Xem mẫu

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam Trần Nguyễn Hợp Châu Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Trịnh Thùy Trang Sinh viên lớp K21KDQTG- Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 09/02/2022 Ngày nhận bản sửa: 07/03/2022 Ngày duyệt đăng: 23/03/2022 Tóm tắt: Logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động logistics tại Việt Nam chưa cao, điều này có thể nhận thấy qua chỉ số năng lực quốc gia về logistics (hay còn được gọi là chỉ số hiệu quả logistics- Logistics Performance Index- LPI) tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích và tổng hợp, so sánh,… nhóm tác giả đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến LPI với dữ liệu thứ cấp của 33 quốc gia Châu Á được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong khoảng thời gian từ 2007- 2016. Kết quả nghiên Factors affecting to Logistics Performance in Asia countries - Some proposals for Vietnam Abstract: Logistics plays an important role in the exchange of goods, promoting economic development. However, the efficiency of logistics activities in Vietnam is not high, this can be demonstrated by the national logistics capacity index (also known as the Logistics Performance Index- LPI) of Vietnam which is lower than many countries in the region and the world. By using quantitative method in combination with analysis, synthesis, and comparison techniques, the authors have investigated and evaluated the factors affecting LPI with the secondary data of 33 Asian countries obtained from the World Bank in the period from 2007 to 2016. Research results have shown that the factors that affect LPI are political stability, GDP per capita, industry share in GDP, proximity to sea, and technology level. From then, the authors have given some recommendations to improve the efficiency of logistics activities in Vietnam. Keywords: Logistics, Logistics Performance Index. Tran Nguyen Hop Chau Email: chautnh@hvnh.edu.vn Faculty of International Business, Banking Academy Trinh Thuy Trang Email: trinhtrang295@gmail.com Class K21KDQTG - Faculty of International Business, Banking Academy © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 1 Số 239- Tháng 4. 2022
  2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam cứu chỉ ra rằng, các nhân tố có tác động cùng chiều tới LPI là Mức độ ổn định chính trị, GDP bình quân đầu người, Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP, Giáp biển và Trình độ công nghệ. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tại Việt Nam. Từ khóa: Logistics, chỉ số hiệu quả logistics 1. Giới thiệu tăng lên từ 5- 10 bậc vào top 30- 35 thế giới vào năm 2021. Việc nghiên cứu LPI, các nhân Logistics đã và đang khẳng định là một tố ảnh hưởng tới chỉ số này sẽ giúp Việt ngành đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam nhận ra những vấn đề đang tồn tại, có Nam. Chỉ số năng lực quốc gia về logistics ý nghĩa đối với các định hướng, các chính hay còn được gọi là chỉ số hiệu quả logistics sách, các biện pháp của Việt Nam trong lĩnh (Logistics Performance Index- LPI) là chỉ số vực này. được đưa ra bởi Ngân hàng Thế giới (World Trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả nhận Bank- WB) để đo lường hiệu quả hoạt động thấy Việt Nam là một quốc gia thuộc Châu Á logistics của một quốc gia. Đây cũng là một và các quốc gia Châu Á có những đặc điểm chỉ số vĩ mô quan trọng để đánh giá năng lực tương đồng với Việt Nam về địa hình, địa lý cạnh tranh của mỗi quốc gia. Hiện nay, đa số và một số khía cạnh kinh tế- xã hội. Do đó, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam theo nhóm tác giả, nghiên cứu LPI của các thống nhất sử dụng LPI để đánh giá hiệu quốc gia Châu Á sẽ có ý nghĩa với Việt Nam quả hoạt động logistics. Theo Báo cáo Chỉ trong việc đưa ra một số giải pháp nhằm cải số logistics thị trường mới nổi 2021 của nhà thiện LPI. cung cấp dịch vụ kho vận Agility, Việt Nam Với bài nghiên cứu này, mục tiêu chính của đứng thứ 8 trong top 10 thị trường mới nổi, nhóm tác giả là khám phá ra các nhân tố tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Tuy ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động logistics nhiên, khi so sánh với các quốc gia trong khu tại các quốc gia Châu Á, từ đó đưa ra những vực, LPI của Việt Nam vẫn còn thấp. Trong đề xuất để cải thiện chỉ số LPI tại Việt Nam. bảng xếp hạng này, trong khu vực Châu Á, Về kết cấu của bài nghiên cứu, sau Giới thiệu Trung Quốc đứng thứ nhất, Ấn Độ đứng thứ là các nội dung Cơ sở lý thuyết và tổng quan 2. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp nghiên cứu về hiệu quả hoạt động Logistic, sau Indonesia, Malaysia lần lượt ở vị trí thứ 3 các nhân tố ảnh hưởng tới LPI, mô hình và và thứ 5. Nhận ra tầm quan trọng và hướng giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và tới việc cải thiện chỉ số này, ngày 01/01/2019, cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị cho Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/ Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu. NQ- CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp để cải thiện môi trường kinh 2. Tổng quan nghiên cứu doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban Trên thế giới, các nghiên cứu về LPI rất đa hành Nghị quyết số 708/QĐ- BCT phê duyệt dạng. Tuy nhiên, chủ đề này tại Việt Nam kế hoạch cải thiện LPI của Việt Nam vào chưa phổ biến, các bài báo, báo cáo trong ngày 26/3/2019. Kế hoạch này đã giao nhiệm nước đã có trước đó có liên quan đến LPI vụ cho ngành dịch vụ logistics phải nâng LPI cũng chưa phân tích rõ bằng các phương 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 239- Tháng 4. 2022
  3. TRẦN NGUYỄN HỢP CHÂU - TRỊNH THÙY TRANG pháp định lượng, cụ thể. một thách thức lớn cho các nhà nghiên cứu và quản lý. Một trong những lý do là vì các tổ Về vai trò của logistics trong nền kinh tế chức có nhiều mục tiêu thường mâu thuẫn Theo tác giả Erkan (2014), hoạt động logistic với nhau (mục tiêu về lợi nhuận, doanh số đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng bán hàng, dịch vụ khách hàng). Từ đó đòi hỏi năng suất. LPI là một chỉ số quan trọng quyết các nhà nghiên cứu cần tìm ra tập hợp thước định đến lợi thế cạnh tranh và nguồn việc đo chung để đo lường “hiệu suất” logistics làm của một quốc gia. Nghiên cứu đã tiến một cách hiệu quả. Bài nghiên cứu chưa chỉ hành thu thập 2014 dữ liệu từ 113 quốc gia và ra một thước đo chung để tính hiệu quả của đã xác định được ảnh hưởng của các thành hoạt động logistics. phần phụ (tính theo cơ sở hạ tầng) của Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) đến Về giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động LPI bằng cách sử dụng hồi quy phân tích. logistics Kết quả thu được từ phân tích hồi quy chứng Ojala và Çelebi (2015) đã nhấn mạnh vào tầm minh chất lượng của cơ sở hạ tầng đường quan trọng của các hoạt động chính sách sắt và cơ sở hạ tầng cảng biển là những yếu (các quy định, thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng) tố quyết định chính đến hoạt động logistics trong việc cải thiện hoạt động logistics. của các quốc gia. Nghiên cứu lấy trường hợp về Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng phương pháp định tính, số liệu phân Về các phương pháp đánh giá các nhân tố tích là dữ liệu LPI từ năm 2007 đến 2014. tác động đến hiệu quả hoạt động logistics Nghiên cứu đã khẳng định LPI là một chỉ số Nghiên cứu của hai tác giả Wong và Tang đo lường mức độ thương mại hóa và vận tải (2018) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới giữa các quốc gia. Đồng thời, nhóm tác giả LPI bao gồm 6 nhân tố: ổn định chính trị, chỉ cũng chỉ ra rằng việc thúc đẩy chính sách số nhận thức về tham nhũng, cơ sở hạ tầng, thương mại sẽ đem lại những lợi ích dài công nghệ, nguồn cung lao động và giáo dục hạn cho logistics. Nghiên cứu mới chỉ đưa bậc cao. Hai tác giả đã tiến hành nghiên cứu ra các nhân tố thúc đẩy năng lực quốc gia bằng phương pháp định lượng với dữ liệu về logistics dựa trên phương pháp định tính, thu thập từ 93 quốc gia trên thế giới trong chưa dựa trên cơ sở tính toán định lượng. giai đoạn năm 2007- 2014 và chỉ ra cả 6 nhân Trong nghiên cứu của Moldabekova A và các tố nên trên đều có ý nghĩa tác động cùng cộng sự (2021), tác động của số hóa lên hoạt chiều với LPI. Nhìn chung, các quốc gia có động logistics được phân tích bằng cách khả năng cung cấp các nguồn lực về cơ sở sử dụng phân tích tương quan và hồi quy. hạ tầng, công nghệ, lao động và giáo dục thì Nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng dựa sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động logistics, trên các khía cạnh của Chỉ số Kinh tế và Xã từ đó cải thiện LPI. Bài nghiên cứu sử dụng hội số (DESI) và Chỉ số năng lực quốc gia về dữ liệu từ các nước trên thế giới, chưa cụ thể logistics (LPI) của WB. Kết quả chỉ ra rằng các hóa tại khu vực, quốc gia nào. chính sách của Chính phủ nên hướng tới việc Nghiên cứu của Chow và Henriksson (1994) cung cấp các điều kiện khuôn khổ hợp lý để đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tạo ra nguồn nhân lực (các chuyên gia Công dữ liệu, tổng hợp và phân tích đánh giá. Bài nghệ thông tin và Truyền thông), sử dụng nghiên cứu đề cập tới định nghĩa và việc đo bền vững các dịch vụ Internet (mạng xã hội lường hiệu suất trong nghiên cứu logistics; chuyên nghiệp, bán hàng trực tuyến...), tích chỉ ra việc xác định, đo lường “hiệu suất” là hợp công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện Số 239- Tháng 4. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 3
