Xem mẫu

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA TRẢI NGHIỆM HỌC KỲ DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Gia Huy, Bùi Ngọc Đức, Nguyễn Hồng Ân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương TÓM TẮT Xuất phát từ thực tiễn và các hạn chế trong các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu xu hướng trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp và sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 04 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự mức độ tác động bao gồm: (1) Kiến thức và kỹ năng sinh viên có được sau khi tham gia trải nghiệm, (2) Nội dung trải nghiệm, (3)Thời gian trải nghiệm, và (4) Sự hỗ trợ từ nhà trường. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp cần thiết và phù hợp. Từ khóa: học kỳ doanh nghiệp, thực tập, trải nghiệm, sự hài lòng, sinh viên. 1 MỞ ĐẦU Đào tạo nói chung và đào tạo bậc đại học nói riêng được xem như một ngành dịch vụ, một hoạt động kinh doanh: các trường đại học là doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ, còn khách hàng là những phụ huynh, người học bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên, không thể đánh đồng giáo dục với các ngành nghề kinh doanh khác, bởi nó không đơn thuần chỉ là được lòng khách mua vừa lòng người bán, mà nó còn mang một nhiệm vụ cao cả đó là đào tạo nên những con người có ích cho xã hội, đất nước. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là một trong những vấn đề chiến lược dài hạn hàng đầu trong xu thế hội nhập với thể giới của Việt Nam. Giáo dục và đào tạo khi đã trở thành một ngành kinh doanh thì hoạt động này khó tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt kết hợp với trình độ quản lý yếu kém cũng như việc thiếu ý thức, đạo đức đã dẫn đến việc nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong giáo dục đào tạo như chất lượng đào tạo kém, hay sự xuống cấp đạo đức học đường,... Chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là một bài toán nan giải đặt ra cho tất cả các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chất lượng đào tạo bậc đại 2577
  2. học lại càng được quan tâm hơn khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh, cần một nguồn nhân lực vừa dồi dào, vừa có chất lượng cao. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Học kỳ doanh nghiệp là một trong các hình thức của học phần “Thực tập và tốt nghiệp”, được bố trí vào học kỳ cuối của chương trình đào tạo với khối lượng tùy thuộc vào số tín chỉ của từng trường đại học. Sinh viên có khoảng thời gian gần 03 tháng tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp phù hợp với ngành - chuyên ngành được đào tạo. Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn – hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm - dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng. Theo Oliver, sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của sinh viên với điều kiện Cơ sở vật chất và Phục vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp” TS. Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự có đề cập Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý bị tác động bởi 02 quá trình: (1) Kỳ vọng về dịch vụ trước khi sử dụng và (2) Cảm nhận về dịch vụ sau khi trải nghiệm. Những cảm nhận của khách hàng có được sau khi sử dụng dịch vụ được tạo nên bởi chất lượng dịch vụ. Quan điểm này đã khẳng định rõ mối quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng. Sau khi tham khảo các lý thuyết trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1. Trong đó có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp là: thời gian trải nghiệp (TG1,TG2, TG3,TG4,TG5); nội dung trải nghiệm (ND1, ND2, ND3, ND4, ND5); môi trường doanh nghiệp (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5); hỗ trợ từ phía nhà trường (HT1, HT2, HT3, HT4, HT5); kiến thức và kỹ năng sinh viên tích lũy được sau buổi trải nghiệm (KT1, KT2, KT3, KT4, KT5). Hình 1. Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia học kỳ doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh 2578
  3. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua sự kết hợp 02 phương pháp nghiên cứu: (2) Phương pháp nghiên cứu định tính và (2) Phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp các giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố và các nhà quản lý doanh nghiệp kết hợp với thảo luận nhóm với 20 sinh viên đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này dùng để khám phá, nhận dạng các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, các thang đo được đưa và bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát các sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo được kiểm định bằng phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố tố khám phá EFA và mô hình hồi quy đa biến. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo. Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thang đo Số biến quan sát Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Thời gian trải nghiệm 5 0.790 Nội dung trải nghiệm 5 0.769 Môi trường doanh nghiệp 5 0.756 Hỗ trợ từ phía nhà trường 4 0.698 Kiến thức và kỹ năng sinh viên 5 0.798 tích lũy được Sự hài lòng của sinh viên 3 0.646 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi thang đo khá tốt, đều lớn hơn 0,6 (trong đó có 01 nhân tố không đủ điều hiện nên loại là HT3). Thực hiện kiểm định lại thang đo lần 2 sau khi loại bỏ đối với biến quan sát HT3, kết quả hệ số Cronbach’s Alpha có sự thay đôi đối với biến hỗ trợ từ phía nhà trường thể hiện tại bảng . Điều này chứng tỏ các thang đo đạt độ tin cậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng đều >0.3 nên các biến quan sát đều được giữ lại để phân tích. 2579
