Xem mẫu

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Trong bối cảnh TỰ DO HÓA và BẢO HỘ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI NHÀ XUT NHÀ XUT BAN BAN CÔNG CÔNG THƯƠNG THƯƠNG SÁCH KHÔNG BÁN
  2. BỘ CÔNG THƯƠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
  3. ĐỒNG CHỦ BIÊN TS. Trịnh Thị Thanh Thủy PGS.TS. Hà Văn Sự THAM GIA BIÊN SOẠN ThS. Phùng Thị Vân Kiều TS. Đặng Thanh Phương TS. Trần Văn Thành PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai TS. Đỗ Thị Hương ThS. Phạm Kim Oanh ThS. Nguyễn Phúc Nam
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 10 DANH MỤC BẢNG 13 DANH MỤC HÌNH 14 LỜI NÓI ĐẦU 15 Chương I 17 TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, BẢO HỘ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 17 1.1. Khái niệm và nội dung tự do hóa thương mại 17 1.1.1. Khái niệm và nội dung tự do hóa thương mại 17 1.1.2. Nội dung tự do hóa thương mại 18 1.2. Công vụ và biện pháp của tự do hóa thương mại 19 1.3. Cam kết về tự do thương mại trong các Hiệp định 20 thương mại tự do và Tổ chức Thương mại Thế giới 1.3.1. Cam kết về tự do thương mại trong các Hiệp định 20 Thương mại tự do 1.3.2. Cam kết về tự do hóa thương mại trong WTO 22 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 22 2.1. Khái niệm và nội dung bảo hộ thương mại 22 2.1.1. Khái niệm bảo hộ thương mại 22 2.1.2. Nội dung bảo hộ thương mại 24 2.2. Công vụ và biện pháp bảo hộ thương mại 25 2.3. Cam kết về bảo hộ thương mại trong các Hiệp định 40 thương mại tự do và Tổ chức Thương mại Thế giới 5
  5. 2.3.1. Về phòng vệ thương mại 40 2.3.2. Về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) 42 2.3.3. Về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm 46 dịch động thực vật (SPS) 2.3.4. Về quy tắc xuất xứ 52 2.3.5. Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 55 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU 56 HÀNG HOÁ 3.1. Khái niệm về thương mại quốc tế 56 3.2. Một số khái niệm về xuất nhập khẩu hàng hóa 57 3.2.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa 57 3.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 58 3.2.3. Cán cân thương mại 58 3.2.4. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa 59 3.3. Một số khái niệm khác liên quan đến xuất nhập 64 khẩu hàng hoá 3.3.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu 64 hàng hóa 3.3.2. Khái niệm về hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế 65 quan 4. XU HƯỚNG TỰ DO HOÁ VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 67 TRÊN THẾ GIỚI 4.1. Xu hướng tự do hóa thương mại trên thế giới 67 4.2. Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới 70 5. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 73 ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT QUỐC GIA 5.1. Tác động của tự do hóa thương mại đến xuất nhập khẩu 73 hàng hóa của một quốc gia 6
  6. 5.1.1. Nội dung tác động của tự do hóa thương mại đến 73 xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia 5.1.2. Cách thức tác động của tự do hóa thương mại đến 75 xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia 5.1.3. Biểu hiện và mức độ tác động của tự do hóa thương 78 mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia 5.2. Tác động của bảo hộ thương mại đến xuất nhập khẩu 79 hàng hóa của một quốc gia 5.2.1. Nội dung tác động của bảo hộ thương mại đến xuất 79 nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia 5.2.2. Cách thức tác động của bảo hộ thương mại đến xuất 81 nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia 5.2.3. Biểu hiện và mức độ tác động của bảo hộ thương 82 mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia Chương II 85 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT 85 NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 1.1. Quy mô và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 85 của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 1.2. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 86 1.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam 87 giai đoạn 2007 - 2019 1.3.1. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, 87 mặt hàng giai đoạn 2007 - 2019 7
  7. 1.3.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường và 92 đối tác giai đoạn 2007 - 2019 1.3.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo khu vực kinh 94 tế giai đoạn 2007 - 2019 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU 95 HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 2.1. Thành tựu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của 95 Việt Nam giai đoạn 2007- 2019 2.2. Hạn chế trong xuất nhập khẩu hàng hóa của 100 Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 và nguyên nhân Chương III 115 XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 1. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG 115 MẠI CỦA VIỆT NAM 1.1. Chủ trương chung về tự do hóa thương mại 115 1.2. Chính sách về tự do hóa thương mại 116 2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO 121 HỘ THƯƠNG MẠI 2.1. Chủ trương chung về bảo hộ thương mại của Việt Nam 121 2.2. Chính sách về bảo hộ thương mại của Việt Nam 122 3. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH 125 CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 8
  8. 4. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ 138 CẤU XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ 143 BẢO HỘ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 5.1. Tác động tích cực của tự do hóa và bảo hộ thương 144 mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa 5.2. Tác động tiêu cực của tự do hóa và bảo hộ thương 149 mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Chương IV 153 BỐI CẢNH VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM 1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN 153 XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 1.1. Bối cảnh trong nước tác động đến xuất nhập khẩu 153 của Việt Nam trong thời gian tới 1.2. Bối cảnh quốc tế tác động đến cơ cấu xuất nhập 155 khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 2. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP 159 KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ 2030 2.1. Giải pháp và khuyến nghị đối với cơ quan Quản lý 159 nhà nước 2.2. Giải pháp và khuyến nghị đối với Hiệp hội 190 ngành hàng 2.3. Giải pháp và khuyến nghị đối với doanh nghiệp 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO 201 PHỤ LỤC 207 9
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục viết tắt tiếng Việt Viết tắt Tiếng Việt CNH Công nghiệp hóa CSDL Cơ sở dữ liệu HĐH Hiện đại hóa SHTT Sở hữu trí tuệ VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Danh mục viết tắt tiếng Anh Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AANZFTA ASEAN - Australia-NewZealand Hiệp định Thương mại tự do Free Trade Agreement ASEAN - Úc-Niu Di-lân ACFTA ASEAN - China Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN AHKFTA ASEAN - HongKong (China) Hiệp định Thương mại tự do Free Trade Agreement ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) AIFTA ASEAN - India Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ AJCEP ASEAN - Japan Hiệp định Đối tác Kinh tế Comprehensive Economic toàn diện ASEAN - Nhật Bản Partnership Agreement AKFTA ASEAN - Korea Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Cooperation châu Á - Thái Bình Dương 10
  10. ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nations Nam Á ATIGA ASEAN Trade in Goods Hiệp định Thương mại hàng Agreement hóa ASEAN CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn Progressive Agreement for diện và Tiến bộ xuyên Thái Trans-Pacific Partnership Bình Dương EPA Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế Agreement EVFTA EU - Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại tự do Agreement Việt Nam - Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế and Trade quan và thương mại IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại Quốc tế MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc RCEP Regional Comprehensive Hiệp định đối tác kinh tế Economic Partnership toàn diện khu vực (ASEAN + 6) SPS Santitary and Phytosanitary Các biện pháp vệ sinh và Measures kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TRIPS Agreement on Trade-Related Hiệp định về các khía cạnh Aspects of Intellectual có liên quan đến thương Property Rights  mại của quyền sở hữu trí tuệ VCFTA Vietnam - Chile Free Trade Hiệp định thương mại tự do Agreement Việt Nam - Chilê 11
  11. VN - Vietnam - The Eurasian Hiệp định Thương mại tự do EAEU FTA Economic Union Agreement Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu VJEPA Vietnam - Japan Economic Hiệp định Đối tác kinh tế Partnership Agreement Việt Nam - Nhật Bản VKFTA Vietnam - Korea Free Trade Hiệp định Thương mại tự do Agreement Việt Nam - Hàn Quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 12
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của 85 Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam theo bảng 129 phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 130 hàm lượng chế biến của sản phẩm giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 4. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam theo bảng 131 phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 -2019 Bảng 5. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hàm 133 lượng chế biến của sản phẩm giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 6. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam theo 135 thị trường, đối tác giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 7. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam theo 136 thị trường, đối tác giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 8. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 142 khu vực kinh tế giai đoạn 2007 - 2019 Bảng 9. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 142 khu vực kinh tế giai đoạn 2007 - 2019 13
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 88 bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 - 2019 Hình 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 89 hàm lượng chế biến của sản phẩm giai đoạn 2007 - 2019 Hình 3. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 90 bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 - 2019 Hình 4. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 91 hàm lượng chế biến của sản phẩm giai đoạn 2007 - 2019 Hình 5. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo thị 92 trường, đối tác giai đoạn 2007 - 2019 Hình 6. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo thị 93 trường, đối tác giai đoạn 2007 - 2019 Hình 7. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 94 khu vực kinh tế giai đoạn 2007 - 2019 Hình 8. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo 95 khu vực kinh tế giai đoạn 2007 - 2019 Hình 9. Lý do Doanh nghiệp không chuyển đổi thị trường 151 xuất khẩu hàng hóa trong thời gian qua Hình 10. Lý do Doanh nghiệp không chuyển đổi thị 152 trường nhập khẩu hàng hóa trong thời gian qua 14
  14. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đến nay độ mở của nền kinh tế rất lớn (đến trên 200%), cao hơn so với độ mở nền kinh tế của nhiều quốc gia. Vì vậy, có thể thấy, nền kinh tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng của Việt Nam rất dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nền kinh tế, đồng thời phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới và khu vực. Trên thế giới, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Xu hướng tự do hóa thương mại đang trở thành phổ rộng và sâu sắc với sự tham gia của hầu hết các quốc gia (tuy ở mức độ khác nhau, tùy theo điều kiện và chiến lược của từng quốc gia), thể hiện ở việc tham gia và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các định chế và tổ chức đa phương, các cam kết về tự do hóa thương mại, đầu tư… Bên cạnh đó, chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng tinh vi, đặc biệt ở các nước phát triển đi đầu trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Thể hiện ở các cách thức và phương pháp khác nhau như thuế quan, hạn ngạch, các biện pháp phòng vệ thương mại, sử dụng các công cụ tỷ giá, trợ cấp và bảo vệ sản xuất và thị trường nội địa… Đặc biệt, xung đột thương mại giữa các nước lớn (xuất phát từ tự do hóa và bảo hộ thương mại), cũng là những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam (như Trung Quốc, Hoa Kỳ,…) sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt những đòi hỏi về cân bằng lợi ích trong thương mại quốc tế, nhất là với những đối tác thương mại lớn cũng sẽ đặt ra bài toán về xác định chiến lược và điều chỉnh về cơ cấu xuất nhập khẩu cả về kim ngạch, mặt hàng, thị trường… đối với Việt Nam trong tương lai. Mặt khác, sự xuất hiện và thâm nhập của các nhà phân phối hàng đầu thế giới tại Việt Nam, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử (là xu hướng của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0) về xuất nhập khẩu 15
  15. qua hình thức thương mại điện tử, phương thức online lấn át offline… cũng đang làm thay đổi cơ cấu thương mại nói chung và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng trên nhiều nội dung. Tất cả những nhân tố trên đều tác động đến thương mại nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, từ đó tác động đến kết quả và hiệu quả của thương mại quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá hết sức thấu đáo và cụ thể về Tự do hóa thương mại và Bảo hộ thương mại đến thương mại nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách và giải pháp về xuất nhập khẩu hàng hóa để đảm bảo thương mại phát triển bền vững và hiệu quả, phát huy được lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cải thiện cán cân thương mại, hướng tới hài hòa lợi ích giữa Việt Nam với các đối tác thương mại, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức trong bối cảnh thực thi các cam kết song phương và đa phương. Nhà Xuất bản Công Thương đã tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Tự do hóa và bảo hộ thương mại”. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu đầy tâm huyết của nhóm biên soạn với mong muốn cung cấp cho độc giả, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và nhà quản lý một tài liệu hữu ích về bức tranh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, từ đó có những nhận định, đánh giá đúng đắn làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Trong quá trình biên soạn, nội dung cuốn sách khó tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Ban biên soạn rất mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản tiếp theo. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc ! BAN BIÊN SOẠN 16
