Xem mẫu

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC KHO BẠC NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Ngọc Anh Học viên cao học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin kế toán của các kho bạc nhà nước (KBNN) cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên các KBNN cấp huyện của tỉnh Bình Thuận. Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố cam kết của nhà quản lý; Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán; trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; chất lượng dữ liệu kế toán; đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và thủ tục kiểm soát nội bộ đều có ý nghĩa thống kê, và đều có tác động cùng chiều đến chất lượng thông thông tin kế toán của các đơn vị. Từ khóa: Kế toán tài chính, chất lượng thông tin, Kho bạc nhà nước. 1. GIỚI THIỆU Thông tin kế toán là nhân tố quan trọng trong hoạt động quản lý, là công cụ không thể thiếu để lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động trong đơn vị giúp đơn vị quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị. Nó cung cấp thông tin cho các cấp quản lý, hội đồng quản trị và người sử dụng bên ngoài để ra các quyết định phù hợp. Đối với các đơn vị KBNN, là các đơn vị sự nghiệp công lập, với vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết thu chi ngân sách của tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp do đơn vị quản lý theo quy định của Luật NSNN và quy định khác của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị HCSN thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính giúp cho các đơn vị thực hiện tốt hơn công tác kế toán, qua đó cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết cho các đối tượng sử dụng. Bên cạnh việc chi phối bởi chế độ kế toán dành cho các đơn vị HCSN thì các đơn vị còn chịu sự chi phối của những quy định về Luật NSNN, Luật Kế toán,…Mặc dù có nhiều quy định và thông tư hướng dẫn nhưng công tác kế toán tại đơn vị HCSN vẫn còn khó khăn, điều này làm cho chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị chưa được đảm bảo. Chiến lược phát triển KBNN của quốc gia đến năm 2020 đã và đang hướng đến việc thúc đẩy nhanh quá trình Kho bạc điện tử với sứ mệnh tăng cường năng lực, hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu: Xây dựng Kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ Tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, KBNN đã chú trọng không ngừng cải cách 405
  2. hành chính, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, mà trọng tâm là hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin hiện đại; công khai minh bạch, đơn giản về thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường phân công và phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc cho cơ sở. Trong đó, cải thiện nâng cao chất lượng thông tin kế toán là vấn đề quan trọng và được quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp, trong đó có các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trên thực tế hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin kế toán. Điển hình là các nghiên cứu về tác động và tuyên truyền các lỗi trong hệ thống thông tin (Brodie, 1980; Menkus, 1983; Wand và Weber, 1989; Redman, 1998). Các nghiên cứu khác tập trung vào chỉnh sửa dữ liệu và kiểm soát đầu vào (McKeown, 1984; Garfinkel và cộng sự, 1986; Little và Smith, 1987; Bowen, 1993). Nhiều nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán (AIS) đã tập trung vào kiểm soát nội bộ và kiểm toán (Yu, 1973; Cushing, 1974; Nicholes, 1987; Jonson, 1981). Mặt khác, một vài nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu những gì gây ra sự khác biệt trong kết quả chất lượng dữ liệu AIS và những gì nên được thực hiện để đảm bảo thông tin kế toán đạt được chất lượng như mong muốn của người sử dụng. Chất lượng thông tin là thước đo giá trị mà các thông tin cung cấp cho người sử dụng thông tin đó. Chất lượng thường bị coi là chủ quan và chất lượng thông tin sau đó có thể khác nhau giữa người sử dụng và giữa các ứng dụng của thông tin. Do vậy, có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng thông tin, chẳng hạn theo Eppler và Muenzenmayer (2002) thì chất lượng thông tin được phân thành hai loại chất lượng đó là: (1) Chất lượng về nội dung (content quality) bao