  4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam Nguồn: National Skill Development Corporation ( NSDC) (2010) Hình 1. Chuỗi giá trị logistics toán đám mây…), cũng như kết nối kỹ thuật cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu số để tạo điều kiện cải thiện hiệu quả hoạt cầu của khách hàng. Luật Thương mại Việt động logistics. Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm về Từ tổng quan nghiên cứu, nhóm tác giả logistics, thay vào đó là khái niệm về “dịch nhận thấy, cần có nghiên cứu về các nhân vụ logistics”. Theo Điều 233 Luật Thương tố tác động đến LPI của các quốc gia trong mại của Việt Nam: “Dịch vụ logistics là hoạt khu vực Châu Á, với những nét tương đồng động  thương mại, theo đó thương nhân tổ về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội với Việt chức thực hiện một hoặc nhiều công  đoạn Nam. Dựa trên mô hình kinh tế lượng đã bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, được kiểm chứng, nghiên cứu của nhóm tác lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy giả sẽ chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến LPI tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, của các quốc gia Châu Á, đồng thời phân tích ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ mức độ tác động của các nhân tố này đến khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa LPI, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. cho Việt Nam. Theo Trần Nguyễn Hợp Châu và các cộng sự (2021): Logistics là quá trình lập kế hoạch, 3. Cơ sở lý thuyết thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển, lưu trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành Khái niệm logistics  phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Mục nhất về logistics, các nghiên cứu khác nhau tiêu của logistics là đáp ứng các yêu cầu của đã đưa ra các quan điểm khác nhau về thuật khách hàng một cách kịp thời và tối ưu nhất ngữ này. Theo Hội đồng các chuyên gia quản về chi phí. trị chuỗi cung ứng- CSCMP (2013), logistics là một bộ phận của chuỗi dây chuyền cung ứng, Hiệu quả hoạt động Logistics  tiến hành lập kế hoạch, thực hiện và kiểm Cũng như khái niệm logistics, hiện nay chưa soát công việc chu chuyển lưu kho hàng hóa, có một quan điểm thống nhất về hiệu quả cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan hoạt động logistics. Tại Đại hội Logistics từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một Quốc tế lần thứ 10 ở Toronto, D. Eggleton 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 239- Tháng 4. 2022
  5. TRẦN NGUYỄN HỢP CHÂU - TRỊNH THÙY TRANG Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp theo mô hình đề xuất của Andersson, Aronsson, và Storhagen (1989) Hình 2. Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động logistics (1993) đã mô tả các tiêu chí đánh giá hiệu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả quả của hoạt động logistics, đó là sự hài lòng cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu và tỷ lệ hoàn vốn của công ty. Ngoài ra, theo kho bãi… Chow và Henriksson (1994), việc sử dụng tỷ - Năng lực: Năng lực và chất lượng của các lệ đầu vào- đầu ra (còn được gọi là chỉ số nhà cung cấp dịch vụ logistics. năng suất hoặc hiệu suất) là phổ biến trong - Truy xuất: Khả năng theo dõi và truy xuất lĩnh vực logistics. Theo mô hình đề xuất của các lô hàng. Andersson, Aronsson, và Storhagen (1989) - Thời gian: Các lô hàng xuất khẩu, nhập để đo lường hiệu quả hoạt động logistics có khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thể dựa vào các yếu tố như Hình 2. thời hạn. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động - Thông quan: Hiệu quả của các cơ quan kiểm logistics, LPI được nhiều quốc gia trên thế giới soát tại các cửa khẩu, ví dụ như tốc độ, tính trong đó có Việt Nam sử dụng. Đây là một chỉ đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các số do WB đưa ra lần đầu tiên vào 2007 để xếp thủ tục khi thông quan hàng hóa. hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics Để đo lường và xếp hạng LPI của các quốc của các quốc gia. LPI có thang điểm từ 1- 5. gia, thông thường được thực hiện qua cách Chỉ số này được xác định hai năm một lần, thức bảng hỏi trực tuyến, thời gian thực hiện vào các năm chẵn. LPI được đánh giá thông là khoảng 6 tháng (từ tháng 9 năm trước đến qua 6 tiêu chí với thang điểm từ 1 đến 5 gồm: tháng 2 năm sau). Đối tượng tham gia khảo Thông quan; Hạ tầng; Chuyển hàng quốc tế; sát đối với LPI quốc tế là chuyên gia logistics Năng lực; Truy xuất; Thời gian. Cụ thể: (các giám đốc điều hành cao cấp, quản lý cấp - Hạ tầng: Đề cập đến cơ sở hạ tầng liên quan khu vực và cấp quốc gia, quản lý bộ phận…) đến thương mại và vận tải (ví dụ như cảng đến từ các công ty chịu trách nhiệm vận biển, sân bay, đường sắt…; phương tiện vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới: các chuyển; kho bãi; hạ tầng công nghệ thông hãng giao nhận vận tải đa quốc gia và các tin…). doanh nghiệp vận tải lớn, đại lý giao nhận - Giao hàng: Sự thuận lợi khi thực hiện vận và các công ty chuyển phát… LPI thực hiện Số 239- Tháng 4. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 5
