Xem mẫu

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TUYẾN QUẬN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ê Đức Nhã Học viên Cao học Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Kế toán quản trị (KTQT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ quản trị nội bộ cho các nhà quản lý không chỉ trong doanh nghiệp mà còn cho các đơn vị hành chính sự nghiệp như bệnh viên. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các bệnh viện công tuyến quận (BVCTQ) tự chủ tài chính nhằm tìm ra câu trả lời cho những thách thức của việc tổ chức KTQT tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và cho các bệnh viện nói riêng khi tự chủ tài chính, từ đó đề xuất những hàm ý chính sách nhằm có thể vận dụng hiệu quả KTQT vào các đơn vị. Từ khóa: Kế toán quản trị; quản trị nội bộ; bệnh viện công tuyến quận; tự chủ tài chính. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ KTQT đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của đơn vị và nhân viên KTQT có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ cho các nhà quản trị trong một tổ chức. Bệnh viện (BV) khi tự chủ tài chính (TCTC) thì việc vận hành và quản lý cũng giống như là một doanh nghiệp và ngày nay nó cũng chịu nhiều áp lực rất lớn về sự cạnh tranh, tác động của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước các BV công hay tư đều thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội, và đó là những đơn vị y tế, hòa chung với sự phát triển của cả nước, các đơn vị y tế nói chung và các đơn vị BV công tuyến quận ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng Do đó trên tinh thần TCTC, trong đó BV tuyến quận TCTC ở khu vực thành phố Hồ chi Minh là 18 tổng số 24 đơn vị. Các BV tuyến quận không còn nhận các khoản thu từ NSNN mà chỉ còn có các khoản thu trong các dịch vụ phục vụ người bệnh, nên các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh rất đa dạng, chi phí cho mỗi loại dịch vụ này lại hoàn toàn khác nhau. Đây cũng là một vấn đề cần được kế toán đầy đủ, chính xác và chi tiết, giúp quản trị các BV công tăng cường giải pháp quản lý thu chi tài chính. Bên cạnh những thuận lợi khi tự chủ tài chính, các BV tuyến quận TCTC bắt đầu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong việc cân đối giữa các nguồn lực hạn chế với chất lượng dịch vụ mà BV cung cấp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các BV công không ngừng ứng dụng các kỹ thuật y tế hiện đại, các loại dược phẩm mới và sự gia tăng chi phí tiêu thụ, điều này tạo áp lực buộc các BV công phải áp dụng kỹ thuật của KTQT chi phí hiệu quả, các kỹ thuật này trước kia thường chỉ được sử dụng trong doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Theo Robert Kaplan & Anthony A Atkinson (2014, tr1) “Thông tin KTQT có vai trò quan trọng đối với các đơn vị. Nó giúp tăng cường việc ra quyết định, góp phần định hướng cho sự phát triển chiến lược và đánh giá các chiến lược hiện tại, đồng thời giúp tập trung các nỗ lực để cải thiện hiệu năng của đơn vị cũng như để đánh giá sự đóng góp và hiệu quả hoạt 272
  2. động của các bộ phận, các thành viên trực thuộc. Một trong những loại thông tin quan trọng nhất của KTQT là thông tin chi phí. Các đơn vị sử dụng thông tin chi phí để ra các quyết định quan trọng về đặc tính và cơ cấu của các loại sản phẩm”. Do đó, thực hiện KTQT chi phí tốt là rất cần thiết, đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động tài chính của BV cho lãnh đạo BV, quản lý các cấp tại BV, các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của BV, giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. KTQT chi phí thực hiện chức năng ghi chép, theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn kinh phí của BV, giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn kinh phí trong các BV tuyến quận TCTC.Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu trên thế giới về KTQT chi phí cũng chỉ đề cập một cách riêng lẻ các nội dung của KTQT chi phí và được nghiên cứu trong một số các BV công được ngân sách nhà nước cấp và BV tư, chưa công trình nào nghiên cứu toàn diện và có hệ thống nội dung của KTQT chi phí trong các BV tuyến quận TCTC theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trong nước cũng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về nội dung của KTQT chi phí trong các BV công lập tuyến quận TCTC, và đặc biệt chưa có bất kỳ một công trình nào nghiên cứu về sự phát triển của hệ thống KTQT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng của hệ thống KTQT trong các BV TCTC theo quy định mới hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu các nhân tố tác động việc vận dụng kế toán quản trị trong các bệnh viện tuyến quận tự chủ tài chính trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là vấn đề cần thiết và mang tính thời sự. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về kế toán quản trị Khái niệm về kế toán quản trị Theo Luật kế toán Việt Nam (năm 2015): “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Theo Ray H.Garrison (2012): “ Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức”. Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó”. Chung lại, kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp Kế toán quản trị ra đời, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện toàn diện những chức năng của nhà quản trị. Do đó, vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc hoạch định, tổ chức, điều hành hoạt động, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản trị. Nội dung tổ chức kế toán quản trị tại doanh nghiệp 273
  3. Các nội dung cơ bản của KTQT bao gồm: KTQT các yếu tố sản xuất kinh doanh, KTQT chi phí và giá thành sản phẩm, KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh, phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, KTQT cho việc ra quyết định, dự toán sản xuất kinh doanh và phân tích chi phí. 2.2. Phát triển các gải thuyết nghiên cứu Để phát triển các giả thuyết nghiên cứu, tác giả chủ yếu dựa trên lý thuyết bất định và lý thuyết xử lý thông tin. Theo Emmanuel et al., 1990, lý thuyết bất định sẽ giải thích cho các khía cạnh của việc thiết kế hệ thống KTQT, tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau trong cấu trúc tổ chức, chiến lược và môi trường hoạt động của tổ chức có thể ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống KTQT. Lý thuyết bất định nghiên cứu KTQT trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của tổ chức. Nói cách khác một hệ thống KTQT thích hợp với tổ chức phụ thuộc vào đặc điểm và môi trường mà tổ chức đang hoạt động. Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các tổ chức mà việc vận dụng KTQT phải phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhu cầu và nhận thức về thông tin phục vụ quản lý của nhà quản trị, trình độ nhân viên kế toán (NVKT) và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của đơn vị. Lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) đề cập đến nhu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin của tổ chức. Khả năng xử lý thông tin cần phải phù hợp với các nhu cầu thông tin của tổ chức thì nó sẽ tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Và tác giả cũng vận dụng lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) vào đề tài nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp và khả năng vận dụng KTQT cho đơn vị. Nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý Theo các tác giả Scarbrough và cộng sự (1991) trong nghiên cứu “Japanese management Accounting practices and the effects of assembly and process automation” thì nhận thức về KTQT của người điều hành tổ chức là một trong các nhân tố cần được xét đến khi thực hiện nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong các đơn vị. Hệ thống thông tin KTQT trong các DN được thiết lập và tồn tại hay không phụ thuộc vào nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản trị DN. Tính mục tiêu của toàn bộ việc xây dựng hệ thống thông tin KTQT chi phí được thể hiện thông qua việc xác định nhu cầu thông tin quản trị. Nó làm nổi bật vai trò của thông tin là một phương tiện quản lý, một sự trợ giúp cho việc ra quyết định. Trong xây dựng và thực hiện các chiến lược ngắn hạn, dài hạn, nguồn thông tin do hệ thống kế toán cung cấp đặc biệt là các thông tin chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết: Giả thuyết H1: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT của đơn vị. Nhận thức của nhà quản trị Nhận thức của nhà quản trị đúng giúp cho việc vận dụng KTQT ngày càng được đi vào thực tiễn trong công tác quản lý của tổ chức. Theo Ahmed Belkaoui (1981) đã nhấn mạnh rằng nhân tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống KTQT vì nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình. Đồng quan điểm trên có những nghiên cứu của các tác Đỗ Thị Xuân Thu (2011), Châu Hồng Phương Thảo (2013) đều cho rằng các nhà quản trị trong các tổ chức ở Viêt Nam chưa có sự quan tâm kịp thời và coi trọng đến hệ thống KTQT mà chỉ tập trung xây dựng phần hành kế toán tài chính, nguyên nhân chính là do sự nhận thức của nhà quản trị chưa đầy đủ về tầm quan trọng của KTQT trong tổ chức. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết: 274
