Xem mẫu

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KHO BẠC NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Nguyệt Học viên Cao học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) T M TẮT Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) đóng vai trò to lớn trong việc giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quản lý quỹ ngân sách, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Bên cạnh đó, HTKSNB đảm bảo mọi cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) tuân thủ nội quy, quy chế của ngành cũng như các quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Bằng việc sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các kho bạc Nhà nước (KBNN) trên địa bàn tình Bình Thuận, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB của các kho bạc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các đơn vị. Từ hóa: Hữu hiệu, Kiểm soát nội bộ, Kho bạc Nhà nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm soát nội bộ (KSNB) là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào. Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, KSNB đảm bảo cho mọi CBCCVC tuân thủ nội quy, quy chế của ngành cũng như các quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. HTKSNB giúp cho việc thực hiện thu chi ngân sách của Chính phủ đạt được những kết quả khả quan nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phải quan tâm như việc thu ngân sách Nhà nước (NSNN) thất thu ở một số khâu, một số lĩnh vực; chi NSNN vẫn còn lãng phí, thất thoát tiền Nhà nước. Những vấn đề còn tồn tại này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, áp dụng quy trình nghiệp vụ chưa đúng quy định hay vai trò kiểm soát quỹ NSNN của KBNN chưa được đề cao (Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng, 2013). Do vậy, HTKSNB tại các KBNN luôn là sự cần thiết tất yêu và cần được tăng cường. Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng phần lớn tại các đơn vị KSNB còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý của Nhà nước. Các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng đã gặp nhiều vấn đề còn tồn tại, cho thấy việc KSNB tại các đơn vị này cần được xem xét, tìm hiểu, chỉ ra những tồn tại để khắc phục để nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB góp phần cho công tác quản lý được tốt hơn. Do vậy việc nghiên cứu về HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là cần thiết và mang tính thời sự. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, KSNB hệ thống trên các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ; phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và ngăn ngừa các sai phạm đảm bảo ổn định hệ thống KBNN nói chung và kho bạc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng. 436
  2. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Angella Amudo & Eno L. Inaga (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” – Đánh giá các hệ thống kiểm soát nội bộ: Nghiên cứu trường hợp của Uganda – bài báo đăng Tạp chí nghiên cứu quốc tế về tài chính và kinh tế. Nghiên cứu dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, phát triển một số mô hình thực nghiệm các biến độc lập là các thành phần của KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát, đồng thời bổ sung thêm công nghệ thông tin theo COBIT. Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống KSNB tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan sát, phân tích tài liệu đồng thời xếp hạng các thành phần theo các biến độc lập, tác giả đã phân tích được mối quan hệ giữa các biến và đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các dự án. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa đạt hữu hiệu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự phân tích định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Từ đó, có thể nhận biết được những chỗ yếu kém để hoàn thiện và nâng cao trong hệ thống KSNB, hỗ trợ việc quản lý ngân sách trong khu vực công tốt hơn. Afiah N.N & Azwari P.C (2015), “The effect of the Implementation of Government internal control system on the Quality of Financial reporting of The local Government and its impact on the Principles of good Governance: A Research in District, city, and Provincial Government in south Sumatera” - Hiệu quả của việc thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Chính phủ về chất lượng báo cáo tài chính của Chính quyền địa phương và những ảnh hưởng của nó tới các nguyên tắc quản trị tốt: Một nghiên cứu ở chính quyền huyện, thành phố và tỉnh ở Nam Sumatera- bài báo khoa học xã hội. Nhóm tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của