Xem mẫu

  1. CÁC ĐỘNG THÁI TRUNG HÒA NGUỒN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI DỊCH CHUYỂN VÀO VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Trần Kim Chung Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Đào Xuân Tùng Anh Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội Tóm tắt Sự dịch chuyển dòng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam mang lại cả những thuận lợi và thách thức với phát triển kinh tế của nước ta. Việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư trong ngắn hạn có thể gây sức ép lên hạ tầng kinh tế - xã hội, vấn đề môi trường và tạo ra sự phát triển “nóng” của thị trường bất động sản nói chung, thị trường bất động sản công nghiệp nói riêng. Để trung hòa dòng vốn đầu tư này, trong thời gian tới, cần chọn lọc dự án đầu tư phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế trong nước và đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển. Từ khóa: FDI, trung hòa hóa FDI dịch chuyển vào, năng lực cạnh tranh Abstract The shift of FDI inflow into Vietnam brings both advantages and challenges to our country's economic development. In terms of difficulties, the shift of investment capital flow in the short term can put pressure on socio-economic infrastructure and the environment. The shift also results in “heated” development of the real estate market in general, industrial property market in particular. To neutralize this investment capital flow, it is necessary to select appropriate investment projects, improve the competitiveness of the domestic economic sectors and invest in the enhancement of infrastructure to meet development needs. Keywords: FDI, neutralizing moving in FDI, competitiveness. 1. MỞ ĐẦU Thu hút FDI thời gian qua cho thấy một số dấu hiệu dịch chuyển nguồn vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam, đặc biệt từ nửa cuối năm 2018, khi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định CPTPP và sắp ký kết Hiệp định EVFTA. Bài viết nhằm phân tích lợi ích, chi phí và khuyến nghị một số chính sách để trung hòa hóa nguồn đầu tư nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết gồm 2 phần. Phần 1: Phân tích lợi ích đạt được từ dòng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam cũng như những vấn đề cần phải giải quyết mà Việt Nam đã và có thể gặp phải từ việc dịch chuyển dòng vốn này. Phần 2: Khuyến nghị một số chính sách trong thời gian tới nhằm trung hòa hóa các tác động của việc dịch chuyển dòng FDI vào Việt Nam. 49
  2. 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Diễn biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Hình 1: Nguồn FDI từ 1/2018 - 6/2019 dịch chuyển vào Việt Nam Nguồn: Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)[8]. Một là, đầu tư FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng. Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc tăng mạnh từ cuối năm 2018, xét cả về quy mô đầu tư và số lượng dự án. Quy mô vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông và Đài Loan) tăng từ mức bình quân 152 triệu USD/tháng (tháng 1 - 9/2018) lên đạt 375,5 triệu USD/tháng (tháng 10/2018 - 6/2019). Số lượng dự án đăng ký cấp mới tăng lên đáng kể, từ bình quân 28,4 dự án/tháng (tháng 1 - 9/2018) lên đạt 48,4 dự án/tháng (tháng 10/2018 - 6/2019). Quy mô vốn bình quân của dự án đăng ký cấp mới tăng nhanh, lên đạt mức 5,5 triệu USD/dự án trong 6 tháng đầu năm 2019 (năm 2017 đạt 5 triệu USD/dự án, năm 2018 đạt 3,1 triệu USD/dự án). Đường biểu diễn xu thế trong Hình 1 (đường đứt đoạn đi lên liên tục) cho thấy xu thế tăng rõ nét. Hai là, lĩnh vực hoạt động đầu tư của FDI dịch chuyển vào Việt Nam tập trung vào các ngành chế biến cao su (săm, lốp ô tô), linh kiện điện tử, dệt may, da giày. Ngoài ra, cũng có xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất từ các nhà máy ở Trung Quốc sang 50
