Xem mẫu

  1. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY NGÔ HOÀI PHƯƠNG Trường Đại học Thông tin liên lạc (Trường Sĩ quan Thông tin - Bộ Quốc phòng) Tóm tắt: Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực sư phạm (NLSP), nghiên cứu đưa ra quan niệm về NLSP của đội ngũ giảng viên (GV) khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV) trong các nhà trường quân đội và đề xuất bốn nhóm giải pháp cơ bản để tiến hành bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ này góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các môn KHXHNV trong các nhà trường quân đội hiện nay. Từ khóa: bồi dưỡng giảng viên, năng lực sư phạm, nhà trường quân đội. 1. MỞ ĐẦU Người thầy luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Sinh thời, J. A. Cômenxki (1592-1670) - nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc đã đánh giá rất cao vai trò của giáo dục và coi nghề dạy học là nghề vinh quang nhất. Theo ông, người thầy phải được bồi dưỡng về năng lực dạy học mới xứng đáng với nghề vinh quang đó. Vì vậy, Cômenxki đặt ra cho thầy giáo những yêu cầu rất cao về năng lực và lòng nhân ái. V.I. Lênin cũng đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng NLSP cho người thầy giáo. Lênin chỉ ra rằng: “Phải chăm lo tới đội ngũ thầy giáo về mọi mặt” và: cần bồi dưỡng một đội ngũ mới những người làm công tác sư phạm và giảng dạy [7]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục…” [6]. Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của nước ta đã nhấn mạnh: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” và “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo” [8]. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [4]. Nghị quyết 86 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới đã khẳng định: “Đổi mới toàn diện công tác giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo sự chuyển biến cơ bản và vững chắc về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học” [5]. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cần phải hết sức coi trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Trong đó, bồi dưỡng về NLSP là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 2. NỘI DUNG Năng lực sư phạm là yếu tố quyết định hiệu quả lao động sư phạm của người GV, là dạng năng lực đặc thù của năng lực con người trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đó là 390
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 một trong hai yếu tố quyết định giá trị nhân cách của người GV, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình lao động sáng tạo của nghề dạy chữ - dạy người, là yếu tố quan trọng tạo nên tay nghề của GV. Các môn KHXHNV là những môn học mang tính đặc thù (nặng về tính lý thuyết, lý luận, tính trừu tượng ...), đòi hỏi cao về khả năng tư duy, tính tổng hợp và khái quát của người học. Vì vậy, để có thể cung cấp hệ thống tri thức KHXHNV, hình thành phương pháp luận, phương pháp tư duy và hệ thống thái độ, hành vi, tư tưởng và đạo đức cho người học… đòi hỏi người GV KHXHNV phải có NLSP tốt. Điều này cho thấy việc quan tâm bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GV KHXHNV luôn là vấn đề cần quan tâm với bất cứ nhà trường nào của hệ thống giáo dục trong quân đội. Năng lực sư phạm của GV các môn KHXHNV ở các nhà trường quân đội là tổng hợp các phẩm chất tâm lí và sinh lí của người GV KHXHNV để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo ở các nhà trường quân đội, bảo đảm cho hoạt động truyền thụ và lĩnh hội các tri thức về KHXHNV, hoạt động giáo dục nhân cách của họ đạt hiệu quả cao nhất. NLSP của GV KHXHNV thể hiện thông qua tri thức chung về KHXHNV, kiến thức nền tảng về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức chuyên môn theo lĩnh vực giảng dạy; khả năng nắm bắt tâm lý học viên và tinh tế trong quan sát lớp học; năng lực chế biến bài giảng, tài liệu giảng dạy; phương pháp giảng dạy luôn cuốn, hấp dẫn; năng lực sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy; năng lực ứng xử các tình huống sư phạm; năng lực giao tiếp với người học; năng lực dẫn dắt, cảm hóa người học; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của lớp học… Thực tiễn qua hoạt động giảng dạy các môn KHXHNV