Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ CÁC NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN THẾ KỶ 21 TRẦN QUỐC DUNG 1,*, TRẦN VĂN GIANG 1, NGUYỄN THỊ KIM CƠ 1, NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY 2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: tranquocdungdhsphue@gmail.com 2 Trường Đại học Phạm Văn Đồng Tóm tắt: Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự thay đổi, thế kỷ phát triển mãnh liệt của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, thế kỷ mà sự khao khát giành lấy kiến thức của thế hệ trẻ đang ngày càng tăng cao. Nếu như trước đây, mục tiêu chủ yếu của trường đại học là cung cấp cho người học những loại kiến thức mà họ mong muốn để áp dụng về sau thì ngày nay các trường đại học tập trung chủ yếu vào các kỹ năng sống. Mục tiêu là để dạy cho người học phương pháp tự giành lấy kiến thức và từ đó gia công, chế biến bằng nhiều cách khác nhau để có thể tiếp cận với các ý tưởng mới. Việc tạo ra các ý tưởng mới là một giáo lý chìa khóa của xã hội hiện đại. Vậy giáo viên thế kỷ 21 cần những năng lực gì để chuẩn bị cho học sinh của mình? Để hiểu rõ các năng lực dạy học ở thế kỷ 21, bài báo này trình bày một số vấn đề: khái niệm năng lực của giáo viên; các năng lực dạy học và các năng lực học tập dài hạn của giáo viên; các mức độ phát tiển nghề nghiệp của giáo viên; văn hóa sư phạm của giáo viên; sự đổi mới giáo dục, các năng lực dạy học của giáo viên thế kỷ 21 và một số biện pháp để nâng cao năng lực của giáo viên. Từ khóa: Giáo viên thế kỷ 21, năng lực dạy học, năng lực văn hóa, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề. 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đã thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, mục tiêu chủ yếu của trường đại học là cung cấp cho người học những loại kiến thức mà họ mong muốn để áp dụng về sau thì ngày nay các trường đại học tập trung chủ yếu vào các kỹ năng sống. Mục tiêu là để dạy cho người học phương pháp tự giành lấy kiến thức và từ đó gia công, chế biến bằng nhiều cách khác nhau để có thể tiếp cận với các ý tưởng mới. Việc tạo ra các ý tưởng mới là một giáo lý chìa khóa của xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại cần những nhà chuyên nghiệp, đó là những người giải quyết vấn đề có đủ trình độ văn hóa, tài năng, đổi mới và sáng tạo, những người có tư duy phê phán và khéo léo, linh hoạt. Các công nghệ mới đã tạo ra cơ hội để khích lệ sự phát triển tư duy phê phán. Trong thời đại ngày nay, người dạy phải cung cấp cho người học các kỹ năng để giúp họ học tập, làm việc hợp tác tốt và nhạy bên trong nhóm, trở thành những người sáng tạo-quả quyết, biết lập kế hoạch và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả, biết lắng nghe người khác và người dạy phải lựa chọn được phương pháp truyền đạt, giảng dạy đúng đắn. Do vậy, để đương đầu với những đòi hỏi, yêu cầu dạy học mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, người dạy cần có các năng lực của thế kỷ 21. 2. NỘI DUNG 2.1. Năng lực dạy học 2.1.1. Năng lực Năng lực (Competence) là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, các kỹ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lý vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc để giải quyết vấn đề cuộc sống đặt ra một cách hiệu quả. 106
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Như vậy, năng lực là một khái niệm bao hàm kiến thức và các kỹ năng, bao gồm khả năng đương đầu với những yêu cầu phức tạp bằng cách dẫn tới và huy động các nguồn lực tâm lý xã hội (bao gồm các kỹ năng và thái độ) trong một phạm vi đặc thù. Năng lực là cần thiết đối với sự theo đuổi tính ưu tú, sự xuất sắc của các nhà giáo dục. Năng lực của giáo viên (Teacher competence) là những yêu cầu của quá trình đào tạo giáo viên dựa vào năng lực (“competence-based” teacher education), bao gồm kiến thức, các kỹ năng và các giá trị mà một sinh viên ngành sư phạm phải đạt được khi hoàn thành thành công một chương trình đào tạo giáo viên (Houstan, 1987) (dẫn theo [4]). Giáo viên (GV) cần nhiều năng lực để đối mặt với những thách thức phức tạp của thế giới ngày nay. Năng lực dạy học, tự bản thân nó, là một yếu tố cố hữu của quá trình học tập, luyện tập hiệu quả, một sự kỳ vọng về việc đóng góp cho lợi ích của đất nước nói riêng và cho thế giới nói chung. Sự thành công của quá trình dạy học và giáo dục phụ thuộc vào sự chuẩn bị, sự uyên thâm và chất lượng thực hiện của GV. 2.1.2. Năng lực học tập suốt đời Các năng lực học tập suốt đời (Lifelong learning competencies) của GV bao gồm: khả năng thực hiện các nhiệm vụ sư phạm phức tạp; ngôn ngữ chỉnh chu trong giao tiếp, sức khỏe về tinh thần và thể chất tốt, ổn định, kiên nhẫn và khoan dung; có thiên hướng làm việc với thế hệ trẻ, có các kỹ năng truyền đạt và quan sát tốt, xử lý khéo léo, trí tưởng tượng mạnh mẽ và khả năng điều khiển tốt (Shmelev, 2002) [5]. 2.1.3. Các mức phát triển nghề nghiệp của giáo viên Theo Buharkova và cộng sự (2007), trong suốt sự nghiệp dạy học và giáo dục, GV trải qua các mức phát triển nghề nghiệp dưới đây để đạt được đỉnh cao của năng lực nghề nghiệp [1]: - Mức thứ nhất: Khả năng sư phạm (Pedagogical ability): mô tả kiến thức môn học một cách chi tiết. - Mức thứ hai: Kỹ năng sư phạm (Pedagogical skill): thành thạo các kỹ năng dạy học. - Mức thứ ba: Tính sáng tạo sư phạm (Pedagogical creativity): thực hiện các kỹ thuật và phương pháp dạy học mới vào các hoạt động dạy học và giáo dục. - Mức thứ tư: Sự đổi mới sư phạm (Pedagogical innovation): kết hợp các quan điểm, các nguyên lý, các phương pháp thực tập và giáo dục tiến bộ, mới mẻ về bản chất. 2.1.4. Năng lực văn hóa sư phạm Các trường sư phạm đã thừa nhận sự cấp bách trong việc phát triển GV có đủ năng lực văn hóa (culturally competence). Vì vậy, văn hóa sư phạm (pedagogical culture) là một bộ phận nguyên vẹn của GV có năng lực. Văn hóa sư phạm bao gồm ba thành phần cơ bản (Ivanitsky, 1998) [3]: - Thành phần giá trị (Axiological component): sự thừa nhận của GV về các giá trị của nghề sư phạm. - Thành phần công nghệ (Technological component): giúp GV giải quyết các nhiệm vụ sư phạm khác nhau một cách thuận lợi, dễ dàng. - Thành phần khám phá (Heuristic component): đòi hỏi xác định mục tiêu, lập kế hoạch, phân tích và tự phê bình. Đây là bộ phận sáng tạo của hoạt động sư phạm. 107
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 2.2. Đổi mới giáo dục Sự đổi mới giáo dục đã thu hút sự chú ý của khắp nơi trên thế giới và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã sẵn sàng bắt tay vào để thay đổi cả mục tiêu và thực tiễn giáo dục. Trong quá trình đổi mới, việc tích hợp ICT vào quá trình dạy của GV và quá trình học của HS đã được thực hiện và lan rộng. Các đổi mới như vậy đã và đang làm thay đổi kinh nghiệm học tập của HS một cách cơ bản. Sự đổi mới đã làm thay đổi hệ thống sư phạm, cải thiện quá trình dạy học và kết quả dạy học. Trong số các mục tiêu đổi mới thì sự thúc đẩy trong hoạt động dạy học và giáo dục, khối vật liệu nghiên cứu cho mỗi một bài học tăng lên, thực tập, luyện tập được tăng cường mạnh mẽ, và sự quản lý thời gian hiệu quả hơn. Việc đưa vào các phương pháp dạy học tiến bộ hơn, sử dụng các hình thức dạy học tích cực và các kỹ thuật thực tập, công nghệ mới là các đặc điểm chính của sự đổi mới. Sự đổi mới thực sự xuất hiện từ các kiến thức mới trong quá trình phát triển của con người, nó cung cấp các phương pháp lý thuyết mới và các kỹ thuật thực hành để đạt được các kết quả tối ưu. Sự đổi mới giáo dục có khuynh hướng thay thế các quan điểm giáo dục trước đó không còn phù hợp nữa. Một năng lực quan trọng khác của GV là kinh nghiệm sư phạm. Kinh nghiệm sư phạm tiến bộ (Advanced pedagogical experience) có thể được truyền đạt lại cũng như được tạo ra trong việc thực tập, luyện tập các kỹ thuật và phương pháp để các GV kế tiếp sử dụng từ đó tạo ra các kết quả cao mà không cần tiêu tốn thêm thời gian. Năng lực thế kỷ 21 (21st-century competence) là các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để cạnh tranh trong lực lượng lao động của thế kỷ 21. Sự chuẩn bị và sự phát triển nghề nghiệp của GV nên được tiến hành, thực hiện lại để tích hợp năng lực luyện tập giảng dạy vào trong các năng lực dạy học chìa khóa. GV thế kỷ 21 cần phải biết cách cung cấp các cơ hội học tập sử dụng công nghệ cho HS và nhận biết được công nghệ nào có thể sử dụng cho việc học tập của HS. 2.3. Các năng lực dạy học ở thế kỷ 21 2.3.1. Khả năng điều khiển của giáo viên - GV chứng tỏ khả năng điều khiển trong lớp học bằng cách sử dụng một loạt các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể (có thể đo lường) để đánh giá sự tiến bộ của học sinh (HS); khai thác các dữ liệu phù hợp để phát triển lớp học và kế hoạch dạy học; duy trì một lớp học an toàn, trật tự, thuận lợi cho sự học tập của HS; quản lý tốt hành vi, thái độ của HS, giao tiếp có hiệu quả để làm các giảm hành vi không đúng hoặc nguy hiểm. - GV chứng tỏ khả năng điều khiển trong nhà trường bằng cách tiến hành các hoạt động học tập nghiệp vụ ở trường đại học và các hoạt động cộng tác, hợp tác; phát hiện các điểm hoặc các yếu tố có tính chất phê phán kế hoạch cải thiện nhà trường và bộc lộ khả năng sử dụng dữ liệu thích hợp để nhận ra các lĩnh vực cần thiết nhằm vào kế hoạch cải thiện nhà trường. - GV điều khiển nghề dạy học bằng cách tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp và phát triển hệ thống các mối quan hệ nghề nghiệp. - GV ủng hộ nhà trường và HS bằng cách tôn trọng và thực hiện đầy đủ các các chủ trương, chính sách của nhà trường và thực hành, luyện tập, rèn luyện chuyên môn một cách tích cực nhằm tác động tốt đến sự học tập của HS. - GV thể hiện các chuẩn mực đạo đức ở mức độ cao. 108
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.3.2. Giáo viên xây dựng một môi trường tôn trọng cho một tập hợp các loại HS khác nhau - GV tạo ra môi trường mà trong đó mỗi HS có mối quan hệ giáo dục tích cực với những người lớn tuổi bằng cách duy trì một môi trường học tập tích cực. - GV nắm được sự đa dạng trong cộng đồng các trường học và sự đa dạng trên thế giới bằng cách sử dụng các phương tiện hoặc các bài học có tính chất dung hòa và công nhận sự đóng góp của tất cả các nền văn hóa trong giáo dục; kết hợp các quan điểm khác nhau vào trong dạy học, hiểu được tác động của sự đa dạng và lập kế hoạch dạy học sao cho phù hợp. - GV xem HS là những cá nhân riêng lẻ bằng cách duy trì một môi trường học tập mà thông qua môi trường này có thể truyền đạt cho mỗi một HS các niềm mơ ước vươn cao, vươn xa. - GV điều chỉnh việc dạy học về phía lợi ích của HS với các nhu cầu đặc biệt bằng cách hợp tác với các chuyên gia và sử dụng các nguồn tài nguyên để ủng hộ nhu cầu học tập đặc biệt của tất cả HS; sử dụng các phương pháp kiểm tra-nghiên cứu (research-verified approaches) để cung cấp các hoạt động học tập có hiệu quả cho HS với các nhu cầu đặc biệt. - GV cộng tác với gia đình HS và những người có vai trò quan trọng khác bằng cách thông tin và cộng tác với gia đình và xã hội vì lợi ích của HS. 2.3.3. Giáo viên hiểu rõ nội dung dạy học - GV phát triển và áp dụng các bài học dựa vào quá trình nghiên cứu bằng cách tích hợp một cách hiệu quả các lĩnh vực nội dung để tăng cường sự hiểu biết của HS trong suốt chương trình giảng dạy. - GV ưu tiên nội dung dạy học phù hợp với chuyên môn giảng dạy của mình bằng cách làm rõ mức độ nội dung kiến thức thích hợp đó và khuyến khích HS nghiên cứu để mở rộng kiến thức và đáp ứng sự tò mò, ham hiểu biết một cách tự nhiên của HS. - GV chỉ cho HS nhận ra mối quan hệ giữa các lĩnh vực nội dung bằng cách làm rõ kiến thức môn học của mình trong mối liên hệ với các môn học khác và liên hệ với toàn bộ kiến thức của môn học. - GV làm cho việc dạy của mình phù hợp với HS bằng cách tích hợp các kỹ năng và nội dung của thế kỷ 21 vào trong giảng dạy. 2.3.4. Giáo viên làm cho việc học tập của học sinh dễ dàng, thuận lợi, có hiệu quả - GV chỉ ra các phương pháp học tập và các mức độ phù hợp phát triển trí óc, thể chất, xã hội và cảm xúc của HS bằng cách nhận ra các mức độ phát triển của các HS riêng biệt và lập kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp; đánh giá và sử dụng các nguồn tài nguyên cần thiết nhắm vào các điểm mạnh và các hạn chế của HS. - GV lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với HS bằng cách cộng tác với các đồng nghiệp để giám sát sự thực hiện của HS và tiến hành giảng dạy đáp ứng sự khác biệt về văn hóa và nhu cầu học tập cá nhân. - GV thể hiện sự nhạy cảm và tính linh hoạt bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù hợp với nhu cầu của tất cả các HS. - GV phải có kiến thức và sử dụng tinh thông công nghệ để tăng cường việc học tập bằng cách tích hợp công nghệ vào trong dạy học để làm cho sự học tập của HS phát triển đến tột độ. 109
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - GV giúp HS dần dần trở thành những cá nhân biết tư duy, suy nghĩ bằng cách tích hợp sự giảng dạy chuyên biệt; giúp HS phát triển khả năng áp dụng các phương pháp, phát triển tư duy phê phán và giải quyết các vấn đề. - GV tạo điều kiện để HS làm việc theo nhóm và phát triển chất lượng điều khiển bằng cách tổ chức các nhóm học tập với mục tiêu phát triển sự hợp tác và khả năng điều khiển của HS. - GV có thể tác động đến HS của mình một cách tốt nhất bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp khác nhau để truyền đạt một cách hiệu quả với tất cả HS và khuyến khích, ủng hộ HS một cách thường xuyên để ghép nối, khớp lại các ý tưởng và suy nghĩ của các em một cách rõ ràng và hiệu quả. - GV đánh giá một cách tốt nhất những gì mà HS đã học tập được bằng cách sử dụng một loạt các tiêu chí đánh giá phức hợp, cả quá trình và kết quả, để giám sát và đánh giá sự tiến bộ của HS và để truyền đạt sự giảng dạy; cung cấp bằng chứng chứng minh HS đang đạt đến kiến thức, các kỹ năng và khuynh hướng của thế kỷ XXI. 2.3.5. Giáo viên phản ánh sự luyện tập giảng dạy của mình - GV phân tích việc học tập của HS bằng cách sử dụng các số liệu để cung cấp các ý tưởng về vấn đề có thể thực hiện được để cải thiện sự học tập của HS. - GV kết nối sự phát triển nghề nghiệp với các mục tiêu nghề nghiệp bằng cách tham gia các lớp bồi dưỡng giới thiệu về học tập và phát triển nghề nghiệp. - GV thực hiện chức năng một cách hiệu quả trong một môi trường phức tạp, năng động bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp kiểm tra-nghiên cứu để cải thiện việc dạy và học. - GV các môn thực nghiệm (Sinh học, Hóa học và Vật lý) cần luyện tập để nâng cao các năng lực dạy thí nghiệm, bao gồm năng lực phân tích bài thí nghiệm, năng lực lập kế hoạch bài thí nghiệm và năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập bài thí nghiệm của HS (Hasse và cộng sự, 2014) [2]. - GV tăng cường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và vận dụng vào trong dạy học có hiệu quả. Tóm lại, nói một cách lý tưởng, người GV thế kỷ 21 cần có những năng lực sau đây (Nessipbayeva, 2013) [4]: 1. Quản lý lớp học hiệu quả (effective classroom management): làm tăng hiệu quả tối đa, duy trì tinh thần kỷ luật, đẩy mạnh hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch, truyền đạt, tập trung vào các kết quả, đánh giá sự tiến bộ, và thực hiện sự điều chỉnh thường xuyên. Một loạt các phương pháp nên được sử dụng để thúc đẩy các mối quan hệ, hợp tác tích cực và sự học tập có mục đích. Tổ chức, phân chia, quản lý thời gian, không gian và các hoạt động sao cho thiết thực và hợp lý đối với các HS trong việc giải quyết vấn đề. Hình 1. Các năng lực của GV thế kỷ 21 (Nguồn: Trần Quốc Dung và cs, 2018) 110
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2. Thực hành giảng dạy hiệu quả (effective teaching practice): trình bày các quan điểm, học thuyết, “các con đường nhận thức”, các phương pháp điều tra trong việc dạy các khái niệm chủ đề quan trọng. Sử dụng các kiểu dạy học phức hợp giúp đưa HS vào các thời cơ học tập tích cực để thúc đẩy sự phát triển tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và bộc lộ các tiềm năng, giúp HS có trách nhiệm trong việc phát hiện, nhận biết và sử dụng các nguồn tài nguyên học tập. 3. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả (effective assessment): tích hợp các loại kiểm tra đánh giá, chú ý hình thức vấn đáp; kiểm tra đánh giá kết quả một cách chuẩn mực để hiểu HS đã học tập được cái gì. Khi kiểm tra, đánh giá nên lưu ý phát triển việc người học tự đánh giá để giúp HS nhận thức được tiềm lực và nhu cầu của mình và giúp HS xác định được các mục tiêu học tập một cách đúng đắn. 4. Các năng lực về công nghệ (technology skills): biết khi nào và làm thế nào để sử dụng các công nghệ dạy học hiện nay một cách hiệu quả, cũng như mức độ và loại công nghệ thích hợp nhất để phát triển tối đa việc học tập của HS. 2.4. Một số biện pháp để nâng cao năng lực của giáo viên Nâng cao năng lực của đội ngũ GV đáp ứng với yêu cầu chương trình giáo dục mới của đất nước là một việc làm cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Sau đây là một số biện pháp xin được đề xuất: (1) Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, GV và SV ngành sư phạm về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cho GV. (2) Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo lại GV theo đúng lộ trình. - Các trường đại học sư phạm trong hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm phải xây dựng được một đội ngũ giảng viên cốt cán, có chất lượng để tiến hành đào tạo lại cũng như bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho GV phổ thông. - Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng phong phú, đa dạng, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học, chú trọng các kỹ năng, các phương pháp dạy học mới, các công nghệ mới có hiệu quả. - Biên soạn hệ thống các chuyên đề, tài liệu cần thiết, có chất lượng để trang bị cho đội ngũ GV phổ thông những kiến thức cả lý luận và thực tiễn về dạy học theo yêu cầu mới. Những chuyên đề, tài liệu này cần được viết súc tích, dễ hiểu, dễ tra cứu để GV dễ sử dụng. - Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho GV. Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cần dựa vào nhu cầu thiết thực của cơ sở giáo dục và của GV để đáp ứng những điều họ đang cần. Hình thức bồi dưỡng nên linh hoạt, có thể bồi dưỡng trực tiếp, bồi dưỡng trực truyến, bồi dưỡng kết hợp trực tiếp với trực tuyến… vào thời gian thích hợp. (3) Đổi mới công tác tuyển sinh đại học để tuyển chọn được những thí sinh ưu tú vào ngành sư phạm. Đây là vấn đề then chốt cần có chủ trương cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (4) Xây dựng chương trình đào tạo GV theo tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp và sự thay đổi của chương trình sách giáo khoa mới, sao cho phát triển được những năng lực cốt lõi, cần thiết một cách hiệu quả cho SV ngành sư phạm để sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng với thực tiễn giáo dục phổ thông. (5) Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy đội ngũ GV phát huy tối đa năng lực của mình, trong đó đặc biệt là phải đảm bảo một mức lương thỏa đáng cho ngành giáo dục. 111
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3. KẾT LUẬN Các năng lực của GV tác động rất lớn đến các giá trị, hành vi, sự truyền đạt, mục tiêu, việc thực hành, sự phát triển nghề nghiệp, các nghiên cứu về chương trình dạy học của GV trong nhà trường phổ thông,… và đặc biệt là chất lượng của sản phẩm đào tạo. Vì vậy, việc thảo luận các năng lực của giáo viên thế kỷ 21 cũng như đề xuất một số biện pháp để cải thiện quá trình dạy và học ở phổ thông là quan trọng và cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Buharkova OV, Gorshkova EG (2007), Image of the leader: technology of creation and promotion, Training programme, Saint-Peterburg. [2] Hasse S, Joachim C, Bögeholz S, Hammann M (2014), Assessing teaching and assessment competences of biology teacher trainees: Lessons from item development. International Journal of Education in Mathematics, Science and Technology, 2(3), pp. 191-205. [3] Ivanitsky AT (1998), Training of personnel development in the educational collective: methodological guide, Saint-Peterburg. [4] Nessipbayeva O (2013), The competencies of the modern teacher, Pre-Service and In- Service Teacher Training, Part 2, pp. 148-154. [5] Shmelev AG (2002), Psychodiagnosis of personnel characteristics, Saint-Peterburg. Title: THE COMPETENCIES OF THE 21st-CENTURY TEACHER Abstract: 21st-century is known as a century of change, the century in which intensify development of science, technique, technology, the century in which the thirst for acquiring knowledge among young people is growing and bigger. In recent years, the quality of education has significantly changed. If, previously, the university’s major aim was that of providing students with certain types of knowledge that they were expected to apply later, universities today focuses primarily on ‘life skills’. Our aim is to teach students to obtain knowledge by themselves and to work in ways that enable them to come up with new ideas. Generating new ideas is a key tenet of modern society. What instructional competencies will 21st-century teachers need to prepare our students? To understand 21st-century instructional competencies, the paper presented following issues: definition of teacher competence; the teaching competence and life-long learning competencies; levels of teachers’ professional growth; teachers’ pedagogical culture; pedagogical innovations, 21st-century teaching competencies, and some solutions to improve teacher competencies. Keywords: 21st-century teacher, teaching competencies, cultural competence, critical thinking, problem solving. 112
nguon tai.lieu . vn