KSNB đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý tốt của khu vực công. Nghiên cứu được tiến hành tại 18 tỉnh, quận, thành phố và đối tượng khảo sát là các lãnh đạo của phòng tài chính, quản lý tài sản và phòng thanh tra ở South Sumatra. Biến độc lập gồm 05 biến là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. Biến phụ thuộc là chất lượng báo cáo tài chính. Với việc phân tích thông qua bảng khảo sát, kết quả chỉ ra rằng, KSNB có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính tác động tích cực đến việc quản lý tốt. Do đó, thông qua chất lượng báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ và quản lý tốt trong khu vực công có mối quan hệ tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích phương pháp để nâng cao hệ thống KSNB. Phạm Huyền Trang (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học kinh tế. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM. Trong đó tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM. Mô hình đề tài gồm 5 biến: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. Với mẫu khảo sát là 219 các nhân viên tại kho bạc. Kết quả nghiên cứu cả 5 nhân tố đều có tác động, trong đó nhân tố thông tin truyền thông có tác động mạnh nhất. Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Luận văn đã khái quát được lý luận kiểm soát nội bộ theo INTOSAI. Tác giả nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính, thông qua khảo sát, thống kê dữ liệu thực tế tại trường kết hợp với lý thuyết đã đưa ra những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường. Bên cạnh đó, luận văn đã thiết lập lại các 437
  3. quy trình kiểm soát nội bộ còn nhiều thiếu sót, đồng thời thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường. Lê Thị Minh Thảo (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính Phú Yên", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nói lên được những nét cơ bản của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước, giới thiệu và đánh giá cơ bản về hệ thống KSNB tại Sở Tài chính Phú Yên, tác giả đã nêu được những thực trạng và đưa ra các giải pháp cần thiết để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính Phú Yên. Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016) “Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính”, Tạp chí tài chính kỳ I, số tháng 8/2016. Nghiên cứu những hướng dẫn của tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) cho khu vực công. Kết quả là các thành phần trong hệ thống KSNB cũng đang tồn tại trong cơ chế hoạt động tại các cơ quan hành chính nhưng chưa được hệ thống lại, cũng như chưa được ban hành bằng văn bản cụ thể. Trên cơ sở đó, bài viết có những đánh giá khái quát và đưa ra những kiến nghị mang tính định hướng góp phần cho công việc tại các cơ quan hành chính có sự phối hợp, hoạt động hiệu quả, hữu hiệu và có kỷ cương; sử dụng hiệu quả và bảo vệ các nguồn lực; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà nước giao và tuân thủ đúng quy định quản lý tài chính. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã nêu được thực trạng kiểm soát nội bộ tại các đơn vị công và thực trạng của hoạt động quản lý trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhận thấy mặt tồn tại của đơn vị từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên có những nghiên cứu chưa đưa ra được giải pháp cụ thể để nâng cao được hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc quản lý, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đây là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong khu vực công Khái niệm về kiểm soát nội bộ Trên thế giới, khái niệm KSNB ra đời khá lâu và đặc biệt phát triển mạnh mẽ khi đạo luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002. Hiện nay với các kênh thông tin rộng rãi, khái niệm KSNB cũng không còn xa lạ với các DN trong nước. Theo hướng dẫn của COSO 2013 định nghĩa “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. Sơ lược về kiểm soát nội bộ trong khu vực công Trong lĩnh vực công, kiểm soát nội bộ rất được xem trọng, là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về kiểm soát nội bộ áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề kiểm soát nội bộ đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp. GAO đưa ra 5 yếu tố về kiểm soát nội: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin - truyền thông và Giám sát. Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ra đời vào năm 1953. Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), INTOSAI đã góp phần quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, INTOSAI còn là diễn đàn về kiểm toán viên nhà 438
