Xem mẫu

  1. CÁC NGUYÊN TẮC QUỐC TẾ VỀ NUÔI TÔM CÓ TRÁCH NHIỆM Phần 1: Cơ sở và mục đích Giới thiệu Nuôi trồng thủy sản cũng như thương mại các sản phẩm thủy sản nuôi trồng đã có sự phát triển đáng kế trong những năm gần đây. Ngành này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thuỷ sản. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đã đạt tới 55 triệu tấn vào năm 2003, với giá trị tính theo giá đầu bờ là 57 tỷ đô la Mỹ. Các nước đang phát triển chiếm ưu thế trong sản xuất và thương mại các sản phẩm thuỷ sản với trên 80% sản lượng và trên 50% giá trị thương mại quốc tế trong lĩnh vực thuỷ sản. Nuôi trồng thủy sản hiện nay đóng góp đáng kể cho thương mại thủy sản toàn cầu cũng như tiêu dùng trong nước, và lĩnh vực này được dự tính sẽ có sự tăng trưởng lớn do sự chững lại của nguồn cung cấp các thủy sản đánh bắt tự nhiên. Cùng với khối lượng sản xuất, thương mại và tiêu dùng đang ngày càng tăng còn là đòi hỏi ngày càng tăng về tính bền vững, được xã hội chấp nhận và an toàn cho sức khỏe con người cho các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản. Những đòi hỏi này không chỉ đang tác động đến môi trường thương mại quốc tế và gây áp lực khiến các nhà sản xuất phải tập trung vào các phương pháp sản xuất của mình để giải quyết những mối quan ngại trên, mà còn đang đòi hỏi các nước đang sản xuất thủy sản xây dựng và thực thi các chính sách thích hợp và đầy đủ nhằm tạo ra một môi trường có tính định hướng cho hoạt động sản xuất và thương mại có trách nhiệm. Để đạt được các mục tiêu này, Tổ chức Nông lương Thế giới của Liên hợp quốc (FAO) đã đóng vai trò lãnh đạo để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (CoC) nghề cá có trách nhiệm. Nuôi tôm là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Song sự phát triển nhanh chóng này có cái giá của nó. Các môi trường đầm lầy nhạy cảm như các vùng rừng ngập mặn đã bị tàn phá để nhường chỗ cho các vùng nuôi trồng đang ngày càng mở rộng với tốc độ nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng này cũng ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng nguồn tài nguyên đất đai khác, điển hình nhất là tác động đến lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực này bị ảnh hưởng do sự nhiễm mặn của đất. Ô nhiễm môi 1
  2. trường, thường là do số lượng ao đầm nuôi quá dày đặc và quản lý ao nuôi kém gây nên, ảnh hưởng không chỉ nghiêm trọng đến môi trường xung quanh mà còn tạo ra một quá trình tự ô nhiễm dẫn tới việc bỏ hoang những khu vực nuôi trồng lớn. Hệ quả là môi trường ao nuôi suy thoái dẫn tới các vấn đề dịch bệnh ngày càng tăng, khởi đầu cho thất bại trong nuôi trồng thuỷ sản và lượng hoá chất sử dụng ngày càng tăng. Ngư dân trên khắp thể giới đã sử dụng rất nhiều các loại thuốc chữa bệnh thuỷ sản khác nhau và một số trong các chất này đã bị các nước nhập khẩu cấm vì lý do an toàn thực phẩm. Ngoài ra, người tiêu dùng đã được cảnh báo và giá cả sẽ bị hạ thấp xuống nếu như có những lô sản phẩm bị huỷ hoặc từ chối. Do có sự quan tâm lớn trên toàn cầu đối với ngành nuôi tôm và các vấn đề đã phát sinh do phát triển nuôi tôm, một Chương trình Liên kết giữa Ngân hàng Thế giới, Mạng lưới Các trung tâm Nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á - Thái Bình Dương (NACA), Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đã được khởi động vào năm 1999 để phân tích và chia sẻ các kinh nghiệm về các tác động đối với môi trường và xã hội và các quản lý nuôi tôm bền vững. Việc xây dựng chương trình làm việc cho Chương trình Liên kết trên đã nhận được ý kiến đóng góp từ Cuộc họp Tư vấn Kỹ thuật về các chính sách nuôi tôm bền vững của FAO, Bangkok (FAO,1998), Hội thảo tổng kết của Ngân hàng thế giới về nuôi tôm và Môi trường (Ngân hàng Thế giới,1998) và 1 cuộc họp vào tháng 4/1999 về các quy tắc thực hành quản lý nuôi tôm do NACA và WWF tổ chức tại Băng-cốc, Thái Lan. Các hoạt động tư vấn hướng tới xây dựng Các nguyên tắc Quốc tế về Nuôi tôm có Trách nhiệm tiếp nối với sự tham gia của nhiều đối tượng liên quan tại cuộc hội thảo quốc tế do chính phủ Trung Quốc chủ trì với đơn vị đồng tổ chức là FAO và NACA (Bắc Kinh, 15 - 16 tháng 11 năm 2004) và tại Hội nghị Các nước nuôi trồng thuỷ sản (WAS) do Chính phủ In-đô-nê-xi-a tổ chức (Bali, 9-13 tháng 5 năm 2005). Các mục tiêu của chương trình liên kết đã đặt ra là: (a) xây dựng nhận thức tốt hơn về các vấn đề cốt yếu trong nuôi tôm bền vững; (b) khuyến khích tranh luận và bàn bạc xung quanh các vấn đề chính này để đạt đến một sự đồng thuận giữa các đối tượng liên quan; (c) xác định các quy tắc quản lý tốt hơn trong nuôi tôm; (d) đánh giá chi phí dành cho việc áp dụng các chiến lược này cũng như các rào 2
  3. cản có thể có trong quá trình áp dụng; (e) xây dựng khuôn khổ để xem xét và đánh giá các thành công cũng như thất bại để từ đó có thể đưa ra nhưng thông tin cho thảo luận về quản lý tốt hơn trong nuôi tôm bền vững; và (f) xác định các hoạt động phát triển trong tương lai và những hỗ trợ cần thiết đối với việc thực hiện xây dựng một ngành nuôi tôm bền vững hơn (Ngân hàng Thế giới, NACA, WWF và FAO, 2002). Chương trình liên kết đã hỗ trợ cho các nghiên cứu tình huống bổ sung về các khía cạnh khác nhau trong nuôi tôm trên phạm vi địa lý rộng lớn bao quát các nước đang sản xuất tôm tại Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, cũng như các nghiên cứu và đánh giá về tự nhiên toàn cầu. Các nghiên cứu tình huống đã có tài liệu và và đã phân tích kinh nghiệm trên toàn cầu về quản lý nuôi tôm, xác định các vấn đề cốt lõi về mặt môi trường và xã hội, và nêu bật được các thí dụ về các quy tắc thực hành quản lý tốt hơn với khả năng có thể áp dụng được để tăng cường các tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội của nuôi tôm cũng như giảm bớt các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường của nó. Mục đích Kết quả của Chương trình Liên kết, cùng với các hoạt động tư vấn và kinh nghiệm khác, đã được tổng hợp thành Các nguyên tắc Quốc tế về Nuôi tôm có Trách nhiệm. Các nguyên tắc được trình bày ở đây đề cập đến các vấn đề về kỹ thuật, môi trường, xã hội và kinh tế có liên quan tới nuôi tôm và cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và thực thi các quy tắc thực hành của ngành và các chính sách của chính phủ để hướng dẫn bao quát về tính bền vững trong nuôi tôm ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các Nguyên tắc Quốc tế này là hướng dẫn áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử Nghề cá có trách nhiệm của FAO trong nuôi tôm theo Tiểu ban về Nuôi trồng Thuỷ sản thuộc Ban Thuỷ sản của FAO khuyến nghị. FAO đã khuyến nghị rằng Các Nguyên tắc Quốc tế sẽ được xây dựng và phổ biến rộng rãi để hỗ trợ cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, với ưu tiên là cải tiến việc quản lý nuôi tôm. Các nguyên tắc Quốc tế này cung cấp nền tảng để dựa trên đó, các đối tượng liên quan có thể phối hợp với nhau hướng tới việc phát triển bền vững hơn của ngành nuôi tôm. Đối với các chính phủ, các nguyên tắc này cung cấp cơ sở cho 3
  4. các chính sách, quản lý và các khuôn khổ pháp lý. Những khuôn khổ pháp lý này có thể được đổi mới, (hoặc xây dựng nếu chưa có), điều chỉnh, đầu tư và áp dụng để đáp ứng những đặc trưng riêng biệt cũng như những yêu cầu của ngành, nhằm bảo vệ (và tăng cường phát triển) ngành nuôi tôm của quốc gia đó, môi trường, những người sử dụng tài nguyên khác và người tiêu dùng. Thông thường nhất, các luật lệ và hướng dẫn phù hợp với các ngành khác nhưng không áp dụng được trong nuôi trồng thuỷ sản sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với ngành nuôi trồng thuỷ sản. Việc tăng cường sắp xếp các thể chế, năng lực và quan hệ đối tác (các khuôn khổ tư vấn) là hết sức quan trọng nằm bảo đảm sự hợp tác và phối hợp của tất cả các thể chế có liên quan với pháp luật về tài nguyên thiên nhiên, động vật và sức khỏe cộng đồng. Các nguyên tắc Quốc tế này cũng sẽ cung cấp cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn và hệ thống cấp chứng nhận. Các Nguyên tắc Quốc tế được trình bày ở đây cần được bổ sung bằng các tài liệu, các chương trình giáo dục và khuyến ngư khác cũng như các sáng kiến khác để có thể áp dụng nó ở cấp độ đầm nuôi. Phần cuối của tài liệu này đưa ra những thí dụ về trách nhiệm và những lựa chọn khác nhau cho quá trình áp dụng. Phần này cũng đưa ra một số tài liệu hướng dẫn đã có và các tài liệu tham khảo có liên quan khác. Ngoài ra còn có các phụ lục với các thuật ngữ và hướng dẫn về các quy tắc thực hành quản lý tốt hơn. 4
  5. Phần II: Các nguyên tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này. Lý do: Từ kinh nghiệm thực tế trên thế giới, rõ ràng là địa điểm các trại nuôi tôm không phù hợp và không được qui hoạch đã gây ra những thất bại trong sản xuất, suy thoái môi trường, các tranh chấp về quyền sử dụng đất và bất công trong xã hội. Như vậy, trong quá trình xây dựng các trại tôm, bắt buộc phải có sự cân nhắc kỹ càng về môi trường, các nơi cư trú chủ yếu, những hoạt động sử dụng đất khác xung quanh, và tính bền vững của chính hoạt động nuôi tôm. Các tiêu chí cụ thể: • Xây dựng các trại tôm mới cao hơn khu vực bãi triều • Đảm bảo về tổng diện tích rừng ngập mặn hoặc các khu cư trú ngập nước nhạy cảm khác không giảm đi • Không đặt trại nuôi tôm ở trên cát hoặc những nơi mà sự rò rỉ hoặc việc thải nước mặn có thể ảnh hưởng xấu đến đất nông nghiệp và các nguồn cung cấp nước ngọt • Không đặt trại nuôi mới ở những vùng đã đạt tới giới hạn năng lực chứa • Duy trì các vùng đệm và hành lang cư trú giữa các trại nuôi với những người sử dụng và khu vực cư trú khác • Địa điểm đặt trại nên tuân theo luật sử dụng đất đai và quy hoạch khác đồng thời tuân theo các quy hoạch quản lý vùng ven biển 5
  6. • Cải thiện các trại tôm đã có ở khu vực bãi triều và các vùng rừng ngập mặn thông qua việc khôi phục rừng ngập mặn, bỏ đi các đầm kém hiệu quả và nâng các vùng đầm nuôi còn lại lên trên khu vực bãi triều. Nguyên tắc II - Thiết kế và xây dựng đầm nuôi tôm theo cách thức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đối với môi trường Lý do: Do số lượng và quy mô ngày càng tăng của hoạt động nuôi tôm trong những năm gần đây, khi xây dựng các trại nuôi tôm mới, nên sử dụng những kỹ thuật thiết kế và xây dựng phù hợp. Nên tận dụng các lợi thế về công nghệ tiên tiến trong thiết kế và xây dựng ao đầm. Những ao đầm này không chỉ tính đến những đòi hỏi của tôm nuôi và việc quản lý ao đầm đó mà còn hoà nhập đầm nuôi vào môi trường địa phương đồng thời gây ra những xáo trộn ở mức nhỏ nhất có thể đối với các hệ sinh thái xung quanh. Các tiêu chí cụ thể: • Kết hợp các vùng đệm và các kỹ thuật, kỹ năng xây dựng nhằm giảm thiểu sự xói mòn và nhiễm mặn trong quá trình xây dựng và vận hành. • Giảm thiểu việc đào xới tầng đất nhiễm phèn trong quá trình xây dựng và hoạt động • Bảo tồn đa dạng sinh học và khuyến khích việc tái thiết lập những nơi cư trú trong quá trình thiết kế ao • Giảm thiểu việc gây suy thoái đất như việc mặt bằng đất đai không được sử dụng hoặc các hố đất tạm thời • Thiết kế đập, mương và cơ sở hạ tầng theo cách thức không gây ảnh hưởng bất lợi về thuỷ văn học • Cống tháo nước và cống cấp nước cần được xây dựng riêng rẽ để làm giảm tình trạng tự gây ô nhiễm và duy trì đa dạng sinh học. 6
  7. Nguyên tắc 3- Giảm thiểu tác động của nước sử dụng trong nuôi tôm đối với nguồn nước Lý do: Giảm thiểu việc sử dụng nước là một phần thiết yếu của mô hình nuôi tôm hiện đại có trách nhiệm với môi trường. Giảm thay nước mang lại lợi ích cho người nuôi thông qua việc giảm chi phí bơm nước và giảm nguy cơ đưa chất độc, dịch bệnh, vật mang bệnh hoặc các loài cạnh tranh vào đầm nuôi. Nó cũng mang lại lợi ích cho môi trường nhờ giảm thải chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ từ đầm nuôi và giảm việc sử dụng các nguồn nước ngọt quý giá. Những cải tiến gần đây đã cho thấy các quy trình quản lý phù hợp có thể làm giảm bớt yêu cầu thay nước, thậm chí ngay cả trong những hệ thống nuôi thâm canh cao mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tôm. Điều này cũng mang lại lợi ích cho tất cả các bên và cần được khuyến khích ở mọi cấp. Các tiêu chí cụ thể: • Không sử dụng nước ngọt ngầm để kiểm soát độ mặn • Sử dụng nước có hiệu quả thông qua việc giảm thiểu lượng nước lấy vào đầm nuôi. • Giảm thiểu việc thải nước và chất thải của đầm nuôi ra môi trường • Hướng tới việc thải nước với hàm lượng chất dinh dưỡng và chất hữu cơ thấp hơn ra hệ sinh thái so với hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước lấy vào đầm nuôi. • Đưa ao chứa và ao lắng vào trong thiết kế cống lấy nước vào và cống thải nước ra. • Quản lý chất lượng nước để duy trì các điều kiện chất lượng nước thích hợp trong ao nuôi • Tuân theo luật và hướng dẫn của nhà nước về sử dụng nước và nước thải Nguyên tắc 4 - Ở những nơi có thể, sử dụng các nguồn tôm bố mẹ và tôm giống sạch bệnh/ hoặc kháng bệnh đã được chọn lọc và thuần hoá để tăng cường an 7
