Xem mẫu

  1. BTG TỈNH ỦY­­­­­­­­­­­­­  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN TỔ CHỨC CUỘC THI Kom Tum, ngày 10  tháng  01 năm 2020 TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỦ QUYỀN  BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM NĂM 2020 * BỘ CÂU HỎI CUỘC THI “Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam” năm 2020. PHẦN I: THÔNG TIN NGƯỜI DỰ THI 1. Họ và tên: ­­­­­­­­­­­­­, Nam; 2. Ngày tháng năm sinh: 06/05/­­­­­­­­­­­­­, Dân tộc: Kinh; 3. Số chứng minh nhân dân: 233­­­­­­­­­­­­­; 4. Đơn vị công tác: Phòng ­­­­­­­­­­­­­, Chức vụ:  Chuyên viên; 5. Đơn vị cử dự thi: Công ty ­­­­­­­­­­­­­; 6. Địa chỉ liên hệ: Phạm Văn Đồng, TP ­­­­­­­­­­­­­, tỉnh ­­­­­­­­­­­­­; Số điện  thoại: 09­­­­­­­­­­­­­ ; Mail: ­­­­­­­­­­­­­@gmail.com . 7. Quê quán: ­­­­­­­­­­­­­. PHẦN   II:  TRẢ   LỜI   CÂU   HỎI   TRẮC   NGHIỆM   –  CHỌN   ĐÁP   ÁN  ĐÚNG NHẤT. Câu 1: Trong biên chế  của Hải quân nhân dân Việt Nam có một tàu bệnh  viện hiện đại. Con tàu này mang tên gì? Đáp án A. (Khánh Hòa). Câu 2: Năm 2013, Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt Đề  án xây dựng Đảo  thanh niên giai đoạn 2013­2020 đã chính thức được triển khai. 05 đảo được lựa  chọn xây dựng thành đảo thanh niên là:   Đáp án A:  (1) Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh; (2) Đảo Hòn Chuối, tỉnh Cà  Mau; (3) Đảo Thổ  Chu, tỉnh Kiên Giang; (4) Đảo Bạch Long Vị, thành phố  Hải  Phòng; (5) Đảo Cồ Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Câu 3:  Nhà giàn DK1, được xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm   lục địa phía Nam của Việt Nam, là tên gọi của:
  2.  Đáp án B: (Cụm dịch vụ kinh tế­khoa học­kỹ thuật). Câu 4: Nhà giàn đầu tiên được xây dựng tại thềm lục địa phía Nam tên gì?  Đáp án C: (Nhà giàn Phúc Tần). Câu 5: Máy bay trực thăng có thể hạ cánh trên nhà giàn DK1 không?  Đáp án A: ( Chỉ  có 01 nhà giàn có diện tích lớn nhất mới có thể  đón máy  bay trực thăng). Câu 6: Trong số các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa­Vũng Tàu,Tiền  Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vịnh Long, Bạc Liêu, Long An, Cà Mau và  Kiên Giang, An Giang, những tỉnh nào không giáp biển?  Đáp án A: (Vĩnh Long, Long An và An Giang). Câu 7: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố có biển?  Đáp án B: (28 tỉnh) Câu 8: Trong số các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa­Vũng Tàu,Tiền  Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vịnh Long, Bạc Liêu, Long An, Cà Mau và  Kiên Giang, An Giang, những tỉnh nào không giáp biển?  Đáp án D: (Vĩnh Long, Long An và An Giang). Câu 9: Đảo Mắt thuộc tỉnh nào của nước ta?  Đáp án C: (Tỉnh Nghệ An) Câu 10: Bờ biển Việt Nam bắt đầu và kết thúc tại…?  Đáp án C: (Bắt đầu từ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến Năm Căn, tỉnh Cà  Mau) Câu 11: Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo?  Đáp án A: (12 huyển đảo). Câu 12: Là Vịnh nổi tiếng của Việt Nam. Nằm cách thành phố  Nha Trang   80km về phía bắc. Vịnh có địa hình rất phong phú, Đặc biệt là hệ thống đảo, bán  đảo, Vịnh sau kín gió, bờ  và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ  sinh   thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật ven biển… Đó  là vịnh nào?  Đáp án A: (Vịnh Vân Phong).
