Xem mẫu

  1. Bộ Xây dựng đề xuất 6 giải pháp cứu thị trường BĐS Việc triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách, văn bản hướng dẫn sẽ chủ yếu khắc phục những vấn đề bất cập liên quan đến công tác phát triển và quản lý nhà trong thời gian qua. Vừa nhằm thể chế hóa các quan điểm và giải pháp đã được đề cập trong Chiến lược phát triển nhà ở. Cụ thể, điều chỉnh mở rộng phạm vi, đối tượng được giải quyết nhà ở xã hội với 8 nhóm đối tượng có khó khăn về nhà ở; sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến trình tự thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội, quy định tiêu chuẩn, quy mô căn hộ, cơ cấu, tỷ lệ nhà ở xã hội, nhà chung cư trong dự án... Đồng thời, cũng làm rõ hơn vai trò trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Nhóm giải pháp thứ 2 mà Bộ Xây dựng đề xuất là các địa phương phải nhanh chóng rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, phân loại các dự án cần tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu, chuyển đổi mục đích cho phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ của thị trường. Giải pháp thứ ba là về tín dụng và giải quyết nợ xấu. Kết hợp xử lý nợ xấu với giải quyết khó khăn, kích thích thị trường BĐS, hình thành gói tín dụng trung và dài hạn cho người mua nhà với lãi suất phù hợp để hỗ trợ đầu ra cho thị trường.
  2. Nhóm giải pháp thứ tư mà Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ là thực hiện chính sách tài khóa và thuế. Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội cho phép miễn, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội, nhà ở có diện tích nhỏ, giá bán bình dân, các địa phương có tồn kho sản phẩm BĐS lớn. Đi kèm với đó là không dùng ngân sách để đầu tư nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội mà dùng vốn đầu tư đã có trong kế hoạch để mua lại các dự án nhà ở thương mại phục vụ nhu cầu tái định cư, nhà ở xã hội cho thuê giá rẻ. Nhóm giải pháp thứ năm, Bộ Xây dựng cho rằng, các doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu phù hợp. Cụ thể, giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua. Bên cạnh đó là phải công khai, minh bạch, thực hiện đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng. Giải pháp thứ sáu, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư đến phê duyệt các dự án kinh doanh BĐS. Đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Dù đã có những kết quả khả quan, nhưng thực tế cho thấy, tâm lý sính hàng ngoại vẫn tồn tại ở một bộ phận người dân. Một số ý kiến cho rằng, nếu hàng sản xuất trong nước đạt chất lượng tốt, tạo dựng được thương hiệu, chắc chắn người tiêu dùng sẽ dùng hàng nội.
  3. Một trong những hạn chế của việc người dân còn kém mặn mà với hàng made in Vietnam được nêu ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện triển khai Cuộc vận động đó là còn nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò, đi đầu trong thực hiện Cuộc vận động, sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng tốt, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
nguon tai.lieu . vn