Xem mẫu

  1. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ Ngô Quang Huy1, Trần Thị Kiều Trang2 1 Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ 2 Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ Thông tin chung: ABSTRACT Ngày nhận bài: 06/01/2020 Ngày nhận kết quả bình duyệt: The purpose of this study was to identify factors affecting the internal control 09/09/2020 effectiveness of financial incomes and expenditures at Can Tho Vocational Ngày chấp nhận đăng: College. Data was collected through the survey of 120 employees working at 12/2021 the College. The methods used in this study include descriptive statistical Title: methods, Cronbach's Alpha test, exploratory factor analysis and multiple Factors affecting the internal regression. The results show that influencing factors include "Control control effectiveness of environment", "Risk assessment", "Control activities", "Information and financial incomes and communication", "Monitoring activity", and "Information technology expenditures at Can Tho Integration". Vocational College Keywords: TÓM TẮT Internal control; financial incomes and expenditures; Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính Vocational college; affecting hữu hiệu của kiểm soát nội bộ thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề factors; Can Tho Cần Thơ. Dữ liệu thu thập thông qua khảo sát 120 nhân viên đang làm việc Từ khóa: tại Trường. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm có phương Kiểm soát nội bộ; thu chi tài pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám chính; trường cao đẳng nghề; phá EFA và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng bảo nhân tố ảnh hưởng; Cần Thơ gồm "Môi trường kiểm soát", "Đánh giá rủi ro", "Hoạt động kiểm soát", "Thông tin và truyền thông", "Giám sát", và "Ứng dụng công nghệ thông tin". 1. GIỚI THIỆU được hiệu quả hoạt động của đơn vị này. Để đạt Theo xu hướng hiện nay, các đơn vị sự nghiệp được điều này, đa phần các nghiên cứu cho rằng công lập dần dần sẽ đi theo xu hướng tự chủ. Hoạt cần xây dựng kiểm soát nội bộ (KSNB) hướng động theo cơ chế tự chủ tài chính toàn diện đòi đến tăng tính hữu hiệu. hỏi các đơn vị công lập phải nhanh chóng đổi mới Hiện tại tuy có nhiều nghiên cứu về KSNB đã các công cụ quản lý sao cho phù hợp với điều kiện được thực hiện. Tuy nhiên, có một số kẻ hở thực tế với mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt nghiên cứu cần phải được xem xét. Thứ nhất, động. Một khó khăn đặt ra đối với các đơn vị là sử nhóm tác giả gần như chưa tìm thấy các nghiên dụng một hệ thống kiểm soát sao cho nâng cao cứu tại các đơn vị giáo dục, mà cụ thể là các 20
  2. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 trường cao đẳng nghề. Như vậy, sẽ giới hạn sự 2.1.1 Nhân tố môi trường kiểm soát hiểu biết về KSNB tại các trường cao đẳng nghề. Tác giả Amudo và Inanga (2009) cho rằng môi Thứ hai, nhóm tác giả cũng nhận thấy chưa có trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa nghiên cứu nào sâu tập trung vào một nội dung cụ của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ thể nhất định của KSNB mà cụ thể là nội dung chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ như thu chi tài chính. Thứ ba, các nghiên cứu trên thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là chưa có nghiên cứu nào xem xét nhân tố ứng dụng nền tảng cho yếu tố còn lại của KSNB. Môi công nghệ thông tin (CNTT) ảnh hưởng đến trường kiểm soát đề cập đến các yếu tố như: sự KSNB như thế nào. Mặc dù nhân tố này có thể có liêm chính về giá trị đạo đức, năng lực nhà quản ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB. Chính vì lý và nhân viên, triết lý quản lý và phong cách vậy, nhận thấy được ba kẻ hở trên, nhóm tác giả lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự. đã thực hiện nghiên cứu để phân tích các nhân tố 2.1.2 Nhân