Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIỆM TỶ LỆ NẢY MẦM, TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁC GIỐNG CÂY PINUS SYLVESTRUS, PICEA ABIES, ALNUS GLUTINOSA, PSEUDOTSUGA MENZIESII, PINUS NIGRA, PINUS STROBUS TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ VƯỜN ƯƠM KHOA NÔNG LÂM ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Nguyễn Tiến Nam – 1413164 Phạm Ngọc Huy – 1411172 Lê Thị Oanh – 1411180 Đặng Quốc Trình – 1411190 Lớp NHK38, Khoa Nông lâm 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, nhu cầu nội tiêu, đặc biệt là xuất khẩu đồ mộc có sự tăng trưởng đột biến nhưng nguyên liệu phải nhập ngoại lên đến 70 – 80% Đặng Văn Thuyết và Bùi Trọng Thuỷ, (2011). Nhu cầu về nguyên liệu về gỗ ngày càng tăng cao, để đáp ứng được nhu cầu về gỗ nguyên liệu, giảm tỉ trọng nhập nguyên liệu gỗ từ nước ngoài thì việc tuyển chọn, gây trồng thử nghiệm các loài cây nhập nội mọc nhanh là rất quan trọng. Pinus sylvestris, Picea abies, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra và Pinus strobes là các loại thực vật hạt trần trong họ thông cho chất lượng gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao...đang được trồng nhiều ở các nước Châu Âu. Bên cạnh các ưu điểm về sinh trưởng nhanh, thân hình thẳng và đẹp, cành nhánh nhỏ, ít mấu mắt, xơ sợi dài, thành phần cellulose cao,... phù hợp cho trồng rừng nguyên liệu hơn thế nữa Pinus sylvestris, Picea abies, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra và Pinus strobuscòn có tán lá đẹp (tán hình tháp), rất phù hợp cho trồng rừng cảnh quan. Alnus glutinosa, đây là loài thực vật hạt kín phỏ biến khắp Châu Âu, cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Điều đặc biệt quan trọng đây là các giống cây hoàn toàn mới tại Việt Nam, hi vọng trong tương lai nó sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ sinh thái rừng tại Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU Trên cơ sở xác định được đặc điểm thực vật học, đánh giá được điều kiện nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của các hạt giống Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. So sánh, đánh giá được loại giá thể tốt nhất cho sự sinh trưởng của các giống cây Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus để bước đầu đề xuất biện pháp để nhân giống ở một số vùng tại Việt Nam. 82
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các giống cây Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobusđược đem về từ Học viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đông Bắc Đức (Nordwestdeutsche forstliche versuchsanstalt – NW-FVA). Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm tại toàn nhà A5 và nhà kính khoa Nông Lâm, trường Đại Học Đà Lạt. Đề tài được thực hiện từ 04/12/2017 đến 29/04/2018. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua các việc so sánh, tổng hợp, phân tích số liệu. Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm ba nghiệm thức, với ba lần lặp lại. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài bao gồm 4 chương chính, trong đó: • Chương 1: Trình bày các lý thuyết làm cơ sở lý luận cho phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp • Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu • Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận • Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Kết cấu và nội dung đề tài có sự kết nối chặt chẽ với nhau, phần này vừa là cơ sở vừa là kết quả phân tích của những phần khác, tạo sự logic, hệ thống xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu. 5.1. Tổng quan tài liệu • Tổng quan về ngành thông • Tổng quan về các giống cây Pinus sylvestrus, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. • Tổng quan về sự nảy mầm • Tổng quan về giá thể • Những nghiên cứu ngoài nước 83
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 • Những nghiên cứu trong nước 5.2. Nội dung và phương pháp nhiên cứu 5.2.1. Đối tượng nghiên cứu Các giống cây Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobusđược đem về từ Học viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đông Bắc Đức (Nordwestdeutsche forstliche versuchsanstalt – NW-FVA). 5.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 5.2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 5.2.4. Nội dung nghiên cứu • Bước đầu khảo nghiệm ảnh hưởng của hai mức nhiệt độ là 27OC và nhiệt độ phòng (15 -20OC) đến quá trình nảy mầm của các hạt giống Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. • Bước đầu khảo nghiệm sự ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển của các cây conPinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. 5.2.5. Phương pháp nghiên cứu Bước đầu khảo nghiệm ảnh hưởng của hai mức nhiệt độ là 27OC và nhiệt độ phòng đến quá trình nảy mầm của hạtPinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. Để khảo nghiệm sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nảy mầm của các hạt giống Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. ta sử dụng phương pháp thường quy. • Mỗi giống cây ta tiến hành lấy 60 hạt • Ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh trong 24 giờ đồng hồ • Vớt và rửa hạt bằng nước sạch sau đó ủ hạt trong hộp nhựa có đặt một lớp giấy ăn bên dưới mỗi hộp chứa 30 hạt giống, sau đó đem một hộp đặt trong tủ ấm ở nhiệt độ 27oC và hộp chứa 30 hạt còn lại đặt ở nhiệt độ phòng. • Thời gian lúc ủ hạt là 8h ngày 09/02/2018 sau 24 tiếng hạt bắt đầu nảy mầm • Tiến hành theo dõi và ghi số liệu 24 tiếng một lần. 84
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Khảo sát sự ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển của cây con Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus Strobus. Thí nghiệm được bố trí trong nhà kính vào ngày 19/02/2018 theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức là 30 cá thể) và 3 lần lặp. Tiến hành trộn giá thể theo tỉ lệ: • Giá thể thứ 1: 50% Đất thịt+ 50% đất sạch ECO N1 • Giá thể thứ 2: 50% đất saxhj tri bat + 50% đất đen núi • Giá thể thứ 3: 50% đất sạch tri bat+ 50% cát Chuẩn bị vỉ xốp: Vỉ xốp được chà rửa sạch sẽ sau đó cho giá thể vào vỉ xốp và ươm hạt đến khi hạt mọc thành cây con Cây con sau khi có rẽ dài đâm xuống vỉ xốp thì tiến hành ra bầu(bầu gồm ba loại một loại là 50% đất đen sạch + 50% đất đen núi, một loại là Đất thịt+ xơ dừa 50% đất đen sạch + 50% cát 5.2.6. Các chỉ tiêu theo dõi • Tỷ lệ hạt nảy mầm: • Thời gian nảy mầm trung bình D = ∑(Di*n) / ∑n (ngày) • Tốc độ nảy mầm trung bình: V = (ngày) • Biến lượng thời gian nảy mầm (Sự đồng đều mọc mầm) B =∑[(Di-D)2*n]/ ∑n (ngày)2 Trong đó Di: Ngày mọc mầm; n: Số hạt mọc mầm Tỉ lệ sống(%): 15 ngày đếm một lần Chiều cao cây(cm): 15 ngày đo một lần Tốc tộ tăng trưởng chiều cao của cây sau 3 tháng gieo trồng. • Xác định giá thể thích hợp cho cây ở giai đoạn vườn ươm qua sự theo dõi về tỉ lệ sống và chiều cao của cây. 85
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 5.2.7. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Kết quả thí nghiệm được thực hiện với ba lần lặp lại, phân tích và tổng hợp các số liệu thô thu thập được từ thí nghiệm bằng phầm mềm Microsoft Excel. Số liệu thí nghiệm được phân tích và xử lí bằng phần mềm MSTATC. Kết quả phân tích với độ tin cậy 95%. 5.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 5.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nảy mầm của hạt Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobus. Quá trình nảy mầm của hạt là giai đoạn quan trọng để đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn của hạt giống, thí nghiệm này được tiến hành ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ của tủ ấm 27oC. Trong thí nghiệm này mục đích là để tìm ra mức nhiệt độ tốt cho quá trình nảy mầm. 5.3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển cây cây con trong vườn ươm. Trong quá trình khảo nghiệm trồng cây con trên các loại giá thể khác nhau và tỷ lệ phối trộn các loại giá thể khác nhau. Chúng tôi nhận thấy giá thể được phối trộn từ các loại vật liệu như : đất sạch tribat, sơ dừa , đất thịt nhẹ, đất đen núi cho hiệu quả cao hơn so với các loại giá thể khác. Vì vậy trong đề tài này chúng tôixin tiến hành chọn 3 loại giá thể được phối trộn các vật liệu trên với nhau. • Ảnh hưởng của 3 loại giá thể đến khả năng tăng trưởng chiều cao của Pinus Sylvestris trong điều kiện vườn ươm. • Ảnh hưởng của 3 loại giá thể đến khả năng tăng trưởng chiều cao của Picea abies trong điều kiện vườn ươm • Ảnh hưởng của 3 loại giá thể đến khả năng tăng trưởng chiều cao của Alnus glutinosa trong điều kiện vườn ươm • Ảnh hưởng của 3 loại giá thể đến khả năng tăng trưởng chiều cao của Pseudotsuga menziesii trong điều kiện vườn ươm. • Ảnh hưởng của 3 loại giá thể đến khả năng tăng trưởng chiều cao của Pinus strobus trong điều kiện vườn ươm • Ảnh hưởng của 3 loại giá thể đến khả năng tăng trưởng chiều cao của Pinus nigra trong điều kiện vườn ươm 86
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 5.3.3. Tỉ lệ sống của các giống cây Pinus sylvestris, Picea abies, Alnus glutinosa, Pseudotsuga menziesii, Pinus nigra, Pinus strobustrên các giá thể. • Tỉ lệ sống của Pinus sylvestristrên ba loại giá thể. • Tỉ lệ sống của Picea abies trên ba loại giá thể. • Tỉ lệ sống của Alnus glutinosatrên hai loại giá thể. • Tỉ lệ sống của Pseudotsuga menziesii trên ba loại giá thể. • Tỉ lệ sống của Pinus nigra trên ba loại giá thể. • Tỉ lệ sống của Pinus Strobus trên ba loại giá thể 87
nguon tai.lieu . vn