Xem mẫu

  1. CÁC DẤU ẤN TRONG 20 NĂM QUAN HỆ VIỆT - MỸ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TPP ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA HAI NƯỚC TRONG TƯƠNG LAI TS. Hoàng Thị Thúy Nga TS. Đồng Thị Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Năm 2015 đánh dấu 20 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt - Mỹ và cũng là năm TPP được ký kết giữa 12 nước tham gia TPP trong đó có Việt Nam và Mỹ. Nhóm tác giả của bài viết đã trình bày về những sự kiện đánh dấu sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai nước về mọi lĩnh vực cũng như kết quả đạt được của mối quan hệ này trong suốt 20 năm qua. Đồng thời, tác động của TPP đến nền kinh tế Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước do ảnh hưởng của TPP cũng được nhóm tác giả nghiên cứu và đưa ra ý kiến nhằm giúp Việt Nam có những chính sách phù hợp để mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới, tận dụng được lợi ích do việc TPP được ký kết giữa 12 nước thành viên. Từ khóa: Bình thường hóa mối quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ thương mại, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, Viện nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR, Vietnam ). 1. Các dấu ấn trong 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và các hoạt động Mỹ đã và sẽ hợp tác cùng với Việt Nam Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ và trở thành “đối tác toàn diện” thông qua hợp tác trên mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh đến kinh tế, môi trường. Bill Clinton đã phát biểu với các sinh viên Trường Đại học Quốc gia: “Bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Sự kiện này đánh dấu quá trình làm lành những vết thương, chứng tỏ với thế giới về những sự hợp tác trong thế kỷ XXI”. Từ ngày 16 đến 19/11/2000, Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam từ sau năm 1975. Sau khi hai bên đạt thỏa 249
  2. thuận thương mại song phương, kim ngạch giữa hai nước tăng trưởng từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 30 tỷ USD năm 2013. Quan hệ văn hóa giữa hai nước cũng được thúc đẩy sau quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Năm 2001, những sinh viên Việt Nam đầu tiên nhận học bổng du học tại Mỹ. Việt Nam hiện có số sinh viên du học tại Mỹ đông đảo nhất trong số các nước Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong các nước châu Á. Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội dự Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 và tham gia các hoạt động kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn năm 2006 khiến mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trở nên đặc biệt gần gũi. Cho đến năm 2009, thương mại hai chiều Việt - Mỹ đã đạt tới 15,6 tỷ USD (tăng hơn 30 lần so với năm 1995). Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD, chiếm 25% tổng số FDI vào Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Mỹ vào ngày 24/7/2013. Hai bên đã ra tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trong khuôn khổ chuyến thăm. Quan hệ đối tác toàn diện này thể hiện ở các hợp tác chính trị và an ninh, thương mại và đầu tư, ngoại giao nhân dân và hợp tác về môi trường. Năm 2015 đánh dấu mốc kỷ niệm lần thứ 20 ngày bình thường hoá quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong 20 năm qua, ngoài thương mại, mối quan hệ này cần phải được xem xét dưới khía cạnh của cải cách và hoà nhập kinh tế thông qua một số chương trình tiêu biểu hai bên đã và sẽ thực hiện cùng nhau. (i) Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của USAID giúp Việt Nam thực hiện chương trình cải cách kinh tế mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, triển vọng thương mại khu vực và quan trọng nhất là, nhân dân Việt Nam. (ii) Một thành tựu đỉnh cao là việc ký kết hiệp định 123 về năng lượng hạt nhân dân sự. Hiệp định này tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng các nguồn năng lượng của mình và hợp tác hạt nhân chặt chẽ hơn trong các thập kỷ tới. (iii) Chương trình Rừng và Đồng bằng của USAID giúp Việt Nam thích ứng với tình trạng nước biển dâng và áp dụng các phương thức sử dụng đất bền vững hơn. Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam tham gia cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu thông qua kế hoạch Đóng góp do Quốc gia Tự Quyết định (INDC) của 250
  3. Việt Nam. Đây là kế hoạch hành động của Việt Nam nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. (iv) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP). Chương trình Fulbright vừa mới chào mừng năm thứ 20 đổi mới phương thức giảng dạy kinh tế và chính sách công tại Việt Nam. 1100 người đã tốt nghiệp chương trình Fulbright hiện đang đảm nhiệm những vai trò quan trọng tại tất cả các cấp và trong mọi lĩnh vực tại các thành phố lớn và các tỉnh. Chương trình Fulbright sẽ chuyển đổi thành một tổ chức hoàn chỉnh có tên là trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Đại học Fulbright sẽ là trường đại học tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, tạo ra một cơ chế nhân tài được điều hành minh bạch và một diễn đàn cho các khuyến nghị chính sách tâm huyết. (v) Hai bên đã có các hoạt động thúc đẩy nhiều mối quan hệ đối tác công- tư. Chương trình Hợp tác Liên minh Giáo dục Đại học Ngành Kỹ thuật đã thu hút hàng triệu USD tài trợ từ sáu doanh nghiệp đối tác, cùng với trang thiết bị và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật. Chương trình đó đang biến đổi phương thức giáo dục kỹ thuật ở Việt Nam và tạo ra nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao đang phát triển mạnh của đất nước. (vi) Hai bên đã hợp tác với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ để xây dựng liên minh bảo tồn vịnh Hạ Long, một di sản thế giới được UNESCO công nhận hiện bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiễm. Chiến lược Tăng trưởng Xanh và đưa đất nước đi theo con đường phát triển phát thải thấp. Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong cũng tạo cho chúng ta cơ hội cộng tác sâu sắc hơn về hàng loạt vấn đề. (vii) Hai bên đã nỗ lực tìm kiếm với mức độ đầy đủ nhất có thể được những quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Các đội tìm kiếm làm việc không biết mệt mỏi để khai quật các địa điểm và lần theo các đầu mối thông tin, và hai nước chúng ta đang chia sẻ những kiến thức chuyên môn mà có thể giúp tìm kiếm hiệu quả hơn những quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh. Các nỗ lực này đã và vẫn là rất quan trọng để xây dựng lòng tin giữa hai nước. Cho tới nay, Hoa Kỳ đã chi hơn 65 triệu USD cho việc xử lý ô nhiễm dioxin và 80 triệu USD cho việc xử lý ô nhiễm bom mìn chưa nổ. Năm 2015, Hoa Kỳ tăng gấp đôi khoản đóng góp hàng năm lên tới hơn 10 triệu USD. Chúng tôi mong đợi được giúp Trung tâm Hành động Bom mìn mới được thành lập của Việt Nam xây dựng và hợp tác với các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế. (viii) Hai bên đã và đang đạt được những tiến bộ vững chắc trên cả năm lĩnh vực ưu tiên đã nhất trí về Hợp tác Quốc phòng: an ninh biển, đối thoại cấp cao, 251
  4. tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ, và các hoạt động giữ gìn hoà bình. Năm 2015, lực lượng vũ trang của hai bên sẽ cùng nhau tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái bình dương năm nay. Vào tháng Tám, hải quân hai nước sẽ cộng tác trong chương trình Đối tác Thái bình dương. Mỹ đang làm việc để cung cấp dịch vụ y tế cho hàng nghìn người dân Việt Nam, xây dựng và nâng cấp các trạm y tế, trường học và trại trẻ mồ côi, và cứu trợ thảm hoạ. (ix) Mỹ và các nước khác đã cởi mở và minh bạch với Việt Nam về những khác biệt của chúng ta trong vấn đề nhân quyền. Mỹ cũng sẽ làm việc với Việt Nam để nâng cao trách nhiệm giải trình trước công chúng, tính minh bạch công khai (bao gồm khả năng tiếp cận thông tin), đối thoại với xã hội, và cải thiện khả năng cung cấp các dịch vụ của chính quyền. Năm 2015 là một năm đặc biệt đối với mối quan hệ Việt - Mỹ. Đại sứ Pete Peterson, vị Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam sau khi bình thường hoá quan hệ có nói rằng “không có điều gì là không thể”. Quả thực, hai bên cũng thấy rằng với các dự án và hoạt động hai bên đã thực hiện trong 20 năm qua thì điều đó là không có điều gì là không thể. Tương lai của mối quan hệ Việt - Mỹ rất xán lạn với dự kiến ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cam kết tăng cường hợp tác giáo dục. 2. TPP là gì và ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào TPP là một thỏa thuận thương mại tự do với sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Mục tiêu của TPP là thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên. TPP bắt nguồn từ một thỏa thuận có hiệu lực từ năm 2006 đã được ký giữa Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Có tên gọi P4, thỏa thuận này loại bỏ hầu như tất cả các hàng rào thuế quan đánh vào các hàng hóa được giao dịch giữa 4 nước. Các nước cũng nhất trí cho phép các doanh nghiệp của 1 nước tham gia vào đấu thầu các hợp đồng công ở 3 nước còn lại, đồng thời sẽ hợp tác trên những vấn đề như thủ tục hải quan, luật lao động, sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh. 252
  5. Với mục tiêu như trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo nghiên cứu về đánh giá tác động của TPP đến Việt Nam. (i) Thứ nhất, nhập khẩu gia tăng, trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm. (ii) Khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến doanh thu về thuế giảm. (iii) Việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu... (iv) Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước, mà cả giữa các nước. (v) Các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế, để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lượng các sản phẩm của Việt Nam chưa cao, điều này sẽ hạn chế xuất khẩu. (vi) Với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. VERP cũng chỉ ra rằng, đối với toàn bộ nền kinh tế, trong hầu hết các kịch bản mô phỏng sử dụng mô hình GE, Việt Nam là nước có được mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo %. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng 11%, tương ứng 36 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chỉ ở mức nhỏ, trong khi ảnh hưởng của TPP lên nền kinh tế là lớn hơn nhiều lần. Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật Bản và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Mỹ (tính theo giá trị). Trong khi đó, nhóm các nước nằm ngoài AEC và TPP sẽ bị suy giảm đầu tư, đặc biệt là Trung Quốc và EU. Trong các kịch bản đánh giá tác động khi TPP có hiệu lực, kết quả mô phỏng cho thấy, thương mại Việt Nam với các nước TPP tăng lên, còn đối với các nước ngoài TPP, lại có xu hướng tăng nhập khẩu và giảm nhẹ xuất khẩu. Khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ TPP ở Việt Nam là xuất khẩu dệt may, giày dép, thủy sản. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam chỉ ra rằng Mỹ và Nhật Bản là hai trong số 5 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2014 (hình 1.1). 253
  6. Hình 1. Năm đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2014 Nguồn: Bloomberg/GSO Theo báo cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, trước thời điểm năm 2015, giá trị xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Mỹ và các nước thuộc TPP. Bảng 1.2 minh họa các thông tin này năm 2011. Bảng 1. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Mỹ với các nước trong TPP năm 2011 (Đơn vị: triệu U.S. dollars) Các nước thuộc Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu TPP thương mại Úc 27.516 10.240 17.276 Brunei 184 23 161 Canada 280.764 316.511 -35.747 Chile 15.873 9.069 6.804 Malaysia 14.218 25.772 -11.554 Mexico 197.544 263.106 -65.562 New Zealand 3.571 3.160 411 Peru 8.319 6.236 2.083 Singapore 31.393 19.111 12.282 Vietnam 4.341 17.485 -13.144 254
  7. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, năm 2014, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các đối tác thương mại của Việt Nam. Trong mối quan hệ này, Việt Nam có thặng dư thương mại là dương. Trong tương lai, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với mức tăng trưởng ổn định. Dự kiến, giá trị xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 0,98% tổng doanh thu nhập khẩu của Mỹ. Việc TPP được ký giữa các bên sẽ tạo ra một cơ hội lớn đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vì đây là một thị trường nhập khẩu khủng và mối quan hệ song phương giữa hai bên sẽ chuyển thành mối quan hệ đa phương giữa các nước trong TPP. Khi TPP được ký kết, Việt Nam hy vọng quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP, trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.Trước đây, thuế cho các sản phẩm nông sản đóng hộp đang là 35%, bây giờ khi TPP được ký kết mức thuế cho sản phẩm này chỉ còn 0%. Cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại. 3. Sự thay đổi quan hệ Việt - Mỹ sau khi TPP được ký kết và việc chuẩn bị tư tưởng để tận dụng cơ hội do TPP mang lại TPP chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 5/10/2015 và được xem là hiệp định thương mại thế kỷ, mang tính lịch sử, lớn nhất trong vòng 20 năm qua vì: (i) 12 quốc gia tham gia đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) với tổng dân số 650 triệu người, trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 31.481 USD (năm 2011), tổng GDP lên đến hơn 20 255
  8. nghìn tỷ USD. Khi có hiệu lực, TPP tạo ra một thị trường chung đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. (ii) TPP cũng được coi là phương tiện để giải quyết nhiều vấn đề đang trở thành rào cản trong bối cảnh thương mại quốc tế đang gia tăng. Các vấn đề này bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính và Internet xuyên quốc gia. (iii) Một số ý kiến còn cho rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng TPP làm công cụ để cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này. Nhiều người cũng tin rằng các thành viên khác của APEC cũng sẽ tham gia TPP trong vài năm tới, khiến TPP càng quan trọng hơn. TPP ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt - Mỹ trong tương lai vì: (i) Đây là sáng kiến do Mỹ dẫn đầu. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và luôn coi khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chìa khóa để tăng trưởng trong tương lai. Cụ thể: TPP là yếu tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của ông Obama. Việt Nam là thành viên quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Tổng thống Barack Obama. Đây được coi là một cách để kéo các đối tác thương mại ở Thái Bình Dương đến gần hơn với Mỹ, đồng thời tạo nên thách thức đối với Trung Quốc - quốc gia không nằm trong TPP nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn ở châu Á. Cả Mỹ và Việt Nam đều đang thúc đẩy quá trình giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, thông qua một hiệp định mà quốc gia này không phải là thành viên. (ii) Trong TPP còn có cả những vấn đề thương mại truyền thống. Mỹ háo hức thành lập thỏa thuận thương mại chính thức với 5 quốc gia Nhật Bản, Malaysia, Brunei, New Zealand và Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh NAFTA (thỏa thuận có Canada và Mexico tham gia). Sau khi hoàn tất đàm phán, hiệp định phải được Chính phủ 12 nước thành viên thông qua trước khi có hiệu lực. Nếu TPP thất bại, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ có thể bị ảnh hưởng và làm sứt mẻ ảnh hưởng của nền kinh tế lớn nhất toàn cầu này trong khu vực châu Á. Vậy, để tận dụng cơ hội do TPP mang lại đối với Việt Nam nói chung và mối quan hệ Việt - Mỹ nói riêng, Việt Nam cần chuẩn bị tư tưởng cho các vấn đề sau: (i) Việc thực hiện theo các cam kết trong TPP đòi hỏi những thay đổi về chính sách và pháp luật trong nước. Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh. 256
  9. (ii) Với những ngành sẽ được lợi sau khi TPP có hiệu lực như: dệt may, thủy sản, nông sản... cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên khác. Với các ngành kém được lợi thế như chăn nuôi, lâm nghiệp, công nghiệp... cần tái cơ cấu để tăng năng suất, hiệu quả hơn. (iii) Nhà nước cần có những chính sách hợp lý khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Các chính sách nên tập trung vào chi tiêu thường xuyên. (iv) Đặc biệt, sau khi tham gia TPP, Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những yếu tố thương mại như những nội dung liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ... khẳng định sự cấp thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, đất đai. (v) Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ về Hệ thống HS của Mỹ để xác định được chính xác nhu cầu của thị trường Mỹ cũng như các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Nếu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm thô, là đầu vào của các quá trình sản xuất khác thì các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp xúc với các Hiệp hội của các sản phẩm đó để có được cơ hội vào thị trường Mỹ dễ dàng. Hầu hết các loại sản phẩm này ở Mỹ đều có hiệp hội và các thành viên của các Hiệp hội này đều có thể trở thành đối tác tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. (vi) Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ thương mại, các hội chợ triển lãm sản phẩm ở Mỹ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và có cơ hội trở thành 1 mắt xích trong chuỗi bán lẻ ở thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một nhà cung cấp theo chuẩn của khách hàng Mỹ nếu các doanh nghiệp cố gắng để đáp ứng các tiêu chí trong quyển hướng dẫn “Supplier for the US’s trade partners”. (vii) Ngoài ra, để xuất khẩu tốt vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện nghiên cứu thị trường để hiểu xu hướng phát triển của thị trường đó để có thể xây dựng được chiến lược phát triển. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm một công ty vận chuyển chuyên nghiệp hiểu rõ quy định, chế tài, thuế, các tiêu chuẩn và chứng chỉ vào thị trường Mỹ cũng là một việc nên làm. Như vậy, mối quan hệ giữa hai nước vốn đã có 20 năm lịch sử và được đánh giá là thành công, sự xuất hiện của TPP càng khiến cho mối quan hệ này càng chặt chẽ hơn vì hai bên mang lại lợi ích cho nhau. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam tháng 3 năm 2015 đã khẳng định: “Tôi tự hào khi tham gia các dự án với nhân dân Việt Nam. Đất nước và con người nơi 257
  10. đây có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi. Từ khi còn là tổng thống và hiện là công dân bình thường, tôi sẽ luôn góp phần xây dựng mối liên kết Việt - Mỹ vững mạnh hơn”. “Tổng thống Obama đang mong muốn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này thông qua Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tôi cũng rất hy vọng hiệp định này nhận được sự ủng hộ của cả 2 đảng trong Quốc hội Mỹ giống như kế hoạch bình thường hóa quan hệ mà tôi thực hiện cách đây 20 năm. Nếu vượt qua được những rào cản một cách minh bạch thì tôi rất hy vọng chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận mà người dân Mỹ chào đón”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (https://ustr.gov) 2. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam 3. Trung tâm WTO và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (http://www.trungtamwto.vn/) 4. Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (http://www.amchamhanoi.com) 5. For more information on the negotiations and subjects of negotiation, see CRS Report R42694, The Trans-Pacific Partnership Negotiations and Issues for Congress, coordinated by Ian F. Fergusson. 6. For basic information on the various structures of trade agreements, see CRS Report RL31356, Free Trade Agreements: Impact on U.S. Trade and Implications for U.S. Trade Policy, by William H. Cooper. 7. This report covers economic aspects of TPP countries and does not address U.S. foreign policy interests. 8. Potential TPP membership has not been expressly defined, but some see members of the Asia-Pacific Economic 9. Letter from Ambassador Ronald Kirk, USTR, to The Honorable Nancy Pelosi, Speaker of the United States House of Representatives, December 14, 2009 258
nguon tai.lieu . vn