  6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam Nguồn: Bộ Công Thương (2019) Hình 3. Các tiêu chí thành phần của LPI khảo sát đối với cả những công ty lớn và các động kinh tế, trong đó có hoạt động logistics doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là nhóm đối (Wong và Tang, 2018). tượng khảo sát phù hợp nhất để đánh giá (2) Trình độ công nghệ: thể hiện khả năng tính hiệu quả trong hoạt động logistics của tiếp thu, ứng dụng và phát triển công nghệ. một quốc gia bởi họ trực tiếp ảnh hưởng đến Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng công sự lựa chọn tuyến đường và cửa ngõ vận nghệ đã cải thiện đáng kể chỉ số LPI và hiệu chuyển, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của quả của chuỗi cung ứng (Will và Blecker, doanh nghiệp về lựa chọn địa điểm đặt cơ sở 2012; Wong, Soh và Goh, 2015; Gunasekaran, sản xuất, chọn nhà cung cấp và lựa chọn thị Subramanian và Papadopoulos, 2017). Công trường mục tiêu. Sự tham gia của họ chính nghệ được đề cập bao gồm công nghệ nhận là yếu tố then chốt đối với chất lượng và độ dạng tần số vô tuyến, hệ thống quản lý kho tin cậy của LPI. hàng, hệ thống xử lý tự động, công nghệ thông tin và truyền thông. Các nhân tố ảnh hưởng tới LPI (3) Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng giao thông, Như nhóm tác giả đã trình bày ở trên, World điện và thông tin liên lạc là những thành Bank và nhiều quốc gia trên thế giới đã sử phần thiết yếu trong các hoạt động thương dụng LPI để đo lượng hiệu quả hoạt động mại hiện đại của một quốc gia. Trong logistics (Bộ Công Thương, 2019). Đồng thời, logistics, cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc giao hàng, kế thừa nghiên cứu có từ trước của tác giả cung cấp thông tin hiệu quả và kịp thời, cung Wong và Tang (2018); Bizoi & Sipos (2014); cấp các thủ tục liền mạch để tạo ra một môi Arvis & các cộng sự (2010); Liu & các cộng sự trường logistics thân thiện cho các công ty (2018 . Nhóm tác giả tổng quan các nhân tố kinh doanh (Vilko, Karandassov và Myller, tác động đến LPI như sau: 2011). (1) Mức độ ổn định chính trị: là sự ổn định và (4) Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục chắc chắn trong chính sách của Chính phủ và đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan như luật về quản lý, bạo lực, khủng bố, thuế, trọng cho tăng trưởng kinh tế (WEF, 2014). tài sản hoặc nhân quyền... Một môi trường Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, để chính trị ổn định thể hiện độ bền vững và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì tính toàn vẹn của chế độ chính quyền hiện đòi hỏi các quốc gia phải nuôi dưỡng đào hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt tạo đội ngũ lao động có tri thức, tay nghề, có 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 239- Tháng 4. 2022
  7. TRẦN NGUYỄN HỢP CHÂU - TRỊNH THÙY TRANG khả năng thực hiện các công việc phức tạp bình quân đầu người có mối quan hệ mật và thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi thiết với nhau. LPI ảnh hưởng rất lớn đến trường làm việc và nhu cầu của thị trường. GDP bình quân đầu người. (5) Nguồn cung lao động: là sự sẵn có của nguồn lao động và các kỹ năng phù hợp 4. Mô hình và giả thiết nghiên cứu với công việc (WEF, 2014). Hiệu quả của thị trường lao động quyết định đến hiệu quả 4.1. Phạm vi nghiên cứu của nền kinh tế (Min, 2007), một thị trường lao động linh hoạt là khi nhu cầu về kỹ năng Về không gian nghiên cứu gồm 33 nước của ngành thay đổi, lực lượng lao động sẽ Châu Á. điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu Về thời gian: dữ liệu thứ cấp được thu thập để không làm gián đoạn đến các hoạt động từ các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016. Khi logistic. thực hiện nghiên cứu này, ở bước thu thập (6) Chỉ số nhận thức mức độ tham nhũng: là dữ liệu, LPI được đưa ra bởi WB cập nhật lần một chỉ số đánh giá mức độ tham nhũng và cuối cùng vào năm 2018, đồng thời có 4 chỉ được công bố hàng năm bởi Tổ Chức Minh số nhóm tác giả đưa vào mô hình nghiên Bạch Thế Giới được xếp hạng từ 0 (mức độ cứu là cơ sở hạ tầng; mức độ sẵn sàng công tham nhũng cao) đến 100 (trong sạch). Vị nghệ; nguồn cung lao động và giáo dục là thế quốc gia được xác định bởi nhận thức các chỉ số được đưa ra bởi Diễn đàn Kinh tế về mức độ tham nhũng trong khu vực so với thế giới lần đầu tiên vào năm 2007, các chỉ các quốc gia khác. số này mới cập nhật đến 2017. Thêm vào đó, (7) Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP: LPI được công bố hai năm một lần nên chuỗi Khi tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP thời gian nhóm tác giả khảo sát là không liền tăng có ý nghĩa rằng ngành công nghiệp mạch mà chỉ có ở các năm chẵn (trừ 2007). đang phát triển và có xu hướng tăng lên. Bởi các lí do trên, sau khi xem xét, để tránh Ngành công nghiệp sản xuất ra các hàng hóa dữ liệu đưa vào bị thiếu ảnh hưởng tới kết hữu hình, do đó sẽ cần đến dịch vụ logistics quả nghiên cứu, nhóm tác giả quyết định để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Trong chọn bộ dữ liệu từ 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 bối cảnh đó, nhu cầu về sử dụng các dịch vụ để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn. logistics trở nên cần thiết và tăng cao, có triển vọng sẽ cải thiện chỉ số LPI. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu (8) Giáp biển: Quốc gia có giáp biển hay không là một yếu tố quan trọng để phát triển Từ nghiên cứu tổng thể, nhóm nghiên cứu ngành logistics. Nếu một quốc gia có giáp đã xác định 9 nhân tố tác động đến LPI. Từ biển tức là có lợi thế về mặt tự nhiên, điều đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu cụ thể với này tạo điều kiện phát triển giao thông, vận các biến độc lập như sau: chuyển đường biển- con đường vận chuyển H1: Độ ổn định chính trị của quốc gia (Political hàng hóa chính với chi phí gần như thấp stability) có tác động cùng chiều với LPI nhất hiện nay trên thế giới. H2: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) có tác cùng (9) Thu nhập bình quân đầu người: Theo chiều với LPI nghiên cứu của Bizoi và Sipos (2014) về mối H3: Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption quan hệ giữa hiệu quả hoạt động Logistics Perception) có tác động cùng chiều với LPI và sự phát triển kinh tế bằng việc so sánh ở H4: Trình độ công nghệ (Technology) có tác những quốc gia Châu Âu, chỉ số LPI và GDP động cùng chiều với LPI Số 239- Tháng 4. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 7
  8. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam H5: Chất lượng giáo dục của quốc gia Mfshare, nhóm tác giả đưa ra phương trình (Education) có tác động cùng chiều với LPI. phản ánh mối quan hệ giữa các biến độc lập H6: Tính linh hoạt và hiệu quả của thị trường với biến phụ thuộc là chỉ số LPI bằng phương lao động (Supply of Labour) có tác động cùng trình (ký hiệu và giải thích biến theo Bảng 1). chiều với LPI. H7: Thu nhập bình quân đầu người (GDPCAP) 4.3. Mô hình nghiên cứu có tác động cùng chiều với LPI. H8: Quốc gia giáp biển (Landlock) có tác động Từ bộ số liệu đã có, nhóm tác giả sử dụng cùng chiều với LPI. phương pháp định lượng bằng công cụ Stata H9: Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP 14 để phân tích dữ liệu. Đồng thời, nhóm tác (Mfshare) có tác động cùng chiều với LPI. giả sử dụng 3 mô hình: Pooled OLS (Pooled Kế thừa giả thuyết và mô hình nghiên cứu có Ordinary Least Squares- Mô hình hồi quy từ trước của tác giả Wong & Tang (2018) và bổ bình phương nhỏ nhất); REM (Random sung thêm 3 yếu tố là GDPCAP, Landlock và Effect Model- Mô hình hồi quy tác động Bảng 1. Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến LPI Hướng Nguồn tham STT Biến Mã biến Nguồn số liệu Cách đo lường tác động khảo 1 Chỉ số năng OVAL   WB (2007) Tính toán dựa trên trung Wong & lực quốc gia về bình của 6 tiêu chí*, thang Tang (2018) logistics đo từ 1 (kém nhất) đến 5 (tốt nhất) 2 Độ ổn định chính POS (+) WB Thang đo từ -2,5 (thấp) đến Wong & trị của quốc gia 2,5 (cao) Tang (2018) 3 Cơ sở hạ tầng INFRA (+) World Thang đo từ 1 (kém) đến Wong & Economic 7 (tốt) Tang (2018) Forum 4 Chỉ số nhận thức CORUP (+) Transparency Thang đo từ 100 (trong Wong & tham nhũng International sạch) đến 0 (tham nhũng Tang (2018) cao) 5 Trình độ công TECH (+) World Thang đo từ 1 (kém) đến Wong & nghệ Economic 7 (tốt) Tang (2018) Forum 6 Chất lượng giáo EDU (+) World Thang đo từ 1 (kém) đến Wong & dục của quốc gia Economic 7 (tốt) Tang (2018) Forum 7 Tính linh hoạt và LABOR (+) World Thang đo từ 1 (kém) đến Wong & hiệu quả của thị Economic 7 (tốt) Tang (2018) trường lao động Forum 8 Thu nhập bình GDPCAP (+) WB GDP trên một người Bizoi & Sipos quân đầu người (2014) 9 Quốc gia giáp Landlock (+) UNESCAP Nhận giá trị bằng 1 nếu Arvis & các biển quốc gia giáp biển, 0 nếu cộng sự không giáp biển (2010) 10 Tỷ trọng ngành Mfshare (+) WB % ngành công nghiệp trong Liu & các công nghiệp GDP cộng sự trong GDP (2018) *Cơ sở hạ tầng, Thông quan, Truy xuất, Cơ sở hạ tầng, Chuyển hàng quốc tế, Năng lực Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 239- Tháng 4. 2022