tố đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ để Theo tác giả Badara (2013) thì đánh giá rủi ro là nghiên cứu. việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP chức, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Do đó, NGHIÊN CỨU việc đánh giá rủi ro rất quan trọng. Đánh giả rủi ro 2.1 Cơ sở lý luận giúp cho tổ chức có thể đánh giá được các rủi ro Theo Coso (1992), KSNB là một quá trình bị chi bên trong và bên ngoài tổ chức. phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các 2.1.3 Nhân tố hoạt động kiểm soát nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp Tác giả Afiah và Azwari (2015) bày tỏ quan điểm: một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục Hoạt động kiểm soát là tập hợp những chính sách, tiêu sau đây: Tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của động, sự tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các các luật lệ và quy định. mục tiêu. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng, KSNB thông các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro thường được đánh giá thông qua tính hữu hiệu (ví và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực dụ: Vu, 2016). Tính hữu hiệu của KSNB là việc thi nghiêm túc, hiệu quả. KSNB đã đạt được mục tiêu, mục đích đặt ra như bảo vệ tài sản đơn vị, đảm bảo tính đúng đắn của 2.1.4 Nhân tố thông tin và truyền thông các báo cáo tài chính, đẩy mạnh hiệu quả điều Theo Sultana và Haque (2011), thông tin và hành hiệu quả sản suất kinh doanh của đơn vị. truyền thông có hai nội dung liên quan mật thiết Theo Coso (1992), KSNB gồm có các thành phần và không tách rời. Thứ nhất, thông tin là cần thiết như sau: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, để thực thể thực hiện trách nhiệm KSNB trong hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, việc hỗ trợ tổ chức. Truyền thông là việc thông tin giám sát. Các thành phần này được cho là các lưu thông cả bên trong và bên ngoài. Truyền nhân tố có ảnh hưởng đến KSNB (xem Vu, 2016). thông tốt sẽ cung cấp cho tổ chức thông tin cần Ngoài ra, tác giả Nguyễn Hữu Bình (2016) lập thiết để thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ luận rằng ứng dụng CNTT cũng có thể ảnh hưởng hàng ngày. Truyền thông cho phép nhân viên hiểu đến KSNB. Như vậy, sáu nhân tố này sẽ được và có trách nhiệm thực hiện KSNB một cách hữu xem xét tiếp theo. Nội dung tiếp theo trình bày hiệu để đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức. các khái niệm về các nhân tố nói trên. 21
  3. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 2.1.5 Nhân tố giám sát Adebiyi (2017) nghiên cứu về hệ thống KSNB có Tác giả Sultana và Haque (2011) cho rằng giám vai trò như thế nào đối với chính sách và thủ tục sát là bộ phận cuối cùng của KSNB. Cũng theo tài chính của bệnh viện. tác giả, đây là quá trình đánh giá chất lượng của Về các nghiên cứu trong nước, thứ nhất, Trương KSNB theo thời gian. Giám sát có vai trò quan Nguyễn Tường Vy (2018) đã phân tích các nhân trọng, nó giúp KSNB hoạt động hữu hiệu. Giám tố ảnh hưởng KSNB hoạt động tín dụng tại 10 sát được thực hiện ở mọi hoạt động trong đơn vị. ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thứ Để tổ chức hoạt động hiệu quả đúng mục tiêu đề hai, Hoàng Thị Nga và Lý Nguyễn Ngọc Thảo ra, tổ chức cần thường xuyên thực hiện hoạt động (2020) cũng phân tích các nhân tố nhân tố ảnh giám sát thường xuyên kết hợp với hoạt động hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng giám sát định kỳ tất cả các hoạt động. Chính vì các ngân hàng thương mại Thành phố Hồ Chí vậy, hoạt động này sẽ giúp tăng tính hữu hiệu của Minh thông qua phân tích 148 quan sát thu thập từ KSNB. các ngân hàng trên địa bàn. Thứ ba, Anh và cộng sự (2020) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến 2.1.6 Nhân tố ứng dụng CNTT tính hữu hiệu tại các công ty sản xuất xi măng tại Ứng