trong các nhà trường quân đội đã cho thấy việc bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ này luôn được các nhà trường quan tâm, coi đó là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhờ vậy, đội ngũ GV KHXHNV phần lớn có NLSP tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chức trách được giao. Tuy nhiên, trong thực tế, NLSP của đội ngũ GV KHXHNV vẫn còn có mặt chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Phương pháp dạy học các môn KHXHNV chưa được đổi mới, chưa hấp dẫn, lôi cuốn người học, làm cho người học thiếu hứng thú khi phải học các môn này. Việc kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong bài giảng để phát huy tính tích cực, khơi dậy sự hứng thú đối với người học chưa được sử dụng triệt để. Mặt khác, nhiều GV từ bên ngoài tuyển dụng vào trong các nhà trường quân đội chưa trải qua thực tế quản lý chỉ huy cho nên kết hợp việc giảng dạy với truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho người học còn rất nhiều hạn chế. Khả năng giao tiếp sư phạm, khả năng hiểu tâm lý người học, nhất là ở đội ngũ GV trẻ chưa thật sự khéo léo, còn nặng về hành chính quân sự. Từ những vấn đề trên, để đội ngũ GV KHXHNV hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của những người kiến tạo nhân cách cho những trí thức tương lai thì họ cần được tiến hành các hoạt động bồi dưỡng NLSP. Để tiến hành các hoạt động bồi dưỡng NLSP, qua nghiên cứu trải nghiệm thực tế, dưới góc độ tâm lý - giáo dục theo chúng tôi cần làm tốt các giải pháp sau: 391
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Một là, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về vị trí người thầy và cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng NLSP. Đây là giải pháp cơ bản đặt nền móng ban đầu để tiến hành bồi dưỡng NLSP cho GV KHXHNV ở các trường quân đội hiện nay. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường và các cơ quan, khoa, bộ môn cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ GV để mỗi GV nói chung và GV KHNXNV nói riêng hiểu rõ vị trí vai trò hết sức quan trọng của người GV trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng quân đội. Đặc biệt, thực hiện chủ trương xây dựng quân đội vững mạnh, lấy xây dựng về chính trị làm nền tảng thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV KHXHNV là một vấn đề quan trọng. Nhận thức việc bồi dưỡng GV về NLSP là việc làm cần kíp để nâng cao chất lượng giáo dục các môn KHXHNV ở mỗi nhà trường, để từ đó tạo ra sự đồng thuận từ chủ trương đến biện pháp thực hiện bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GV, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Bằng các hoạt động thực tế như: Quán triệt, học tập các chủ trương, nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng… Thông qua tổ chức kỷ niệm, gặp mặt nhân ngày nhà giáo Việt Nam; các hội nghị, hội thảo về giáo dục, về nghề dạy học; các hoạt động chính trị - xã hội, các hoạt động chuyên môn… để nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV. Kết hợp với các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức với tổ chức khơi dậy những tình cảm, bồi dưỡng, củng cố động cơ, hứng thú nghề nghiệp sư phạm cho GV, khơi dậy lòng say mê, tinh thần nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong quân đội. Từ đó, đội ngũ GV sẽ khát khao vươn lên hoàn thiện bản thân và khẳng định mình, quyết tâm phấn đấu trở thành nhà sư phạm mẫu mực. Hai là, phát huy vai trò của hệ thống tổ chức lãnh đạo - chỉ huy , tạo môi trường điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên Phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, các cơ quan chuyên môn và lãnh đạo, chỉ huy khoa, bộ môn trong việc quán triệt các quan điểm, đường lối, Nghị quyết của tổ chức đảng các cấp, chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên mà thường xuyên trực tiếp là Nghị quyết của Đảng uỷ Nhà trường, hướng dẫn của cơ quan chính trị; làm cho đội ngũ GV KHXHNV nhận thức sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, của Quân đội, của nhà trường và những yêu cầu nhiệm vụ, nội dung xây dựng đội ngũ GV của nhà trường trong giai đoạn mới. Các cấp lãnh đạo - chỉ huy của nhà trường phải thường xuyên nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện đối với mỗi GV, có kế hoạch quy hoạch, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện để đội ngũ GV luân phiên được đào tạo, bồi dưỡng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội theo đúng chuyên ngành. Các khoa giáo viên cũng như tổ bộ môn phải có kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ học vấn, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cũng như các phẩm chất tâm lí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 392