  9. TRẦN NGUYỄN HỢP CHÂU - TRỊNH THÙY TRANG ngẫu nhiên); FEM (Fixed Effect Model- Mô về phương sai sai số thay đổi, nhóm tác giả hình hồi quy tác động cố định) để phát hiện đã đánh giá lại và sửa chữa bằng lệnh GLS và sửa chữa các khuyết tật có thể xảy ra của và được kết quả cuối cùng như Bảng 3. Kết mô hình. Từ đó, nhóm tác giả kết luận mô quả cho thấy rằng 5 trên 9 nhân tố mà nhóm hình phù hợp nhất với LPI. tác giả đưa vào mô hình (Mfshare, Landlock, CORUP, GDP, TECH, INFRA) có ý nghĩa thống 5. Kết quả nghiên cứu kê tác động tới LPI. Giả định các yếu tố khác không đổi, với độ tin cậy 90% thì 5 nhân tố Độ Sau khi kiểm định, nhóm tác giả có kết quả ổn định chính trị (POS), Tỷ trọng ngành công như sau: nghiệp trong GDP (Mfshare), Thu nhập bình Khi chạy mô hình, nhóm tác giả đã lần lượt quân đầu người (GDP), Trình độ công nghệ thực hiện các kiểm định nhằm chọn ra mô (TECH) và Quốc gia giáp biển (Landlock) đều hình phù hợp nhất, kết quả cho thấy rằng mô có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là hình REM là mô hình thích hợp nhất để phân LPI. Cụ thể: tích bộ dữ liệu. Tuy nhiên mô hình gặp vấn đề - Độ ổn định chính trị (POS) cứ tăng lên 1% thì Bảng 2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Biến Số quan sát1 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ln OVAL 158 1,077669 0,1859243 0,6592405 1,432701 POS 165 0,4194545 2,426135 -2,79 6,77 Mfshare 162 14,41322 7,128506 1,077883 32,38335 Landlock 165 0,8484848 0,3596418 0 1 ln GDPCAP 165 8,698111 1,411754 6,266523 11,3513 ln INFRA 156 1,364097 0,3024348 0,5822156 1,842136 ln CORUP 159 3,27097 0,7942465 1,22083 4,343805 ln TECH 156 1,322767 0,2516152 0,7608058 1,778336 ln EDU 156 1,425729 0,6364717 -0,1887421 6,297109 ln LABOR 156 1,193491 0,8793257 -2,207275 6,052089 Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 14 1 Số quan sát được xác định dựa trên dữ liệu LPI của 33 quốc gia Châu Á trong vòng 5 năm Bảng 3. Kết quả hồi quy Hiệp phương sai ước lượng = 33 Số lượng quan sát = 141 Tự tương quan ước lượng = 1 Số nhóm quan sát = 33 Hệ số ước lượng = 10 Các quan sát trên một nhóm: Nhỏ nhất = 2 Trung bình = 4.272727 Lớn nhất = 5 Wald chi2 (9) = 1677.55 Số 239- Tháng 4. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 9
  10. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam ln OVAL Prob > chi2 = 0 Coef. Std. Err. z P>z [95% Conf. Interval] POS ,0113324 0,0068565 1,65 0,098 -,002106 0,0247709 Mfshare ,0079029 0,0009096 8,69 0,000 ,0061202 0,0096856 Landlock ,1328772 0,0270963 4,9 0,000 ,0797695 0,185985 lnGDPCAP ,044626 0,0100178 4,45 0,000 ,0249914 0,0642605 lnINFRA ,0730115 0,0505623 1,44 0,149 -,0260888 0,1721118 lnCORUP-,01883 0,0192659 -0,98 0,328 -,0565905 0,0189306 lnTECH ,1273777 0,041761 3,05 0,002 ,0455277 0,2092277 lnEDU -,0016383 0,003705 -0,44 0,658 -,0088999 0,0056234 lnLABOR ,0054928 0,0055825 0,98 0,325 -,0054488 0,0164343 _cons ,2467362 0,0617566 4 0,000 ,1256954 0,3677769 Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 14 sẽ cải thiện LPI tương ứng là 0,0113324%, điều - Mức độ sẵn sàng công nghệ (TECH) tăng đó cho thấy rằng nền chính trị của một quốc thêm 1% sẽ cải thiện LPI thêm 0,1273777%. gia càng ổn định thì sẽ tạo ra một môi trường Điều này thể hiện rằng khi có sự đầu tư và kinh tế thuận lợi thúc đẩy mọi lĩnh vực của phát triển công nghệ sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế phát triển, trong đó có logistics, LPI. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công từ đó sẽ cải thiện LPI. nghệ vào các hoạt động công nghiệp, dịch - Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP vụ mang lại hiệu quả, độ chính xác cao, công (Mfshare) cứ tăng lên 1% thì sẽ cải thiện LPI nghệ càng phát triển, các khâu trong hoạt thêm 0,0079029%. Điều này có thể giải thích động logistics sẽ được đơn giản hóa, chính là khi tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP xác, dễ dàng quản lý, tiết kiệm thời gian, chi tăng cao nghĩa là công nghiệp đang phát phí, do đó sẽ nâng cao năng lực logistics của triển hơn so với các ngành dịch vụ. Mà công quốc gia. nghiệp là lĩnh vực sử dụng tất cả các dịch vụ - Quốc gia giáp biển (Landlock): tăng thêm 1% của logistics, đòi hỏi các logistics phải hiệu sẽ cải thiện LPI thêm 0,1328772%. Điều này quả hơn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển chỉ ra rằng nếu một quốc gia không giáp biển, của ngành công nghiệp, điều này đòi hỏi LPI sẽ kém hiệu quả hơn, ngược lại một quốc năng lực Logistics phải cao hơn, khi đó LPI gia giáp biển sẽ có LPI cao hơn. Điều này có sẽ tăng. thể giải thích bởi nếu một quốc gia giáp biển, - Thu nhập bình quân đầu người (GDPCAP) đó là một thuận lợi để quốc gia đó có thể khai tăng 1% thì sẽ cải thiện LPI thêm 0,044626%. thác các tuyến đường biển, xây dựng các GDP bình quân tăng, một mặt phản ánh sự cảng biển, trung tâm logistics để thực hiện phát triển của nền kinh tế nhưng đồng thời các hoạt động logistics, hiện nay đường biển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân là con đường chính để vận chuyển hàng hóa có thể chi tiêu nhiều hơn. Cả hai điều này đều đi khắp thế giới, vì vậy giáp biển làm chỉ số có tác động tích cực đến hoạt động logistics năng lực quốc gia về logistics được cải thiện của một quốc gia, nhờ đó cải thiện được LPI. Các yếu tố POS, TECH tương đồng với kết quả 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 239- Tháng 4. 2022