dụng CNTT được định nghĩa là việc sử dụng Việt Nam thông qua phân tích 210 quản lý và các tiến bộ về CNTT để tích hợp các hoạt động nhân viên tại các công ty này. Thứ tư, Vu (2016) hằng ngày của tổ chức vào một hệ thống duy nhất xem xét nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sử dụng trong tổ chức với cơ sở dữ liệu dùng hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các chung (Maiga và cs., 2015). Việc ứng dụng CNTT ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ năm, Đinh có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB thu Thế Hùng và cs. (2016) nghiên cứu về hệ thống chi tài chính. Trong thực tế hiện nay, việc vận KSNB trong các trường Đại học công lập Việt hành KSNB tốt trên nền tảng CNTT sẽ giúp cho Nam. việc kiểm soát tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi Kết quả các nghiên cứu đều cho thấy 5 nhân tố phí và quản lý cấp hiệu quả hơn. Như vậy, ứng "Môi trường kiểm soát", "Đánh giá rủi ro", "Hoạt dụng CNTT giúp cho thông tin được xuyên suốt động kiểm soát", "Thông tin và truyền thông", lưu thông trong nội bộ tổ chức, giúp cho việc "Giám sát" có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu minh bạch hóa thông tin. Chính vì vậy, thông tin KSNB. Do đó, tương tự với các kết quả trước, rõ ràng cụ thể sẽ giúp cho KSNB hữu hiệu hơn. nhóm tác giả cũng kỳ vọng 5 nhân tố này cũng 2.1.7 Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi cứu tài chính. Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Bình (2016) lập luận rằng nhân tố "Ứng dụng CNTT" cũng có Có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ (KSNB) thể ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB của tổ được thực hiện gần đây. Về các nghiên cứu ngoài chức. Như vậy, nhóm tác giả cũng cho rằng nhân nước, có một vài nghiên cứu đáng chú ý gần đây. tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Thứ nhất, Rae và cộng sự (2017) đã nghiên cứu KSNB thu chi tài chính. Với lập luận trên, nhóm về mối quan hệ giữa các nhân tố thành phần trong tác giả đưa ra sáu giả thuyết nghiên cứu như sau: KSNB theo mô hình COSO (1992) và tác động của các nhân tố này để tính hữu hiệu của hoạt H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố môi động giám sát tại doanh nghiệp. Thứ hai, Thabi trường kiểm soát và tính hữu hiệu của KSNB thu (2019) nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. trong quản lý rủi ro doanh nghiệp dựa trên mô H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố hình COSO. Thứ ba, Loishyn và cs. (2019) đã đánh giá rủi ro và tính hữu hiệu của KSNB thu chi nghiên cứu về phương thức đánh giá các chỉ số tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. hiệu quả của chức năng KSNB. Cuối cùng, 22
  4. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố đánh giá rủi ro và tính hữu hiệu của KSNB thu chi giám sát và tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố ứng thông tin và truyền thông và tính hữu hiệu của dụng CNTT và tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Nghề Cần Thơ. Các giả thuyết này được mô tả trong mô hình nghiên cứu như hình 1. Môi trường kiểm soát + + Đánh giá rủi ro + Hoạt động kiểm soát Hữu hiệu của + KSNB thu chi tài Thông tin và truyền thông chính + Giám sát + Ứng dụng CNTT Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2 Phương pháp nghiên cứu Hiện tại, đối với độ ngũ công chức, viên chức 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu giảng viên tại trường là 120, loại trừ các nhân viên theo hợp đồng. Lý do loại trừ là các nhân viên này Nhóm tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua không thường xuyên làm các công việc liên quan khảo sát các đối tượng đang làm việc tại Trường đến các công tác chịu ảnh hưởng nhiều của KSNB Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Để xác định số quan sát (ví dụ như tạp vụ, lao công). Với số lượng như phù hợp