  4. nước trên toàn thế giới, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp cũng như thông lệ tốt nhất. Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá kiểm soát nội bộ. Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong kiểm soát nội bộ, và công bố năm 2004. Tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về kiểm soát nội bộ của báo cáo INTOSAI các phiên bản trước. Năm 2013, INTOSAI tiếp tục được cập nhật và công bố áp dụng vào năm 2014. Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa KSNB và xây dựng một sự hiểu biết thông thường về kiểm soát nội bộ, tài liệu của INTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù của khu vực công. Nội dung các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2013 Theo hướng dẫn của INTOSAI 2013, hệ thống KSNB trong một đơn vị trong khu vực công được cấu thành bởi 5 yếu tố cơ bản sau: Môi trƣờng kiểm soát: Bao gồm các hệ thống chuẩn mực, quy trình, tổ chức làm nền tảng cho HTKSNB được hoạt động hiệu quả. Ban lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi và thích hợp nhất có thể để hoạt động KSNB diễn ra theo đúng quy định. Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro bao gồm: Xác định là loại rủi ro tiềm tàng hay rủi ro kiểm soát; Ước lượng khả năng xảy ra và mức độ tác động của từng loại rủi ro; Xem xét mối liên hệ giữa các sự kiện, đối với những sự kiện độc lập thì đơn vị đánh giá sự kiện một cách độc lập, nhưng nếu có mối liên hệ giữa các sự kiện thì phải đánh giá một cách tổng hợp các sự kiện đó giúp cho đơn vị phát hiện để ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu tổn thất cho hoạt động của đơn vị. Hoạt động kiểm soát: Bao gồm kiểm soát cấp cao, kiểm soát các hoạt động chức năng, kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ, kiểm soát vật chất, hoạt động phân tích rà xét lại, phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận trong đơn vị nhằm giảm thiểu rủi ro và phát hiện để xử lý kịp thời những rủi ro có thể xảy ra. Thông tin và truyền thông: Hệ thống thông tin phải đảm bảo cho nhân viên có thể hiểu và nắm bắt rõ nội quy, chuẩn mực của tổ chức. Thông tin bên trong nội bộ đơn vị phải được cung cấp, chia sẻ và thu thập một cách liên tục, thường xuyên và phổ biến rộng rãi. Để từ đó CBCCVC có thể tiếp nhận và kịp thời báo cáo hoặc góp ý về những sự việc có liên quan. Hoạt động giám sát: Là yếu tố cuối cùng của hệ thống KSNB, việc giám sát có thể thông qua các hoạt động giám sát thường xuyên; các chương trình đánh giá định kỳ; sự phối hợp giữa giám sát thường xuyên và đánh giá định kỳ. Các đơn vị cần phải thực hiện quy trình giám sát thường xuyên để giảm thiểu mức rủi ro trong hoạt động ở tất cả các đơn vị phòng ban trong đơn vị. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập gồm cả dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu thực trạng về hoạt động của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và dữ liệu sơ cấp nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp thảo luận nhóm gồm các chuyên gia an hiểu vể KSNB trong khu vực công và đại diện lãnh đạo của các đơn vị KBNN trên địa 439
  5. bàn tỉnh. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phần mềm Google Documents để đại diện lãnh đạo các đơn vị trả lời các câu hỏi. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là CBCCVC đang là Giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó và đại diện nhân viên của các đơn vị phòng ban thuộc 10 đơn vị KBNN cấp huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng phương pháp EFA, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số thang đo (biến quan sát) của các biến độc lập. Nghiên cứu này có 5 biến độc lập với tổng cộng 28 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 28x5 = 140. Theo Tabachnick và Fidell (2007) thì cỡ mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy đa biến cần đạt được xác định theo công thức là n>=50 + 8k (k: số biến độc lập). Theo đó, nghiên cứu này có 5 biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 50 + 8x5 = 90. Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp EFA và hồi qui tuyến tính nên cỡ mẫu được chọn theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt, do vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là 140. Tác giả gửi Bảng câu hỏi khảo sát đến 180 CBCCVCcủa các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, kết quả thu về được 177 Bảng trả lởi, trong đó có 15 Bảng trả lời không hợp lệ (chủ yếu là do trả lời thiếu thông tin), còn lại 162 Bảng trả lời hợp lệ và tác giả đưa vào phân tích. Vì vậy tác giả chọn điều tra 162 mẫu ( > 140) là phù hợp. 3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Căn cứ vào tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia và cơ sở lý thuyết về 5 yếu tố cấu thành nên HTKSNB theo INTOSAI 2013 ở trên, tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều (+) đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều (+) đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều (+) đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Giả thuyết H4: Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều (+) đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát có tác động cùng chiều (+) đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Từ các giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Môi trường kiểm soát Tính hữu hiệu của Đánh giá rủi ro HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn Hoạt động kiểm soát tỉnh Bình Thuận Thông tin và truyền thông Hoạt động giám sát Hình 1. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 440
  6. 3.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả để xác định trọng số và tầng suất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, dữ liệu thu thập qua bước phương pháp định lượng sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 20.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cụ thể tác giả thực hiện như sau: – Đánh giá độ tin cậy các thang đo. – Phân tích nhân tố khám phá: Nhằm đảm bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định: Kiểm định tính thích hợp EFA; kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện. – Phân tích hồi quy đa biến: để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy; mức độ phù hợp của mô hình; hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lƣợng thang đo Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha STT Nhóm biến Số biến quan sát Cronbach Alpha 1 Môi trường kiểm soát 7 0.920 2 Đánh giá rủi ro 5 0.901 3 Hoạt động kiểm soát 5 0.894 4 Thông tin và truyền thông 7 0.937 5 Hoạt động giám sát 4 0.914 6 Tính hữu hiệu của HTKSNB 3 0.834 Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.7. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 31 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập  Kiểm định tính thích hợp EFA: Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Hệ số KMO .687 Giá trị Chi-Square 5194.061 Mô hình kiểm Bậc tự do 378 traBartlett Sig (p – value) ,000 441
  7. Ta thấy KMO = 0.687 thoả mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.  Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát: Qua bảng KMO and Bartlett's Test, ta thấy Sig. < 0,01, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.  Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với các nhân tố: Bảng 3. Bảng phương sai trích Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Phƣơng Tích lũy Tích lũy Nhân tố Phƣơng Tích lũy Phƣơng phƣơng phƣơng Tổng phƣơng sai Tổng sai trích Tổng sai trích sai trích % trích % sai trích sai trích % % % % 1 5.981 21.360 21.360 5.981 21.360 21.360 5.138 18.351 18.351 2 5.401 19.289 40.648 5.401 19.289 40.648 4.894 17.477 35.828 3 4.076 14.557 55.205 4.076 14.557 55.205 3.626 12.951 48.779 4 3.020 10.787 65.992 3.020 10.787 65.992 3.606 12.879 61.659 5 2.108 7.530 73.521 2.108 7.530 73.521 3.249 11.603 73.521 Từ kết quả bảng số liệu sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 73.521% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 5 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 73.521% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể.  Kết quả mô hình EFA: Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố EFA Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 TTTT2 .903 TTTT6 .899 TTTT4 .896 TTTT3 .874 TTTT5 .811 TTTT1 .762 TTTT7 .755 MTKS2 .908 MTKS6 .902 442
  8. Component 1 2 3 4 5 MTKS4 .883 MTKS1 .811 MTKS3 .779 MTKS7 .773 MTKS5 .686 DGRR1 .893 DGRR3 .875 DGRR5 .873 DGRR4 .828 DGRR2 .613 HDKS4 .897 HDKS5 .867 HDKS3 .842 HDKS1 .826 HDKS2 .718 HDGS4 .945 HDGS3 .923 HDGS2 .822 HDGS1 .807 Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được gom thành 5 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến đều lớn hơn 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0,3. Kết quả các nhóm yếu tố được gom lại gồm 5 nhóm với 28 biến quan sát. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc Biến phụ thuộc “Tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” với 3 biến quan sát, kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng, hệ số KMO = 0.603 > 0,5 ; Sig. = 0,000 < 0.05; hệ số tải nhân tố > 0.5; giá trị trích Eigenvalue = 1.733 > 1 (yêu cầu lớn hơn 1); và tổng phương sai trích đạt khá cao 57.773% > 50% và đạt yêu cầu. Bảng 5. Hệ số KMO và kiểm định Barlett. Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .603 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 66.586 Bậc tự do 3 Sig (giá trị P – value) .000 443