gồm các thông tin có liên quan (Revelant Information) và các thông tin hữu ích (Sound Information) đáp ứng cho mục tiêu thực hiện; (2) Chất lượng về truyền tải thông tin (Media quality) bao gồm quá trình xử lý thông tin tối ưu hoá (Optimized Process) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình xử lý thông tin (ReliabInfrastructure). Theo Rapina (2014), chất lượng thông tin có đặc điểm là có thể đáp ứng hoặc thậm chí vượt qua mong đợi của khách hàng, người sử dụng thông tin, chất lượng thông tin là sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được. Chất lượng của thông tin là một phẩm chất nội tại của bản thân thông tin, không bao gồm tình huống và bối cảnh. Thông tin cho thấy chất lượng cao, nếu thông tin có liên quan và hữu ích cho việc ra quyết định. Thông tin chất lượng cao là một sản phẩm thông tin có những đặc điểm, thuộc tính hoặc chất lượng làm cho thông tin có giá trị hơn đối với họ. Hơn nữa, những đặc tính của thông tin hữu ích và có giá trị có thể được nhìn thấy từ rút ngắn thời gian, nội dung và hình thức. Thông tin hữu ích có các đặc điểm: có liên quan, kịp thời, chính xác, đầy đủ và súc tích. Thông tin kế toán là thông tin về hoạt động kinh tế tài chính gắn liền với một đơn vị kế toán được thu thập, xử lý, tổng hợp hay trình bày thông qua hệ thống báo cáo kế toán. Theo quan điểm của IASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính gồm: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh. Theo quan điểm của FASB, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính được chia làm 2 nhóm đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy; (2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được. FASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là vấn đề: cân nhắc chi phí – hiệu quả; trọng yếu và thận trọng. 406
  3. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chất lượng thông tin được trình bày ở nội dung “các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”, bao gồm: (1) Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; (2) Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo; (3) Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót; (4) Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn qui định, không được chậm trễ; (5) Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kết toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh; (6) Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh và đánh giá. Tóm lại các tiêu chuẩn chất lượng thông tin kế toán tài chính khác nhau giữa các quan điểm khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh nghiên cứu cùng mục tiêu, quan điểm sử dụng khác nhau. Theo FASB, IASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam đều dựa trên quan điểm chính là chất lượng thông tin kế toán đồng nghĩa với chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính, tức là làm sao cho người đọc, người sử dụng Báo cáo tài chính có được những thông tin dầy đủ, tin cậy, rõ ràng,… để đưa ra các đánh giá, quyết định phù hợp nhất. Trong khi đó, theo quan điểm dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin thì chất lượng thông tin ngoài tính đầy đủ, chính xác thì càng tập trung về sự bảo mật, an toàn và sẵn sàng đối với người sử dụng. 3. PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu này được phát triển chủ yếu dựa trên lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như là một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực kế tooa1n quốc tế và chuẩn mức kế toán của nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của báo cáo kế toán, cị thể là báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích - chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfre và cộng sự, 2003). Theo lý thuyết này, rõ ràng luôn có sự mất cân đối về mặt thông tin giữa đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức. Xem xét dưới góc độ khu vực công Việt Nam, luôn tồn tại nhu cầu thông tin từ Quốc hội, Chính phủ cơ quan quản lý và người dân, trong khi đó, các cơ quan Nhà nước lại không thể cung cấp được các thông tin như yêu cầu hoặc có khi thông tin không chính xác, sai lệch, ảnh hưởng đến công tác giám sát, quản lý và ra quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Chính điều này đặt ra vấn đề là làm sao để các thông tin cung cấp ra bên ngoài