  16. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, BẢO HỘ THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm và nội dung tự do hóa thương mại 1.1.1. Khái niệm về tự do hoá thương mại Tự do hóa thương mại là một thuật ngữ chung để chỉ quá trình loại bỏ các cản trở đối với thương mại (hàng hóa và dịch vụ). Mục đích cuối cùng của tự do hóa thương mại là xóa bỏ mọi rào cản đối với thương mại, tức đạt được chế độ thương mại tự do. Khó có thể có được một định nghĩa chuẩn xác về thương mại tự do, bởi vì việc xóa bỏ một cách triệt để tất cả các hạn chế đối với thương mại, không được coi là khả thi mà chỉ là cái đích để vươn tới. Hiện tại, việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa các quốc gia vẫn là mục tiêu điều chỉnh của các chính phủ. Các nhà kinh tế, học giả đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tự do hóa thương mại: “Tự do hóa thương mại là một quá trình chuyển dịch khỏi các hạn chế bằng hạn ngạch với những tỷ giá hối đoái mất cân bằng đến một hệ thống chỉ sử dụng thuế quan với tỷ giá hối đoái cân bằng” (Anne Krueger và Jagdich Bhagwati (1970), Chủ nghĩa bảo hộ ở các nước đang phát triển, Báo cáo). “Tự do hóa thương mại  là sự nới lỏng, mềm hóa sự can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế”. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài (Đỗ Đức 17
  17. Bình và Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 2005). “Tự do hóa thương mại là quá trình dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động thương mại, bao gồm việc cắt giảm, tiến tới xóa bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan; xóa bỏ sự phân biệt đối xử; tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế” (Đào Ngọc Tiến (2010), Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại, Luận án tiến sỹ kinh tế, mã số: 62.31.07.01). Trong khuôn khổ cuốn sách này, tự do hóa thương mại được hiểu: là sự nới lỏng can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. 1.1.2. Nội dung tự do hóa thương mại Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Nội dung của tự do hóa thương mại: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. Tự do hóa thương mại nhằm thực hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hóa thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hóa, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu. Tự do hóa thương mại là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài. 18
  18. Khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, các nước đều thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại như giảm hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan (giấy phép, hạn ngạch…) để tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên. Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm thuế quan. Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần đã cam kết trong biểu.  1.2. Công vụ và biện pháp của tự do hóa thương mại Công cụ của tự do hóa thương mại là các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương. Các thỏa thuận thương mại song phương là các FTA, hiệp định đối tác kinh tế (EPA). Thỏa thuận thương mại đa phương trong khuôn khổ của WTO. Trước đây, các quốc gia tập trung theo hướng tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ của WTO. Song có một thực tế là các vòng đàm phán cấp độ toàn cầu, theo hướng đa phương thường kéo dài. Đến vòng đàm phán Đô-ha bế tắc xuất phát từ bất đồng về chính sách thương mại trong nông nghiệp giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ... và kết quả là đàm phán bị hoãn vào năm 2008. Để tránh gặp bế tắc như trong vòng đàm phán Đô-ha và đẩy nhanh đàm phán và cam kết, các quốc gia có xu hướng đẩy mạnh ký kết các FTA, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các FTA trong những thập niên gần đây. Vai trò của FTA là thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và đầu tư. FTA dường như ưu việt hơn WTO nhờ thời gian đàm phán ký kết ngắn, dễ đạt đồng thuận do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát rộng hơn so với WTO. Do đó, nhiều nước đã chuyển hướng trong chính sách tự do hóa thương mại, quay sang tham gia và ký kết các FTA. Theo thông báo của WTO, từ khi GATT được thành lập cho đến năm 1994, mới có 123 FTA, từ năm 1995 đến nay, đã có hơn 400 FTA được ký kết, có thông báo tới WTO. Những thỏa thuận thương mại trên cơ sở các FTA không chỉ bao hàm các thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ, xúc tiến đầu tư, mà 19
nguon tai.lieu . vn