  9. Bảng 6. Phương sai trích biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Tích lũy Phƣơng Tích lũy Phƣơng Nhân Tổng phƣơng sai Tổng sai trích phƣơng sai tố sai trích % trích % % trích % 1 1.733 57.773 57.773 1.733 57.773 57.773 2 .780 25.998 83.771 3 .487 16.229 100.000 Phân tích hồi quy bội Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố (1) Môi truồng kiểm soát; (2) Đánh gái rủi ro; (3) Hoạt động kiểm soát; (4) Thông tin và truyền thông và (5) Hoạt động giám sát ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Phương trình hồi quy: QĐ = β1 MTKS + β2 DGRR + β3 HDKS+ β4 TTTT + β5 HDGS + ε Kiểm định sự phù hợp của mô hình Bảng 7. Kiểm tra độ phù hợp của mô hình - Model Summaryb Sai số Thống kê thay đổi Hệ số Hệ số chuẩn của Hệ số Bậc Bậc Mô Hệ Hệ R2 - 2 tự do tự do ƣớc R Hệ số F Durbin- hình số số hiệu lƣợng khi đổi 1 2 Watson sau R R2 chỉnh khi đổi 1 .662a .438 .420 .33928 .438 24.308 5 156 1.679 a Biến độc lập: (Constant) : MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, HDGS b Biến phụ thuộc: QĐ Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.662 > 0,5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.420. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 42.0%. Điều này cho biết khoảng 42.0%. sự biến thiên của biến phụ thuộc (KSNB) là do tác động của các biến độc lập (MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, HDGS), các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.679 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. 444
  10. Bảng 8. Thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp Enter Hệ số Thống kê đa cộng Hệ số chƣa chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến Mô hình T Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chuẩn Tolerance VIF (Constant) 1.404 .257 5.459 .000 MTKS .132 .025 .334 5.323 .000 .914 1.094 DGRR .101 .028 .230 3.536 .001 .854 1.171 HDKS .178 .033 .339 5.406 .000 .916 1.091 TTTT .257 .033 .490 7.781 .000 .908 1.101 HDGS .142 .023 .294 3.746 .000 .877 1.141 Biến phụ thuộc: (KSNB) Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 5%. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phƣơng trình hồi quy: KSNB = 0.334 x MTKS + 0.230 x DGRR + 0.339 x HDKS + 0.490 x TTTT + 0.294 x HDGS Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 5 nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và đều có tác động cùng chiều, đó là nhân tố Thông tin và truyền thông ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với Beta = 0.490; nhân tố Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.339; nhân tố Môi trường kiểm soát ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.334; nhân tố Hoạt động giám sát ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.294 và nhân tố Đánh giá rủi ro ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0.230. Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với các nghiên cứu trước liên quan; đồng thời cũng phản ánh đúng thực trạng hoạt động của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Thông qua các kiểm định của mô hình nghiên cứu, có thể khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau: Biến độc lập Giá trị hệ số Beta chuẩn hóa Tỷ trọng (%) Thứ tự tác động Môi trường kiểm soát 0.334 19.80% 3 Đánh giá rủi ro 0.230 13.63% 5 Hoạt động kiểm soát 0.339 20.01% 2 Thông tin và truyền thông 0.490 29.13% 1 Hoạt động giám sát 0.294 17.43% 4 445
  11. Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau: Đối với công tác thông tin và truyền thông: Các KBNN cần cập nhật các thông tin liên quan đến người nộp tiền của cơ quan thu một cách đầy đủ và kịp thời. Kết nối giữa chương trình ứng dụng trao đổi thông tin thu nộp NSNN và chương trình thu thuế điện tử do các ngân hàng xây đựng còn rất chậm chứng từ truyền sang kho bạc chưa kịp thời còn bị lỗi phải truyền đi, truyền lại nhiều lần. Các KBNN cần chủ động thường xuyên duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc - Ngân hàng thương mại, bởi phối hợp thu là sự tham gia gắn kết hữu cơ, tổ chức thực hiện và trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong đó các ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng. Mặt khác các kho bạc cần đẩy mạnh thông tin truyền thông giữa khách hàng thực hiện mở và quản lý tài khoản tại kho bạc trong điều kiện áp dụng TABMIS. Đối với hoạt động kiểm soát: Lãnh đạo các kho bạc cần nâng cao các hoạt động kiểm soát nghiệp vụ tại các đơn vị, đây là công việc cần thực hiện định kỳ và đôi khi đột xuất. Thông thường, có thể lãnh đạo kiểm tra theo định kỳ hằng tháng và hàng quý nhưng đôi lúc thời gian kiểm kê không được cố định, điều này hạn chế việc CBCCVC kiểm soát các quy trình nghiệp vụ các ngày gần ngày kiểm kê kỹ hơn và lơ là với các ngày sau ngày kiểm kê. Vì vậy, lãnh đạo cần tổ chức các kỳ kiểm kê đột xuất để phát hiện các sai sót tại các nghiệp vụ phát sinh để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, lãnh đạo thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng cũng như các lớp nghiệp vụ để CBCCVC có điều kiện trao dồi kỹ năng, học tập nâng cao trình độ. Đối với môi trƣờng kiểm soát: Các kho bạc cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho những CBCCVC làm nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Yêu cầu CBCCVC phải tự hoàn thiện bản thân, đưa ra các tiêu chuẩn để mỗi CBCCVC tự phấn đấu đạt được trình độ chuyên môn theo yêu cầu, nếu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn đưa ra thì phải có biện pháp xử lý… Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiến thức về nghiệp vụ nhằm tạo cho CBCCVC có tinh thần học tập, lao động sáng tạo trong công tác. Luân chuyển CBCCVC có kinh nghiệm để rèn luyện, bồi dưỡng CBCCVC có điều kiện tiếp cận và thông thạo nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí khác nhau. Mặt khác, cần ban hành chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, công bằng và khuyến khích mọi người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với hoạt động giám sát: Ban lãnh đạo kho bạc cần tăng cường và nâng cao công tác kiểm tra giám sát nội bộ trên các lĩnh vực nghiệp vụ nhằm chủ động phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa những sai phạm trong công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Mặt khác, cần tăng cường công tác tự kiểm tra bằng cách xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát các mặt nghiệp vụ hàng quý. Các tồn tại, lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra giám sát sau khi được lãnh đạo đơn vị đánh giá nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục cần được thông báo đến các phòng bộ phận để từng cá nhân học tập không để xảy ra sai sót tương tự. Đối với hoạt động đánh giá rủi ro: Cần ban hành quy định tạm thời khung quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ tại KBNN và cần phải sinh hoạt thường xuyên để CBCCVC trong đơn vị nắm vững. Định kỳ phải có sự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục. Định kỳ cần phải tổ chức rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra công tác kế toán không những theo nội dung trong khung quản lý rủi ro mà qua thực tế sẽ có những sai sót ngoài những nội dung đã ban hành đề nghị đơn vị đưa vào những nội dung đó để kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị. KBNN cần ban hành tiêu thức đánh giá chất lượng hoạt động kế toán và thanh toán nhằm mục đích chỉ ra những sai sót, vi phạm phổ biến thường gặp của cán bộ nghiệp vụ tại đơn vị. 446
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Afiah N.N & Azwari P.C (2015), “The effect of the Implementation of Government internal control system on the Quality of Financial reporting of The local Government and its impact on the Principles of good Governance: A Research in District, city, and Provincial Government in south Sumatera”, 2nd Global Conferrence on Business and Social Science – 2015, GCBSS – 2015, 17 – 18 September 2015, Bali, Indonesia. [2] Amudo, A & Inanga, E.L (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda”, Interational Research Journal of Fiance and Econmics [3] Báo cáo Intosai, 2013. [4] COSO (1992), Internal Control Report. [5] Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc. [6] Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016), “Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính”, Tạp chí tài chính kỳ I, số tháng 8/2016. [7] Lê Thị Minh Thảo (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính Phú Yên", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [8] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, TPHCM: NXB ĐH Quốc gia TPHCM. [9] Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng GTVT Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. [10] Phạm Huyền Trang (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ kinh tế [11] Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM [12] Quốc Hội, Luật số: 88/2015/QH13, Luật Kế toán, 20 tháng 11 năm 2015. 447
nguon tai.lieu . vn