  3. Câu 13: “Là vịnh nổi tiếng của Việt Nam. Nằm cách thành phố  Nha Trang   60km về  phía nam, quanh năm nắng  ấm chan hòa, bầu trời trong xanh tạo cho   mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu. Thiên nhiên ở vịnh đẹp gần như còn nguyên  sơ: Những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như  chưa bao giờ  có dấu chân  người, đẹp nhất là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của   nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất”.Đó là vịnh nào? Đáp án B: (Vịnh Ninh Vân) Câu 14: Cảng Cái Mép­Thị Vải thuộc tỉnh nào? Đáp án B: (Bà Rịa­Vũng Tàu). Câu 15: “Hòn Con Cóc” là một trong những tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa  ban tặng cho Vịnh nào của nước ta?  Đáp án D: (Vịnh Hạ Long). Câu 16: Năm 1994 UNESCO công nhận Vịnh biển nào của Việt Nam là di  sản thiên nhiên thế giới? Đáp án A: (Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh). Câu 17: Trong Chiến dịch Hồ  Chí Minh lịch sử  năm 1975, đảo nào được   chọn để giải phóng đầu tiên? Đáp án C: (Song Tử Tây). Câu 18: Luật biển Việt Nam bao gồm bao nhiêu chường, Điều? Đáp án D: (Gồm 7 chương, 55 Điều). Câu 19: Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn để  phát triển ngành năng lượng gì?  Đáp án A: (Điện gió). Câu 20: Nhà máy điện gió có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay đặt ở  tỉnh nào? Đáp án C: (Bạc Liêu). Câu 21: Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay có các lực lượng nào? Đáp án A, C: (Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa­pháo bờ  biển,  không quân hải quân, Đặc Công Hải Quân và Tàu Ngầm)
  4. Câu   22:   Tỉnh   ủy   Kon   Tum   và   Đảng   ủy   Quân   chủng   Hải   quân   ký   kết   chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo ngày nào?  Đáp án A: (Ngày 23/12/2016). Câu 23: Sau 10 năm thực hiện Nghị  quyết của Đảng ta “Về  chiến lược   biển Việt Nam đến năm 2020”, Đảng ta đã ban hành Nghị  quyết số  36­NQ/TW  về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm  nhìn đến năm 2045”. Vậy, Nghị quyết số 36 được ban hành tại Hội nghị lần thứ  mấy của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII)?  Đáp án B: (Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) năm  2018). Câu 24: Tuần lễ  Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ  chức nhằm hưởng  ứng Ngày Môi Trường thế giới (Ngày 05/6) và Ngày Đại Dương thế giới (Ngày  08/6). Vậy đồng chí hãy cho biết, “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” diễn ra   vào thời gian trong năm? Đáp án A: (Từ 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm). Câu 25: Xin đồng chí hãy cho biết, Công  ước của Liên hợp quốc về  Luật  Biển năm 1982 được các quốc gia ký kết ở đâu? Đáp án A: (Tại Gia­mai­ca). Câu 26:  : Đồng chí hãy cho biết, Tuyên bố  cách  ứng xử  của các bên trên  biển đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc được ký vào năm nào? Ở đâu? Đáp án A: (Năm 2002, tại thủ đô Phnôm Pênh Căm­pu­chia). Câu 27: Hiện nay, trong số  các chương trình nghệ  thuật về  chủ  đề  biển  đảo, chúng ta có chương trình Xuân Trường Sa đã và đang để  lại  ấn tượng rất  tốt đẹp trong lòng khán giả về sự kết nối đầy nghĩa tình từ đất liền với hải đảo.  Các đông chí cho biết, chương trình Xuân Trường Sa do cơ  quan báo chí nào tổ  chức?  Đáp án A: (Báo Quân đội nhân dân) Câu 28:  Là chương trình mang thương hiệu của Báo điện tử  Đảng Cộng  sản Việt Nam. Các đồng chí hãy cho biết, tính đến nay (năm 2020) Chương trình   Xuân Trường Sa đã được tổ chức bao nhiêu lần? Đáp án C: (7 lần).
  5. PHẦN III: CÂU HỎI HIỂU BIẾT. Câu 1: Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Việt Nam do họa sỹ  nào thiết kế và được phát hành vào năm nào? Trả  lời: Bộ  tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Việt Nam do họa   sỹ Trần Lương thiết kế và được phát hành vào năm 1988. Câu 2: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung  ương có   biển? : Trả  lời: Nước ta có 28 tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung  ương có  biển. Câu 3: Anh, chị hãy nêu 12 huyện đảo của Việt Nam hiện nay? Trả lời: Việt Nam hiện nay có 12 huyện đảo sau đây: 1. Bạch Long Vỹ 2. Cát Hải 3. Cô Tô 4. Côn Đảo 5. Cồn Cỏ 6. Hoàng Sa 7. Kiên Hải 8. Lý Sơn 9. Phú Quốc 10. Phú Quý 11. Trường Sa 12. Vân Đồn. Câu 4: Anh, chị  hãy cho biết Huyện đảo Trường Sa có bao nhiêu đơn vị  hành chính trực thuộc? Nêu tên gọi của các đơn vị  hành chính trực thuộc huyện   đảo Trường Sa? Trả lời:  Huyện đảo Trường Sa có 03 đơn vị hành chính trực thuộc đó là: 1. Thị trấn Trường Sa 2. Xã Sinh Tồn 3. Xã Song Tử Tây Câu 5: Hãy nêu tên những quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông?