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Đánh giá đúng tình hình thực tế NLSP của GV, làm cơ sở cho việc xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức bồi dưỡng NLSP cho họ, có chủ trương biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế nhược điểm, không ngừng NLSP cho họ. Phải coi trọng công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch, có biện pháp kịp thời chỉ đạo khắc phục những khâu yếu, mặt yếu trong hoạt động này. Xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau vì sự trưởng thành của các thành viên trong tổ bộ môn vì nhiệm vụ chung. Xây dựng môi trường hoạt động sư phạm thuận lợi, môi trường chính trị, văn hóa lành mạnh, sự đòi hỏi cao lẫn nhau trong công việc, tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau, tôn trọng lẫn nhau. Xây dựng bầu không khí làm việc dân chủ, khoa học, tạo động lực kích thích sự nỗ lực tu dưỡng rèn luyện NLSP của đội ngũ GV. Kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường… Đối với khoa và bộ môn cần duy trì nghiêm các chế độ thông qua bài giảng, giáo án, các hình thức dự giờ, bình giảng, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, NLSP nói riêng của GV KHXHNV ở các nhà trường quân sự hiện nay. Kết hợp với đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm khuyến khích những công trình nghiên cứu phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo, đồng thời góp phần không ngừng nâng cao kiến thức và NLSP cho mỗi GV. Ba là, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, chú trọng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy. Cần tập trung tăng cường bồi dưỡng hệ thống kiến thức các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn khoa học liên ngành, chuyên ngành một cách toàn diện, bảo đảm có độ sâu và tầm rộng nhất định, tạo cho đội ngũ GV có được nền tảng tri thức lí luận vững chắc, làm cơ sở để tiếp nhận và phát triển hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn sư phạm. Coi trọng bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, những thành tựu và phát triển mới của kiến thức chuyên môn. Thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt, cập nhật các nghị quyết của Đảng, của Quân đội vào các nội dung bài giảng có liên quan để bảo đảm tính định hướng chính trị của từng bài giảng. Bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau để tiến hành các hoạt động, nội dung bồi dưỡng như: Thông qua đưa GV đi dự nhiệm, tham quan, quan sát thực tế các đơn vị để học tập, nâng cao kỹ năng nắm bắt, tìm hiểu tâm lý của học viên cũng như hoạt động ở các đơn vị, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao tính thực tiễn, gắn chặt lý luận với thực tiễn đơn vị, nâng cao tính hấp dẫn trong các bài giảng về KHXHNV cho người học. Thông qua các hoạt động chuyên môn ở tổ bộ môn, ở khoa như hoạt động phương pháp bộ môn, hội giảng, thao giảng, sinh hoạt học thuật… để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sư phạm, bồi dưỡng về chuyên môn. Kết hợp thông qua các hội nghị tập huấn có liên quan đến hoạt động sư phạm như: đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, những vấn đề mới về lí luận và thực tiễn dạy học, tăng cường hội thảo khoa học, thông tin chuyên đề để bồi dưỡng GV về NLSP. Kết hợp bồi dưỡng về 393
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 chuyên môn với bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho GV, bồi dưỡng về ngoại ngữ… Bốn là, khuyến khích đội ngũ GV tự rèn luyện, tự bồi dưỡng NLSP cho bản thân. Mọi hoạt động bồi dưỡng của tổ chức sẽ không có tác dụng nếu chính đội ngũ GV không chủ động tự rèn luyện, tự bồi dưỡng bởi vì GV vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động bồi dưỡng. Do vậy, cần có giải pháp khuyến khích GV tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Bên cạnh việc giáo dục nâng cao nhận thức cho GV, cần nêu cao vai trò của đội ngũ cán bộ tổ bộ môn và cán bộ, GV nòng cốt, GV lâu năm có kinh nghiệm, có NLSP tốt để theo dõi, giúp đỡ các GV trong việc tự tu dưỡng rèn luyện nâng cao NLSP của mình. Bằng các biện pháp như: sinh hoạt, quán triệt, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, GV, giao chỉ tiêu phấn đấu trong quá trình học tập và công tác của mỗi cá nhân nhằm kích thích tinh thần tự giác, tích cực, chủ động phấn đấu của mỗi người, trên cơ sở đó, xây dựng động cơ phấn đấu hoàn thiện nhân cách GV nhà trường quân sự trong từng giai đoạn. Cán bộ khoa, tổ bộ môn phải thể hiện tính tiên phong gương mẫu, đội ngũ GV nòng cốt phải thể hiện rõ tính chuẩn mực cả về phẩm chất, năng lực giảng dạy và tác phong nghiên cứu khoa học để làm cơ sở, tiêu chí cho các GV trong khoa, trong tổ bộ môn phấn đấu vươn lên đáp ứng NLSP. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ khoa, tổ bộ môn luôn cần nắm chắc NLSP của từng GV trong khoa, trong tổ bộ môn mình; tìm hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng và sâu sát, quan tâm động viên các GV phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và trong hoạt động sư phạm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. 3. KẾT LUẬN Năng lực sư phạm có vai trò rất quan trọng trong nhân cách của người GV, là yếu tố bảo đảm cho GV hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. Với những đặc thù và chức năng của các môn KHXHNV ở các nhà trường trong quân đội, muốn nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan cho quân đội và nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những con người có tri thức, đạo đức, tinh thần, thái độ trách nhiệm vì xã hội, vì cộng đồng… các nhà trường cần hết sức quan tâm bồi dưỡng toàn diện cho đội ngũ GV KHXH, nhất là về NLSP. Quan tâm bồi dưỡng NLSP cho GV cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức; thực hiện bồi dưỡng toàn diện, chú trọng kiến thức cơ sở và chuyên môn thông qua đa dạng các phương pháp và hình thức bồi dưỡng đến phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy và phát huy tinh thần tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của chính đội ngũ GV KHXHNV. Có như vậy, NLSP của đội ngũ GV này chắc chắn sẽ được ngày càng tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo ở các nhà trường quân đội hiện nay. 394
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2013 ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội. [2] Bộ Quốc phòng (2013), Chiến lược phát triển GD - ĐT trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TƯ “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nxb CTQG, Hà Nội. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [5] Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, số 86/NQ- ĐUQSTW, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh (2000), “Nói chuyện tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành giáo dục”, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [7] Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Hà Nội. [8] Luật Giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [9] Tổng cục Chính trị (2003), “Lý luận dạy học đại học quân sự”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Title: TRAINING PEDAGOGICAL COMPETENCIES FOR TEACHING FACULTY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES IN MILITARY UNIVERSITIES NOW Abstract: On the basis of theoretical and practical research on the pedagogical competencies, the article lays out the concept for pedagogical competence of the teaching faculty of social sciences and humanities in military universities, and proposed four main measures to build the pedagogical competencies for the teaching faculty to contribute to improve the effectiveness of teaching subjects the social sciences humanities in military universities in the current period. Keywords: Training lecturers , pedagogical competences, the military school NGÔ HOÀI PHƯƠNG Trường Đại học Thông tin liên lạc (Trường Sĩ quan Thông tin - Bộ Quốc phòng) Email: hoaiphuong.sqtt@gmail.com 395
nguon tai.lieu . vn