  3. Việt Nam. Một số công ty lớn của Nhật Bản đã tuyên bố hủy kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất cho thị trường Mỹ để chuyển sang Việt Nam như Sharp, Kyocera, Nintendo12. Bảng 1: Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 Tăng 6 6 6 Tăng Đơn vị tháng TT Chỉ tiêu 2017 tháng 2018 tháng 2017 - tính 2019 so 2018 2019 18 cùng kỳ 1 Vốn thực hiện Tỷ USD 17,50 8,42 19,10 9,10 9,1% 8,1% 2 Vốn đăng ký Tỷ USD 35,88 20,33 35,47 18,47 -1,2% -9,2% 2.1 Đăng ký cấp mới Tỷ USD 21,28 11,80 17,98 7,41 -15,5% -37,2% 2.2 Đăng ký tăng thêm Tỷ USD 8,42 4,43 7,60 2,94 -9,7% -33,8% 2.3 Góp vốn, mua cổ phần Tỷ USD 6,19 4,10 9,89 8,12 59,8% 98,1% 3 Số dự án 3.1 Cấp mới dự án 2.591 1.366 3.046 1.723 17,6% 26,1% 3.2 Tăng vốn lượt dự án 1.188 507 1.169 628 -1,6% 23,9% 3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án 5.002 2.749 6.496 4.020 29,9% 46,2% Nguồn: Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [8] Ba là, vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 từng bước thực chất hơn với sự gia tăng của dòng vốn thực hiện (Bảng .1). Quy mô vốn thực hiện tăng 9,1% trong năm 2018 và 8,1% trong 6 tháng đầu năm 2019. Số dự án cấp mới và tăng vốn cũng có sự gia tăng đáng kể, trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng lần lượt 26,1% và 23,9% so với cùng kỳ, cho thấy sự gia tăng nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, nhưng chủ yếu ở các dự án nhỏ, vừa. Bên cạnh đó, quy mô góp vốn, mua cổ phần tăng nhanh cho thấy hoạt động mua bán và sát nhập của nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiêp trong nước đang diễn ra khá mạnh. 2.2. Những tác động tích cực Một là, đầu tư nước ngoài vào nhiều, doanh nghiệp sản xuất dịch chuyển đến, đồng thời, bạn hàng của các doanh nghiệp cũng chuyển dịch theo, nền kinh tế được tăng tổng cầu và tổng cung, mở rộng tầm, phạm vi, ảnh hưởng. Cùng với quá trình dịch chuyển nhà máy sản xuất, chuỗi cung ứng và sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia cũng Kyocera sẽ chuyển nhà máy sản xuất máy photocopy và máy in đa chức năng phục vụ thị trường Mỹ, 12 Sharp tuyên bố chuyển nhà máy sản xuất LCD, laptop, Nintendo của Nhật Bản cũng sẽ chuyển một phần dây chuyền sản xuất thiết bị Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nguồn: http://cafebiz.vn/cuoc-dai- di-cu-cua-cac-doanh-nghiep-khoi-trung-quoc-20190720095625937.chn 51
  4. lần lượt dịch chuyển sang Việt Nam. Thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cơ khí chế tạo, sản phẩm và linh kiện điện tử13... Đây cũng chính là các sản phẩm, ngành có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh. Nhiều sản phẩm chế tạo mới xuất hiện gắn liền với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như điện tử, máy tính, máy văn phòng, điện thoại di động, xe máy v.v.. và đây cũng là những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu của Việt Nam. Hai là, FDI tăng, thúc đẩy vốn trong nước đối ứng, đón đầu tăng lên. Khi đầu tư nước ngoài vận hành vào nền kinh tế, như một phản ứng tất yếu, các nhu cầu về nhà xưởng, về nhà đất sinh hạt, về các nguồn nguyên nhiên, vật liệu, lao động nội địa tăng lên. Đến lượt nó, các doanh nghiệp hạ tầng tăng trưởng, cả về giá trị thu nhập, cả về giá trị doanh nghiệp14. Khi đó, để đối ứng với nguồn đầu tư nước ngoài vận hành vào nhiều, các đối ứng trong nước thúc đẩy các đối tác trong nước tăng cường đầu tư vào nhà xưởng, nhà đất… Rất nhiều doanh nghiệp đã có hành động tức thì với hiệu ứng này. Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản đã tranh thủ cơ hội đầu tư các nhu cầu đối ứng. Một số doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp bất động sản đã huy động trái phiếu doanh nghiệp với mức lãi suất rất cao15. Ba là, tăng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng nhu cầu nhà xưởng, từ đó tăng cầu cho thị trường bất động sản công nghiệp và kéo theo đó là cầu về bất động sản nhà ở. Thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam (bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics) vẫn đang trong giai đoạn phát triển mới với nhiều tiềm năng, có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam. Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế được ban hành, cho phép quy hoạch và phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ đã mở ra một cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp. Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp, việc quy hoạch và phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ trong các khu công nghiệp chính là sẽ giúp nhà đầu tư có thêm cơ hội phát triển đa dạng hình thức bất động sản từ quỹ đất hiện có16. 13 Vốn FDI vào lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất. https://www.vietnamplus.vn/von-fdi-vao-linh- vuc-che-bien-che-tao-chiem-ty-trong-cao-nhat/524524.vnp 14 Vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam, cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp tăng “phi mã” . http://-www.-bvsc.-com.- vn/-News/201935/652027/von-fdi-do-manh-vao-viet-nam-co-phieu-ha-tang-khu-cong-nghiep-tang-phi-ma.aspx 15 Đằng sau cuộc đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản https://vnexpress.net/kinh-doanh/dang-sau- cuoc-dua-phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-3958587.html 16 Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019: Bối cảnh mới - Chính sách mới - Cơ hội mới. http://www.idico.com.vn/vn/dien-dan-bat-dong-san-cong-nghiep-viet-nam-2019-boi-canh-moi-chinh-sach-moi- co-hoi-moi.html 52
  5. 2.3. Một số vấn đề cần giải quyết của việc dịch chuyển nguồn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc sang Việt Nam Bên cạnh rất nhiều yếu tố tích cực của nguồn FDI chuyển dịch vào Việt Nam thời gian gần đây, có một số vấn đề tiềm tàng cần xử lý, giải quyết đi liền với những vấn đề tích cực đó. Một là, vấn đề “bong bóng” tài sản, đặc biệt là đất khu công nghiệp (KCN) và nhà xưởng. Cùng với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào nước ta, nhu cầu thuê đất KCN và nhà xưởng tăng lên, trong khi nguồn cung không đáp ứng kịp nhu cầu, tác động làm tăng giá thuê đất KCN và nhà xưởng. Thị trường công nghiệp miền Nam đạt giá thuê đất trung bình ở mức 80 USD/m2/chu kỳ thuê trong 6 tháng cuối năm 2018, tăng 10,7% so với quý II/201817. Giá thuê đất trung bình trong quý I/2019 khu vực phía Bắc đạt 93 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7,6% so với cùng kỳ; trong đó giá thuê trung bình của Hà Nội dẫn đầu với 138 USD/m2/chu kỳ thuê, nguyên nhân do nguồn cung hạn chế và sở hữu thị trường tiêu dùng lớn18. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch đầu tư làm gia tăng dòng vốn FDI đăng ký, trong khi vốn thực hiện tăng chậm, có thể làm tăng cầu đất KCN và nhà xưởng trong ngắn hạn, đẩy giá lên cao. Hai là, hiệu ứng FDI thay thế vốn nội trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất19. Hệ quả là vốn nội chỉ còn tham gia vào các doanh nghiệp có tính phục vụ, dịch vụ và thương mại. Điều này là do chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm chế tạo (như thiết bị điện tử, cơ khí ô tô, xe máy) chủ yếu mang tính khép kín giữa các doanh nghiệp FDI, sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị này là rất hạn chế. Cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam, đặc biệt trong nhóm ngành công nghiệp phụ trợ (như đối với ngành dệt may, sản xuất linh kiện điện tử, hóa chất - các ngành quan trọng trong cấu trúc kinh tế ngành có độ nhạy và độ lan tỏa cao20) trong khi doanh nghiệp trong nước chưa kịp đổi mới để cạnh tranh hiệu quả với doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp này có thể bị đẩy khỏi chuỗi giá trị sản xuất và chỉ còn tham gia được vào các khâu dịch vụ, thương mại phân phối hàng hóa. Ba là, vấn đề không phải là vốn vào, mà là doanh nghiệp dịch chuyển, vì vậy, nguy cơ công nghệ lạc hậu không cập nhật, công nghệ thứ cấp, công nghệ đã sử dụng lâu chuyển dịch sang. Các doanh nghiệp FDI thường đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nhiều phát thải, sử dụng các công nghệ đã lâu, đã bị cũ hoặc không còn được sử dụng ở nước phát triển để đưa sang nước đang phát triển. Đây là vấn đề đáng lưu tâm khi Việt Nam nhập khẩu khối lượng 17 Giá thuê đất các khu công nghiệp phía Nam tăng gần 11% trong 6 tháng https://batdongsan.com.vn/tin-thi- truong/gia-thue-dat-cac-khu-cong-nghiep-phia-nam-tang-gan-11-trong-6-thang-ar97312 18 Bất động sản công nghiệp tấp nập đón khách https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/bat-dong-san/bat-dong-san- cong-nghiep-tap-nap-don-khach-210433.html 19 Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế (của nước nhận đầu tư). https://voer.edu.vn/m/anh- huong-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-doi-voi-nenkinh-tecua-nuoc-nhan-dau-tu/5568e380 20 Bùi Trinh, Phạm Viết Hoa (2017). So sánh cấu trúc kinh tế và phát thải CO2 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 1 - 11 53
  6. lớn máy móc, thiết bị từ dịch chuyển vào Việt Nam. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 5,7 tỷ USD máy móc, thiết bị từ Trung Quốc, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 201821. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ Trung Quốc khá cao, từ 30 - 45% cho dù đang có xu hướng giảm. Công nghệ sử dụng trong doanh nghiệp FDI không quá vượt trội so với doanh nghiệp trong nước; chủ yếu là công nghệ trung bình hoặc trung bình tiên tiến của khu vực. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ sản xuất của 1 - 2 năm hiện tại là 15%, trong khi của doanh nghiệp tư nhân là 13,7% và doanh nghiệp Nhà nước là gần 10%. Bốn là, hội chứng, hiệu ứng “booming sector” về đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp, KCN có nguồn gốc từ các quốc gia dịch chuyển ra. Xu hướng di chuyển vốn FDI từ Trung Quốc là rất rõ nét22. Thứ nhất, do chi phí sản xuất ở Trung Quốc gia tăng đã dẫn đến việc di dời hoạt động sản xuất của cả các TNC và bản thân các công ty lớn Trung Quốc rời khỏi nước này. Thứ hai, các cơ sở sản xuất nước ngoài di dời từ khu vực ven biển vào sâu trong đất liền theo chính sách phát triển miền Tây của Trung Quốc. Tuy nhiên, xu hướng tái cơ cấu các cơ sở sản xuất chủ yếu trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc và giày dép. Một số TNC từ Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc), đã chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Campuchia nơi có chi phí lao động bằng 1/3 của Trung Quốc mà năng suất được cho là ngang bằng với Trung Quốc. Các quốc gia mục tiêu nữa của dòng FDI di chuyển tới là Indonesia, Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Bangladesh ở Nam Á. Một số TNC lớn như Nike (Hoa Kỳ) và Adidas (Đức), đã tăng cường các hợp đồng sản xuất tại các địa điểm sản xuất chi phí thấp ở Đông Nam Á. Năm là, sức ép lên hạ tầng tại địa bàn xung quanh khu công nghiệp. Hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu của người lao động trong các nhà máy FDI, khi có sự tăng lên nhanh chóng, có thể không theo kịp nhu cầu trên địa bàn. Tình trạng này đã xuất hiện tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh có mật độ KCN lớn hoặc tập trung nhiều nhà máy, các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động. Nhiều KCN được xây dựng bám theo các trục giao thông lớn và nằm sát các khu dân cư, gây nên tình trạng ách tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm khi hệ thống giao thông nhánh ngoài KCN chưa phát triển đặc biệt tại các thành phố lớn và các KCN tập trung nhiều lao động như tại Thủy Nguyên (KCN Điềm Thụy và KCN Yên Bình), TP.Hồ Chí Minh (như KCX Linh Trung I, KCN Hiệp Phước, KCX Tân Thuận),… Sáu là, vấn đề môi trường khu vực khu công nghiệp. Số lượng dự án đầu tư gia tăng có thể dẫn đến tình trạng quá tải khi xử lý vấn đề môi trường. Theo đánh giá của 21 Chi 30 tỷ USD, Việt Nam nhập nhiều hàng gì từ Trung Quốc? https://haiquanonline.com.vn/chi-30-ty-usd-viet- nam-nhap-nhieu-hang-gi-tu-trung-quoc-106884.html 22 FDI dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam: Xu hướng ngày càng rõ nét hơn. http://thoibaonganhang.vn/fdi- dich-chuyen-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-xu-huong-ngay-cang-ro-net-hon-90132.html 54