  4. Kết quả phân tích EFA Bảng 2. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập KMO and Bartlett's Test Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.832 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 2797.225 Bậc tự do 231 Sig (giá trị P – value) 0.000 Kiểm định tính thích hợp của EFA và tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện (Bảng 2). Kết quả kiểm định trong Bảng 2 cho thấy Bartlett có giá trị Sig. = 0,000, như vậy các biến quan sát có tương quan với nhau và giá trị hệ số KMO là 0,832 lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1, cho thấy tập dữ liệu là phù hợp để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả ma trận xoay nhân tố cùng cho thấy tổng phương sai trích là 57,069% (lớn hơn 50%). Điều này có nghĩa là 57,069% thay đổi các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Tại các mức giá trị Elgenvalues lớn hơn 1, phân tích đã trích được 05 nhân tố. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy Kết quả kiểm định hệ số hồi quy cho thấy, số xác định R2 là 0,518 và R2 hiệu chỉnh là 0,513, nghĩa là mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên sau khi tham gia trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 51,3%. Hệ số Durbin-Watson là 1.686 (1 < 1.686 < 3) nên không có hiện tượng tương quan. Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Thống kê đa cộng tuyến hóa hóa Mô hình Sai số Hệ số Hệ số phóng đại B Beta t Sig. chuẩn Tolerance phương sai Hằng số 0,874 0,127 7.024 .000 KT 0,284 0,033 0,347 8.524 .000 0,770 1.299 TG 0,124 0,026 0,185 4.718 .000 0,828 1.208 ND 0,208 0,028 0,296 7.415 .000 0,801 1.348 HT 0,111 0,026 0,170 4.191 .000 0,777 1.287 2580
  5. Trong Bảng 3, ta thấy hệ số Sig của 4 biến độc lập sau khi loại biến Môi trường doanh nghiệp vì có Sig. =0.602 không phù hợp với mô hình đều
  6. trường và phân bổ lực lượng giảng viên hướng dẫn một cách hợp lý để có thể hỗ trợ những thắc mắc của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và ctg, 1988; Spreng và ctg, 1996). [2] Lý thuyết “Kỳ vọng – Xác nhận” được phát triển bởi Oliver (1980). [3] Theo Phạm Thị Liên (2016). Một số khái niệm thường được đề cập gồm: Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật). [4] Green và cs (1993) đã đề cập đến năm khía cạnh của chất lượng giáo dục. [5] Công trình nghiên cứu về sự hài lòng của Giáo Sư Joseph A. Cote và trợ lý Giáo Sư Joan L. Giese được thực hiện tại Washington State University. [6] Nghiên cứu của Zeithaml và Bitner (2000) về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. [7] Nghiên cứu của Curry và Sinclair (2002) cũng chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. [8] Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của sinh viên với điều kiện Cơ sở vật chất và Phục vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp” TS. Nguyễn Thị Xuân Hương. [9] Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Zeithaml & Bitner 2000) [10] Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad và Kamal, 2002). [11] Nghiên cứu khác của nhóm tác giả Mussie T. Tessama, Kathryn Ready, Wei-choun (2012). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chương trình học. [12] Tác giả Lutfi Atay và Haci Mehmet Yildirim, thuộc trường Đại học Canakkale Onsekiz Mart, thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành du lịch, (2009). [13] Nghiên cứu của tác giả Vũ Trí Toàn với đề tài: “Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và Quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL”. [14] Nghiên cứu của tác giả Dương Tấn Tân, Đại học Đà Nẵng. “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV tại trường đại học kinh tế Đà Nẵng”. [15] Nghiên cứu khác của Trần Xuân Kiên. “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. 2582
  7. [16] Tác giả Nguyễn Thanh Bình đã trình bày luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. [17] Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng đã được thực hiện như: Kotler (2000), Fornell (1995), Hansemark và Albinsson (2004), Joseph A. Cote và Joan L. Giese (2018) , Bachelet (1995), Oliver (1997), Zeithaml và Bitner (2000), Curry và Sinclair (2002). [18] Trang báo “Tại sao sinh viên nên đi thực tập” trích nguồn: https://jobsgo.vn/blog/tai- sao-sinh-vien-nen-di-thuc-tap/ [19] Định nghĩa giá trị phân biệt của tác giả Steenkamp và cộng sự (1991). [20] Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, 2009. [21] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB. Thống kê. 2583
nguon tai.lieu . vn