với phân tích, nhóm tác giả tiến hành vậy hoàn toàn bằng với số lượng cần khảo sát. Do thực hiện theo hướng dẫn của Hoàng Trọng và đó, có thể nói mẫu khảo sát trong nội dung bài Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Họ cho rằng để viết cũng là toàn thể. kết quả của phân tích nhân tố khám phá có độ tin cậy thì tỉ lệ là giữa một biến quan sát và mẫu 2.2.2 Thang đo nghiên cứu là 5:1 (với 24 biến quan sát để thực Các thang đo lường được kế thừa từ các nghiên hiện phân tích nhân tố khám phá cho 6 nhân tố cứu trước. Cụ thể, trong mô hình có 6 biến độc lâp ảnh hưởng). Bên cạnh đó, theo Tabachnick và cs. gồm MTKS, DGRR, HDKS, TTTT,GS, CNTT và (2007) thì để kết quả hồi quy đa biến có độ tin cậy 1 biến phụ thuộc là KSTC. Bảng 1 đưa ra thông thì số lượng quan sát đưa vào phân tích phải lớn tin về cơ sở đề xuất và nội dung các biến quan sát. hơn 50 + 8m (với m là 6 biến độc lập). Như vậy, Tất cả các thang đo lường đều được sử dụng theo sau khi lựa chọn theo các công thức trên, nhóm Likert 5 bậc (1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không tác giả đưa ra số quan sát tối thiểu cần có để phân đồng ý; 3: không ý kiến; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn tích là 120. Đây cũng chính là số đối tượng được đồng ý). khảo sát. 23
  5. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 Bảng 1. Diễn giải biến quan sát sử dụng nghiên cứu Mã hóa Biến quan sát Cơ sở để xuất Tính trung thực và việc cư xử có đạo đức, có chuẩn mực của MTKS1 toàn thể cán bộ, công nhân viên chức được xem là văn hóa của nhà trường Nhà quản lý xem việc tổ chức, vận hành hệ thống kiểm soát Kế thừa từ Sultana và Haque MTKS2 nội bộ là một nhiệm vụ quan trọng. (2011), Vu (2016) và có điều Trách nhiệm và quyền hạn của từng khoa, phòng/ ban được chỉnh MTKS3 quy định rõ ràng bằng văn bản. Cán bộ, công nhân viên chức của nhà trường có năng lực MTKS4 chuyên môn phù hợp DGRR1 Nhà trường có xác định các mục tiêu cụ thể. Nhà trường nhận dạng được các rủi ro tác động đến việc DGRR2 Kế thừa từ Sultana và Haque không đạt mục tiêu. (2011), Vu (2016) và có điều Nhà trường có hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro không chỉnh DGRR3 đạt được mục tiêu. DGRR4 Nhà trường có đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro Nhà trường phân chia trách nhiệm, quyền hạn hợp lý giữa các HDKS1 khoa, phòng/ ban HDKS2 Nhà trường có thực hiện hoạt động kiểm soát thu chi tài chính Kế thừa từ Sultana và Haque Nhà trường có rà soát và xem xét hoạt động của các khoa, (2011), Vu (2016) và có điều HDKS3 chỉnh phòng/ ban Nhà trường có rà soát quá trình thực hiện hoạt động của khoa, HDKS4 phòng/ban TTTT1 Thông tin của nhà trường được cung cấp kịp thời TTTT2 Thông tin được cung cấp đúng đối tượng Kế thừa từ Sultana và Haque Hoạt động truyền thông bên trong nhà trường diễn ra thông (2011), Vu (2016) và có điều TTTT3 suốt chỉnh Hệ thống thông tin truyền tải ra bên ngoài được nhà trường TTTT4 thực hiện thường xuyên với nội dung truyền tải rõ ràng Hoạt động hàng ngày của nhà trường được giám sát thường GS1 xuyên GS2 Nhà trường có thực hiện hoạt động giám sát định kỳ Kế thừa từ Sultana và Haque (2011), Vu (2016) và có điều GS3 Nhà trường đánh giá thường xuyên hoạt động giám sát chỉnh Những yếu kém của công tác giám sát tại trường được báo GS4 cáo kịp thời. CNTT1 Nhà Trường ứng dụng CNTT để xử lý công việc tại đơn vị. Kế thừa từ Maiga và cs. (2015) và 24