  7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày các khu công nghiệp thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương 3 triệu tấn/năm và đang gia tăng cùng với tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Ngoài ra, nhiều chất thải là hóa chất, chất độc hại đã được tạo ra khi ngành nghề sản xuất thay đổi trong khi quy trình xử lý chất thải vẫn giữ nguyên như cũ. Điều này đồng nghĩa với việc những hóa chất mới này hầu như không được xử lý, hoặc sau khi xử lý vẫn giữ nguyên yếu tố độc hại khi thải ra môi trường, dẫn đến những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho cộng đồng dân cư và chính những lao động trong khu công nghiệp.23 Bảy là, vấn đề hạ tầng lớn. Khi đầu tư nước ngoài vào lớn, gắn với đó là vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, nhu cầu di chuyển của các bên liên quan có thể tăng đột biến. Sân bay, cảng biển, đường giao thông, đặc biệt các đường kết nối với sân bay, cảng biển sẽ có sức ép lớn hơn do hiện đã đang rất bất cập24. 3. GIẢI PHÁP TRUNG HÒA HÓA NGUỒN ĐÀU TƯ NƯỚC NGOÀI DỊCH CHUYỂN TỪ TRUNG QUỐC SANG VIỆT NAM Một là, kiên quyết lựa chọn công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ thâm dụng vốn hơn là thâm dụng lao động. Điều chỉnh một số nội dung cụ thể của chính sách thu hút và sử dụng FDI nhằm đẩy mạnh thu hút FDI có chất lượng và sử dụng FDI một cách hiệu quả cho tăng chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế25. Nghiên cứu hàng rào kỹ thuật để hạn chế FDI không chất lượng, không khuyến khích thu hút; xây dựng cơ chế bán sản phẩm của doanh nghiệp trong khu chế xuất cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng hình thành khung phân loại trọng tâm, trọng điểm ưu đãi theo ngành, lĩnh vực trong từng giai đoạn. Xây dựng bộ các mức ưu đãi và tiêu chí cụ thể được ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương hậu ưu đãi một cách minh bạch, ổn định. Chính sách ưu đãi cần được đa dạng hóa và cụ thể hóa thành các tiêu chí theo quy mô, lĩnh vực, ngành, nghề, sản phẩm, phạm vi, trách nhiệm xã hội được ưu đãi; các minh chứng và quy trình báo cáo cơ quan quản lý để thực hiện ưu đãi. Hai là, phân luồng và định hướng chia đều luồng vốn đầu tư cho các địa phương để tránh bùng nổ về đất đai công nghiệp và tận dụng lao động của các tỉnh còn đang ít đầu tư nước ngoài. Giải pháp này gắn với việc phát triển các cụm ngành công nghiệp và cơ cấu lại vùng kinh tế. Điều chỉnh chính sách phát triển KCN theo hướng ưu tiên hình 23 Ô nhiễm tại các khu công nghiệp: Bài 1- Còn nhiều nan giải. http://-dwrm.-gov.-vn/-index.-php?=-language-=vi&nv- =news&op=Hoat-dong-cua-dia-phuong/O-nhiem-tai-cac-khu-cong-nghiep-Bai-1-Con-nhieu-nan-giai-6589 24 Xuất hiện hằn lún 1m, sân bay quốc tế Nội Bài có nguy cơ phải đóng cửa. https://nhadautu.vn/xuat-hien-han- lun-1m-san-bay-quoc-te-noi-bai-co-nguy-co-phai-dong-cua-d26747.html 25 Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030. https://-dautunuocngoai.- gov.-vn/-_layouts/-fiaportal/-uploads/-content/-Documents 55
  8. thành các cụm, ngành liên kết tập trung, trọng điểm tại một số vùng, địa phương, bước đầu hình thành các cụm liên kết hoặc có lợi thế về kết cấu hạ tầng giao thông, địa kinh tế, tài nguyên, nguồn nhân lực, logistics, có khả năng trở thành động lực tăng trưởng. Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng; tạo không gian phát triển thống nhất trong vùng và cả nước; khắc phục tình trạng phát triển trùng giẫm, manh mún, kém hiệu quả. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm tính đồng bộ, kết nối, liên thông trong từng chuyên ngành kết cấu hạ tầng và giữa các chuyên ngành kết cấu hạ tầng, giữa các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm với lộ trình hợp lý, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đầu tư26. Ba là, tăng cường thu hút đầu tư nội địa để đối ứng, hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài . Tuyệt đối không rút vốn trong nước khỏi sản xuất kinh doanh. Tập trung mọi 27 cơ chế, chính sách để khu vực kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, bền vững trên các mặt năng lực quản lý, tiềm lực kinh tế, công nghệ và có thực lực hội nhập quốc tế. Bên cạnh hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần chú ý phát triển doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin và các dịch vụ then chốt như dịch vụ tài chính. Sự phát triển của doanh nghiệp trong nước là nhân tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua thúc đẩy tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tạo liên kết với các TNCs, phát triển công nghiệp phụ trợ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, cải thiện tình trạng phụ thuộc nặng nề và có thể ngày càng tăng vào thị trường bên ngoài. Bốn là, kiên quyết thực hiện đúng quy hoạch phát triển khu công nghiệp28. Chuẩn bị sẵn sàng đất đai để phát triển các khu công nghiệp mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp cũ. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư để sớm triển khai xây dựng KCN. Khai thác tốt các KCN hiện có, hạn chế phát triển mới các KCN đa ngành. Có lộ trình chuyển đổi phù hợp các KCN hiện có để bảo đảm các tiêu chí phát triển bền vững theo hướng thận trọng, với sự chuẩn bị tốt, có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế và điều chỉnh linh hoạt. Tránh phát triển công nghiệp trong các khu đô thị, dân cư hiện hữu mà chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp. Hoàn thiện quy hoạch chi tiết các KCN đã được phê duyệt thành lập bảo đảm đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, cảnh quan và lồng ghép các nội dung của phát triển KCN. Quy hoạch, bố trí hợp lý các khu chức năng, các khu vực gồm các doanh nghiệp có ngành nghề tương đồng và các doanh nghiệp có khả năng thực hiện công sinh công nghiệp. Tiến hành rà 26 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Họp báo thường kỳ quý II năm 2019. http://-www.-mpi.-gov.-vn/-Pages/-tinbai.- aspx?-idTin=-43530&idcm=188 27 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cần cách tiếp cận mới. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thu- hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-can-cach-tiep-can-moi-300113.html 28 Phải thực hiện nghiêm quy hoạch. https://-www.-dongnai.-gov.-vn/-Pages/-newsdetail.-aspx?-NewsId=- 165958&CatId=-35h 56
  9. soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN cả nước và ở từng tỉnh, trước mắt đến năm 2025. Bổ sung mục tiêu phát triển các khu này thành các cụm ngành và điều chỉnh mục tiêu xúc tiến đầu tư, ưu tiên các nhà đầu tư lớn, có năng lực, có khả năng hợp tác với doanh nghiệp trong nước, sử dụng đầu vào từ các doanh nghiệp trong nước và ngược lại. Công khai các quy hoạch KCN đã được phê duyệt, bao gồm cả quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu và các quy hoạch khác liên quan đến KCN trên địa bàn. Năm là, tăng cường năng lực đội ngũ lao động hiện hữu để đáp ứng yêu cầu bùng nổ đầu tư mới. Chất lượng lao động của nước ta nhìn chung còn thấp và chậm được cải thiện so với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao29. Cơ cấu lao động qua đào tạo cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền30, khó khăn trong việc tuyển dụng đủ nhân sự có trình độ phù hợp31. Nâng cao chất lượng lao động có thể xem là điều kiện tiên quyết để cạnh tranh thu hút các dự án FDI có chất lượng và hàm lượng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu đầu tư FDI. Trong thời gian tới, cần tập trung xây dựng hệ thống đào tạo nghề thực tế và hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và nhằm tạo ra lợi thế bền vững để thu hút FDI. Khuyến khích mạnh các tổ chức giáo dục toàn cầu đầu tư vào Việt Nam; đẩy mạnh phân luồng đào tạo đại học và dạy nghề. Phát triển một thị trường lao động cạnh tranh, với nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề và các quy định, thể chế về lao động đầy đủ, thu hút FDI bằng nguồn nhân lực chất lượng cao. Sáu là, chuẩn bị hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp phục vụ đầu tư: điện, nước, đường kết nối các khu công nghiệp với các hạ tầng cơ sở lớn. Tập trung đầu tư của Nhà nước xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, điện, internet phạm vi quốc gia, liên vùng, ưu tiên các trục nối vùng động lực với các vùng kém phát triển. Thực hiện cơ chế PPP để khuyến khích FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện tại các vùng động lực, có khả năng sinh lợi cao, thu hồi vốn nhanh32. 