vừa có tính chuẩn xác vừa phải hữu ích trong việc đưa ra các quyết định chính xác và thích hợp. Áp dụng lý thuyết này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thông tin mà các cơ quan Nhà nước công bố và giải trình. Do đó, ngoài những thông tin bắt buộc, các nhà quản lý phải cung cấp thêm những thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của đối tượng tiếp nhận thông tin. 3.1. Cam kết của nhà quản lý Cam kết của nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Thong và Yap, 1995; Igbaria và cộng sự, 1997; Lertwongsatien và Wongpinunwatana, 2003; Seyal và Abdul Rahman, 2003). Các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu như Vodapalli, 2009; Koronios và cộng sự, 2008; Sabherwal và cộng sự, 2006 cho kết quả nhân tố quan trọng của việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán là cam kết của các nhà quản lý. Zhu và Meredith năm 1995 đã thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực Just-in-Time (JIT) kết luận rằng cam kết nhà quản lý hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Cam kết các nhà quản lý là tiêu 407
  4. chí quan trọng nhất để đánh giá thực hiện thành công hệ thống thông tin kế toán do sự hỗ trợ quản lý sẽ khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện (Kimbal và cộng sự, 2008). Cam kết của nhà quản lý được định nghĩa là việc tham gia và hỗ trợ người khác đạt mục tiêu (Cooper , 2006). Cam kết của các nhà quản lý là một hình thức tham gia vào hệ thống thông tin kế toán để liên kết hệ thống thông tin kế toán với mục tiêu và chiến lược của tổ chức (Jarvenpaa và Ives, 1991). Sự tham gia của nhà quản lý sẽ khuyến khích những người sử dụng hệ thống thông tin kế toán phát triển hệ thống thông tin kế toán với thái độ tích cực dẫn đến hệ thống thông tin kế toán chất lượng hoạt động hiệu quả. Điều quan trọng trong việc thực hiện hệ thống là các nhà quản lý có thẩm quyền bố trí, sắp xếp nguồn lực cho hệ thống thông tin kế toán (de Guinea và cộng sự, 2005 ) đảm bảo cho thông tin kế toán đạt được chất lượng như mong muốn của người sử dụng. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H1: Cam kết của nhà quản lý có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 3.2. Khả năng sử dụng công nghệ của nhân viên kế toán Các quy định của pháp luật hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hệ thống kế toán tại Việt Nam đã được thể hiện kể từ Luật Kế toán Việt Nam - Luật số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội (Luật Kế toán 2003). Đáp ứng yêu cầu của hội nhập, sau hơn 13 năm triển khai thực hiện, với những yêu cầu, đổi mới từ thực tiễn Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán sửa đổi - Luật số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội (Luật Kế toán 2015) thay thế cho Luật Kế toán 2003. So với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán năm 2015 đã đề cập nhiều hơn tới các quy định ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực kế toán. Điển hình như: Về quy định chứng từ điện tử: Luật Kế toán 2015 đã quy định cụ thể hơn về giá trị của chứng từ điện tử: “Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán”. Vấn đề này, Luật Kế toán 2003 chưa được cụ thể hóa mà chỉ được đề cập đến trong Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kế toán 2003. Về chữ ký trên chứng từ điện tử: Luật Kế toán 2015 quy định cụ thể hơn, chữ ký của chứng từ điện tử đều có giá trị như chứng từ bằng giấy. Về lập và lưu trữ chứng từ kế toán: Theo quy định của Luật Kế toán 2015 thì chứng từ không nhất thiết phải in ra giấy như quy định của Luật Kế toán 2003, mà có thể thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử khi đủ điều kiện bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tra cứu được trong thời hạn lưu trữ. Chính vì vậy mà khả năng sử dụng công nghệ của nhân viên kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thông tin kế toán của đơn vị. Nếu kế toán có kiến thức về công nghệ, ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán thì chất lượng thông tin kế toán càng được nâng cao và ngược lại. Ngoài sự cam kết của các nhà quản lý, những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một cách chắc chắn rằng kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán của người quản lý hệ thống thông tin kế toán là thiết yếu cho sự hiệu quả của việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán (Seyal và cộng sự, 2000; Thong, 2001). Từ lý thuyết về phổ biến công nghệ (Attawell, 1992); Marriot và Marriot (2000); Ismail và King (2007) cùng tìm ra các hiểu biết của nhà quản lý về kế toán, tài chính có ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H2: Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 408
  5. 2.5.3. Trình độ quản lý, và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý Liên quan đến quản trị đơn vị, đầu tiên phải bàn đến tư duy của nhà quản lý, triết lý quản trị của ban lãnh đạo có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo kế toán, điều này đặc biệt quan trọng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Nếu các nhà quản trị quản lý có kinh nghiệm, quan tâm đến lợi ích của đơn vị trong ngắn hạn, không sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết định thì với những đơn vị này vấn đề chất lượng thông tin kế toán sẽ không được quan tâm. Khác với nhà quản lý theo đuổi đến chiến lược phát triển lâu dài của đơn vị, dựa vào một trong các nhân tố là thông tin kế toán để phân tích, từ đó đưa ra quyết định thì chắc hẳn chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị này sẽ luôn được nâng cao. Lãnh đạo của đơn vị là người ra quyết định, do đó có thể can thiệp này đã làm sai lệch tính khách quan của số liệu kế toán, hướng kết quả theo ý muốn để tạo ra thông tin kế toán không trung thực thể hiện ở các báo cáo chỉ phản ánh một phần tình hình tài chính, luồng tiền của đơn vị, từ đó chất lượng thông tin kế toán không được đảm bảo. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H3: Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 2.5.4. Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán Ngày nay, các tổ chức đang hoạt động trong thời đại công nghệ thông tin thì việc tin học hóa hệ thống thông tin kế toán là điều tất yếu phù hợp với xu hướng hiện đại. Do đó hệ thống kế toán trên máy vi tính rất quan trọng cho các đơn vị, việc sử dụng máy tính thông qua các phần mềm kế toán và các trình ứng dụng kế toán không chỉ giúp giảm thiểu các phép tính các nghiệp vụ kế toán phức tạp mà còn giúp cho thời gian làm việc được rút ngắn, kết quả công việc có được một cách nhanh chóng và dễ dàng nâng cao chất lượng thông tin. Mohammad Hossein MJ, Javad M., Mehdi B. và Mohammadhasan T. (2012) cho thấy các hệ thống thông tin và phần mềm kế toán có ảnh hưởng đáng kể đối với ba đặc tính về tính minh bạch của báo cáo tài chính là tương đối, độ tin cậy và so sánh. Hệ thống thông tin kế toán ứng dụng công nghệ thông tin tăng tốc độ xử lý thông tin và khắc phục những điểm yếu của con người (Zulkarnain muhamad Sori, 2009). Sử dụng phần mềm trong hệ thống thông tin kế toán cải thiện độ chính xác, dễ sử dụng, độ tin cậy, kịp thời và sự hài lòng để tăng hiệu suất quản lý và chất lượng dữ liệu (Azleen Llias, 2011). Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H4: Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 2.5.5. Chất lượng dữ liệu kế toán Chất lượng dữ liệu là một khái niệm đa chiều vì dữ liệu là đa chiều (Klein dan Rossin, 1999) có liên quan đến các công việc như quản lý dữ liệu, mô hình hóa và phân tích, kiểm soát chất lượng và đảm bảo, lưu trữ và trình bày (Chapman, 2005). Từ một quan điểm kỹ thuật, chất lượng dữ liệu là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu bằng việc tiêu chuẩn hóa, ghi chép, tăng độ tin cậy của dữ liệu (Hubley, 2001). Chất lượng hệ thống thông tin kế toán đo lường bởi quy trình tạo lập thông tin dựa vào chất lượng dữ liệu kế toán đầu vào, chất lượng xử lý dữ liệu và chất lượng đầu ra (Sacer và công sự, 2006). Nếu dữ liệu đầu vào không đáp ứng được chất lượng ở mức có thể chấp nhận thì không thể sản xuất được thông tin chất lượng mang lại hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán với nâng cao chất lượng dữ liệu (Xu, 2000). Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H5: Chất lượng dữ liệu kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 409
  6. 2.5.6. Đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán Theo tác giả Wisdom và cộng sự (2017), đây là một nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng thông tin kế toán vì họ là những người trực tiếp vận hành kế toán tại đơn vị, nên nếu năng lực nhân viên kế toán không đáp ứng yêu cầu sẽ làm chất lượng thông tin kế toán của đơn vị xấu đi. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, số năm kinh nghiệm làm việc tại đơn vị, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến, nhân viên kế toán cần có trình độ sử dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu về năng lực, góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin kế toán của đơn vị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin hay việc giám sát, điều hành của cơ quan chủ quản. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H6: Đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 2.5.7. Thủ tục kiểm soát nội bộ Theo NguyễnThị Bích Liên 2012 thì kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong đơn vị thực hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ tin cậy cao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của kế toán trưởng cần căn cứ vào yêu cầu công tác mà xác đinh nội dung, phạm vi, thời điểm và phương pháp tiến hành kiểm tra kế toán. Mặt khác, thủ tục kiểm soát nội bộ hữu hiệu là một yếu tố quyết định và là một nền tảng cho việc đảm bảo chất lượng thông tin kế toán vì khả năng ngăn chặn những sai sót về thủ tục, đo lường, bóp méo thu nhập, cũng như khả năng hạn chế những rủi ro tiềm tàng của hoạt động kinh doanh và các chiến lược ảnh hưởng đến việc lập báo cáo (Doyle & ctg 2007; Brown & ctg 2008). Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H7: Thủ tục kiểm soát nội bộ có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu sơ bộ Phƣơng pháp thảo luận nhóm: Từ mô hình nghiên cứu dự kiến xây dựng dựa trên chủ yếu kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 với một số chuyên gia có sự am hiểu vế chất lượng thông tin kế toán trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, bao gồm giảng viên chuyên ngành kế toán của một số trường đại học trong nước, cán bộ kế toán tại các KBNN tỉnh Bình Thuận và ở các đơn vị KBNN cấp huyện trực thuộc. Các chuyên gia đã góp ý bảng câu hỏi phần khảo sát các nhân tố ảnh hưởng theo thang đo Likert, cần phải khảo sát về thực trạng chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị. Các chuyên gia cũng đồng tình với nhận định các nhân tố thuộc về cam kết của nhà quản lý; Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán; trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; chất lượng dữ liệu kế toán; đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và thủ tục kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Sau quá trình thảo luận nhóm, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức như sau: 410
  7. Cam kết của nhà quản lý Khả năng sử dụng CNTT của NVKT H1 H2 Chất lượng Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán thông tin kế của nhà quản lý H3 toán tại KBNN cấp huyện trên H4 địa bàn tỉnh Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình Bình Thuận ứng dụng kế toán H5 Chất lượng dữ liệu kế toán H6 Đào tạo và bồi dưỡng NVKT H7 Thủ tục KSNB Hình 1. Mô hình nghiên cứu chính thức Nguồn: Tác giả đề xuất 3.2. Nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Mục đích của bước nghiên cứu này là để kiểm định lại mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở trên, và đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các bước sau: Bƣớc 1: Xây dựng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng ngoài phần câu hỏi tham khảo bao gồm 23 biến quan sát đo lường mức độ ảnh hưởng của 7 nhân tố độc lập, 1 nhân tố phụ thuộc gồm 3 biến quan sát. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5). Bƣớc 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 24 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 23 x 5 = 115. Để đáp ứng được cơ mẫu tối thiểu với 115 quan sát, tác giả đã gửi 140 bảng câu hỏi từ tháng 01/2019 đến tháng 4/2019 cho các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bƣớc 3: Thu nhận phản hồi từ phía người khảo sát Kết quả nhận được 136 phiếu khảo sát (tất cả đều được khảo sát trực tiếp), trong đó có 8 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 128 phiếu. Bƣớc 4: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS Dữ liệu thu được từ phiếu sẽ được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS 20.0 và Excel 2013 để xử lý, tiếp theo dữ liệu sẽ được kiểm tra, mã hóa và làm sạch dữ liệu, sau đó tiến hành các bước phân tích cần thiết để kết luận mô hình nghiên cứu. 411