  4. Giả thuyết H2: Nhận thức của nhà quản trị có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT của đơn vị. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Theo tác giả N.J.Gordon (1963), phân cấp rõ ràng trong tổ chức bộ máy quản lý thì việc tổ chức KTQT sẽ được thành công đối với tổ chức đó. Bởi lẽ khi không có phân cấp quản lý rõ ràng, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức thông tin, xử lý thông tin và báo cáo quản trị được nhanh chóng, rõ ràng và khoa học; thông tin cung cấp phục vụ ra quyết định sẽ hữu ích hơn. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết: Giả thuyết H3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT của đơn vị. Phƣơng pháp và kỹ thuật thực hiện Tác giả Đỗ Thị Xuân Thu (2011) nêu rõ các nguyên nhân hạn chế trong công tác tổ chức KTQT nói chung và đánh giá trách nhiệm bộ phận tại công ty Vinamilk nói riêng” là thuộc về phương pháp và kỹ thuật thực hiện KTQT như: chưa tổ chức đầy đủ các báo cáo từng bộ phận; chưa sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động; chưa phân loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận theo phương thức phục vụ KTQT; việc lập báo cáo quản trị chưa được quy định rõ ràng cụ thể. Mặt khác, theo Trần Văn Tùng (2010, trang 107) một trong những tồn tại và hạn chế trong việc vận dụng KTQT ở các công ty niêm yết là việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật kế toán vẫn còn theo quy định của kế toán tài chính cứng nhắc và chưa có tính linh hoạt cao, nên không tạo thuận lợi trong việc truy xuất dữ liệu phục vụ lập các báo cáo quản trị. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết: Giả thuyết H4: Phương pháp và kỹ thuật thực hiện có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT của đơn vị. Trình độ nhân viên kế toán Các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT. Thông thường trong các đơn vị có quy mô lớn thường có các phòng ban kế toán/tài chính chuyên biệt, do đó họ thường có xu hướng tuyển dụng những nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện những báo cáo cũng như thực hiện những tư vấn chuyên nghiệp. Ngược lại, ở những đơn vị nhỏ thì có sự nghi ngờ rằng không phải hầu hết các đơn vị này đều thuê mướn các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn (Kamilah Ahmad, 2012). Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng có sự tương thích giữa việc hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp với mức độ hiểu biết cao về vận dụng KTQT trong đơn vị (Ismail and King, 2007); hay sự hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp trong đơn vị giúp cho sự phát triển của việc vận dụng KTQT trong đơn vị (McChlery et al., 2004). Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết: Giả thuyết H5: Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT của đơn vị. Công nghệ thông tin Theo Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy (2016) Khối lượng thông tin mà KTQT chi phí phải xử lý và chuyển thành các thông tin có ích là rất lớn. Quá trình xử lý thông tin cần có sự kết hợp nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp. Do đó, cơ sở vật chất với hệ thống máy vi tính và các phần mềm xử lý thông tin là rất cần thiết trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Theo Lê Thế Anh (2018), việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán được xem như một thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì kế toán là một công cụ quản lý tài chính vô cùng hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực để trong việc xử lý số liệu kế toán và lập 275
  5. các báo cáo. Do đó, để ứng dụng hệ thống kế toán quản trị vào thực tế đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm xử lý kế toán có khả năng thích ứng với đặc thù của doanh nghiệp và sự thay đổi về yêu cầu quản lý của nhà nước. Khi cần thêm thông tin do yêu cầu của nhà quản thì kế toán quản trị có thể khai thác một số chức năng quản trị để cung cấp thông tin từ hệ thống này. Phần mềm kế toán phải được thiết kế đầy đủ các cơ sở để có thể kết xuất được các báo cáo quản trị cần thiết. Khi mua hoặc tự thiết kế phần mềm kế toán phục vụ việc cung cấp thông tin nội bộ, nhà quản trị phải đưa ra hai yêu cầu chính yếu là: thiết kế chương trình phải đảm bảo chức năng phân quyền và tính bí mật của thông tin ở mỗi cấp phân quyền. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết: Giả thuyết H5: Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT của đơn vị. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước: (1) Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Bước 2: Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia, bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để xác định có 6 nhân tố với 25 biến quan sát được cho là có tác động đến việc vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. 3.2. Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia gồm những nhà quản lý và nghiên cứu an hiểu trong lĩnh vực tổ chức KTQT nhằm xây dựng các thang đo cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và dữ liệu sơ cấp nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp trả lời bảng câu hỏi được gửi trực tiếp của các đối tượng là giám đốc, trưởng các phòng ban, Khoa, trung tâm và kế toán trưởng, kế toán viên của 18 BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 25 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 25x5 = 125. Để đạt được tối thiểu 150 quan sát, tác giả đã gửi 250 bảng câu hỏi từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019 cho các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. Kết quả nhận được 236 phiếu khảo sát, trong đó có 11 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 225 phiếu. 276
  6. 3.3. Mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và phƣơng trình hồi quy Mô hình nghiên cứu Thông qua các bước nghiên cứu như tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước có liên quan, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả xác định được 6 nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM, do vậy mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: Nhu cầu thông tin KTQT Phương pháp, kỹ thuật từ phía nhà quản lý thực hiện Nhận thức của nhà Vận dụng Trình độ nhận viên kế quản lý KTQT toán trong các BV công Tổ chức bộ máy quản lý tuyến Công nghệ thông tin quận TCTC trên Hình 1. Mô hình nghiên cứu chính thức Nguồn: Tác giả đề xuất Phương trình hồi quy Tác giả xây dựng phương trình hồi quy để kiểm định tác động của các nhân tố thuộc môi trường ERP ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình là: (VD) vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. Mô hình hồi quy: VDi= α0 +β1NC +β2NT +β3TC+ β4PK + β5TD + β6CN + δ Trong đó: - VD: Biến phụ thuộc mô tả việc vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. - NC: Nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý; - NT: Nhận thức của nhà quản trị; - TC: Tổ chức bộ máy quản lý; - PK: Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; - TD: Trình độ nhân viên kế toán; - CN: Công nghệ thông tin - α0: hệ số chặn; - β1, β2, ...., β6: các hệ số hồi quy; - δ: độ sai lệch chuẩn 277
  7. 3.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, bài viết sử dụng phần mềm SPSS Statistics 22.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha STT Nhóm biến Số biến quan sát Cronbach Alpha 1 Nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý 4 0.919 2 Nhận thức của nhà quản trị 4 0.824 3 Tổ chức bộ máy quản lý 4 0.882 4 Phương pháp, kỹ thuật thực hiện 4 0.835 5 Trình độ nhân viên kế toán 6 0.949 6 Công nghệ thông tin 3 0.910 7 vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên 3 0.855 địa bàn TP. HCM Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.7. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 7 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 28 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định Bartlett's bảng 2 cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở bảng 3 cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 77.968% > 50% là đạt yêu cầu. Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Barlett Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.694 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 340.920 Bậc tự do 3 Sig (giá trị P – value) 0.000 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả 278
  8. Bảng 3. Phương sai trích biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Nhân tố Tích lũy Phƣơng Tích lũy Phƣơng Tổng phƣơng sai Tổng sai trích phƣơng sai sai trích % trích % trích % % 1 2.339 77.968 77.968 2.339 77.968 77.968 2 .461 15.370 93.338 3 .200 6.662 100.000 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Bảng 4. Hệ số KMO và kiểm định Barlett Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.822 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 5176.475 Bậc tự do 300 Sig (giá trị P – value) 0.000 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Ta có KMO = 0.822 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett‟s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Bảng 5. Bảng phương sai trích Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tích Tích Nhân Phƣơng Tíchlũy Phƣơng Phƣơng lũy lũy tố sai phƣơng sai sai phƣơng Tổng Tổng phƣơng Tổng trích sai trích trích trích sai sai % % % % trích trích % % 1 9.997 39.988 39.988 9.997 39.988 39.988 4.964 19.856 19.856 2 2.397 9.587 49.574 2.397 9.587 49.574 3.454 13.815 33.670 3 2.149 8.595 58.170 2.149 8.595 58.170 3.144 12.575 46.246 4 1.871 7.485 65.655 1.871 7.485 65.655 2.664 10.658 56.903 5 1.667 6.669 72.324 1.667 6.669 72.324 2.572 10.288 67.192 6 1.216 4.864 77.188 1.216 4.864 77.188 2.499 9.996 77.188 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả 279
  9. Từ kết quả bảng số liệu bảng 5 sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 77.188% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 6 yếu tố được rút trích ra từ 25 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 6 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 77.188% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), ta có: Bảng 6. Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp Enter Hệ số chuẩn Hệ sốchƣa chuẩn hóa Thống kê đa cộng tuyến hóa Sai số Mô hình B Beta t Sig. Hệ số Tolerance Hệ số VIF chuẩn (Constant) -1.006 .163 -6.155 .000 NC .264 .036 .271 7.435 .000 .622 1.607 NT .178 .037 .160 4.788 .000 .737 1.356 TC .130 .039 .116 3.366 .001 .700 1.428 PK .395 .041 .375 9.523 .000 .533 1.878 TD .201 .042 .181 4.790 .000 .577 1.734 CN .118 .032 .118 3.640 .000 .790 1.266 Biến phụ thuộc: (VD) Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập NC, NT, TC, PK, TD, CN đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều >0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Bảng 7. Mức độ phù hợp của mô hình Thống kê thay đổi Hệ số Sai số Hệ số R2 - chuẩn của 2 Hệ số R Bậc tự do Bậc tự do hiệu Hệ số F Mô hình Hệ số R Hệ số R2 chỉnh ƣớc lƣợng sau khi 1 2 Durbin- đổi khi đổi Watson 1.679 1 .905a .820 .815 .31041 .820 165.364 6 218 a Biến độc lập: (Constant) NC, NT, TC, PK, TD, CN b Biến phụ thuộc: VD Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả 280
  10. Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.905 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. 2 Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R hiệu chỉnh là 0.815. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 81.5%. Điều này cho biết khoảng 81.5%. sự biến thiên về vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.679 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Phƣơng trình hồi quy VD = 0.375*PK + 0.271*NC + 0.181* TD + 0.160*NT+ 0.118* CN + 0.116*TC 5. KẾT UẬN VÀ HÀM CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Như vậy, kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM cho ta thấy có 6 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu. Mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình được thể hiện như sau: Bảng 8. Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Biến độc lập Hệ số beta Tỷ lệ % Thứ tự tác động Hệ số Sig. Nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý 0.271 22.19% 2 0.00 < 0.05 Nhận thức của nhà quản trị 0.160 13.10% 4 0.000 < 0.05 Tổ chức bộ máy quản lý 0.116 9.50% 6 0.000 < 0.05 Phương pháp, kỹ thuật thực hiện 0.375 30.71% 1 0.000 < 0.05 Trình độ nhân viên kế toán 0.181 14.82% 3 0.000 < 0.05 Công nghệ thông tin 0.118 9.68% 5 0.000 < 0.05 Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Qua số liệu ở bảng 8 cho thấy, nhân tố phương pháp và kỹ thuật thực hiện có tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM; còn nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị. Mặt khác, các hệ số sig của các biến đều nhỏ hơn 0.05, do vậy các giả thuyết được xây dựng ban đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. 5.2. Hàm ý chính sách Đối với phƣơng pháp, kỹ thuật thực hiện KTQT: Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQT tại các BV công tuyến quận TCTC trên địa bàn TP. HCM. Theo đó, các BV cần quan tâm: Xây dựng các thước đo mức độ hoàn thành công việc của từng bộ phận càng chi tiết càng tốt và thể hiện trực quan dễ thấy, dễ hiểu và dễ thực hiện từ đó giúp nhà quản trị có các quyết định chính xác và công bằng. Xây dựng hệ thống dự toán cho các trung tâm để làm căn cứ đo lường hiệu quả công việc. Để có được hệ thống dự toán hiệu quả, chúng ta phải xây dựng tốt hệ thống định mức trong từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở định mức giúp cho công ty xây dựng dự toán trung tâm được nhanh chóng và hiệu quả. 281
