Xem mẫu

  1. Bộ máy hành chính Hoá Châu thời Lê sơ (1428 - 1527) 2 Huyện thời Lê có một viên trưởng quan gọi là Tri huyện, cùng một viên phó quan gọi là Huyện thừa. Các chức quan này trực tiếp cai quản các công việc trong huyện. Hoạt động cơ bản của huyện là quản lý các xã thuộc huyện mình. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý đất đai, thuế khoá và dân đinh của các xã. Đây là đơn vị hành chính quan trọng còn tồn tại đến ngày nay. Tổ chức và hoạt động cai trị cấp xã Nếu trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình thường được coi là tế bào của xã hội, thì làng xã là đơn vị cố kết nhiều gia đình lại là tổ chức “mô” của xã hội đó. Tuy nhiên, sự phát triển nội tại của làng xã không nhất thiết tỷ lệ thuận với sự gia tăng mức độ quản lý làng xã và sự can thiệp vào đời sống làng xã của nhà nước phong kiến. Trong từng giai đoạn của lịch sử, hai yếu tố trên phát triển theo chiều tỉ lệ nghịch: nhà nước mạnh thì làng xã yếu đi và khi nhà nước yếu đi thì làng xã lại mạnh lên. Dưới triều Lê, chính sách “dĩ nông, vi bản”, “trọng nông ức thương” được thi hành. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của chính quyền nhà nước là việc quản lý chặt chẽ nông thôn, nắm cho được làng xã thông qua việc quản lý ruộng đất và quản lý dân đinh. Vương triều Lê Sơ thông qua chính sách và luật pháp, nhất là
  2. phép quân điền đã cơ bản làm được điều đó. Triều đình trung ương một mặt đảm bảo giúp đỡ và mặt khác làm kiểm soát can thiệp vào mọi mặt đời sống của làng xã. Hoá Châu tuy là vùng đất mới thành lập và nằm xa chính quyền trung ương, song không thoát khỏi tình trạng đó. Hoá Châu thời Lê Sơ có 180 xã với sự phân bố như sau: Đan Điền 65 xã, Kim Trà 72 xã và Tư Vinh 43 xã. Đứng đầu xã có chức đại và tiểu tư xã. Bên cạnh còn các chức xã quan và xã chính. Năm 1428, Lê Lợi đặt xã quan, “xã lớn từ 100 người trở lên, có 3 xã quan, xã bậc trung từ 50 người trở lên, có 2 xã quan, xã nhỏ từ 10 người trở lên có 1 xã quan” (9). Đến đời Thánh Tông định lại: đại xã gồm 500 hộ trở lên, trung xã 300 hộ trở lên và tiểu xã 100 hộ trở lên. Như vậy, phạm vi của xã so với thời Lê Lợi đã được mở rộng hơn nhiều. Tổ chức cai trị châu Hoá thời Lê nhìn chung được quy định khá rạch ròi, nó cho thấy sự quản lý của nhà nước trung ương đã với tay xuống làng xã trong quản lý dân đinh. Một điều đặc biệt trong làng xã Hoá Châu thời kỳ này là sự giao thoa, cộng cảm giữa cộng đồng cư dân người Việt và người Chăm trong quá trình khai hoang lập làng. Trong bản Thỉ Thiên tự tìm thấy được ở làng Câu Nhi (Quảng Trị) đã cho thấy sự hiện diện khá đông đảo của người Chăm ở lại đất Hoá Châu và cùng với nó là sự đan xen của làng người Việt di cư vào và làng của người Chăm còn lại ở vùng đất này: “Lúc đến xứ Ô châu mà ngày trước ta từng sống và bàn bạc với dân Chiêm Thành xứ ấy xin cư trú rồi nên không có gì trở ngại. Do vậy, việc dựng nhà, mua cày bừa chỉ ít lâu là xong, bèn làm một cái rạp trước mặt nhà, biện một lễ tế giang sơn, xin cáo chôn cất kim cốt và ra sức canh cẩn ruộng nương” …. “Từ
  3. nay về sau, chỗ ở đã yên, người Chiêm Thành thường lui tới, ta hết lòng tiếp đãi họ, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn. Họ hay mang thổ cẩm đến tặng ta, ta không hề tiêu” (10). Như vậy, sự thành lập làng xã mới của người Việt cộng với những làng xã cũ của người Chăm còn lại, bức tranh cư dân châu Hoá thời kỳ này khá đa dạng nhưng không có nhiều xáo trộn. Dưới thời Lê Sơ, vị xã trưởng đảm nhận mọi việc trong xã, còn xã sử và xã tư là người giúp việc thuế khoá, tuần tra và an ninh. Các chức danh và quan chức tiêu biểu Sau khi giành lại độc lập cho đất nước, vua Lê Thái Tổ đã cử các trọng thần vào trấn thủ Châu Hoá với nhiệm vụ bảo vệ vùng trọng trấn phía nam, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, tăng cường việc di dân, khai hoang, phục hoá thành lập làng xã mới. Tiêu biểu là năm 1430, vua đã cử danh tướng Lê Khôi làm tổng quản hành quân trấn thủ Châu Hoá. Lê Khôi là tướng giỏi, đồng thời cũng là nhà chính trị có biệt tài. Năm 1430, được cử vào trấn thủ châu Hoá. Ông bãi trạm gác, bỏ sự xét hỏi nghiêm ngặt, chiêu mộ dân xiêu tán, khuyên bảo làm ruộng trồng dâu. Dân biên giới bị bắt đều được đối đãi tử tế, giáo dục rồi cho về; vì vậy, đức độ, tiếng tăm rộng khắp. Người Chiêm sợ uy mộ nghĩa, trả lại những nhân khẩu đã bắt trước. Với vùng đất Hoá Châu, Lê Khôi đã làm được khá nhiều việc ở vùng đất nơi biên viễn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục còn ghi: “Hoá Châu gần kề Chiêm Thành nên phải sai người bầy tôi có họ thân giữ lấy (11). Hay Đại Việt thông sửi còn ghi: “năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) vua sai Hành quân Tổng quản
  4. là Lê Khôi đóng quân tại Hoá Châu để trấn giữ nước Chiêm Thành” (12). Năm Bính Dần (1446); ông được lệnh cùng Lê Thận, Lê Xí cầm quân đánh Chiêm Thành, đã đánh vào tận thành Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm là Bí Cai. Năm 1447, ông mất trên đường trở về sau khi đánh trận Đồ Bàn thắng lợi. Nhắc đến vùng đất Hoá Châu hẳn sẽ không thể quên được công lao của Lê Chuyết. “Năm Mậu Thân (tức 1428), quân nhà Minh phải rút về nước, nên khắp nơi trên đất nước ta đều được bình định. Nhà vua lấy Hoá Châu làm trọng trấn, cho nên thường phái các vị trọng thần về đó làm trấn thủ. Ngài lại đặt các chức “lộ tổng quản” và “lộ tri phủ” tại trọng trấn này. Các tướng hữu danh thời ấy như Lê Khôi. Lê Chuyết đều có trấn đất này” (13). Hoá Châu sau khi Lê Khôi vào trấn thủ, không khí thanh bình, ổn định kéo dài chỉ trong vòng 6 năm. Mùa hạ năm 1434, vua Chămpa là Bồ Đề nghe tin Thái Tổ chết, đã đích thân cầm quân ra sát biên giới âm mưu đánh phá Thuận Hoá. Y sai thuyền lẻn vào cửa Việt, bắt cóc dân đinh. Do dó, vua Lê Thánh Tông đã cử Tư mã Lê Liệt, chỉ huycác quân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá đi tuần du Tân Bình, Thuận Hóa, tiếp theo lại cử Thiếu uý Lê Khôi và Hành khiển Tổng quản Lê Chuyết cùng đốc suất quân địa phương đi sau. Tình hình trở lại bình yên. Năm 1443, vua Lê Thánh Tông đã cử Tổng quản Lê Chuyết trông coi dân sự hai phủ Tân Bình và Thuận Hoá. Năm 1444, vua Chămpa Bí Cai thân chinh đem quân, voi và thuyền ra vây thành Châu Hoá. Lê Chuyết ngày đêm cố thủ, có lần vượt ra ngoài thành, xung phong đi trước quân lính, phá được giặc. Quân Chămpa lại điều thuỷ quân tiến đánh, nhưng bị Lê Chuyết tổ chức mai phục, cả tướng chỉ
  5. huy và tất cả thuyền giặc đều bị bắt. Đến khi quân Chămpa tiếp viện kéo đến th ì cũng bị đầy lùi bởi quân địa phương châu Hoá. Mùa hạ năm 1445, quân Chămpa lại ra cướp. Đêm ấy mưa to gío lớn, nước sông đầy tràn. Lê Chuyết đem thủy quân xung phong đánh giặc, bắt được 200 chiến thuyền. Vua Chămpa là Bí Cai phải trốn chạy trong đêm. Lê Chuyết chia quân cho Tuyên phủ sứ Nguyễn Liêu giữ thành, còn tự mình đem quân truy đuổi, bắt được rất nhiều thuyền giặc. Quân Chămpa đại bại, Bí Cai phải lội rừng trốn thoát. Sách Phủ biên tạp lục còn ghi lại công lao của Lê Chuyết trong trận đánh Đồ Bàn của vua Lê Nhân Tông: “Năm 1446, vua Lê Nhân Tông lại cử quân hỏi tội Chiêm Thành. Lê Chuyết được cử làm tiên phong đánh giặc ở các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, lại cùng các chủ tướng bàn mưu tính kế, thuyết phục được vương tôn Chiêm Thành là Tả Bí Cai, tiến quân vào thành Đồ Bàn, bắt được Bí Cai” (14). Năm Mậu thìn (1448) ông mất, được thăng Nhập nội tư không Bình chương sự. Trong những quan chức vào trấn thủ Hoá Châu, một nhân vật đã có công rất lớn đối với vùng đất này, đó là Đặng Thiếp.
nguon tai.lieu . vn