thám sát những tư liệu bị dồn nén hoặc khó nhận biết. việc khảo sát những ý nghĩ hay cảm xúc mà trước đó được coi là không thể chấp nhận được (và vì thế bị dồn nén) sẽ giúp người bệnh hiểu được và xác định được những mâu thuẫn nằm phía sau chi phối những hành vi của người ấy. Nhà phân tâm theo hướng ego-analysis (Phân tích cái Tôi) Một số nhà phâm tâm được gọi là ego-analysist hoặc ego-pshychologist đã cải biên một số ý tưởng của Freud về phân tâm học. Giống như Freud, các nhà phân tâm này coi phân tâm học là phương pháp thích hợp để trị liệu những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, không giống Freud, họ cho rằng con người có thể kiểm soát có ý thức đối với những đòi hỏi bức bách về mặt sinh học: kiểm soát việc chúng có thể được bộc lộ hay không, bộc lộ khi nào, bằng cách nào. Những nhà phân tâm theo nhóm này chấp nhận một liệu pháp nhằm giúp người bệnh phát triển mạnh hơn khả năng kiểm soát của cái Tôi, tức phần nhân cách điều hành theo những nguyên lý thực tế và cố gắng kiểm soát hành vi bằng cách đáp ứng một cách thực tế đối những đòi hỏi của môi trường. Các nhà phân tâm cổ điển chủ yếu chú trọng đến phần vô thức trong cái Ấy và cái Siêu Tôi, và sau đó mới làm gia tăng khả năng kiểm soát của cái Tôi ở người bệnh. Tính hiệu quả Vì trị liệu phân tâm quá tốn tiền và mất thời giờ, nên dễ hiểu là đã có sự lưu ý về tính hiệu quả của nó. Ít có nghiên cứu so sáng nào được thực hiện để cho thấy trị liệu phân tâm có hiệu quả như những liệu pháp khác, trừ việc nó không hiệu quả hơn những liệu pháp khác. Liệu pháp thân chủ trọng tâm (Client-centered therapy) Liệu pháp thân chủ trọng tâm được phát triển bởi Carl Rogers, cũng là liệu pháp nội thị, nhưng khác với phân tâm học, nó cho rằng con người có khả năng đáng kể về lựa chọn, kiểm soát và ý chí tự do trong việc xác định hành vi của họ. Freud nhìn thấy con người vốn dĩ có tính ích kỷ và thích hưởng lạc, và những vấn đế về hành vi được xem xét là do những xung năng có tính đối kháng (conflicting impulses). Trái lại, Rogers lại nhìn thấy con người cơ bản là những cá thể tốt, thuần thục và có tính xã hội, luôn tiến bộ và trưởng thành hơn. Đối với các nhà trị liệu theo trường phái Rogers, các hành vi “có vấn đề” xảy ra khi môi trường ngăn cản đương sự phát triển và thể hiện tiềm năng vốn có của con người. Những mặc định sau đây giúp định hình liệu pháp của Rogers: 1. “Nhân chi sơ tính bổn thiện” con người vốn dĩ là tốt, có thể đương đầu hiệu quả với môi trường 2. Hành vi của con người là có mục đích, được chi phối bởi những mục đích 3. Những người lành mạnh có thể nhận biết mọi hành vi của họ và có thể lựa chọn mô hình hành vi của họ 4. Những hành vi của thân chủ chỉ có thể được hiểu từ những quan điểm của người đó. Ngay cả khi thân chủ không diễn giải được những sự kiện trong thế gian, nhà trị liệu phải hiểu được cách thức thân chủ xem xét những sự kiện này 5. Trị liệu chỉ hiệu quả khi thân chủ thay đổi hành vi của mình, chứ không phải khi nhà trị liệu thực hiện điều đó. Mục đích trị liệu Roger xem nhân cách được cấu trúc xung quanh cái Ngã (self). Ông tin rằng con người có một khuynh hướng bẩm sinh muốn hiện thực hóa chính mình cùng những khả năng của mình. Trong suốt cuộc đời, con người sẽ đi về hướng cái Ngã lý tưởng (Ideal self) của mình, trở nên trưởng thành được thỏa mãn nhờ quá trình tự hiện thực hóa (self-actualization). Sự hiểu biết cái Ngã cũng là điểm trung tâm trong liệu pháp của Rogers. Mục đích của liệu pháp Rogers là giúp cho con người thực hiện những thay đổi: giải phóng những tiềm năng sẵn có ở một con người vốn có năng lực thuần thục. Theo Rogers thân chủ yêu cầu nhà trị liệu giúp đỡ họ trong tiến trình tự hiện thực hóa và hình thành cái Ngã mạnh mẽ. Một nhà trị liệu theo phương pháp Rogers không mang đến một sự chữa trị (cure). Thay vào đó nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ có một nhãn quan thực tế (một ý nghĩa về một cái Ngã) rồi từ đó xem xét thế giới. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn