Xem mẫu

Xã hội học, số 1 - 1998 93 Các kênh truyền thông không chính thức trong công tác truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình ở nước ta hiện nay TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG Trong công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về truyền thông dân số ở nước ta hiện nay, đã đến lúc cần xem xét và chú ý đến vai trò của các kênh truyền thông không chính thức. Bởi mấy lẽ sau: 1) Đó là các kênh mà chúng ta rất khó kiểm soát dù là mong muốn; 2) Nó luôn luôn tồn tại bên cạnh con người và hoà nhập vào mọi hoạt động sống của họ; nó vốn tồn tại từ lâu và nó luôn luôn ảnh hưởng đến mọi hành vi của con người. Trong công tác truyền thông dân số nó có thể là yếu tố cộng hưởng, thúc đẩy, cũng có thể là ngăn cản, triệt tiêu xu hướng tích cực. Thực chất nó là môi trường sống, là hoàn cảnh sống của con người cụ thể được biểu hiện bằng những giao lưu, xúc tác xã hội cụ thể. Ở đây chúng tôi tạm đưa ra và khu biệt 4 nhóm thuộc các kênh truyền thông không chính thức là: gia đình, thân tộc và làng xóm, bạn bè và người khác, các dịch vụ y tế và văn hoá tư nhân. Trước hết gia đình là một tổ chức căn bản của xã hội. Tổ chức xã hội ấy nguyên khai và cũng bền vững như chính xã hội vậy. Với các chức năng đặc thù của mình, gia đình đã biến một loại động vật bậc cao (là con người sinh vật) trở thành con người trước khi gia nhập xã hội, sau đó mới được xã hội hoá nhiều lần để trưởng thành hơn. Vì thế gia đình với kết cấu và các quan hệ của nó là một kênh truyền thông vô cung quan trọng có ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của con người. Trong các quan hệ gia đình thì quan trọng nhất, cơ bản nhất là quan hệ vợ chồng. Vai trò của quan hệ này, ở Việt Nam từ xưa đã có những câu như: "Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn", hay "Con thương cha không bằng bà chăm ông"... Các quan hệ khác như bố con, ông cháu... nghĩa là các quan hệ thế hệ trong gia đình, không phải là không quan trọng nhưng vẫn xếp sau quan hệ vợ chồng. Vì lẽ, thứ nhất cùng với sự giải thể của chế độ gia trưởng thì vị trí của người chủ gia đình đã và đang thay đổi. Mặt khác cùng với biến đổi của cơ cấu gia đình hiện nay, loại gia đình "tam tứ đại đồng đường" không còn là một bộ phận đáng kể trong xã hội và nhất là không còn được xem là một chuẩn giá trị trong nhận thức của người dân; và cuối cùng với cơ chế thị trường cùng những biến đổi xã hội khác, mà vị trí của người con cũng đã ít nhiều thay đổi. Trong gia đình, quan hệ vợ chồng, vì thế là điểm trung tâm nối liền với việc cho ra đời một đứa trẻ tương lai. Thân tộc và làng xóm là nhóm những quan hệ xã hội ở cấp độ rộng hơn gia đình, là những cộng đồng gần gũi và gắn bó mật thiết nhất đối với gia đình, nhất là gia đình ở nông thôn. Từ trong lịch sử đó là môi trường sống và thành đạt của người nông dân. Đương nhiên với những chuyển đổi của lịch sử mà ngày nay các quan hệ này cũng đã khác trước. Tuy nhiên nó vẫn là kênh truyền thông giữ nguyên vị trí quan trọng của nó. Mặt khác chính với những chuyển đổi xã hội - kinh tế đã và đang diễn ra mà cần thiết, phải khảo sát và nghiên cứu những quan hệ xã hội này. Bạn bè và người khác: theo nghĩa chung nhất nói đến bạn bè là nói tới những người cùng tâm tình, cùng chí hướng, thì ở nông thôn có thể nói thêm, bạn bè thường là những người cùng tuổi, cùng giới tính, có thể cùng làng hoặc khác làng với nhau và luôn có những tiếp xúc và trao đổi thông tin với nhau. Còn nói đến người khác là những giao lưu xã hội, tức là những tiếp xúc giữa đối tượng truyền thông và những người khác có thể quen biết hoặc không quen biết trong các hoạt động sống đa dạng của đối tượng, ví dụ như những tiếp xúc ở chợ búa, hội hè, một chuyến đi chơi, hoặc trong một đám đông nào đó. Các dịch vụ y tế - sức khoẻ và văn hoá tư nhân trở thành một kênh truyền thông quan trọng kể từ khi nền kinh tế thị trường xác lập được vị trí, trở thành nhân tố quan trọng trong sự vận hành của nền kinh tế - xã hội đất nước. Nếu ở các thành phố nước ta, các dịch vụ y tế - sức khoẻ và văn hoá tư nhân đã là một thực tế có tính phổ biến thì ở nông thôn kể từ sau khoá 10, nhất là trong vòng dăm ba năm nay cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Về dịch vụ y tế - sức khoẻ tư nhân ở nông thôn có thể kể đến một đội ngũ bao gồm những y bác sĩ về hưu, những thầy thuốc đông y, thầy lang Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 94 Diễn đàn..... chuyên khám và chữa bệnh ở nhà, ở cửu hiệu, là những dược sĩ, y tá buôn bán thuốc. Họ đang thực sự trở thành một bộ phận trong lĩnh vực y tế và sức khoẻ của đời sống nông thôn hôm nay. Nói đến dịch vụ văn hoá tư nhân là nói đến hệ thống những cửa hàng, cửa hiệu buôn bán và cho thuê băng hình, băng cát sét về đủ thứ nội dung và thể loại nghệ thuật, là các tư nhân cho thuê loa đài và tổ chức các đám cưới, đám tang, là các thầy chùa, thầy mo, thầy cúng vốn có từ trong lịch sử được tái hiện trong các hoạt động tín ngưỡng, tinh thần của cuộc sống hôm nay. Chúng tôi cho rằng các dịch vụ y tế - sức khoẻ và văn hoá tư nhân là một kênh truyền thông rất đáng lưu ý nghiên cứu khi khảo sát về truyền thông dân số tại địa bản cư dân nông nghiệp. Để minh chứng cho một số quan điểm đã đề cập chúng tôi xin nêu lên một số chỉ báo qua các cuộc khảo sát xã hội học gần đây. Từ đó phân tích và có những nhận xét bước đầu xung quanh vai trò và ý nghĩa của các kênh truyền thông không chính thức trong thực tiễn hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình ở nước ta những năm vừa qua. Trước hết là nguồn thông tin về dân số - kế hoạch hoá gia đình và những tác động để đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai có bảng 1 và bảng 2. Bảng 1: Anh (chị) biết được thông tin kế hoạch hoá gia đình từ đâu? (%) Các phương án Chung Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Tôn giáo trả lời Trạm y tế xã 84,1 Đài báo 53,1 Phim ảnh, video 27,4 Chính quyền 32,7 Đoàn thể 40,6 Bạn bè 16,8 Chồng (vợ) nói lại 35,4 Người khác trong gia 2,7 đình Đức cha 2,7 Ông trùm đạo 3,5 Người khác 0,9 74,1 93,2 97,1 55,6 50,8 51,4 27,8 27,1 34,3 37,0 28,8 37,1 46,3 45,8 45,7 16,7 16,9 20,0 33,3 37,3 40,0 3,7 1,7 8,6 3,7 1,7 0,0 5,6 1,7 2,9 0,0 1,7 0,0 76,8 81,8 90,0 55,4 50,0 40,0 26,8 18,2 10,0 25,0 45,5 37,5 50,0 36,4 42,5 16,1 13,6 22,5 32,1 36,4 45,0 0,0 0,0 0,0 5,4 0,0 0,0 5,4 0,0 0,0 1,8 0,0 1,4 80,8 85,5 81,1 60,3 55,3 48,6 37,0 34,2 13,5 30,1 32,9 32,4 47,9 42,1 54,1 13,7 19,7 10,8 30,1 35,5 35,1 4,1 2,7 2,6 4,1 0,0 8,1 5,5 0,0 10,8 0,0 0,0 2,7 (Nguồn: Tư liệu phòng Xã hội học Nông thôn - Viện Xã hội học - 1996). Bảng 2: Tỷ lệ % phụ nữ và nam giới do tác động dẫn đến sử dụng biện pháp tránh thai Phương án trả lời - Bản thân quyết định - Chồng (vợ) - Người khác trong gia đình - Bạn bè - Cán bộ KHHGĐ/BS - Cha đạo - Người có uy tín trong cộng đồng - Lãnh đạo, chính quyền - Không biết - Không trả lời Nữ Chung Thành thị 57,5 57,6 69,4 66,4 0,6 0,5 0,8 0,7 4,0 2,5 0,1 0,2 0,2 0,5 0,4 0,1 - 0,1 0,1 0,1 Nam Nông Chung Thành Nông thôn thị thôn 57,4 59,6 61,1 59,2 70,2 65,8 63,7 66,4 0,7 0,1 - 0,1 0,8 0,7 1,4 0,5 4,4 3,7 2,1 4,2 0,1 0,1 - 0,1 0,1 0,1 0,5 - 0,5 0,7 0,2 0,9 - 0,1 - 0,1 0,1 0,1 0,2 - (Nguồn: Tư liệu phòng Xã hội học Dân số và gia đình - Viện Xã hội học - 1996) Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 1 - 1998 95 Từ hai bảng 1 và 2, điều dễ nhận thấy trước hết là trong công tác truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, ngoài vai trò chính yếu của các kênh truyền thông chính thức thì đã nổi lên vị trí không thể phủ nhận của nhóm các kênh truyền thông không chính thức, mặc dù có một số kênh chỉ số còn rất ít ỏi. Cụ thể là: Bạn bè: 16,8%, chồng (vợ): 35,4%, cha đạo: 2,7%, người khác: 0,9%... điều cần lưu ý là mục tiêu của truyền thông là sự tác động vào nhận thức làm biến đổi hành vi. Vì vậy những yếu tố cơ bản của nó là chất lượng thông tin, khả năng tiếp thu, xử lý và chuyển hoá thông tin trong nhận thức của đối tượng nhận thông tin. Ở góc độ này vai trò quan trọng của thông tin nhiều khi không nằm ở vấn đề định lượng. Điều cần phải khẳng định đầu tiên là trong công tác truyền thông dân số cần chú ý hơn nữa đến nhóm các kênh truyền thông không chính thức vì đặc trưng cơ bản hơn hẳn của các kênh truyền thông này là đa dạng, gần gũi, cụ thể và nhanh chóng. Mặt khác, như đã biết việc cho ra đời một đứa trẻ suy cho đến cùng là quyết định của cặp vợ chồng. Về mặt lý thuyết, vợ - chồng, chủ thể chính của mộ hình gia đình hạt nhân phổ biến hiện nay, là mục tiêu, là đối tượng của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình - và là kênh truyền thông cơ bản nhất trong nhóm các kênh không chính thức. Quan điểm này được khẳng định rất rõ trong thực tế những năm qua. Ở bảng 1, nguồn thông tin về dân số - kế hoạch hoá gia đình mà đối tượng được nhận thì nguồn từ chồng (hoặc vợ) có chỉ số rất cao, chiếm thứ tư trong 11 kênh truyền thông được liệt kê và cao nhất trong nhóm các kênh không chính thức (35,4%). Đối với chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, một mục tiêu hướng tới là mọi tác động dẫn đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai thì trong 10 yếu tố được nêu ra chiếm tỷ lệ cao nhất, có tính chất áp đảo thuộc về 2 yếu tố: bản thân quyết định (nam: 59,6%, nữ: 57,5%) và chồng (vợ) quyết định (nam: 65,8%, nữ: 99,4%). Tư liệu FFS khảo sát tại Phú Xuyên - Hà Tây về mức độ theo dõi thông tin dân số - kế hoạch hoá gia đình giữa các thành viên trong gia đình cũng cho kết quả tương tự. Nghĩa là các chỉ số thuộc về vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng là cao nhất. Cụ thể trong gia đình người thường xuyên theo dõi thông tin kế hoạch hoá gia đình: vợ: 24,8%, chồng: 16,8%, cả hai vợ chồng: 49.6%, ông bà: 3,5%, các con: 2,7%. Kết quả khảo sát cũng khẳng định tần số thu phát (bàn bạc) thông tin về dân số và kế hoạch hoá gia đình là cao nhất trong quan hệ vợ chồng (97,3%): những quan hệ khác thường cũng có trao đổi nhưng với chỉ số được lượng hoá là thấp: bàn với ông bà: 4,4%, với con cái: 1,8%, với bạn bè:14,2%, với họ hàng ruột thịt: 1,9%, với hàng xóm: 0,7%, với người khác: 1,8%. Các chỉ số nêu trên đã thừa nhận một thực tế có những kênh truyền thông đã, đang và tiếp tục tồn tại trong đời sống cộng đồng nông thôn. Sự khác nhau về chỉ số giữa các kênh truyền thông ấy phản ánh những biến đổi xã hội cụ thể. Tuy nhiên ở bất cứ kênh truyền thông nào đều có ý nghĩa nhất định, ít nhất cũng nhờ vào sức mạnh truyền thống. Hiện nay sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội nông thôn đã làm thay đổi nhiều tính chất, quan hệ trong cộng đồng thân tộc, làng xóm, vì thế nó không còn giữ nguyên những vị trí và chức năng xa xưa nữa. Mặt khác, chính với những biến đổi đó mà trong nghiên cứu truyền thông dân số hiện nay nổi lên vai trò của kênh truyền thông thông qua hệ thống các dịch vụ y tế sức khỏe và văn hóa tư nhân. Ở nông thôn kể từ sau khoán 10, hệ thống này phát triển khá mạnh mẽ và ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động sống của cư dân nông nghiệp. Trước hết có thể nói đội ngũ các dịch vụ y tế - sức khoẻ ở nông thôn là khá đa dạng và đông đảo. Đó là đội ngũ những thầy thuốc đông y và tây y, ở ngoài biên chế nhà nước và cả trong biên chế nhà nước khám chữa bệnh ngoài giờ, là những người buôn bán có chuyên môn về dược hoặc không có chuyên môn về dược. Số liệu khảo sát cho thấy lực lượng này ở một số địa phương là: Xã Hồng Minh (Phú Xuyên -Hà Tây) có số dân là 6149 người có 5 thầy thuốc tư nhân. Xã Văn Môn (Yên Phong - Hà Bắc) có số dân là 7500 người có 7 thầy thuốc tư nhân. Xã Minh Lãng (Vũ Thư - Thái Bình) có số dân là 10361 người có 8 thầy thuốc tư nhân. Tìm hiểu vai trò của các dịch vụ y tế - sức khoẻ tư nhân đối với kế hoạch hoá gia đình có thể xem xét ở bảng 3. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 96 Diễn đàn..... Về dịch vụ văn hoá tư nhân hiện chưa có được những tư liệu khảo sát đầy đủ và toàn diện để có thể đánh giá sâu hơn. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của nó trong đời sống tinh thần của các cộng đồng dân cư. Thực tế cho thấy ngay ở nông thôn trong những năm gần đây dịch vụ băng hình, sách báo đã được phát triển cũng như vai trò tham gia của tư nhân trong các dịp hội hè đình đám ở làng xã đã thể hiện rõ điều này. Số liệu khảo sát về truyền thông ở Hồng Minh (Phú Xuyên - Hà Tây) cho thấy có tới 12,4% số người được hỏi thường xem video. Trong đó về loại hình được nêu cụ thể: 71,4% xem phim tâm lý xã hội, 21,4% xem phim chưởng, 14,3% xem phim tài liệu, phổ biến kiến thức... còn trong số 20,4% thường nghe cát xét thì có tới 26,1% chuyên nghe nhạc hải ngoại. Đây là những bằng chứng xác đáng về sự hiện diện của các dịch vụ văn hoá tư nhân. Tuy nhiên để có thể rõ hơn cần những nghiên cứu quy mô hơn. Bảng 3: Tỷ trọng người sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo nguồn cung cấp (%) Tổng Trong đó các biện Biện pháplâm Biện phápphi lâm pháp sàng sàng - Bệnh viện 21,71 32,32 3,91 - Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình 7,77 10,07 7,86 - Trạm y tế xã, phường 33,47 46,35 22,70 - Cán bộ Kế hoạch hóa gia đình 3,52 2,13 7,44 - Đội Kế hoạch hóa gia đình 3,99 4,46 3,57 - Cộng tác viên Dân số - KHHGĐ 2,89 0,06 15,36 - Hiệu thuốc tư nhân 3,36 0,06 28,16 - Thầy thuốc tư nhân 3,28 3,46 6,05 - Bạn bè 13,81 0,08 2,05 - Nơi khác 3,48 0,11 1,02 - Không biết 0,15 0,02 0,03 - Không xác định 2,57 0,88 1,84 Cộng: 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình - 1.3.1995. Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Tổng cục Thống kê). Như vậy là kênh truyền thông vốn có từ lâu đời, hiện nay có nhiều màu sắc mới của nền kinh tế thị trường, hệ thống kênh truyền thông không chính thức đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông dân số. Vì thế trong giai đoạn tới cần có những nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện hơn để khẳng định vai trò của nó một cách rõ rệt hơn. Mặt khác, từ đó có kế hoạch thông qua các kênh truyền thông không chính thức thúc đẩy hơn nữa công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở nước ta trong tình hình mới. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn