Xem mẫu

  1. BUCKET LIST – Cuối cùng vẫn phải có nhiều tiền? Vẫn biết xem phim là hay, là bổ ích, lần nào xem xong cũng tâm tâm niệm niệm mỗi tuần phải có giờ xem đều đặn, nhưng nỗ lực để ngồi trước màn hình suốt một tiếng rưỡi đồng hồ sao mà khó nhọc. Có thể lướt web hàng mấy tiếng, đọc liền tù tì hời hợt từ tin Ngọc Trinh mở spa đến Mr. Đàm giận dữ – toàn những chuyện chẳng dính đến mình, chẳng cho mình thêm bài học gì…; nhưng hoàn toàn ”tự nguyện”, không ngại như xem phim, dù phim hay.
  2. The Bucket List (tên Việt: “Hưởng thụ cuộc sống”), một người bạn đưa cho với câu dặn đi dặn lại “Phải xem, rồi trả lại… Phải trả lại, vì nó quá hay!”; dặn “kịch tính” thế mà đến gần một tháng sau mới chịu xem. Xem xong, chỉ muốn nói các bạn nào chưa xem: nên xem lắm. Chuyện phim đơn giản và dễ đoán: hai người – một tỉ phú da trắng hống hách mê cà phê chồn và một thợ máy da đen thông minh mê kiến thức – cùng phát hiện ra bị ung thư phổi. Do một chính sách đặc biệt phải tuân theo, cả hai cùng nằm chung một phòng và cùng biết thời hạn mình phải chết (trong vòng 6 tháng đến 1 năm). Ông thợ máy có một danh sách gọi là “Bucket list”, ghi ra những điều mình muốn làm nhất trong đời. Ông tỉ phú đọc được, cả hai tranh cãi về cái danh sách ấy, và một quãng đời mới giữa hai người bệnh được mở ra, ly kỳ… Ông tỉ phú thích uống cà phê chồn (mà phim dịch là cà phê từ cứt mèo rừng).
  3. Trong một hoàn cảnh hống hách nhất, ông tỉ phú phát hiện mình bị ung thư. Vì một chính sách đặc biệt do chính mình đề ra, ông phải ở chung phòng với ông thợ máy da đen cũng bị ung thư.
  4. Đọc được “bucket list” của ông thợ máy, ông tỉ phú tranh luận… Cả phim như một vở kịch thoại hai nhân vật: ông tỉ phú (Jack Nicholson) và ông thợ máy (Morgan Freeman). Các cảnh quay bình thường, nhiều khi rất sến. Thoại hay nhưng nhiều khi hơi kịch cọt, đúng kiểu “thắt mở” duyên dáng - thứ duyên dáng vẫn làm các chị trung niên gật gù ngẫm nghĩ… Nhưng Jack Nicholson đóng cực hay, vai tỉ phú của ông khiến người ta nghĩ, hay đạo diễn thực ra muốn chơi xỏ, ẩn dưới bài học “lồ lộ”, dễ được công chúng chấp nhận là “mang lại hạnh phúc cho người thì đời ta mới có ý nghĩa”, chính là những bài học sau mà đạo diễn muốn nói: - Lời người giàu là chân lý - Phải có tiền, ước mơ mới thành hiện thực - Để cái chết được nhẹ nhàng, phải có thật nhiều tiền
  5. Đạo diễn Rob Reiner cùng hai diễn viên chính của phim trong họp báo. Morgan Freeman tuy giỏi vẫn không thoát khỏi vẻ thâm trầm, biết điều nhưng quật cường xưa nay ông vẫn có. Nhưng tôi thích phim Mỹ vì mỗi nhân vật, ngoài việc phục vụ cho câu chuyện chung, đều có một cuộc đời riêng. Và các diễn viên, từ phụ tới chính, đều giúp cho biên kịch, đạo diễn thỏa mãn ước mơ ấy. Anh muốn có một người hầu dở hơi ư? Chỉ cần vài động tác thôi, tôi sẽ diễn ra. Anh muốn một người nghèo ư? Tôi là diễn viên giàu, nhưng sẽ cho anh thấy một người dằn vặt vì kiếm ăn từng bữa… Như Freeman trong phim này đã diễn thật hay một người thợ máy “tuy tốt bụng, hiểu biết, chung thủy nhưng vẫn chán vợ”; chán đến tận cổ mặc dù biết vợ mình vẫn thế, vẫn là người mà ngày xưa mình say mê, chỉ có cuộc đời đã thay đổi. Vai của ông hình như cũng là một đòn chơi xỏ nữa của đạo diễn và biên kịch, bài học ở đây là: - Hạnh phúc của người giàu là làm cho người nghèo vui. Hạnh phúc
  6. của người nghèo là sự may mắn được người giàu giúp - Chúa của người nghèo chính là người giàu - Với đàn ông, cạm bẫy của đàn ông hấp dẫn hơn cạm bẫy của đàn bà Ông thợ máy và ông tỉ phú trong một cuộc đua xe mơ ước của đàn ông. Trong phim, đặc biệt hay là anh trợ lý (do Sean Hayes đóng). Chỉ chấm phá bước vào khung cảnh ít lần, nhận chỉ thị, tuân lệnh, hoặc vặc lại ông chủ một tí, nhưng cho thấy việc xây dựng nhân vật phụ của phim cực kỳ tinh tế. Một so sánh hơi ngoài lề ở đây: tôi thấy phim châu Á, châu Âu thường chỉ lo kể một câu chuyện, còn phim Mỹ hay có tham vọng vừa kể chuyện, vừa đưa ra những mẫu người để người xem có chút mơ màng, học hỏi theo. Thí dụ mẫu trợ lý như trong phim này, tôi cũng mong nếu một ngày kia giàu có, mình cũng sẽ có một trợ lý như thế, rất “tỉnh”, nhưng cũng rất tình cảm – một thứ tình cảm kín đáo, lấp lánh trong ánh mắt cười khi khen một âm mưu “lưu manh” đáng yêu
  7. của ông chủ, hay trong dáng anh lom khom trên đỉnh núi tuyết, để… Để làm gì? Bạn xem đi nhé, rồi biết. Trợ lý mặt lạnh mang hoa chuẩn bị phòng bệnh cho ông tỉ phú. Phim nói về chặng đường tiến về cái chết, làm sao để không còn thời gian than khóc, để có ích, để vui. Nhưng cả hai cuối cùng có chết không? Chết chứ. Lần lượt chết hết. Nhưng tin tôi đi, xem phim rồi, bạn sẽ không sợ cái chết nữa, nhất là cảnh cuối của phim (tôi không nói ra đâu), nó làm người xem lâng lâng vui, cảm động.
  8. Ông tỉ phú đến thăm khi ông thợ máy trở nặng. Cuối cùng, bạn chưa ung thư, tôi chưa ung thư, vậy sao phải xem phim này? Sinh ra là để chết, 80 năm nữa, hay 10 năm nữa… cũng là để chết mà. Ta sợ chết vì nhiều việc ta chưa làm xong, chưa làm được. Xem phim này đi, bạn sẽ ít nhiều thay đổi cách sống, thí dụ như không nghĩ mình sẽ sống đến nghìn tuổi để mỗi ngày có thể lướt web tới 10 tiếng đồng hồ… Cũng nên làm một “bucket list” đấy, có thể đơn giản hơn danh sách của ông thợ máy, để có thể tự mình hoàn tất mà không cần bàn tay một ông tỉ phú nào, giản dị như uống một ly cà phê bình dân mà vẫn ngon, không cần phải cầu kỳ đợi tới lúc con chồn nó cho vài hạt.
nguon tai.lieu . vn