  8. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha) Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Cronbach‘s Số Cronbach Nhân tố Alpha lƣợng ‘s Alpha Nhân tố đơn vị (N) Cam kết của nhà quản lý 0.811 0.752 Chất lượng dữ liệu kế toán Khả năng sử dụng công 0.781 128 0.883 Đào tạo và bồi dưỡng nhân nghệ thông tin của nhân viên kế toán viên kế toán Trình độ quản lý và sự am 0.754 0.883 Thủ tục kiểm soát nội bộ hiểu về kế toán của nhà quản lý Khả năng đáp ứng của phần 0.876 0.874 Chất lượng thông tin kế toán mềm và các trình ứng dụng kế toán Theo số liệu kết quả cho thấy 23 thang đo của 7 biến độc lập và 3 thang đo của biến phụ thuộc đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và hệ số tin cậy Cronbach „s alpha đều lớn hơn 0.7. Vì vậy, tất cả 8 biến nghiên cứu với 26 thang đo đều đáp ứng được độ tin cậy và được đưa vào phân tích ở bước tiếp theo. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 2. Kiểm định KM and Bartlett's Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .680 Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1522.856 Sphericity Df 253 Sig. 0.000 Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000). Đồng thời, hệ số KMO = 0.680 > 0.5 Chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. 412
  9. Bảng 3. Bảng phương sai trích Gía trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tích Nhân Tích lũy Phương lũy Phương tố phương Tổng sai trích phương Tổng sai trích Tổng sai trích % sai trích % % % 1 3.409 14.822 14.822 3.409 14.822 14.822 2.988 12.991 12.991 2 3.293 14.317 29.139 3.293 14.317 29.139 2.633 11.446 24.437 3 2.837 12.336 41.474 2.837 12.336 41.474 2.555 11.110 35.547 4 2.428 10.557 52.031 2.428 10.557 52.031 2.441 10.612 46.160 5 2.230 9.697 61.729 2.230 9.697 61.729 2.262 9.837 55.996 6 1.444 6.277 68.005 1.444 6.277 68.005 2.127 9.249 65.245 7 1.197 5.206 73.211 1.197 5.206 73.211 1.832 7.966 73.211 Từ kết quả số liệu Bảng 3 sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 73.211% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay Varimax, có 7 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 7 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 73.211% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. 413
  10. Kết quả mô hình EFA: Bảng 4. Ma trận xoay Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 KSNB4 .901 KSNB1 .857 KSNB3 .810 KSNB2 .792 KTCN2 .913 KTCN4 .861 KTCN1 .859 KTCN3 .509 DTBD1 .905 DTBD3 .878 DTBD2 .875 KNPM3 .959 KNPM2 .940 KNPM1 .709 CKQL1 .886 CKQL3 .826 CKQL2 .800 TDQL1 .816 TDQL2 .782 TDQL3 .748 CLDL2 .805 CLDL3 .775 CLDL1 .659 Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được gom thành 7 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến đều lớn hơn 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3. Kết quả các nhóm yếu tố được gom lại thành 7 nhóm với 23 biến quan sát, cụ thể như sau: Nhóm 1 (nhân tố Thủ tục KSNB) gồm 4 biến: KSNB1, KSNB2, KSNB3, KSNB4. 414
  11. Nhóm 2 (nhân tố Khả năng sử dụng CNTT của NVKT) gồm 4 biến: KTCN1, KTCN2, KTCN3, KTCN4. Nhóm 3 (nhân tố Đào tạo vào bồi dưỡng NVKT) gồm 3 biến: DTBD1, DTBD2, DTBD3. Nhóm 4 (nhân tố Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán) gồm 3 biến: KNPM1, KNPM2, KNPM3 Nhóm 5 (nhân tố Cam kết của nhà quản lý) gồm 3 biến: CKQL1, CKQL2, CKQL3. Nhóm 6 (nhân tố Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý) gồm 3 biến: TDQL1, TDQL2, TDQL3. Nhóm 7 (nhân tố Chất lượng dữ liệu kế toán) gồm 3 biến: CLDL1, CLDL2, CLDL3. 4.3. Kiểm định hồi quy bội Phương trình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có dạng CL = F (KSNB, KTCN, DTBD, KNPM, CKQL, TDQL, CLDL). Trong đó: CL: Chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Biến độc lập: (1) KSNB: Thủ tục KSNB, (2) KTCN: Khả năng sử dụng CNTT của NVKT, (3) DTBD: Đào tạo và bồi dưỡng NVKT; (4) KNPM: Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán, (5) CKQL: Cam kết của nhà quản lý, (6) TDQL: Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý, (6) CLDL: Chất lượng dữ liệu kế toán. Việc xem xét trong các nhân tố độc lập, nhân tố nào thật sự tác động đến chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ được thực hiện bằng mô hình hồi quy tuyến tính sau: CL = b0 + b1KSNB + b2KTCN + b3DTBD + b4KNPM + b5CKQL + b6TDQL + b7CLDL Bảng 5. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy Hệ số đã Thống kế đa cộng Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến Mô hình B Sai số Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) .220 .266 .825 .411 CKQL .111 .024 .259 4.637 .000 .930 1.075 KTCN .141 .024 .323 5.808 .000 .936 1.068 TDQL .207 .034 .364 6.024 .000 .792 1.262 KNPM .029 .022 .078 1.337 .039 .852 1.174 KSNB .203 .030 .377 6.744 .000 .926 1.080 CLDL .163 .028 .329 5.771 .000 .895 1.118 DTBD .131 .024 .315 5.573 .000 .910 1.099 415
  12. Kết quả từ bảng 5 cho thấy rằng các biến độc lâp CKQL, KTCN, TDQL, KNPM, KSNB, CLDL và DTBD có giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 thể hiện độ tin cậy cao và có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và số Tolerance đếu >0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 4.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến Bảng 6 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.807 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.632. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 63,2%. Điều này cho thấy 63,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc là do tác động của các biến độc lập CKQL, KTCN, TDQL, KNPM, KSNB, CLDL và DTBD. Kiếm định Durbin-Watson = 1.977 trong khoảng 1 < D < 3 nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư. Bảng 6. Mức độ phù hợp của mô hình Change Statistics Adjust R ed R Std. Error R Mod Squar Squar of the Square F Sig. F Durbin- el R e e Estimate Change Change df1 df2 Change Watson 1 .807a .652 .632 .28313 .652 32.109 7 120 .000 1.977 5. KẾT LUẬN & HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 7 nhân tố chính gồm CKQL, KTCN, TDQL, KNPM, KSNB, CLDL và DTBD tác động đến chất lượng tông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước (Kevin Baird & ctg, 2007, 2004, Gosselin, 1997). Các hệ số hồi quy được chuẩn hóa như sau: Bảng 7. Giá trị hệ số beta chuẩn hóa Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ % Thứ tự tác động Cam kết của nhà quản lý 0.259 12.66% 6 Khả năng sử dụng công nghệ 0.323 15.80% 4 thông tin của nhân viên kế toán Trình độ quản lý và sự am hiểu 0.364 17.80% 2 về kế toán của nhà quản lý Khả năng đáp ứng của phần 0.078 3.81% mềm và các trình ứng dụng kế 7 toán Chất lượng dữ liệu kế toán 0.329 16.09% 3 Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên 0.315 15.40% 5 kế toán Thủ tục kiểm soát nội bộ 0.377 18.44% 1 Cộng 2.045 100% 416
  13. Như vậy, theo số liệu của bảng 7 ta thấy, nhân tố Thủ tục KSNB có tác động mạnh nhất và nhân tố Khả năng đáp ứng của phần mềm về các trình ứng dụng kế toán có tác động yếu nhất đến đến chất lượng tông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 5.2. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng thông tin kế toán là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Chất lượng thông tin kế toán của các đơn vụ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, theo đó theo kết quả nghiên cứu của tác giả có 7 nhân tố tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1) KSNB: Thủ tục KSNB, (2) TDQL: Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; (3) CLDL: Chất lượng dữ liệu kế toán; (4) KTCN: Khả năng sử dụng CNTT của NVKT, (5) DTBD: Đào tạo và bồi dưỡng NVKT; (6) CKQL: Cam kết của nhà quản lý và (7) KNPM: Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán. Mặt khác, theo kết quả của bảng 6 ta có tất cả giá trị Sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do vậy các giả thuyết nghiên cứu đưa ra ban đầu đều được chấp nhận. Dựa vào kết quả kiển định mô hình hồi quy về mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị như sau: Đối với thủ tục KSNB. Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng thông tin kế toán của đơn vị. Theo đó, lãnh đạo của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cần quan tâm hơn nữa đến việc phân chia trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị đầy đủ, rõ ràng; xây dựng và phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị về tiêu chuẩn chất lượng thông tin; cần tiến hành chặt chẽ khâu xét duyệt trước khi công bố thông tin cá nhân khách hàng và quy định cách công bố và sử dụng thông tin cá nhân trong toàn đơn vị. Đối với nhà quản lý: cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán của đơn vị, xem đây là công việc cần làm và phải làm nhằm nâng cao uy tín của đơn vị khi công bố thông tin kế toán khi có yêu cầu nhằm mục đích giải trình. Theo đó nhà quản lý cần nâng cao hơn nữa sự am hiểu về lĩnh vực kế toán tài chính, có kiến thức tốt về lĩnh vực quản trị kế toán và sự am hiểu tường tận về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Đối với chất lượng dữ liệu kế toán: Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng thông tin kế toán của đơn vị. Theo đó, các KBNN cấp huyện của tỉnh Bính Thuận cần ban hành những quy định nhằm đảm bảo nội dung dữ liệu được nhập đầy đủ và phù hợp nhu cầu thông tin người sử dụng và đảm bảo dữ liệu được nhập chính xác và kịp thời. Cần nâng cao khẳ năng sử dụng CNTT của NVKT trong đơn vị như nâng cao khả năng hiểu biết và vận hành quy trình sử dụng hệ thống khi có sự thay đổi; NVKT cần hiểu rõ các tiêu chuẩn chất lượng thông tin và am hiểu, thành thạo các phần mềm ứng dụng trong kế toán. Đơn vị luôn yêu cầu nhân viên kế toán phải luôn nâng cao trình độ về kế toán với sự chủ động hỗ trợ việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kế toán và có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng liên tục cán bộ công chức, viên chức và nhà quản lý của các kho bạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [1] Aguayo, R. 1990, Dr Deming: The American Who Taught the Japanese about Quality, Carol Publishing Group, Secaucus, NJ. [2] [2] Anthony, R. S., Reese, J. S. & Herrenstein, J. H. 1994, Accounting Text and Cases, Irwin. 417
  14. [3] [3] Attawell, P. (1992) Technology Diffusion and Organizational Learning: The Case of Business Computing, Organization Science, 3, 1, 1-19. [4] [4] Bailey, J.E. and Pearson, S.W. (1983) Development of a Tool for Measuring and Analyzing Computer User Satisfaction, Management Science, 29, 5, 530-545. [5] [5] Ballou, D. P. & Pazer, H. L. 1982, „The Impact of Inspector Fallibility one the Inspection Policy Serial Production System‟, Management Science, vol. 28, no. 4, pp.387- 399. [6] [6] Ballou, D. P. & Pazer, H. L. 1985, „Modeling Data and Process Quality in Multiinput, Multi- output Information Systems‟, Management Science, vol. 31, no. 2, pp. 150-162. [7] [7] Ballou, D. P. & Pazer, H. L. 1987, Cost/quality Tradeoffs of Control procedures in [8] Information Systems, OMEGA: International Journal of Management Science, vol.15, no. 6, pp. 509-521. [9] [8] Ballou, D. P., Wang, R. Y., Pazer, H. L. & Tayi, K. G. 1993, Modeling Data Manufacturing Systems to Determine Data Product Quality, In Total Data Quality Management Research Program, MIT Sloan School of Management, (No. TDQM-93-09), Cambridge, Mass. [10] [9] Barney, J.B., Wright, P. M., (1998). On becoming a strategic partner: the role of human resources in gaining competitive advantage, Human Resource management, Vol. 37, No. 1, Pp. 31– 46. [11] [10] Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 107/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. [12] [11] DeLone, W. H. and McLean, E. R. (1992) „Information Systems Success: The Quest for the Dependent Variable‟, Information Systems Research, 3(4), pp. 60–95. Doi: 10.1287/isre.3.1.60. [13] [12] DeLone, W. H. and McLean, E. R. (2003) „The DeLone and McLean Model of Information Systems Success : A Ten-Year Update‟, Journal of Management Information Systems, 19(4), pp. 9–30. [14] [13] Fitriati, A. and Mulyani, S. (2015) „Factors That Affect Accounting Information System I and its Implication on Accounting Information Quality‟, Asian Journal of Information Technology, 14(5), pp. 154–161. Doi: 10.3923/ajit.2015.154.161. [15] [14] Karanja, J. G. (2014) „Factors Influencing Implementation of Intergrated Financial Management Information System in Kenya Government Ministries‟, Research Journal of Finance and Accounting, 5(7), pp. 10–18. [16] [15] Nguyễn Bích Liên (2012) Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. [17] [16] Rapina, R. (2015) „The Effect of Organizational Commitment and Organizational Culture on Quality of Accounting Information mediated by Quality of Accounting Information System‟, IJABER, 13(7), pp. 6163–6183. 418
nguon tai.lieu . vn