  8. toàn sinh học, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng năng suất đồng thời giảm được nhu cầu về con giống tự nhiên Lý do: Những xu hướng gần đây trong nuôi tôm đã cho thấy sự thay đổi hướng tới sử dụng các nguồn giống động vật cải thiện về gen đã được thuần hoá, theo mô hình nông nghiệp hiện tại.Việc loại bỏ nhu cầu tôm bố mẹ và/ hoặc tôm giống đánh bắt từ tự nhiên đã cho phép ngành này xây dựng thành công những chương trình cải thiện nguồn giống tôm cả về đặc điểm sinh sản và sản lượng. Nó cũng dẫn đến phát triển được các giống sạch bệnh và kháng bệnh cho một số loài. Đồng thời, những phát triển này đã dẫn tới việc nhu cầu về giống đánh bắt trong tự nhiên giảm và do đó, những tổn thất từ việc đánh bắt những loài mắc lưới không mong muốn và những thiệt hại về nơi cư trú có liên quan đến việc đánh bắt này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc cần làm để đạt được các tiến bộ như thế này ở tất cả các loài hiện đang được nuôi trồng, và những vấn đề có liên quan đến việc vận chuyển qua biên giới các loài phi bản địa đã đưa tới những đe doạ mới về lây lan dịch bệnh và làm giảm tính đa đạng sinh học. Những vấn đề này cũng phải được giải quyết. Các tiêu chí cụ thể: - Tránh các tác động tiêu cực tiềm tàng đối với đa dạng sinh học của địa phương - Ưu tiên giống địa phương, bản địa - Tránh sử dụng tôm giống đánh bắt ngoài tự nhiên - Thực hiện các biện pháp cách ly tại ao và an toàn sinh học để giảm tỷ lệ dịch bệnh - Sử dụng nguồn giống đã được thuần hoá ở những nơi có thể sử dụng - Thả con giống có chất lượng tốt để tăng cơ hội vụ nuôi thành công - Tuân theo các tiêu chí của quốc gia, khu vực và quốc tế về di chuyển và cách ly động vật. 8
  9. Nguyên tắc 5: Sử dụng thức ăn và các quy tắc thực hành quản lý thức ăn để sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có, tăng cường khả năng tăng trưởng hiệu quả của tôm, giảm thiểu việc tạo và thải ra các chất dinh dưỡng Lý do: Kiểm soát và định lượng các loại thức ăn cũng như cho ăn trong nuôi tôm hiện đại là hết sức quan trọng trong việc duy trì một ngành nuôi tôm có hiệu quả về chi phí và an toàn về môi trường. Điều này do rất nhiều yếu tố bao gồm: Các loại thức ăn và việc sử dụng thức ăn chiếm đến 50-60% chi phí vận hành trong nuôi thâm canh và bán thâm canh. Thức ăn thừa (không ăn được và không chuyển hoá được) từ các trại tôm cũng là nhân tố chính góp phần thải ra chất dinh dưỡng và chất hữu cơ dẫn tới việc môi trường bị phì dưỡng hoá. Người ta cũng ngày càng lo ngại hơn về việc sử dụng phí phạm nguồn tài nguyên bột cá đang ngày càng trở nên khan hiếm làm thức ăn cho tôm. Điều này đồng nghĩa với những mất mát về nguồn prô-tê-in và những tổn thất đi kèm với nó do việc đánh bắt những loài không mong muốn của ngành sản xuất bột cá. Do vậy,trong nỗ lực nhằm tối ưu hoá việc sử dụng thức ăn trong nuôi tôm, việc xây dựng chế độ ăn hiệu quả về chi phí, chất lượng cao, ít gây ô nhiễm và quản lý hợp lý chế độ cho ăn rất quan trọng. Các tiêu chí cụ thể: - Sử dụng thức ăn chế biến theo công thức có chất lượng tốt, chứa ít bột cá và hàm lượng prô-tê-in thấp hơn - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên - Giảm thiểu thức ăn thừa Nguyên tắc 6: Các kế hoạch quản lý sức khoẻ cần được áp dụng nhằm giảm stress, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh tác động đến cả loài tự nhiên và loài nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm. Lý do: để duy trì sức khoẻ của đàn tôm trong khi nuôi cần tập trung vào việc duy trì một môi trường lành mạnh trong các đầm nuôi trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ nuôi nhằm phòng ngừa dịch bệnh trong các ao trước khi chúng xảy ra và giảm khả năng lây lan dịch bệnh ra các ao bên ngoài. Cố 9
  10. gắng giảm việc đưa dịch bệnh vào đầm nuôi thông qua việc sử dụng các giống sạch bệnh, chuẩn bị ao đầm kỹ trước khi thả giống, duy trì các điều kiện môi trường tối ưu thông qua việc quản lý mật độ thả giống, sục khí, cho ăn, thay nước và kiểm soát tảo nở hoa, v.v.., thường xuyên giám sát và ghi chép tình trạng sức khoẻ tôm để phát hiện bất cứ diễn biến nào, duy trì an toàn sinh học trong cách ly và xử lý ao bị bệnh đều là những yếu tố hết sức quan trọng trong mọi kế hoạch quản lý sức khoẻ. Các tiêu chí cụ thể: - Thực hiện các quy tắc quản lý sức khoẻ nhằm mục tiêu giảm stress và tập trung vào phòng bệnh hơn chữa bệnh - Duy trì an toàn sinh học và giảm thiểu việc lây lan dịch bệnh giữa tôm bố mẹ, trại giống và vật nuôi - Thực hiện các chiến lược quản lý để tránh lây lan dịch bệnh tôm trong trại và từ trại ra ngoài - Nâng cao khả năng kiểm soát về sức khoẻ và dịch bệnh trong nông dân và các tổ chức hỗ trợ - Bảo đảm việc sử dụng thuốc thú ý hợp lý và có trách nhiệm và giảm thiểu việc (chỉ) sử dụng các kháng sinh được phép sử dụng. Nguyên tắc 7: Bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng các sản phẩm tôm trong khi giảm bớt các nguy cơ từ sử dụng kháng sinh đối với hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Lý do: Người ta ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm đối với các loại thực phẩm tiêu dùng trên thị trường thế giới. Những mối quan ngại này không chỉ bao gồm đảm bảo thực phẩm dành cho tiêu dùng của con người không có những chất hoá học có hại hoặc không mong muốn với hàm lượng dư thừa, mà còn là việc các công nhân sản xuất các thực phẩm này và môi trường xung quanh cơ sở sản xuất được bảo vệ khỏi những tác động tiêu cực từ việc sử dụng các loại hoá chất trên. Ngày càng có nhiều lời kêu gọi về truy xuất nguồn gốc tổng thể đối với các sản phẩm thực phẩm. Điều này cũng đang tác động đến 10
  11. ngành sản xuất thực phẩm vì người tiêu dùng có thể được đảm bảo rằng các sản phẩm đã được sản xuất ra không sử dụng các công nghệ chuyển đổi gien, không thêm các chất hóa học hoặc chất phụ gia không mong muốn hoặc có hại, và tất cả các môi trường và hệ sinh thái chịu tác động của các cơ sở sản xuất không bị tổn thương về mọi mặt. Các tiêu chí cụ thể: - Hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc và hoá chất bị cấm - Sử dụng hợp lý thuốc thú y và hoá chất được phép sử dụng - Đào tạo công nhân đầm nuôi về cách bảo quản và sử dụng các loại thuốc và hoá chất - Áp dụng quản lý chất lượng đối với các sản phẩm lành và sạch - Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm thành phẩm một cách vệ sinh Nguyên tắc 8: Xây dựng và vận hành các trại nuôi một cách có trách nhiệm xã hội, có nghĩa là có lợi cho trại nuôi, cộng đồng địa phương và quốc gia và đóng góp một cách có hiệu quả vào phát triển nông thôn, đặc biệt là giảm nghèo ở các vùng ven biển và đồng thời không làm tổn hại đến môi trường. Lý do: Người ta ngày càng đòi hỏi cao về các sản phẩm không chỉ thân thiện với môi trường (đã được sản xuất thông qua việc áp dụng các quy tắc thực hành bền vững với môi trường) mà những người tham gia sản xuất còn phải được đối xử công bằng và những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó phải là một thành phần được tôn trọng và năng động trong xã hội. Trách nhiệm của một xã hội văn minh là các lợi ích xuất phát từ nuôi tôm phải được chia sẻ một cách công bằng. Các tiêu chí cụ thể: - Giảm thiểu các xung đột xuất phát từ hoạt động xây dựng và vận hành trại nuôi với các cộng đồng dân cư địa phương cũng như bảo đảm được rằng dự án mang lại lợi ích cho nhiều phía. - Bảo đảm các lợi ích về nuôi tôm đến với cộng đồng rộng lớn hơn 11
  12. - Bảo đảm phúc lợi của công nhân - Giảm thiểu các nguy cơ cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ - Đào tạo ngư dân và công nhân về các quy tắc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm và bảo quản sử dụng thuốc và hoá chất an toàn - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả 12
  13. Phần III: Thực hiện Các nguyên tắc Quốc tế về Nuôi tôm có Trách nhiệm trình bày một bộ các nguyên tắc có thể sử dụng cho ngành, các quốc gia và những đối tượng liên quan khác để tăng cường và hỗ trợ phát triển nuôi tôm có trách nhiệm hơn. Trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc này gắn với rất nhiều đối tượng liên quan khác nhau. 1. Vai trò của Khu vực Tư nhân Thực hiện Các nguyên tắc Quốc tế là trách nhiệm chính của khu vực tư nhân Quá trình thực hiện các nguyên tắc trên cần được hỗ trợ thông qua việc thông tin thường xuyên trong nội bộ khu vực tư nhân và giữa khu vực này với các đối tượng có liên quan khác. Khu vực tư nhân không phải chỉ tuân theo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chính sách mà còn tham dự vào việc xây dựng các luật lệ và chính sách đó. Đầu tư của nhà nước và khu vực tư nhân là hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các công nghệ tiên tiến và phù hợp nhằm cải thiện môi trường. Đầu tư của khu vực tư nhân trong việc phát triển công nghệ cần được hỗ trợ từ các nguồn đầu tư của chính phủ, đặc biệt trong những lĩnh vực như: xây dựng năng lực, xây dựng thể chế, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giám sát và kiểm soát dịch bệnh và các vấn đề về chất lượng nước và các sáng kiến để tăng cường sự phát triển có trách nhiệm về mặt môi trường. Cả nhà nước và khu vực tư nhân nên phối hợp với nhau trong các nghiên cứu tổng thể, các nỗ lực phát triển và mở rộng. Các nỗ lực này nhằm liên kết việc nghiên cứu với các nhu cầu của ngành và cải thiện môi trường. 2. Vai trò của chính phủ Trách nhiệm của chính phủ nhằm hỗ trợ việc thực hiện các nguyên tắc trên bao gồm những điểm chủ yếu sau: 13
  14. - Xây dựng khung pháp lý Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển tổng hợp có tính đến cả những mục tiêu kinh tế - xã hội và yêu cầu môi trường bền vững Các quốc gia cần xây dựng và thường xuyên cập nhật các chiến lược và quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển quốc gia nhằm tăng cường phát triển bền vững về sinh thái, chia sẻ lợi ích công bằng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà ngành nuôi trồng thuỷ sản và những hoạt động ven biển khác cùng chia sẻ. Các kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản quốc gia cần xác định vị trí phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển, phát triển việc nuôi trồng đó như thế nào, mật độ, thời gian và các nguồn tài nguyên đòi hỏi. Cần cân nhắc các hệ quả tiêu cực có thể của sự phát triển đó và các kế hoạch để giảm thiểu những vấn đề tiêu cực trên. Các chính sách nuôi trồng thuỷ sản ven biển nên là cơ sở và cho phép có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, ngành và các cộng đồng địa phương. - Các khung pháp lý và quản lý cần được xây dựng và/ hoặc thực thi để tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển bền vững. Để hỗ trợ cho các chính sách đã được xác định, các quốc gia cần xây dựng các bước thực hiện về mặt pháp lý có hiệu lực và xây dựng các khung quản lý phù hợp. Các chính phủ cần bao quát việc quy hoạch và cho phép các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thông qua các cơ chế như giấy phép hoặc chứng chỉ, các đánh giá về tác động môi trường, và thông qua việc cung cấp đầy đủ các hướng dẫn cho ngành. Nên tận dụng các công cụ quản lý và quy hoạch và các công cụ kinh tế khác nhau để khuyến khích ngành này có các lựa chọn khác nhau nhằm tăng cường việc sử dụng có hiệu suất và bền vững các nguồn lực, thân thiện với môi trường và công bằng xã hội. Việc tham khảo ý kiến những người có liên quan cũng rất quan trọng để bảo đảm rằng những người có liên quan đều hiểu được những điều khoản định xây dựng và đều có vai trò trong việc thực thi và kiểm soát, qua đó, tạo điều kiện cho việc thi hành. 14
  15. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển nên nằm trong khuôn khổ quản lý tổng hợp và quản lý vùng lưu vực rộng hơn Việc đưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển vào quy hoạch và quản lý cùng các ngành ven biển chủ yếu khác (thí dụ như du lịch, thuỷ sản, nhà ở, nông nghiệp) cũng như phát triển nông thôn là cần thiết để đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản nằm trong khả năng của địa phương hoặc khu vực và giảm thiểu được những xung đột với những người sử dụng khác. Những cách tiếp cận như ICZM và quản lý lưu vực sông tổng hợp đưa ra một khuôn khổ cho sự hoà nhập này đồng thời tăng cường nhận thức về nuôi trồng thuỷ sản như một phần không thể tách rời của quản lý ven biển - có tác động đến toàn bộ môi trường ven biển và không thể diễn ra một cách tách biệt. Các nhà nước nên xây dựng các quy trình đánh giá tác động môi trường (EIA) dành riêng cho nuôi trồng thuỷ sản ven biển ở các cấp độ thích hợp Đánh giá tác động môi trường ở cấp độ dự án và chiến lược cho phép đưa ra được các cân nhắc tổng thể về môi trường, xã hội, kỹ thuật và kinh tế vào trong quá trình quy hoạch và ra quyết định về phân phối đất đai, nước và các tài nguyên tự nhiên khác và hoạt động của các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản. Các quy trình EIA ở cấp độ dự án đòi hỏi phải có sự bàn bạc trước giữa những người đề xuất dự án, các cơ quan điều tiết và các đối tượng có liên quan và cho phép đánh giá các địa điểm, thiết kế, phương pháp quản lý khác nhau trước khi các nguồn tài nguyên đó được đưa vào sử dụng. Đánh giá về môi trường ở cấp độ ngành hoặc chiến lược là cần thiết trong quản lý tác động luỹ tích của các trại giống nhỏ. Thành phần trung tâm của EIA là kế hoạch quản lý môi trường (EMP) xác định tác động của các phương pháp làm giảm bớt ảnh hưởng luỹ tích trên sẽ được áp dụng trong quá trình xây dựng và vận hành, và kế hoạch giám sát. Nên áp dụng khoanh vùng đất đai sử dụng để cung cấp một cơ chế hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc thay thế tự nhiên hoặc xuống cấp các nơi cư trú vùng ven biển cũng như những xung đột về mặt kinh tế -xã hội phát sinh từ việc phát triển ở địa điểm không phù hợp. 15
  16. Nơi diễn ra các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển cần phải tính đến tính bền vững của các chức năng sinh thái, khả năng của môi trường cũng như cân nhắc các vấn đề kỹ thuật, quản lý và xã hội. Những tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đến các nơi cư trú ven biển và các nguồn tài nguyên, sự lây lan của dịch bệnh và tác động của các chất thải của trại nuôi (các chất dinh dưỡng, chất thải rắn và hoá chất) có thể được giảm thiểu và sản lượng của trại nuôi sẽ tăng lên nếu lựa chọn địa điểm phù hợp. Việc khoanh vùng đất đai hướng tới duy trì những chức năng chính của môi trường địa phương có thể cho phép sử dụng đất đa mục đích để dung hoà được những hoạt động và yêu cầu mang tính cạnh tranh nhau và giảm được những tác động luỹ tích. Nên áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến trong quá trình thiết kế, xây dựng và giai đoạn vận hành để giảm bớt các tác động đối với môi trường Nên áp dụng các quy tắc quy hoạch và quản lý trong thiết kế, xây dựng và các giai đoạn vận hành nhằm làm tăng đáng kể tính thân thiện với môi trường và giúp đạt được sự cân bằng giữa sản lượng cao và môi trường được bảo toàn. Nên đặc biệt chứ trọng đến việc thay thế tự nhiên, việc duy trì rừng ngập mặn đang có, chống nhiễm mặn đất, sử dụng những hệ thống quản lý nước và chất thải có hiệu suất, tuân theo các tiêu chuẩn về chất thải, giảm thiểu mức hoá chất, chất dinh dưỡng và chất cặn bã không mong muốn và phòng tránh việc đưa các loài hoặc các gen phi bản địa vào. Kế hoạch phát triển môi trường (EMP) được xây dựng trong khuôn khổ của EIA cũng cần phải được tôn trọng triệt để. - Tăng cường các năng lực thể chế Nên tăng cường năng lực xây dựng và thực thi chính sách và các điều khoản luật pháp. Tất nhiên nâng cao năng lực giám sát của chính phủ trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản là cần thiết song việc tăng cường năng lực thể chế hướng tới cả hai đối tượng là khu vực công cộng và khu vực tư nhân cũng là việc cốt yếu. Cần tăng cường năng lực về cả giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và phát 16
  17. triển công nghệ, quy hoạch (thí dụ EIA, khoanh vùng đất đai sử dụng), phổ biến và thực thi. Những cơ chế chia sẻ thông tin về các chính sách, thể chế và các quy tắc thực hành tốt nhất cần phải được xây dựng và/ hoặc thực thi để đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn tài chính, nhân lực và thông tin. - Xây dựng hệ thống thực hiện Nên khuyến khích các chương trình giám sát lâu dài ở cấp đầm nuôi và cấp quốc gia. Cần có hàng loạt các hoạt động giám sát để cung cấp các thông tin phục vụ kiểm soát và cải thiện hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển, các biện pháp giảm nhẹ tác động đối với môi trường áp dụng ở cấp đầm nuôi và chính sách quốc gia nói chung. Các hoạt động này bao gồm giám sát tình hình sức khoẻ và dịch bệnh của nguồn giống ở mọi giai đoạn trong chu kỳ nuôi (và tuân theo các quy định của OIE nếu có thể), chất lượng nước trong ao và nước thải từ ao ra, mọi dư lượng hoá chất, thuốc kháng sinh hoặc mầm bệnh trong tôm thu hoạch để đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về thực phẩm thuỷ sản quốc tế, và tất cả các đầu vào khác sử dụng tại đầm nuôi để đảm bảo việc sử dụng các thành phần và nguồn cung cấp phù hợp và được phép. Một kế hoạch giám sát thiết thực và có hiệu quả là một phần không thể thiếu của các quy trình vận hành và sẽ cho phép việc giám sát những kết quả đã được xác định trước đó và xử lý các chỉ báo. Cũng nên giám sát cả các đối tượng sử dụng tài nguyên ven biển khác thông qua kế hoạch này. Việc xác định trước rằng sẽ cần có điều chỉnh cho phù hợp hơn trong quản lý (trong trường hợp có sự sai lệch lớn so với các mức dự đoán ban đầu), các thủ tục báo cáo và đánh giá cũng không kém phần quan trọng. Sự tham gia của tất cả các đối tượng liên quan trong chương trình giám sát đó sẽ khuyến khích và đảm bảo cho việc chia sẻ trách nhiệm để đạt được các mục tiêu của kế hoạch giám sát. Các trại nuôi nên được đăng ký và cấp chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để khuyến khích việc áp dụng các quy tắc thực hành quản lý tốt nhất, truy xuất nguồn gốc và vận hành trại giống theo cách thức thân thiện với môi trường. 17
  18. Việc đăng ký và cấp chứng chỉ các đơn vị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng đòi hỏi tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế để duy trì quản lý chất lượng đối với sản xuất, khuyến khích các quy tắc thực hành quản lý tốt nhất, bảo đảm được việc truy xuất nguồn gốc và khuyến khích quá trình vận hành tương thích với môi trường. Nên tận dụng lợi thế về các sáng kiến cấp chứng chỉ đã có ở nhiều cấp nhằm hướng tới việc kiểm soát và giám sát việc xây dựng các đầm nuôi tôm bền vững. Các đầm nuôi tôm này lại có thể sản xuất ra một cách có hiệu quả và đều đặn các sản phẩm có chất lượng cao để bán trên thị trường nội địa và quốc tế. Vai trò của hợp tác khu vực và quốc tế Nên khuyến khích sự hợp tác ngày càng được tăng cường trong khu vực và giữa các khu vực với nhau nhằm góp phần đạt tới sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển bền vững Các tổ chức khu vực và liên khu vực khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản và các tổ chức về bảo vệ môi trường biển và ven biển đưa ra những cơ hội nhằm tăng cường tính thân thiện với môi trường của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Những tổ chức này cần phải ưu tiên cho việc chuyển giao và áp dụng những đổi mới công nghệ, xây dựng năng lực – bao gồm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, xây dựng các hướng dẫn “thực hành quản lý tốt nhất” và quy tắc ứng xử và tạo điều kiện cho quá trình hợp tác ở cấp khu vực và toàn cầu. 18
  19. Các phụ lục Phụ lục A: Tài liệu tham khảo - FAO 1998. Report of the Bangkok FAO Technical Consultation on Policies for Sustainable Shrimp Culture. Bangkok, Thailand, 8-11 December 1997. FAO Fisheries Report No. 572. Rome. 31p. • World Bank. 1998. Report on Shrimp Farming and the Environment – Can Shrimp Farming be Undertaken Sustainability? A Discussion Paper designed to assist in the development of Sustainable Shrimp Aquaculture. • World Bank, NACA, WWF and FAO. 2002. Shrimp Farming and the Environment. A World Bank, NACA, WWF and FAO Consortium Program “To analyze and share experiences on the better management of shrimp aquaculture in coastal areas”. Synthesis report. Work in Progress for Public Discussion. Published by the Consortium. 126 pages (available at www.enaca.org/shrimp). Phụ lục B: Các thuật ngữ Thuật ngữ Thí dụ/ tham khảo Principles: Các nguyên tắc/ các quy Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct) phạm (CoC), Bộ Quy tắc thực hành (Code of Practice (CoP) được liệt kê dưới đây Cơ sở lý thuyết cho việc sản xuất ra sản phẩm, nhằm mục tiêu hướng người sản xuất đến hoạt động sản xuất bền vững. Các nguyên tắc/quy phạm tạo thành nền tảng cho các tiêu chí hay tiêu chuẩn cụ thể hơn. Code of Conduct (CoC): Bộ Quy tắc - The FAO Code of Conduct for ứng xử Responsible Fisheries (CCRF) (www.fao.org/fi) thường là một “tài liệu khung vòm” 19
  20. bao gồm một bộ các nguyên tắc/quy - Federation of European phạm và các tiêu chí có thể dược sử Aquaculture Producers (FEAP) dụng làm cơ sở cho việc cấp chứng chỉ (http://www.feap.org/) - Australian aquaculture Code of Conduct (http://www.pir.sa.gov.au/pages/aq uaculture/farm_practice/code_of_co nduct.pdf) - Thailand Code of Conduct for shrimp farming: (www.thaiqualityshrimp.com) - Bangladesh Codes of Conduct for shrimp (http://www.enaca.org/modules/my downloads/viewc at.php?cid=101) Code of Practice (CoP): Bộ Quy tắc Global Aquaculture Alliance "Codes of thực hành Practice for Responsible Shrimp Farming." Thường là các tài liệu “cấp thấp hơn” cung cấp hướng dẫn về quản lý hoặc www.gaalliance.org. các quy tắc thực hành áp dụng trong thực hiện các nguyên tắc/quy phạm của - ICES Code of Practice on the Bộ Quy tắc ứng xử Introductions and Transfers of Aquatic Organisms http://www.ices.dk/reports/general/200 3/Codemarineintroductions2003.pdf - Malaysia has developed codes of practice for shrimp http://agrolink.moa.my/dof/Utama/spla m/sijil_ladang_bi.htm#Farm - Codes of Practice and guidance for 20
nguon tai.lieu . vn