  11. TRẦN NGUYỄN HỢP CHÂU - TRỊNH THÙY TRANG nghiên cứu của Wong và Tang (2018). Tuy công nghệ vào lĩnh vực này một cách mạnh nhiên, kết quả có một số điểm khác với giả mẽ để tạo điều kiện cho ngành logistics của thuyết, đó là INFRA (cơ sở hạ tầng), CORUP quốc gia bắt kịp với các nước phát triển. Tuy (chỉ số nhận thức tham nhũng), EDU (giáo nhiên, phải chú ý rằng quá trình công nghệ dục) và LABOR (lao động) không có ý nghĩa hóa nên được thực hiện theo lộ trình lâu dài thống kê đối với chỉ số LPI. và chỉ nên áp dụng những công nghệ phù Từ kết quả của mô hình, nhóm tác giả khái hợp với điều kiện khách quan như địa lí khí quát mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ hậu và chủ quan là bộ máy, nguồn lực, pháp số năng lực quốc gia về Logistics trong giai lý tại Việt Nam để đạt được hiệu quả tốt nhất. đoạn 2007- 2016 như sau: - Qua phân tích ở các phần trên, có thể thấy ln OVAL = 0,2467362 + 0,0113324POS + rằng giáp biển là một yếu tố có tác động tích 0,0079029Mfshare + 0,1328772Landlock + cực tới chỉ số năng lực quốc gia về logistics. 0,044626ln GDPCAP + 0,1273777ln TECH Vì thế, với lợi thế với đường bờ biển dài theo chiều dài của đất nước,Việt Nam cần thực 6. Kết luận và khuyến nghị đối với Việt Nam hiện các chiến lược khai thác lợi thế này, chú trọng xây dựng các cảng biển, trung tâm Từ kết quả của mô hình nghiên cứu, nhóm logistics công nghệ cao để phát triển hơn tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với nữa ngành logistics. Việt Nam như sau: Logistics là một chuỗi hoạt động liên tục, có - Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng ổn quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một mối định chính trị là rất quan trọng và có ảnh liên kết kinh tế và thông tin xuyên suốt gần hưởng tích cực đến LPI. Do đó,Việt Nam cần như toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối xây dựng, thiết lập và duy trì một hệ thống và lưu thông hàng hóa. Nền kinh tế chỉ có chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi chuỗi logistics nói riêng và các ngành kinh tế khác logistics vận hành hiệu quả. Logistics còn tác nói chung phát triển. Môi trường chính trị ổn động trực tiếp đến khả năng và mức độ hội định cũng tạo nên một sức hút lớn với các nhập của nền kinh tế. Các quốc gia có hoạt nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh động logistics phát triển, có khả năng kết nối vực này. với hệ thống logistics toàn cầu sẽ giúp quốc - GDP bình quân đầu người tăng có tác động gia đó tiếp cận được với nhiều thị trường và tích cực đến LPI, do đó Việt Nam cần coi đây người tiêu dùng trên thế giới một cách hiệu là một mục tiêu quan trọng cần được cải quả nhất. thiện nếu muốn ngành logistics trong nước Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt phát triển. động này với toàn bộ nền kinh tế nên Chính - Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP phủ Việt Nam đã có những quyết định, chỉ tăng có tác động tích cực tới chỉ số năng lực đạo yêu cầu thực hiện các biện pháp với quốc gia về logistics, do đó cần tăng cường mục tiêu nâng cao chỉ số năng lực quốc gia hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất về logistics- LPI. Nghiên cứu của nhóm tác nước nhằm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp giả đã chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng trong tổng sản phẩm quốc dân. đến LPI tại các quốc gia Châu Á, trong đó - Công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số các nhân tố Mức độ ổn định chính trị, GDP LPI , đây là một yếu tố quan trọng để Việt Nam bình quân đầu người, Tỷ trọng ngành công có thể nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, nghiệp trong GDP, Mức độ sẵn sàng công do đó cần nâng cao, phát triển, ứng dụng nghệ và Giáp biển có tác động cùng chiều tới Số 239- Tháng 4. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 11
  12. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics tại Châu Á- Một số đề xuất đối với Việt Nam LPI. Kết luận này là cơ sở quan trọng cho các sách tại Việt Nam và những người quan tâm nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính có thể tham khảo. ■ Phụ lục: Các quốc gia Châu Á được chọn để nghiên cứu STT Quốc gia STT Quốc gia STT Quốc gia 1 Singapore 12 Saudi Arabia 23 Kyrgyzstan 2 Japan 13 Indonesia 24 Azerbaijan 3 Hong Kong, China 14 Kuwait 25 Yemen 4 UA Emirate 15 Vietnam 26 Laos 5 South Korea 16 Jordan 27 Bhutan 6 Malaysia 17 Philippines 28 Kazakhstan 7 China 18 Pakistan 29 Mongolia 8 Thailand 19 Cambodia 30 Tajikistan 9 Israel 20 Bangladesh 31 Georgia 10 Bahrain 21 Sri Lanka 32 Oman 11 India 22 Lebanon 33 Qatar Tài liệu tham khảo Andersson, P., Aronsson, H. and Storhagen, N.G. (1989), “Measuring logistics performance”, Engineering Costs and Production Economics, Vol. 17, August, pp. 253-62. Arvis, Jean-François, Gaël Raballand, and Jean-François Marteau, The Cost of Being Landlocked: Logistics, Costs, and Supply Chain Reliability. Washington, DC: World Bank, 2010. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2021), Việt Nam vào tốp đầu Chỉ số logistics thị trường mới nổi, truy cập ngày 23/5/2021, từ http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-va-cuoc-song/Viet-Nam-vao-top- dau-Chi-so-Logistics-thi-truong-moi-noi/424197.vgp. Bizoi, A., Sipos, C. (2014). Logistics Performance and Economic Development – A Comparison wihin the European Union, Multıdıscıplınary Academıc Conference On Economıcs, Management And Marketıng In Prague, Mac – Emm Volume: Proceedings Of Mac – Emm 2014, Prague, Czech Republic. Bộ Công Thương (2019), Quyết định 708 cải thiện chỉ số LPI, truy cập ngày 23/5/2021 từ https://moit.gov.vn/van-ban- phap-luat/van-ban-dieu-hanh/-ke-hoach-cai-thien-chi-so-hieu-qua-logistics-cua-viet-nam.html Bộ Công Thương (2019), Tài Liệu Hướng Dẫn Về Chỉ Số Hiệu Quả Logistics Chow, G., Heaver, T. D., & Henriksson, L. E. (1994).  Logistics Performance. International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 24(1), 17 –28.  Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (2019), Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến năm 2021, truy cập ngày 23/5/2021 từ https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=195714  Council of Supply Chain Management Professionals (2013), SUPPLY CHAIN MANAGEMENT TERMS and GLOSSARY, truy cập ngày 23/5/2021, từ https://cscmp.org/CSCMP/Educate/SCM_Definitions_and_Glossary_of_Terms.aspx Erkan, B. (2014). The Importance and Determinants of Logistics Performance of Selected Countries. Journal of Emerging Issues in Economics, Finance and Banking, 3(6), 1237-1254. Gunasekaran, A., N. Subramanian, and T. Papadopoulos. (2017). “Information Technology for Competitive Advantage http://www.worldbank.org/ - Website của Ngân hàng Thế giới https://nsdcindia.org/ - Website của National Skill Development Corporation (NSDC) https://www.transparency.org/en -Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế https://www.weforum.org/- Diễn đàn kinh tế Thế giới https://www.wto.org/- Website của Tổ chức Thương mại Thế giới Liu, J.; Yuan, C.; Hafeez, M.; Yuan, Q. The relationship between environment and logistics performance: Evidence from Asian countries. J. Clean. Prod. 2018, 204, 282–291. 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 239- Tháng 4. 2022
  13. TRẦN NGUYỄN HỢP CHÂU - TRỊNH THÙY TRANG Min, H. ( 2007). “An Examination of Warehouse Employee Recruitment and Retention Practices in the USA.” International Journal Of Logistics Research and Applications 7 (4): 345 – 359. Moldabekova A., et al. (2020) Digital Technologies for Improving Logistics Performance of Countries. Transport and Telecommunication Journal 2021: [Forthcoming]. National Skill Development Corporation (NSDC), 2010, ‘Human Resource and Skill Requirements in the Transportation, Logistics, Warehousing and Packaging Sector (2022)’, Report. Ojala, L, ve Çelebi, D. (2015). The World Bank’s Logistics Performance Index (LPI) and drivers of logistics performance. International Transport Forum, OECD Papers, Queretaro. PGS, TS Lê Quốc Lý (2013), Những nhân tố cơ bản bảo đảm ổn định và phát triển hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, truy cập ngày 23/5/2021, từ http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/604-nhung-nhan-to- co-ban-bao-dam-on-dinh-va-phat-trien-he-thong-chinh-tri-o-nuoc-ta-hien-nay.html Quốc hội (2005), Luật Thương mại 2005 Trần Nguyễn Hợp Châu, Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Nguyễn Thị Thanh Tân, Lương Văn Đạt (2021), Logistics và vận tải quốc tế , Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, Việt Nam Vietnamnet Global (2021), Vietnam named in Agility’s top 10 emerging markets Logistics Index, truy cập ngày 23/5/2021 từ https://vietnamnet.vn/en/business/vietnam-named-in-agility-s-top-10-emerging-markets-logistics- index-2021-716189.html Vilko, J., B. Karandassov, and E. Myller (2011). “Logistic Infrastructure and its Effects on Economic Development.” China-USA Business Review 10 (11): 1152 – 1167 Will, T., & Blecker, T. (2012). RFID – driven process modifications in container logistics: SOA as a solution approach. International Journal of Logistics Research and Applications, 15(2), 71 – 86. Within Logistics and Supply Chains: A Review.” Transportation Research Part E: Logistics and Transportation Wong, W. P., & Tang, C. F. (2018). The major determinants of logistic performance in a global perspective: evidence from panel data analysis. International Journal of Logistics Research and Applications, 21(4), 431 – 443.  Wong, W. P., K. L. Soh, and M. Goh. (2015). “Innovation and Productivity: Insights From Malaysia’s Logistics Industry.” International Journal of Logistics Research and Applications 19 (4): 318 – 331. Số 239- Tháng 4. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 13
nguon tai.lieu . vn