29 Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đang làm việc trong nền kinh tế của cả nước tăng chậm, đến hết năm 2018 chỉ đạt 23,8%, tăng 9,2 điểm % so với năm 2010. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 (09:00 28/06/2019). https://-gso.-gov.-vn/-default.-aspx?-tabid=-382&idmid=- 2&ItemID=-19225 30 Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ của Tây Nguyên năm 2017 chỉ đạt 14,3% và của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 12,1% (cùng tăng 3,5 điểm % so với năm 2011, thấp hơn mức tăng bình quân 6 điểm % của cả nước). Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2017 của Đồng bằng sông Hồng là 25,2%, Trung du và miền núi phía Bắc là 17,1%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 20,6% và Đông Nam Bộ là 21,1%. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, số 18, quý II năm 2018. http://www.molisa.gov.vn/Images/FileAnPham/fileanpham20189181538663.pdf 31 Ngân hàng Thế giới (2018). Dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030 (tháng 3/2018). 32 Thu hút FDI: Khuyến khích hình thức PPP. https://baodautu.vn/thu-hut-fdi-khuyen-khich-hinh-thuc-ppp- d103997.html 57
  10. Bảy là, gắn liền việc phát triển KCN với phát triển đô thị để tránh hiện tượng tập trung quá mức trong các khu nhà ở của lao động tập trung33. Quản trị tốt quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa và phát triển nông thôn. Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch KCN với đô thị, khu dân cư, dịch vụ đi kèm là nhân tố đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững KCN. Rà soát, chuyển đổi mô hình khu, cụm công nghiệp theo hướng hình thành các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp - đô thị. Tám là, tăng cường năng lực kiểm soát môi trường công nghiệp của các doanh nghiệp đầu tư mới34. Hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bài toán tối ưu về sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, lựa chọn công nghệ, đầu tư nghiên cứu, lựa chọn cách thức chuyển giao công nghệ, đánh thuế môi trường và kiểm soát tiêu chí phát thải… cần một khung pháp lý thống nhất, cụ thể, bao quát toàn diện các khía cạnh và lĩnh vực. Việc sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường cần tính đến các yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. 4. TÓM LẠI Bên cạnh những lợi ích đạt được, việc dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng có thể mang lại nhiều vấn đề cần giải quyết cho nền kinh tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách phù hợp để trung hòa hóa dòng vốn này, qua đó giảm thiêu các hạn chế tiềm tàng và tận dụng tốt dòng vốn FDI này cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Có tám nhóm giải pháp ưu tiên thực hiện trong thời gian tới, tập trung vào việc thu hút có chọn lọc dòng vốn FDI và sớm ứng phó với các biến đổi về môi trường, xã hội do dòng vốn này mang lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế (của nước nhận đầu tư) https://voer.edu.vn/m/anh-huong-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-doi-voi- nenkinh-tecua-nuoc-nhan-dau-tu/5568e380 2. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, số 18, quý 2 năm. 2018. http://-www.- molisa.-gov.vn/=Images/-File-An-Pham/-file-an-pham-20189181538663.-pdf 3. Bất động sản công nghiệp tấp nập đón khách. https://-bds.-tinn-hanh-chung- khoan.-vn/-bat-dong-san/bat-dong-san-cong-nghiep-tap-nap-don-khach- 210433.html 33 Thực trạng phát triển nhà ở xã hội cho thuê tại thành phố Hà Nội. http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang- chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/86/630735/thuc-trang-phat-trien-nha-o-xa-hoi-cho-thue-tai-thanh-pho-ha-noi.html 34 Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động. http://-vea.-gov.- vn/-vn/-quanlymt/-kiemsoatonhiem/Pages/ 58
  11. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Họp báo thường kỳ quý II năm 2019. http://-www.- mpi.-gov.-vn/-Pages/-tinbai.-aspx?-idTin=-43530&idcm=188 5. Bùi Trinh, Phạm Viết Hoa (2017). “So sánh cấu trúc kinh tế và phát thải CO2 giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 1 - 11. 6. Chi 30 tỷ USD, Việt Nam nhập nhiều hàng gì từ Trung Quốc? https://- haiquanonline.-com.-vn/-chi-30-ty-usd-viet-nam-nhap-nhieu-hang-gi-tu-trung- quoc-106884.html 7. Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030. https://-dautunuocngoai.-gov.-vn/-_layouts/-fiaportal/-uploads/-content/-Documents 8. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. https://-dautunuocngoai.-gov.-vn/- tinbai/-6189/-Tinh-hinh-thu-hut-DTNN-6-thang-dau-nam-2019. Thứ Năm, ngày 22 tháng 8 năm 2019 9. Đằng sau cuộc đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. https://- vnexpress.net/-kinh-doanh/dang-sau-cuoc-dua-phat-hanh-trai-phieu-doanh- nghiep-bat-dong-san-3958587.html 10. Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019: Bối cảnh mới - Chính sách mới - Cơ hội mới. http://www.idico.com.vn/vn/dien-dan-bat-dong-san-cong- nghiep-viet-nam-2019-boi-canh-moi-chinh-sach-moi-co-hoi-moi.html 11. FDI dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam: Xu hướng ngày càng rõ nét hơn. http://thoibaonganhang.vn/fdi-dich-chuyen-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-xu-huong- ngay-cang-ro-net-hon-90132.html 12. Giá thuê đất các khu công nghiệp phía Nam tăng gần 11% trong 6 tháng. https://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/gia-thue-dat-cac-khu-cong-nghiep-phia- nam-tang-gan-11-trong-6-thang-ar97312 13. Ngân hàng Thế giới (2018). Dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030 (tháng 3/2018). 14. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2014). Đề tài nhà nước “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020”. Bảo vệ năm 2014 tại Hà Nội. 15. Phải thực hiện nghiêm quy hoạch. https://-www.-dongnai.-gov.-vn/-Pages/- newsdetail.-aspx?-NewsId=-165958&CatId=-35h 16. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động. http://-vea.-gov.-vn/-vn/-quanlymt/-kiemsoatonhiem/Pages/ 59
  12. 17. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 (09:00 28/06/2019). https://-gso.-gov.-vn/-default.-aspx?-tabid=-382&idmid=- 2&ItemID=-19225 18. Thu hút FDI: Khuyến khích hình thức PPP. https://baodautu.vn/thu-hut-fdi- khuyen-khich-hinh-thuc-ppp-d103997.html 19. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cần cách tiếp cận mới. http://- tapchitaichinh.-vn/-nghien-cuu-trao-doi/thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai- can-cach-tiep-can-moi-300113.html 20. Thực trạng phát triển nhà ở xã hội cho thuê tại thành phố Hà Nội. http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/- Z2jG/86/630735/-thuc-trang-phat-trien-nha-o-xa-hoi-cho-thue-tai-thanh-pho-ha- noi.html 21. Vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam, cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp tăng “phi mã” . http://-www.-bvsc.-com.-vn/-News/201935/652027/von-fdi-do-manh-vao-viet- nam-co-phieu-ha-tang-khu-cong-nghiep-tang-phi-ma.aspx 22. Vốn FDI vào lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất. https://www.vietnamplus.vn/von-fdi-vao-linh-vuc-che-bien-che-tao-chiem-ty- trong-cao-nhat/524524.vnp 23. Xuất hiện hằn lún 1m, sân bay quốc tế Nội Bài có nguy cơ phải đóng cửa. https://nhadautu.vn/xuat-hien-han-lun-1m-san-bay-quoc-te-noi-bai-co-nguy-co- phai-dong-cua-d26747.html 60
nguon tai.lieu . vn