Xem mẫu

  1. Khoa Ngữ văn, Trƣờng CÁC NĂNG LỰC Đại học Sƣ phạm Hà Nội ĐẶC THÙ CỦA GIÁO Email: VIÊN NGỮ VĂN PHỔ huongppsp@yahoo.com THÔNG PGS.TS. PHẠM THỊ THU HƢƠNG TÓM TẮT Từ một số cơ sở và những tham khảo quốc tế ban đầu, bài viết xác định 3 năng lực đặc thù của ngƣời giáo viên ngữ văn gồm: năng lực ngữ văn; năng lực vận dụng hiệu quả các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật,… dạy học ngữ văn và năng lực sáng tạo. Hƣớng tới đào tạo giáo viên theo năng lực, bài viết đề xuất một số yêu cầu để nâng cao hiệu quả giảng dạy phƣơng pháp và nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên. Từ khóa: năng lực đặc thù, đào tạo, giáo viên Ngữ văn ABSTRACT The Typical Competences of Literature Teachers in High Schools Based on some database and original international references, this article defines 3 typical competences of literature teacher including literary competence; competence in applying strategies, measures, and methods, etc effectively in teaching literature and competence in creativity. To approach to train teachers according to competences, this article proposes some requirements to enhance the effect of teaching methods and pedagogical skills for students. Key words: typical competence, training, literature teachers Giáo viên đƣợc đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nhà trƣờng. Hƣớng tới sự thay đổi của chƣơng trình và SGK sau năm 2015, ngƣời thầy giáo cần đƣợc chuẩn bị những năng lực nào để đảm nhiệm hiệu quả công việc “trồng ngƣời”? Bài viết này sẽ chỉ tập trung vào một nội dung nhỏ của câu hỏi bao quát ấy – tìm hiểu năng lực đặc thù của ngƣời giáo viên Ngữ văn phổ thông, qua đó đặt vấn đề về yêu cầu đào tạo đối với sinh viên ngành sƣ phạm. 791
  2. 1. Một số cơ sở xác định năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn 1.1. Quan niệm về năng lực, năng lực đặc thù và định hướng phát triển năng lực người học Năng lực đƣợc hiểu là “những kiến thức, kĩ năng và các giá trị đƣợc phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Thói quen tƣ duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một ngƣời trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản” (Theo Đỗ Ngọc Thống) [5]. Quan niệm về năng lực nhƣ vậy có phạm vi rộng hơn khả năng mặc dù để “đo” năng lực thế nào cũng gắn với khả năng hoàn thành đƣợc một vấn đề, nhiệm vụ nào đó đặt ra từ thực tiễn. Ngƣời có năng lực ngoài khả năng biết làm, biết vận dụng những tri thức, kĩ năng mình học đƣợc vào cuộc sống, còn có tiềm năng tự phát triển để thích ứng và đi xa hơn nữa từ điểm tựa ban đầu. Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo tiếp cận theo định hƣớng phát triển năng lực thƣờng đề cập đến hai loại năng lực chính: những năng lực chung, năng lực cốt lõi, xuyên chƣơng trình và năng lực chuyên biệt, năng lực đặc thù. Gắn với việc đào tạo giáo viên, năng lực chung đƣợc hiểu là những năng lực nền tảng mà bất cứ một ngƣời làm nghề sƣ phạm nào cũng phải đƣợc hình thành và phát triển, dù họ đảm nhiệm công việc giảng dạy cụ thể nào ở nhà trƣờng phổ thông. Có thể kể đến một số những năng lực cốt lõi nhƣ vậy, chẳng hạn, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học, năng lực giáo dục học sinh, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, tự nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp, năng lực hợp tác với đồng nghiệp cùng các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,… Là ngƣời giảng dạy và giáo dục ở phổ thông, giáo viên Ngữ văn cũng cần đƣợc hình thành, phát triển hệ thống các năng lực chung nhƣ ngƣời thầy giáo đảm nhiệm các môn học khác. Tuy vậy lĩnh vực đào tạo và giáo dục quy định những thế mạnh riêng cũng nhƣ các yêu cầu nhất thiết phải đƣợc nhấn mạnh nhƣ là các năng lực đặc thù cần tập trung phát triển. Năng lực đặc thù, do vậy, là năng lực chuyên biệt đƣợc hình thành và phát triển gắn với một lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể nào đó cần phải đƣợc đầu tƣ bồi dƣỡng nhƣ là một điểm nhấn trong đào tạo nghề nghiệp dựa trên nền tảng là các năng lực chung. Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo nƣớc nhà theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học là một trong những nội dung quan trọng mới đây đã chính thức đƣợc thông qua gắn với nghị quyết 29 của BCH TW Đảng. Từ việc đánh giá lại những điều đã làm đƣợc và những bất cập của nền giáo dục quốc gia, từ những phân tích, đánh giá về kinh nghiệm phát triển giáo dục của thế giới, gắn với bối cảnh thực tiễn đất nƣớc, 792
  3. phát triển năng lực ngƣời học đƣợc xem là định hƣớng lí luận cốt lõi để từ đó vạch rõ mục tiêu, xác định chuẩn đầu ra, xây dựng nội dung, tổ chức môn học và các hoạt động giáo dục, vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,… Hệ thống các năng lực mà ngƣời học cần đạt đƣợc qua chƣơng trình đào tạo phổ thông hiện vẫn còn là vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ. Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà khoa học đều quan tâm đến 3 nhóm năng lực chính sau đây: nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân nhƣ năng lực tự học, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân, tƣ duy phê phán, sáng tạo và giải quyết vấn đề; nhóm năng lực về quan hệ xã hội nhƣ giao tiếp, hợp tác; nhóm năng lực công cụ nhƣ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. Định hƣớng phát triển năng lực nhƣ trên đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong việc xác định mục tiêu các môn học ở nhà trƣờng phổ thông, trong đó có bộ môn Ngữ văn. 1.2. Đặc trưng và mục tiêu môn học Ngữ văn trong nhà trường Ngữ văn trong nhà trƣờng là một môn học đặc biệt bởi thuộc tính “kép” – vừa là nghệ thuật ngôn từ – vừa là một môn khoa học trong hệ thống các bộ môn khác góp phần xây dựng nền học vấn phổ thông cho học sinh. Không chú ý đến tính khoa học, giờ dạy học Ngữ văn có xu hƣớng thiên về cảm thụ cảm tính, tản mạn, vụn vặt. Không chú ý đến đặc trƣng nghệ thuật, bài dạy học của giáo viên có thể rất bài bản, đảm bảo để học sinh đi thi, nhƣng thiếu đi một điều quan trọng, đó là chất văn với những rung cảm, xúc động riêng thuộc về thế mạnh của môn học. Mối quan hệ giữa tính khoa học và nghệ thuật của môn học có mức độ đậm nhạt ở từng phƣơng diện gắn với những hợp phần làm nên môn Ngữ văn. Tuy nhiên, theo tinh thần tích hợp và phát triển năng lực, bản thân những phân môn đó không còn chỉ là từng mảng kiến thức riêng rẽ hoặc nghiêng nhiều hơn sang lĩnh vực khoa học, hoặc nhấn mạnh hơn ở phƣơng diện thẩm mĩ, mà cùng hài hòa, xuyên thấm, là công cụ hỗ trợ và soi chiếu lẫn nhau. Tiếp cận chƣơng trình Ngữ văn từ định hƣớng phát triển năng lực học sinh cho thấy rõ mục tiêu của môn học cần phải “hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học” [1]. Ngữ văn còn là môn học công cụ để học sinh có thể học tập, sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con ngƣời, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm và nhân cách. Là nghệ thuật ngôn từ, “thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt văn hóa và những hình tƣợng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, học sinh đƣợc bồi dƣỡng năng lực tƣởng tƣợng, sáng tạo, đƣợc làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hƣớng thị hiếu lành mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình” [1]. Trong nhà trƣờng, ƣu thế riêng có của môn Ngữ văn chính là giúp học sinh có khả năng tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản, bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ nhân văn, học văn là học để làm ngƣời, học để biết vui, biết buồn, biết khóc, biết cƣời, biết nếm trải và làm giàu có hành 793
  4. trang tinh thần của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Tìm hiểu năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn không thể không quan tâm đến những đặc trƣng và mục tiêu môn học với những điểm cốt lõi nhƣ trên. 1.3. Các năng lực chung của người giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và năng lực người thầy giáo được đề xuất trong giáo trình, tài liệu phương pháp dạy học Ngữ văn Tài liệu của Bộ GD &ĐT ban hành tháng 10/2009 về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông [2], ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã xác định các chuẩn về năng lực nghề nghiệp bao gồm: (1) Năng lực tìm hiểu đối tƣợng giáo dục và môi trƣờng giáo dục với 2 tiêu chí; (2) Năng lực dạy học với 8 tiêu chí; (3) Năng lực giáo dục với 6 tiêu chí; (4) Năng lực hoạt động chính trị xã hội với 2 tiêu chí; (5) Năng lực phát triển nghề nghiệp với 2 tiêu chí. Giáo trình giảng dạy bộ môn Phƣơng pháp dạy học [4] cho sinh viên khoa Ngữ văn dành 01 chƣơng (chƣơng 10) để bàn về “Ngƣời giáo viên văn học” với các yêu cần có: (1)Năng lực nghiên cứu; (2) Năng lực xây dựng thiết kế; (3) Năng lực tổ chức hoạt động học tập và giảng dạy; (4) Năng lực giao tiếp. Một số tài liệu về phƣơng pháp giảng dạy [3] xuất bản trong thời gian gần đây lại xác định vai trò của ngƣời giáo viên Ngữ văn trong kỉ nguyên mới với yêu cầu đƣợc trang bị: tri thức về quá trình quản lí điều hành lớp học; tri thức về phƣơng pháp giảng dạy; tri thức về chuyên môn và Tri thức về chẩn đoán. 1.4. Một vài tham khảo quốc tế ban đầu về chuẩn năng lực giáo viên Ngữ văn Hoa Kì là một quốc gia sớm quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các chuẩn trong đó có chuẩn năng lực giáo viên. Từ căn cứ này, Hiệp hội Giáo viên Tiếng Anh Quốc gia đã xây dựng chuẩn năng lực cho giáo viên Ngữ văn (2012) với 4 phạm vi: kiến thức môn học Ngữ văn (2 tiêu chuẩn và 5 tiêu chí); tri thức sƣ phạm gắn liền với nội dung Ngữ văn (2 chuẩn và 8 tiêu chí); ngƣời học và quá trình học (1 chuẩn và 4 tiêu chí); tri thức và kĩ năng nghề nghiệp (2 chuẩn và 4 tiêu chí) [8]. Tài liệu của bang Virginia (2012) lại xác định các chuẩn cho giáo viên môn Tiếng Anh nhƣ sau: Chuẩn 1: Tri thức nghề nghiệp: Giáo viên môn Tiếng Anh chứng tỏ sự hiểu biết của mình về chƣơng trình, nội dung môn học và nhu cầu phát triển của học sinh bằng việc cung cấp những trải nghiệm học tập có liên quan. Chuẩn 2: Lập kế hoạch dạy học: Giáo viên Tiếng Anh lập kế hoạch bằng cách sử dụng các chuẩn học tập của bang, chƣơng trình nhà trƣờng, các chiến thuật, tài nguyên và dữ liệu hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của mọi học sinh. Chuẩn 3: Thực hiện dạy học: Giáo viên Tiếng Anh thu hút học sinh tham gia vào học tập một cách hiệu quả bằng việc sử dụng các chiến thuật dạy học phong phú để đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân học sinh. Chuẩn 4: Đánh 794
  5. giá việc học tập của học sinh: Giáo viên Tiếng Anh thu thập, phân tích và sử dụng mọi dữ liệu có liên quan một cách hệ thống để đo lƣờng quá trình tiến bộ trong học tập của học sinh, hƣớng dẫn nội dung và các phƣơng pháp dạy học, cung cấp các phản hồi theo thời gian tới tất cả học sinh và phụ huynh trong suốt năm học. Chuẩn 5 : Môi trƣờng học tập: Giáo viên Tiếng Anh sử dụng các nguồn tài nguyên, các công việc hàng ngày và các kĩ thuật để tạo môi trƣờng học tập tích cực, tôn trọng, hƣớng trung tâm vào học sinh. Chuẩn 6: Sự chuyên nghiệp: Giáo viên Tiếng Anh duy trì một cam kết đối với đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp hiệu quả, chịu trách nhiệm cho sự tham gia vào phát triển nghề nghiệp để từ đó thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Tất cả những chuẩn trên đây đƣợc cụ thể hóa vào các tiêu chí cốt lõi (Key element) đƣợc đo với các mức độ: Không đảm bảo; Đảm bảo có điều kiện và Đảm bảo tốt [10]. 2. Các năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn 2.1. Năng lực ngữ văn Làm nên năng lực ngữ văn trƣớc hết cần bắt đầu từ tri thức nền tảng, khoa học, hệ thống, hiện đại, cập nhật của chuyên ngành. Ngƣời giáo viên tƣơng lai cần đƣợc nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo, để nắm vững bản chất các kiến thức về lí thuyết văn học và ngôn ngữ, về lịch sử văn học, về các tác giả, tác phẩm văn học trong và ngoài nƣớc, cổ điển và hiện đại, văn học dân gian và văn học viết, các tri thức về Hán Nôm,… Điều nên nhấn mạnh là những kiến thức khoa học cơ bản trên đây cần đƣợc nhìn nhận, tiếp cận từ phƣơng diện sƣ phạm để làm nên tính đặc thù so với những chuyên ngành đào tạo ngữ văn ngoài sƣ phạm. Tuy nhiên, câu trả lời nhƣ thế nào là một ngƣời giáo viên có năng lực ngữ văn không dừng lại ở việc họ có những tri thức ngữ văn cụ thể nào mà phải là họ có khả năng sử dụng linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo đến đâu kiến thức đã đƣợc cung cấp, họ có thể tự tìm kiếm, bổ sung các nguồn kiến thức mới để tự phát triển khả năng của bản thân ra sao. Chuyển hóa từ tri thức sang năng lực, tiêu chí “đo” phải đƣợc hiển thị thành ngƣời giáo viên ngữ văn đã thực sự là một ngƣời đọc, ngƣời nói, ngƣời viết, ngƣời nghe tích cực, chủ động, có khả năng tự nghiên cứu chuyên môn, có hiểu biết, đặc biệt là sự độc lập, sáng tạo, tinh tế, nhạy cảm, có chất văn hay chƣa. Chƣơng trình Ngữ văn của nhiều quốc gia trên thế giới đã “phi tập trung hóa” từ lâu để chỉ còn là khung chƣơng trình quốc gia làm cơ sở cho khung chƣơng trình của bang, chƣơng trình nhà trƣờng và chƣơng trình lớp học gắn với sự chủ động của mỗi giáo viên. Mục tiêu môn học Ngữ văn của họ hƣớng đến việc đào tạo học sinh dần trở thành bạn đọc, ngƣời nói, ngƣời viết, ngƣời nghe độc lập, có tinh thần phê phán. Để đạt mục tiêu ấy, trƣớc hết giáo viên phải độc lập sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội và tạo lập cho chính bản thân mình. Trong tƣơng lai, những nhà thiết kế giáo dục sau 2015 có thể cũng sẽ vận dụng kinh nghiệm thế giới vào việc xây dựng chƣơng trình Ngữ văn “chặt” về các 795
  6. chuẩn gắn với năng lực và “mở” về nội dung các loại văn bản cần tiếp nhận, tạo lập. Năng lực làm chủ chƣơng trình mới ấy của giáo viên Ngữ văn trƣớc hết là năng lực làm chủ các loại văn bản với tƣ cách là độc giả, ngƣời viết, ngƣời nói, ngƣời nghe, thậm chí là ngƣời xem, ngƣời trình bày, nếu chƣơng trình đƣợc xây dựng không phải là 4 mạch kĩ năng nhƣ bây giờ mà là 6 mạch nhƣ tại một số quốc gia hiện nay. Đọc, nghe, nói, viết một cách chủ động, độc lập ở nhiều quốc gia trên thế giới đã trở thành yêu cầu phổ biến đối với một cá nhân ở trình độ phổ thông. Vậy đâu là điểm phân định ranh giới của sự “thay đổi về chất” đối với một ngƣời giáo viên có năng lực ngữ văn so với “mặt bằng” văn hóa phổ thông kia? Thiết nghĩ đó là chất văn, khả năng văn chƣơng, tâm hồn văn chƣơng và năng lực nghiên cứu để tự phát triển chuyên môn. Giáo viên Ngữ văn không thể không có khả năng văn chƣơng ở mức độ tinh tế, sâu sắc. Đó là năng lực cảm thụ, phân tích, cắt nghĩa, thẩm bình, năng lực rung động thẩm mỹ, khái quát thẩm mỹ trƣớc một tác phẩm văn chƣơng. Có lẽ lí tƣởng nhất là, một mặt, còn giữ lại đƣợc sự cảm thụ trong sáng, chất phác, trực cảm,… đôi khi là cảm tính, thiên kiến của “bạn đọc hồn nhiên”, mặt khác là sự chín chắn, sâu sắc, thông minh, sắc sảo của “bạn đọc tinh hoa” biết sử dụng kiến thức ngữ văn phong phú, mới mẻ để nghiên cứu, khám phá, chinh phục đối tƣợng. Năng lực văn chƣơng của giáo viên Ngữ văn bộc lộ ở khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, ở ngữ cảm ngôn từ, nghe ra trong chuỗi âm thanh cái tinh tế riêng đƣợc lựa chọn để biểu đạt thế giới nghệ thuật. Văn học gắn liền với tƣ duy hình tƣợng, cho nên năng lực tƣởng tƣợng, làm sống dậy, nhập thân vào thế giới nghệ thuật cho ngƣời dạy và học văn một sự giàu có hơn bất cứ ai khác bởi khả năng nhân lên những trải nghiệm sống từ trang sách, khả năng nhập cuộc vào vô vàn những miền đời sống, những chiều kích hiện thực khác nhau. Năng lực văn chƣơng ở giáo viên Ngữ văn còn là khả năng liên tƣởng, tạo ra những kết nối đa chiều trong mỗi ngữ cảnh đọc. Khả năng cộng cảm thẩm mỹ giữa bạn đọc giáo viên với chủ thể nhà văn qua trang sách, giữa bạn đọc giáo viên và các bạn đọc khác trong môi trƣờng tiếp nhận văn chƣơng tập thể. Khả năng tham gia vào đời sống văn học trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Khả năng phát hiện và phân tích các điểm sáng nghệ thuật. Khả năng khái quát hóa để nắm bắt quy luật đời sống, giá trị sâu xa của mỗi chi tiết. Khả năng gắn văn chƣơng với cuộc đời để biết chiêm nghiệm, nhận ra các giới hạn, biết phản tỉnh, giải phóng mình khỏi những đam mê tự huyễn,… Tất cả đều là những yêu cầu không thể thiếu làm nên bản ngã, bản sắc riêng của ngƣời giáo viên Ngữ văn ở trƣờng phổ thông. 2.2. Năng lực vận dụng hiệu quả các phương pháp, biện pháp, chiến thuật,… dạy học Ngữ văn Giáo viên Ngữ văn cần sở hữu các kiến thức về phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học,… để họ có hiểu biết cơ bản, chắc chắn, khoa học về những gì mình sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Đây cũng sẽ là cơ sở để họ có thể lựa chọn những 796
  7. phƣơng pháp, biện pháp nào cho phù hợp với đối tƣợng, mục tiêu và điều kiện dạy học, những phƣơng pháp, biện pháp nào là đặc thù, hoặc những yếu tố nào thực sự cần phải lƣu ý khi vận dụng vào môn học Ngữ văn với những đặc trƣng riêng. Lịch sử các trƣờng phái, quan điểm, xu hƣớng, phƣơng pháp dạy học không ngừng vận động và hết sức phong phú, đa dạng. Ngƣời giáo viên Ngữ văn cần đƣợc cung cấp những gì là cốt lõi, nền tảng, phù hợp với xu hƣớng đổi mới tích cực hóa chủ thể học sinh trong dạy học hiện nay. Đó là hệ thống các lí thuyết về dạy học tích cực, dạy học hƣớng trọng tâm vào hoạt động học của học sinh, hoạt động hóa ngƣời học,… Những mảng lí thuyết này cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa kiến thức tâm lí học với giáo dục học để tạo ra những hiểu biết cơ bản, gốc rễ về hệ thống các quan điểm, phƣơng pháp dạy học. Cái gốc này là căn cứ để có thể tự tiếp thu, tự học, mở rộng phạm vi và giới hạn hiểu biết tri thức về phƣơng pháp và nghiệp vụ sƣ phạm. Từ các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học nói chung đến các con đƣờng đặc thù gắn với dạy học Ngữ văn là hƣớng đi tất yếu bởi phƣơng pháp là hình thức vận động của nội dung. Chẳng hạn nhƣ đọc sáng tạo, giảng bình,… là phƣơng pháp đặc thù trong dạy học Ngữ văn. Ở bình diện đọc thành lời trong đọc sáng tạo, ngƣời ta thƣờng nói đến hiệu quả mạnh mẽ, thuyết phục của đọc diễn cảm. Đó là thể cách thâm nhập thẳng vào đối tƣợng, đánh thức những vang vọng ngôn từ, làm sống dậy từng con chữ, giao cảm với thế giới nghệ thuật – những con ngƣời, những số phận, những cảnh ngộ,… trong tác phẩm, giao cảm với tiếng nói thầm lặng của ngƣời viết gửi gắm sau bức tranh đời sống, giao cảm với cộng đồng bạn đọc khác đang lắng nghe độc giả chia sẻ cách cảm nhận của mình về tác phẩm qua giọng đọc. Theo quy luật cảm thụ, giọng đọc diễn cảm tác động ngƣợc trở lại để ngƣời đọc tự truyền cảm hứng sáng tạo cho chính bản thân mình. Ngƣời ta cũng nói nhiều đến các phƣơng pháp, biện pháp, hình thức dạy học hiện đại đang đƣợc vận dụng vào dạy học Ngữ văn nhƣ dạy học dự án, sử dụng công nghệ thông tin, dạy học tƣơng hỗ, nêu và giải quyết vấn đề,… Điều cần nhấn mạnh ở đây là đặc trƣng riêng của môn học đòi hỏi phải biết lựa chọn để phát huy ƣu điểm, biết lƣờng trƣớc những giới hạn của chúng, nhất thiết không thể làm phƣơng hại đến bản chất thẩm mĩ của dạy học Ngữ văn, đặc biệt là với giờ dạy học tác phẩm văn chƣơng. Để có thể sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp, biện pháp dạy học ngữ văn, ngƣời giáo viên tƣơng lai cũng cần tìm hiểu để nắm bắt các tri thức về ngƣời học và quá trình học tập bộ môn. Dạy học Ngữ văn trƣớc hết là dạy học sinh biết đọc hiểu và tạo lập văn bản /ngôn bản. Nhờ đọc hiểu mà chiếm lĩnh tri thức, khám phá đời sống, tìm kiếm chiều sâu và những bí ẩn của tâm hồn con ngƣời, những nỗi niềm trắc ẩn, những mâu thuẫn khó vƣợt qua, những khát khao thầm kín, những giới hạn thực tế và khát vọng lớn lao của con ngƣời, những bài học làm ngƣời. Nhờ tạo lập văn bản/ ngôn bản mà thể hiện, trình bày suy nghĩ, hiểu biết, phản hồi, đánh giá của bản thân để thực hiện quá trình học 797
  8. tập, để giao tiếp hiệu quả, để cho và nhận. Đọc hiểu và tạo lập văn bản là quá trình thuộc về từng cá nhân, do từng cá nhân làm lấy. Để sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học, ngƣời giáo viên Ngữ văn trƣớc hết cần phải hiểu rõ bản chất của quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản, chỉ ra đƣợc những tiêu chí xác định tƣ cách chủ thể tích cực của một ngƣời đọc hay một ngƣời viết nhƣ là những đích đến trong quá trình đào tạo học sinh, đâu là những trở ngại cần giúp học sinh vƣợt qua, đâu là những thuận lợi cần khai thác, khuyến khích, để lựa chọn cách thức tác động cho phù hợp. Tri thức về phƣơng pháp và quá trình dạy học, về đối tƣợng học sinh, về đặc trƣng môn học,… cần đƣợc hình thành gắn với các kĩ năng nghề nghiệp đƣợc rèn luyện một cách thuần thục. Ngƣời giáo viên Ngữ văn sẽ vận dụng hiệu quả tất cả những hiểu biết mình chiếm lĩnh đƣợc vào các hoạt động giảng dạy bộ môn ở nhà trƣờng phổ thông. Đó là kĩ năng thiết kế và thực thi thiết kế bài dạy học với các công việc cụ thể nhƣ xác định mục tiêu; lựa chọn phƣơng pháp, biện pháp, phƣơng tiện; lập kế hoạch bài dạy học; lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh; xây dựng môi trƣờng, bầu không khí học tập giàu màu sắc văn chƣơng; dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức của bài học; tự đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên để phát triển nghề nghiệp,… Những kĩ năng này cần đƣợc phân tách, rèn luyện theo hình thức dạy học vi mô để rồi có thể tổng hợp thành chỉnh thể một công việc, một hoạt động đƣợc định danh là dạy học Ngữ văn ở nhà trƣờng phổ thông. 2.3. Năng lực sáng tạo Dạy học là một công việc sáng tạo bởi nó đòi hỏi không chỉ dừng lại ở sự truyền trao tri thức mà phải “gõ vào trí thông minh” của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, tối đa hóa nội lực của từng cá nhân ngƣời học. Trong dạy học hiện đại, ngƣời ta đang quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, tái hiện cho phép cung cấp những chất bột của đời sống để từ đó kích hoạt tƣ duy sáng tạo mà “gột nên hồ”, tìm kiếm phát hiện ra cái mới. Phƣơng thức để hƣớng dẫn học sinh tiếp cận tri thức, biến vốn kinh nghiệm của nhân loại thành kinh nghiệm của bản thân, từ đó phát triển cá nhân là một hoạt động luôn luôn đòi hỏi sự mới mẻ bởi nó đƣợc đặt “điểm nhìn” từ phía quá trình học tập của học sinh trong điều kiện môi trƣờng, hoàn cảnh không ngừng thay đổi. Bao nhiêu học sinh là bấy nhiêu nhân cách riêng, bấy nhiêu sự phong phú, cá thể hóa trong việc tiếp nhận kiến thức. Các phƣơng pháp, biện pháp,… dạy học khi đi vào thực tế cũng không còn độc lập, tách biệt, chúng “luôn quyện vào nhau vô cùng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào năng lực sáng tạo của ngƣời thầy. Nhƣ vậy, khi dạy học, ngƣời thầy phải tự thiết kế một hệ thống phƣơng pháp riêng cho mỗi bài học cụ thể. Lúc này, khoa học sƣ phạm, nghệ thuật sƣ phạm và năng lực sáng tạo của ngƣời thầy gắn bó 798
  9. chặt chẽ với nhau tạo nên một sản phẩm rất riêng, đặc trƣng cho nhân cách của mỗi ngƣời thầy giáo” [6]. Nhƣng trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt với một phần hấp dẫn, đặc trƣng nhất của chƣơng trình, đó là dạy học tác phẩm văn chƣơng, năng lực sáng tạo của ngƣời giáo viên là một phẩm chất nghề nghiệp đặc thù. Bản thân mỗi sáng tác là một sinh thể nghệ thuật độc đáo, không lặp lại, thể hiện phẩm chất sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Những nghiền ngẫm trên cánh đồng chữ nghĩa, những trăn trở trƣớc mỗi số phận, mỗi cuộc đời cùng nguyên lí “đôi mắt ƣớt”, những nỗi niềm thiết tha gửi gắm sau từng trang viết,… tất cả là hành trình sáng tạo đơn độc vừa khó nhọc, vừa hạnh phúc của ngƣời cầm bút. Tiếp nhận văn học, đến lƣợt nó, lại là quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc với nhà văn. Trong nhà trƣờng phổ thông, tác phẩm văn học có cơ hội đƣợc cộng hƣởng hiệu quả thẩm mĩ từ sự đồng sáng tạo của các chủ thể bạn đọc khác nhau. Bạn đọc giáo viên là những ngƣời có năng lực văn chƣơng, có khả năng thẩm bình, cảm nhận tinh tế, giàu vốn sống và kinh nghiệm tiếp nhận văn học. Bạn đọc học sinh, tuy cùng một mặt bằng về văn hóa, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu hứng thú, cùng trong môi trƣờng tiếp nhận tập thể, nhƣng vẫn là những chủ thể tiếp nhận với quá trình chiếm lĩnh phong phú, đậm màu sắc cá nhân. Đặc trƣng của nghệ thuật ngôn từ để ngỏ những khoảng trống kì diệu để độc giả có thể dấn thân, thử sức, biến những con chữ im lặng trên trang giấy trở thành thế giới sống động riêng tƣ trong cảm thụ nghệ thuật của mình. Mỗi lần đến với tác phẩm là một lần trải nghiệm không lặp lại, bởi nói nhƣ Louise Rosenblatt, không phải bạn đọc chung chung, hƣ cấu, mà là một bạn đọc, trong một ngữ cảnh đọc, đang tiếp cận một tác phẩm văn học, vì thế, quá trình giao tiếp với tác phẩm của ngƣời đọc là độc đáo. “Ngƣời đọc mang tới tác phẩm đặc điểm cá nhân, kí ức về các sự kiện trong quá khứ, nhu cầu và mối bận tâm hiện tại, tâm tính cụ thể của khoảnh khắc và các điều kiện thể chất cụ thể. Những điều này và nhiều nhân tố khác trong sự kết nối không bao giờ lặp lại xác định hồi ứng của anh ta hƣớng tới sự đóng góp đặc biệt vào văn bản”[7]. Dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng là dạy một sản phẩm sáng tạo, dạy bạn đọc học sinh đồng sáng tạo. Đặc thù công việc này làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của môn học, đồng thời cũng thử thách tiềm năng sáng tạo của giáo viên. Là chủ thể tiếp nhận, giáo viên trong vai bạn đọc sáng tạo. Là chủ thể dạy học, giáo viên Ngữ văn đảm nhiệm vai trò lĩnh xƣớng, khơi gợi, cổ vũ, khuyến khích, nhân lên sự đồng sáng tạo của các chủ thể bạn đọc học sinh khác. Một công việc nhƣ vậy đòi hỏi chúng ta không thể trƣợt theo lối mòn dễ dãi, quen thuộc, “mòn đi nhƣ một đồng chinh cũ” khi đứng trƣớc mỗi tác phẩm. Lại càng không thể “lập trình” máy móc khiên cƣỡng, cứng nhắc quá trình dạy học. Năng lực sáng tạo là một dạng năng lƣợng đặc biệt nuôi dƣỡng tâm hồn văn chƣơng, tạo cho mỗi giờ lên lớp những điểm mới mẻ, hấp dẫn, sự say sƣa nhập cuộc, một mặt truyền cảm hứng đồng sáng tạo cho bạn đọc học sinh, mặt khác, cũng đƣợc truyền cảm hứng từ thế hệ trẻ đang đồng hành với mình qua mỗi chặng đƣờng văn học. Năng lực sáng tạo 799
  10. không cho phép ngƣời giáo viên tự bằng lòng với những khám phá về tác phẩm đã đóng khung thành chân lí. Nó mở ngỏ những khả năng, những ý tƣởng tiếp cận đóng dấu bản sắc riêng của cá nhân nhà giáo trƣớc mỗi sáng tác. Biết sáng tạo cũng sẽ biết trân trọng và nâng niu, biết khơi gợi để học sinh nỗ lực phát hiện cái mới đối với bản thân họ. Ở phƣơng diện vận dụng các phƣơng pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học, sự sáng tạo bộc lộ trong cách lựa chọn thông minh tinh tế, trong nhiều con đƣờng, biết chọn ra một con đƣờng hiệu quả hơn, phù hợp với đối tƣợng, mục tiêu và điều kiện hoàn cảnh. Những giáo viên Ngữ văn giỏi đều là những ngƣời không ngừng trăn trở, suy nghĩ để có đƣợc cách gõ vào cánh cửa tâm hồn ngƣời học, khơi dậy tiềm năng của học sinh, hiện thực hóa sức mạnh của nội lực. 3. Yêu cầu hình thành và phát triển các năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn cho sinh viên trƣờng Sƣ phạm Năng lực là sự cấu thành và kết tinh tổng hợp từ nhiều yếu tố. Trong năng lực có kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, có những yếu tố thuộc về tiềm năng của bản thân và những yếu tố tác thành từ quá trình học tập, rèn luyện. Năng lực chỉ hình thành qua thực tiễn hoạt động, cho nên không thể phát triển năng lực bằng phƣơng thức truyền trao mô hình “kí gửi ngân hàng”. Những năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn, do vậy là kết quả của toàn bộ quá trình đào tạo bao gồm cả khối kiến thức cơ bản, chuyên ngành và kiến thức về phƣơng pháp daỵ học, quá trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm bộ môn. Ý thức đƣợc điều này, trong đào tạo phƣơng pháp dạy học, cần định hƣớng mạnh mẽ vào những vấn đề sau: - Cân bằng giữa cung cấp kiến thức lí luận, phƣơng pháp luận về bộ môn theo hƣớng tinh giản, khoa học, thiết thực, tạo nền tảng tiềm năng phát triển cho sinh viên và việc quan tâm gắn vào nội dung cụ thể trong chƣơng trình, sách giáo khoa phổ thông hiện hành để đảm bảo cho sinh viên khi ra trƣờng có thể đảm nhiệm ngay công việc giảng dạy. - Tăng cƣờng và thay đổi hình thức, phƣơng pháp rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm Ngữ văn để nội dung này thực sự có hiệu quả. Câu trả lời về năng lực không phải là sinh viên biết những gì, mà là sinh viên biết làm gì từ những điều đã biết. Sinh viên chỉ biết làm và làm tốt khi đƣợc làm, đƣợc trải nghiệm thực sự. Tuy vậy, trong quỹ thời gian đào tạo của các nhà trƣờng, thời gian rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm còn hạn chế và thiên về kì cuộc. Hình thức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm phải là dạy học vi mô, chia sinh viên thành các nhóm, từ 20-25 sinh viên thực hành dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên (có thực tiễn phổ thông), hoặc giáo viên phổ thông. Nội dung rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm sẽ đƣợc đánh giá chính thức bằng hình thức vấn đáp – thực hành của sinh viên thay vì chỉ là một điều kiện để đi thực tập sƣ phạm nhƣ ở một số trƣờng có hoạt động này hiện nay. 800
  11. - Một điều kiện rất thuận lợi cho rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên trƣờng sƣ phạm là sự tồn tại và phát triển của mô hình trƣờng thực hành chất lƣợng cao. Tuy nhiên số các trƣờng đại học sƣ phạm có mô hình trƣờng thực hành đi kèm không nhiều. Trong tƣơng lai, cần nghĩ đến việc mở rộng mạng lƣới các trƣờng này, hoặc “đặt hàng” các trƣờng phổ thông để làm công tác thực hành thƣờng xuyên cho sinh viên tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phƣơng. Nếu có thể, nên thí điểm phƣơng thức “hợp đồng đào tạo” đƣa sinh viên xuống trƣờng phổ thông thực hành trong suốt 01 năm hoặc 01 kì học theo thời khóa biểu ổn định, hợp đồng trách nhiệm với giáo viên bộ môn ở nhà trƣờng trong việc đảm bảo đầu ra của quá trình rèn luyện gắn với thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ GD & ĐT (2006), Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb GD, H. 2. Bộ GD & ĐT (2009) Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT. 3. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn ở THCS, Nxb ĐHSP, H. 4. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2003), Phƣơng pháp dạy học văn, Nxb ĐHQGHN. 5. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chƣơng trình Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam, Nxb GD, H. 6. Thái Duy Tuyên (2008), Phƣơng pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb GD, H. Tiếng nƣớc ngoài 7. Beach, Richard, A Teacher‟s Introduction to Reader – Response Theories, National Council of Teachers of English, Urbana, Illinois. 8. National Council of Teachers of English (2012), Standards for Initial Preparation of Teachers of Secondary English Language Arts 7 – 12. 9. National Reading of Panel (2000), Reports of the subgroup. 10. Virginia Department of Education (2012), Virginia Satandards for the Professional Practice of Teachers. 801
nguon tai.lieu . vn