  11. Xây dựng tiêu chuẩn cho hệ thống chỉ tiêu nội bộ về chi phí, doanh thu, lợi nhuận cần xác định cả về mặt định tính lẫn định lượng, đồng thời nhận diện các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận cần thiết trong điều hành hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Đối với nhu cầu thông tin KTQT từ phía nhà quản lý: Giám đốc bệnh viện và cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, khoa, viện của bệnh viện cần bỏ thói quen ra quyết định đều dựa trên kinh nghiệm mà nên chuyển sang việc sử dụng thông tin hữu ích của KTQT để phục vụ ra quyết định, như vậy mới khoa học và kết quả đạt được như mong muốn và hiệu quả đạt được cao hơn. Căn cứ vào từng chức năng quản trị cụ thể mà nhà quản lý bệnh viện xác định rõ nhu cầu thông tin KTQT để phục vụ ra quyết định. Cụ thể như sau: (1) Đối với chức năng hoạch định: Xác định mục tiêu hoạt động và xây dựng phương thức để đạt được mục tiêu đó. Dự toán ngân sách của KTQT là công cụ hữu hiệu nhất để hỗ trợ thực hiện chức năng quản trĩ này; (2) Đối với chức năng tổ chức thực hiện: KTQT cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau về các phương án để nhà quản trị có thể xem xét chọn và triển khai thực hiện. Cung cấp thông tin thích hợp của KTQT sẽ hỗ trợ thực hiện tốt chức năng này; (3) Đối với chức năng kiểm tra (kiểm soát): cung cấp các báo cáo thực hiện để so sánh với số liệu thực hiện so với kế hoạch, dự toán, từ đó liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Kế toán trách nhiệm của KTQT là công cụ hữu hiệu nhất; (4) Đối với chức năng cung cấp thông tin cho việc ra quyết định: Tất cả các quyết định của nhà quản lý đều có nền tảng từ thông tin và phần lớn thông tin là do KTQT cung cấp. Vì vậy, KTQT phải cung cấp thông tin cần linh hoạt, kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án được xây dựng để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. Đối với trình độ nhân viên kế toán: Đơn vị cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bộ phận kế toán tham gia sinh hoạt, học tập bồi dưỡng thường xuyên và liên tục ở các hội nghề nghiệp. Bệnh viện chủ động mời các chuyên gia hoặc các Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc tài chính đang áp dụng mô hình KTQT tại đơn vị của họ rất thành công đến giảng và nói chuyện chuyên đề nhằm tăng tính thực tế; đây chính là mô hình đào tạo gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Ngoài ra, nâng cao trình độ cho bộ phân nghiệp vụ kế toán và đặc biệt là người làm công tác KTTN. DN cần thường xuyên liên lạc với các tổ chức đào tạo để cập nhật các kiến thức mới, tiên tiến về KTTN cho kế toán viên. Mặt khác, đơn vị cần ưu tiên tuyển dụng những nhân viên có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện báo cáo trách nhiệm cũng như thực hiện những tư vấn chuyên nghiệp. Đối với nhận thức của nhà quản trị: Bệnh viện nâng cao nhận thức của nhà quản trị về tính hữu ích của KTQT bởi vì khi hiểu được vai trò quan trọng của công tác tổ chức KTQT trong đơn vị thì nhà quản trị sẽ mạnh dạn đầu tư chi phí cho công cụ này. Bản thân nhà quản trị cần phải trao dồi tìm hiểu cả lý luận và thực tiễn về KTQT; từ đó nhà quản trị nhận thức được sự hiệu quả trong quản trị DN hiện đại mà công cụ KTQT đem lại. Đối với Công nghệ thông tin: Cập nhật hệ thống CNTT hiện đại để có thể xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin. Xây dựng mạng nội bộ hiệu quả kịp thời tổng hợp kết quả hoạt động, thông tin từ các bộ phận, phòng ban khác và nên đầu tư thiết kế phần mềm riêng biệt chuyên phục vụ công tác KTQT. Đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Theo đó các bệnh viện cần chú trọng đầu tư, cải cách triệt trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sẽ làm cho việc vận dụng KTQT hiệu quả hơn rất nhiều. Cụ thể muốn có được bộ máy làm việc hiệu quả, chủ động và phát huy tối đa tính sáng tạo trong hoạt động và điều hành thì việc phân cấp quản lý phải thật hiệu quả. 282
  12. TÀI IỆU THAM KHẢO [1] Ahmad, K. (2017). The Implementation of Management Accounting Practices and its Relationship with Performance in Small and Medium Enterprises. International Review of Management and Marketing, 7(1), 342-353 [2] Châu Hồng Phương Thảo, 2013. Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Đỗ Thị Xuân Thu, 2011. Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Đào Khánh Trí (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. [5] Emmanuel, C., Otley, D., & Merchant, K. (1990). Accounting for management control. In Accounting for Management Control(pp. 357-384). Springer, Boston, MA. [6] Galbraith, J. K. (1973). Power and the useful economist. American Economic Review, 63(1), 1-11. [7] Ray H. Garrison, Eric W. Noreen, Peter C. Brewer (2012), Managerial Accounting, McGraw Hill, Irwin, 13rd edition. [8] Scarbrough, P., Nanni Jr, A. J., & Sakurai, M. (1991). Japanese management accounting practices and the effects of assembly and process automation. Management Accounting Research, 2(1), 27 – 46. [9] Trần Văn Tùng, 2010. Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong CTNY ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [10] Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy (2018) “Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí doanh nghiệp”. Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 11/2016. 283
nguon tai.lieu . vn