  6. Trả lời: Có 09 quốc gia và 01 vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông đó là: 1. Trung Quốc; 2. Việt Nam; 3. Campuchia; 4. Thái Lan; 5. Philippines; 6. Indonesia; 7. Brunei; 8. Malaysia; 9. Singapore;  Và 01 vùng lãnh thổ đó là: Đài Loan. Câu 6: Quần đảo Hoàng Sa phân bố rải rác trong phạm vi tọa độ địa lý bao  nhiêu trên Biển Đông? Trả  lời: Quần Đảo Hoàng Sa nằm trong 1 phạm vi khoảng 150.000 km2,  giữa kinh tuyến khoảng 111 độ Đông đến 113 độ Đông, khoảng 95 Hải lý, từ 17o05 xuống 15o45 độ  Vĩ Bắc, khoảng 90 Hải lý; xung quanh là độ  sâu hơn 1.000 mét, giữa  các đảo có độ sâu dưới 100 mét. Câu 7:  Vua Minh Mạng đã mấy lần chỉ  thị  cho Bộ  Công phái người ra   Hoàng Sa để  dựng bia chủ  quyền, đo đạc thủy trình, vẽ  bản đồ… Đó là những  năm nào? Trả  lời: ­ Năm 1834 đã có tới ít nhất 02 đội thuyền được cử  đi. Sách Đại  Nam thực lục chép “Năm Minh Mệnh thứ  15 (1934), đội trưởng Trương Phúc Sỹ  cùng thủy   quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ  bản  đồ. ­ Quốc Sử  Triều Nguyễn chép: Hai năm 1938 và năm 1939, dân binh ra   Hoàng Sa, từ tháng 03 đến hạ tuần tháng 06 mới trở về. ­ Vào năm Minh Mệnh thứ  17 (1936), nhà vua đã ngự  phê như  sau: “Mỗi  thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấn bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, 
  7. rộng 05 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân (Năm Minh Mạng thứ 17) họ tên  Cai đội Thủy  quân  Chánh đội  trưởng Phạm Hữu  Nhật (Nhật) giờ  Mão đi  ô  thuyền rời Thuận An vào Quảng Ngãi quản suất việc thăm thám Hoàng Sa. Bộ  Công an cho quan quân làm đủ số cột mốc gửi gấp vào Quảng Ngãi. Nhà vua tiếp  tục ban chỉ  thị: “Báo gấp cho Quảng Ngãi thực thu ngay, giao cho tên  ấy nhận  biện" và nhắc nhở  "Thuyền nào đi tới đâu, cắm mốc tới đó để  lưu   dấu". ­ Tháng 06 năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), sai Cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính thợ  giám thành cùng phu thuyền 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định  chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, lập bia đá đảo Hoàng Sa. Câu 8: Lãnh hải được xác định như thế nào? Trả  lời: Điều 11, Luật Biển Việt Nam (2012) khẳng  định: “Lãnh Hải là   vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ  sở  ra biển. Ranh giới ngoài   của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Câu 9: Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam có chức năng? Trả  lời: Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử  lý vi phạm pháp luật   và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Bên cạnh đó   Kiểm ngư sẽ bảo vệ ngư dân và chủ quyền quốc gia trên biển. Tuy là lực lượng   dân sự  nhưng kiểm ngư  có thể  phối hợp với hải quân, biên phòng và cảnh sát  biển. Câu 10: Nhiệm vụ của lực lượng Hải quân Việt Nam là gì?:  Trả  lời: Nhiệm vụ  của lực lượng Hải quân Việt Nam Quản lý kiểm soát  chặt chẽ  các vùng biển, hải đảo chủ  quyền của Việt Nam trên biển Đông, giữ  gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền   tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo vệ các hoạt động bình   thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo theo quy định của luật pháp quốc   tế  và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu   nạn theo Pháp luật Việt Nam và các điều  ước Quốc tế  mà Việt Nam tham gia,   sẵn sàng hợp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc  tấn công xâm lược trên hướng biển. Câu 11: Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng?
  8. Trả lời: Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách thực hiện chức   năng về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước   Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều ước Quốc tế có liên quan mà Việt  Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội  Chủ nghĩa Việt Nam. Câu 12: Mục tiêu tổng quát Nghị  quyết số  36­NQ/TW về chiến lược phát  triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì? Trả  lời: Nghị  quyết xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Đưa Việt  Nam trở  thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ  bản các tiêu chí về  phát triển bền  vững kinh tế  biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ  động thích  ứng với   biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế  ô nhiễm, suy thoái môi  trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các  hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại   trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển. Tầm nhìn  đến năm 2045, Nghị quyết chỉ rõ: Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát   triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế  biển đóng góp quan trọng   vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp   hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm  vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương. Câu 13: Phương châm “3 không” của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp   trên biển Đông hiện nay là gì? Trả lời: Phương châm “3 không” của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp  trên biển Đông đó là: Không liên minh quân sự với nước ngoài; không cho nước   ngoài đặt căn cứ  quân sự  để  chống lại các nước khác; không sử  dụng vũ lực   hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác. Câu 14: Thực hiện “4 tránh” trong xử lý vấn đề biển đông hiện nay là gì? Trả lời: Thực hiện “4 tránh” trong xử lý vấn đề biển đông hiện nay đó là:  Tránh xung đột về quân sự, tránh đối đầu về kinh tế; tránh cô lập về ngoại giao;   tránh lệ thuộc về chính trị. Câu 15: Anh, chị hãy kể tên 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có   biển theo hướng từ Bắc Vào Nam?
  9. Trả  lời: Đó là các tỉnh và thành phố  trực thuộc trung  ương sau: (1)  Quảng  Ninh; (2) Hải Phòng; (3) Thái Bình; (4) Nam Định; (5) Ninh Bình; (6) Thanh Hóa;   (7) Nghệ An; (8) Hà Tĩnh; (9) Quảng Bình; (10) Quảng Trị; (11) Thừa Thiên Huế;   (12) Đà Nẵng; (13) Quảng Nam; (14) Quảng Ngãi; (15) Bình Định; (16) Phú Yên;  (17) Khánh Hòa; (18) Ninh Thuận; (19) Bình Thuận; (20) Bà Rịa ­ Vũng Tàu; (21)  TP HCM; (22) Tiền Giang; (23) Bến Tre; (24) Trà Vinh; (25) Sóc Trăng; (26) Bạc   Liêu; (27) Cà Mau và (28) Kiên Giang. Câu 16: Như thế nào là đường biên giới quốc gia trên biển của quốc gia ven  biển? Trả lời: Đường biên giới quốc gia trên biển của quốc gia ven biển là ranh  giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần   đảo Việt Nam. Theo quy định tại   Điều 5 Nghị  định 140/2004/NĐ­CP   Hướng dẫn Luật  Biên giới quốc gia thì biên giới quốc gia trên biển được pháp luật khái niệm cụ  thể như sau: Câu 17: Công  ước Liên Hợp quốc về  luật biển (UNCLOS) là văn bản có  giá trị pháp lý như thế nào? Trả lời: Công ước UNCLOS đã cung cấp một khung pháp lý toàn diện cho  việc hợp tác sử  dụng hòa bình và bền vững các vùng biển, đại dương và tài  nguyên biển. Công  ước khẳng định các vấn đề  của biển và đại dương có liên   quan chặt chẽ  với nhau và phải được giải quyết một cách tổng thể. Thực thi   hiệu quả và toàn diện các quy định của Công ước sẽ đưa nhân loại vượt qua các   thách thức, xây dựng một hành tinh xanh, hòa bình và thịnh vượng. Công  ước là  công cụ  pháp lý không thể  thiếu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt   Nam trong cuộc đấu tranh vì một trật tự pháp lý biển công bằng và phát triển bền  vững.  Câu 18: Chủ  trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp  ở  Biển  Đông là gì?  Trả  lời: Chủ  trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp  ở  Biển   Đông là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên   tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công  ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