  6. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 Mã hóa Biến quan sát Cơ sở để xuất Nhà Trường ứng dụng CNTT giúp đẩy nhanh việc cập nhật có điều chỉnh CNTT2 dữ liệu vào hệ thống. Nhà trường ứng dụng CNTT giúp giảng viên và chuyên viên CNTT3 dễ dàng truy cập hệ thống dự liệu để có thông tin phục vụ công việc. Nhà trường ứng dụng CNTT để dữ liệu để có thể dễ dàng xử CNTT4 lý, tổng hợp, và truyền tải cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Giá trị đạo đức được đề cao trong mọi hoạt động thu chi tài KSTC1 chính của nhà trường KSTC2 Các hoạt động thu chi tài chính của nhà trường đạt hiệu quảKế thừa từ Sultana và Haque Các báo cáo thu chi tài chính của nhà trường được cung cấp (2011), Vu (2016) và có điều KSTC3 đảm bảo đáng tin cậy chỉnh Pháp luật và các quy định về thu chi tài chính được Nhà KSTC4 trường tuân thủ (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp) 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO (Peterson, 1994) và các biến có hệ số tương quan LUẬN biến tổng từ 0,3 trở lên (Nunnally & Burnstein, 3.1 Kết quả nghiên cứu 1994). Sau khi thực hiện phân tích, kết quả từ bảng 2 cho thấy chỉ số này của các biến đều thỏa Nhóm tác giả sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha để mãn điều kiện. Như vậy 24 biến quan sát được sử kiểm định độ tin cậy của thang đo lường. Kiểm dụng để phân tích tiếp theo. định được đánh giá dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần phải từ 0,6 trở lên Bảng 2. Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố ảnh hưởng Nhân tố Biến quan sát CNTT TTTT HDKS DGRR GS MTKS MTKS1 0,842 MTKS2 0,853 MTKS4 0,675 DGRR1 0,791 DGRR2 0,831 DGRR3 0,792 DGRR4 0,866 HDKS1 0,844 HDKS2 0,799 25
  7. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 Nhân tố Biến quan sát CNTT TTTT HDKS DGRR GS MTKS HDKS3 0,834 HDKS4 0,853 TTTT1 0,844 TTTT2 0,811 TTTT3 0,825 TTTT4 0,835 GS1 0,842 GS2 0,842 GS3 0,694 GS4 0,856 CNTT1 0,885 CNTT2 0,864 CNTT3 0,835 CNTT4 0,838 Cronbach's Alpha 0,885 0,879 0,855 0,894 0,837 0,706 Giá trị Egien 4,400 3,231 2,949 2,443 2,074 1,439 Giá trị KMO là: 0,750 Mức ý nghĩa: 0,000 Phương sai trích: 71,901% (Nguồn: Kết quả phân tích 120 quan sát) Tiếp theo, nhóm tác giả sử dụng phân tích nhân tố hơn hoặc bằng 50% (Gerbing & Anderson 1987). khám phá cho các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với các hiệu KSNB thu chi tài chính. Phân tích nhân tố nhân tố ảnh hưởng cho thấy biến quan sát MTKS3 khám phá là một bước để xác định số lượng các có hệ số tải bé hơn 0,5 vì vậy cần phải loại ra và nhân tố trong các biến quan sát. Phân tích nhân tố thực hiện lại phân tích nhân tố khám phá lần hai. khám phá cần thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Các Kết quả lần hai cho thấy tất cả đều thỏa mãn biến quan sát có hệ số ≥ 0.5 trong phân tích nhân (bảng 2). Như vậy, sau phân tích nhân tố khám tố sẽ đạt mức ý nghĩa, nếu nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại; phá thì còn có 23 biến quan sát hình thành nên 6 (2)Những nhân tố phải có Eigenvalue lớn hơn 1; nhân tố ảnh hưởng. (3)Hệ số KMO (Meyer-Olkin) nằm giữa 0.5 và 1 Tiếp theo, nhóm tác giả tiến hành phân tích hồi là đủ điều kiện để phân tích nhân tố (Hoàng Trọng quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); (4) Thang đo hiệu kiểm soát nội bộ thu chi tài chính. Kết quả được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải lớn được liệt kê trong bảng 3. 26
  8. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 Bảng 3. Kết quản phân tích hồi quy đa biến Biến Diễn giải Hệ số hồi quy Sig. VIF Hằng số Hằng số -1,519** 0,000 MTKS Môi trường kiểm soát 0,206** 0,004 1,155 DGRR Đánh giá rủi ro 0,200** 0,006 1,092 HDKS Hoạt động kiểm soát 0,355** 0,000 1,039 TTTT Thông tin và truyền thông 0,219** 0,003 1,246 GS Giám sát 0,295** 0,000 1,095 CNTT Ứng dụng CNTT 0,189** 0,006 1,071 Hệ số R2= 0,526, Hệ số R2 điều chỉnh= 0,500 Giá trị Durbin-Watson = 2,152 ** Có ý nghĩa ở 1% (Nguồn: Kết quả phân tích 120 quan sát) Dựa vào bảng trên, có thể thấy các nhân tố độc hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân lập đưa vào mô hình đều có giá trị Sig. đều nhỏ hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí hơn 1% cho thấy 6 biến đưa vào mô hình đều có ý Minh bị ảnh hưởng bởi nhân tố môi trường kiểm nghĩa thống kê khi xem xét mức độ ảnh hưởng soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông của chúng đối với biến phụ thuộc. Như vậy từ kết tin và truyền thông, và hoạt động giám sát. Thứ quả trên có thể kết luận rằng sáu giả thuyết đưa ra ba, Anh và cs. (2020) đã xác định các nhân tố ảnh được chấp nhận hoàn toàn. Cụ thể, nhân tố môi hưởng đến tính hữu hiệu tại các công ty sản xuất trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm xi măng tại Việt Nam gồm hoạt động kiểm soát, soát, thông tin và truyền thông, giám sát, và ứng môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, dụng CNTT có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu đánh giá rủi ro, và hoạt động giám sát. Thứ tư, Vu KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng (2016) cũng chứng minh sự hữu hiệu của hệ thống Nghề Cần Thơ. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi KSNB tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam quy cho thấy R2 điều chỉnh là 0,500. Điều đó cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kiểm có nghĩa là với kết quả số liệu thu thập từ 120 đối soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tượng khảo sát cho thấy 50% sự thay đổi của tính tin và truyền thông, giám sát. Kết quả của nghiên hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao cứu này cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tính đẳng Nghề Cần Thơ được giải thích bởi các nhân hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính tại Trường tố đề cập. Cao đẳng Nghề Cần Thơ gồm môi trường kiểm 3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Thứ hai, đối với Kết quả của nghiên cứu này giống với các kết quả nhân tố ứng dụng CNTT, kết quả của nghiên cứu trước ở các điểm sau. Thứ nhất, Trương Nguyễn này cho thấy nhân tố ứng dụng CNTT có ảnh Tường Vy (2018) tìm ra tính hữu hiệu của KSNB hưởng đến KSNB thu chi tài chính tại trường Cao hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại đẳng nghề Cần Thơ. Kết quả này trùng với lập cổ phần tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của các luận của Nguyễn Hữu Bình (2016). Tác giả này nhân tố đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động giám cho rằng việc ứng dụng CNTT có thể tăng tính sát tín dụng, thông tin và truyền thông, môi hữu hiệu của KSNB. trường đánh giá. Tương tự, Hoàng Thị Nga và Lý Nguyễn Ngọc Thảo (2020) đã xác định tính hữu 27
  9. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý Thứ tư, nhà Trường cần hoàn thiện hơn hoạt động Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các thông tin và truyền thông. Nhà Trường cần tăng nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB cường công tác thu thập và cung cấp thông tin kịp thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần thời thông qua việc sử dụng mạng thông tin nội bộ Thơ. Dữ liệu được thu thập thông qua 120 đối (ví dụ email nội bộ hay ứng dụng quản lý thông tượng đang làm việc tại Trường. Kết quả cho thấy tin nội bộ). Bên cạnh đó, đối với thông tin và có sáu nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu truyền thông bên ngoài, nhà Trường cần cung cấp KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề thông tin đầy đủ và cụ thể trên website Trường. Cần Thơ gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi Như vậy, các hoạt động trên đảm bảo thông tin ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền được thông suốt và kịp thời trong và ngoài thông, giám sát, và ứng dụng CNTT. Trường. Thông tin và truyền thông tốt sẽ tạo điều Với kết quả trên, nội dung bài nghiên cứu đã cung kiện cho thông tin lưu thông kịp thời đúng lúc và cấp một số hàm ý chính sách cho Trường Cao nhờ vậy những sai sót trong công tác thu và chi sẽ đẳng nghề Cần Thơ. Thứ nhất, nhà Trường cần được phát hiện kịp thời đúng lúc. hoàn thiện thêm môi trường kiểm soát thông qua Thứ năm, nhà Trường cần hoàn thiện hơn nữa việc ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định hoạt động giám sát. Nhà Trường nên tăng cường cụ thể đối đến từng đối tượng trong nhà Trường. công tác giám sát thông qua hoạt động giám sát Bên cạnh đó, nhà Trường cần quán triệt cho từng thường xuyên (đã được lên lịch cụ thể hằng kỳ). đối tượng các quy chuẩn, chuẩn mực về đạo đức Ngoài ra, cần thực hiện công tác đột xuất không tác phong làm việc. Ngoài ra, cần chú ý công tác báo trước tại các phòng ban nhay cảm (ví dụ đào tạo bồi dưỡng tại nhà Trường. Làm tốt nội phòng Tài chính kế hoạch, thiết bị) để đảm bảo dung này sẽ tạo điều kiện cho sự lan tỏa của ý tình trạng gian lận thất thoát không xảy ra. Thực thức trách nhiệm trong thực hiện công tác thu chi hiện tốt công tác giám sát sẽ làm hạn chế thấp tài chính. nhất tình trạng thu chi sai mục đích cũng như thất Thứ hai, nhà Trường cần hoàn thiện hoạt động thoát xảy ra. đánh giá rủi ro. Nhà Trường trước hết cần đưa ra Thứ sáu, nhà Trường cần tăng cường ứng dụng mục tiêu cụ thể. Sau khi xác định mục tiêu, nhà CNTT. Tăng cường công tác ứng dụng CNTT Trường cần thực hiện công tác đánh giá rủi ro đi bằng cách đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng mạng dữ khi thực hiện mục tiêu. Trên cơ sở đó, đưa ra các liệu tại Trường. Ngoài ra, cần ứng dụng các hệ giải pháp hay kế hoạch khi các mục tiêu không thống quản lý trực tuyến để dữ liệu được truyền đi đạt được. Như vậy, sẽ gióp phần giảm thiểu tình và đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, tăng cường trạng thất thoát trong công tác thu chi tài chính do công tác sử dụng các bản điện tử thay cho các hồ tác động tiêu cực của công tác đánh giá không sơ giấy thông thường. Thông qua nội dung ứng đúng mức rủi ro. dụng CNTT, các hoạt động về thu chi tài chính tại Thứ ba, nhà Trường cần hoàn thiện hơn nữa hoạt Trường sẽ minh bạch, cụ thể và có thể được biết động kiểm soát. Nhà Trường cần có hoạt động bởi mọi người tại Trường, và do vậy tăng tính hữu phân quyền cụ thể và hiệu quả cho các đơn vị hiệu của KSNB thu chi tài chính. trong nhà Trường. Bênh cạnh đó, nhà Trường nên Với các kết quả đạt được, bài viết này cũng có cần có một ban kiểm soát độc lập (ví dụ thanh tra những hạn chế như sau. Thứ nhất, việc khảo sát nhân dân) để hạn chế tình trạng thất thoát xảy ra 120 đối tượng tại trường có thể gây ra độ nhiễu tại nhà Trường. Như vậy, làm tốt hoạt động này sẽ trong phân tích vì các đối tượng có sự hiểu biết tránh tình trạng lạm quyền dẫn đến thất thoát khác nhau về thu chi tài chính tại trường. Tuy trong công tác thu chi tài chính. nhiên, tại trường quy chế thu chi tài chính được công khai rộng rãi vì vậy điều này có thể ảnh 28
  10. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 hưởng rất ít đến kết quả. Thứ hai, một số câu hỏi Internal Control-Integrated Framework. khảo sát có thể gây khó hiểu cho đối tượng trả lời Jersey City, NJ: AICPA và từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của Đinh Thế Hùng., Nguyễn Thị Hồng Thúy., & Hàn nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế này xảy ra rất Thị Lan Thư. (2013). Hệ thống kiểm soát nội thấp vì câu hỏi kế thừa đã được tham khảo và điều bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam chỉnh bởi chuyên gia làm công tác thu chi tài hiện nay. Tạp chí kinh tế & phát triển, số chính tại Trường. 194(11), 82-91. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Thị Nga và Lý Nguyễn Ngọc Thảo (2020). Adebiyi, I. M. (2017). Impact of Effective Internal Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ Control in the Management of Mother and hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại Child Hospital Akure, Ondo State. Journal of Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Finance and Accounting, 5(1), 61-73. thương. Truy cập từ: Afiah, N. N., & Azwari, P. C. (2015). The effect http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan- of the implementation of government internal to-anh-huong-den-kiem-soat-noi-bo-hoat- control system (GICS) on the quality of dong-tin-dung-cac-ngan-hang-thuong-mai- financial reporting of the local government and thanh-pho-ho-chi-minh-68196.htm its impact on the principles of good Nguyễn Hữu Bình. (2016). Ảnh hưởng của hệ governance: A research in district, city, and thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin provincial government in South đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của Sumatera. Procedia-Social and Behavioral các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sciences, 211, 811-818. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Amudo, A., & Inanga, E. L. (2009). Evaluation of 19(4Q), 05-20. internal control systems: A case study from Hoàng Trọng. & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Uganda. International Research Journal of (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới Finance and Economics, 27(1), 124-144. SPSS.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. Anderson, J. C., Gerbing, D. W., & Hunter, J. E. Loishyn, A., Levchenko, S., Tkach, I., & Vitalii, (1987). On the assessment of unidimensional G. (2019). Assessment of efficiency indicators measurement: Internal and external of internal control system functioning. Journal consistency, and overall consistency criteria. of Scientific Papers “Social development and Journal of marketing research, 24(4), 432- Security”, 9(4), 120-130. 437. Maiga, A. S., Nilsson, A., & Jacobs, F. A. (2014). Anh, T., Thi, L., Quang, H., & Thi, T. (2020). Assessing the interaction effect of cost control Factors influencing the effectiveness of systems and information technology internal control in cement manufacturing integration on manufacturing plant financial companies. Management Science Letters, performance. The British Accounting Review, 10(1), 133-142. 46(1), 77-90. Badara, M. A. S. (2013). Impact of the effective Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). internal control system on the internal audit Psychological theory (3rd ed.). New York, effectiveness at local government NY: McGraw-Hill. level. Journal of Social and Development Peterson, R. A. (1994). A meta-analysis of Sciences, 4(1), 16-23. Cronbach's coefficient alpha. Journal of Committee of Sponsoring Organizations of the consumer research, 21(2), 381-391. Treadway Commission (COSO). 1992. Rae, K., Sands, J., & Subramaniam, N. (2017). Associations among the five components 29
  11. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 20 – 30 within COSO internal control-integrated http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- framework as the underpinning of quality doi/nghien-cuu-dieu-tra/yeu-to-anh-huong- corporate governance. Australasian den-kiem-soat-noi-bo-hoat-dong-tin-dung-tai- Accounting, Business and Finance ngan-hang-thuong-mai-co-phan-137761.html Journal, 11(1), 28-54. Thabit, T. (2019). Determining the Effectiveness Sultana, R. & Haque, M. E. (2011). Evaluation of of Internal Controls in Enterprise Risk Internal Control Structure: Evidence from Six Management based on COSO Listed Banks in Bangladesh. ASA University Recommendations. In International Review, 5(1), 69-81. Conference on Accounting, Business Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. Economics and Politics. (2007). Using multivariate statistics (Vol. 5). Vu, H. T. (2016). The research of factors affecting Boston, MA: Pearson. the effectiveness of internal control systems in Trương Nguyễn Tường Vy. (2018). Các nhân tố commercial banks-empirical: Evidence in Viet ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín Nam. International Business Research, 9(7), dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần 144. Việt Nam. Tạp chí Tài chính. Truy cập từ: 30
nguon tai.lieu . vn