  10. Câu 19:  Tên gọi của 06 con tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam   được đặt tên theo các tỉnh, thành phố nào? Trả  lời: Tên gọi của 06 con tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam  được đặt tên theo các tỉnh, thành phố  sau: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,  Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa­Vũng Tàu. Câu 20: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Quân cảng Sài Gòn) đã ký kết  chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với Ban Tuyên giáo Tỉnh mấy lần   trên địa bàn Tây Nguyên, gồm những tỉnh nào? Trả  lời: Chiều 04/4, tại huyện Kon Plông, Đảng  ủy Quân cảng Sài Gòn  thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon   Tum, Gia Lai, Đăk Nông tổ chức sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo  năm 2018 và ký kết phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2019. Câu 21: Nêu cảm nhận của mình về cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt  Nam năm 2020” được tổ chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum: Trả  lời: Kon tum là một tỉnh miền núi thuộc vùng Bắc Tây Nguyên của  Việt Nam, có diện tích 9.674.2 km2, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn so với cả nước.  Nhưng nhờ sự chỉ đạo đường lối đúng đắn của Đảng và sự quyết tâm của nhân  dân các dân tộc trong tỉnh đã đưa Kon Tum ngày càng phát triển. Các tỉnh Tây  Nguyên đều không có biển trong đó có Kon Tum, nên mất lợi thế về Du lịch biển   và phát triển kinh tế về đường biển. Bên cạnh đó tầm hiểu biết về biển đảo của  nhân dân các dân tộc trong tỉnh có phần hạn chế. Do đó cuộc thi “Tìm hiểu về  biển đảo Việt Nam” được tổ chức lần này sẽ giúp cho nhân dân các dân tộc, Cán   bộ  công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên của tỉnh nhà có   điều kiện tìm hiểu về biển đảo của đất nước Việt Nam xin đẹp. Bản thân tôi là một người đã từng sống ở khu vực Miền Trung vùng có biển, đảo   và hiện nay đang sinh sống và làm việc tại thành phố  Kon Tum. Tôi cũng phần  nào hiểu được nhân dân  ở  vùng biển bên cạnh những mặt thuận lơi còn rất  nhiều khó khăn vất vả  như: Bươn khơi bám biển giữ  vững chủ  quyền Biển,   Đảo; mưa bão triền miên, sóng thần, nhiễm mẵn… Cuộc sống với biết bao vất vả khó khăn như vậy mà người dân đất nước chúng   ta   vận giữ  nguyên chủ  quyền Biển, Đảo trước các thế  lực muốn xâm chiếm.   Nay, cuộc thi “Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam năm 2020” được phát động trên 
  11. địa bàn tỉnh Kon Tum, tôi đã có dịp để “đào sâu” cuội nguồn hình thành biển đảo   của đất nước Việt Nam thân yêu, biết thêm được nhiều huyện đảo, tỉnh, thành   phố giáp với biển và các đảo; đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.   Và một lần nữa, tôi giám khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ  quyền của đất nước Việt nam. Cuộc thi “ Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2020” đã có sức lan tỏa mạnh   mẽ đến tất cả  người dân sinh sống là làm việc trên địa bàn tỉnh nhà, đặc biệt là các   em học sinh – Thế hệ trẻ  , tương lai của tỉnh nhà nói riêng và đất nước Việt Nam   chung được tìm hiểu về  cuộc thi, các em có điều kiện hiểu biết về  biển đảo của đất  nước mình; giúp các em nỗ lực học tập tốt để góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Tỉnh Kon Tum với dân số  trên 540.483 người, phần lớn là các dân tộc bản địa  như Xơ  Đăng, Bana, Gia Rai, Brau, Gie chiêng, Kinh… Cuộc thi đã góp phần tuyền   truyền, giúp đồng bào dân tộc có điều kiện tham gia và tìm hiểu về  biển, đảo   của đất nước mình. Từ đó, giúp họ có sự hiểu biết hơn về địa hình, lịch sử hình  thành… của biển đảo Việt Nam. Đất nước hình chữ  “S” của chúng tôi, có bờ  biển nối dài từ Quảng Ninh đến mũi Cà Mau với biết bao nhiêu vịnh, cảng, đảo  … khác nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển nền kinh tế về du  lịch, công nghiệp, ngư nghiệp … Qua cuộc thi này, tôi cũng như những công dân   trên địa bàn tỉnh nhà có điều kiện biết thêm những danh lam thắng cảnh, những   địa Danh … của đất nước mình mà chưa có dịp đặt chân tới. Tôi xin cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi, xin cảm  ơn các cơ quan, Đoàn thể …   tỉnh Kon Tum đã phối hợp với nhau để  cuộc thi “ Tìm hiểu về  biển đảo Việt  Nam năm 2020” được tiến hành rộng rãi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Qua cuộc thi  đã giúp mỗi người dân chúng tôi hiểu hơn và yêu hơn đất nước Việt Nam thân  yêu. Câu   22:   Theo   tôi,   số   người   tham   gia   Cuộc   thi   “Tuyên   truyền   về   chủ  quyền biển, đảo Việt Nam” năm 2020 này là: 6000 người tham gia. 
  12. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN. ĐƠN VỊ CÔNG  NGƯỜI THỰC HIỆN TÁC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và đóng dấu)           ­­­­­­­­­­­­­
nguon tai.lieu . vn