Xem mẫu

  1. Biên tập viên - Những người bảo vệ sự thực Ấy nhưng xét về chức năng và nhiệm vụ thì xem ra biên tập viên chính là cái "phin-tơ" (filter) cuối cùng trong cả dây chuyền, và nếu nó thủng một lỗ thì… ôi thôi rồi. Phóng viên sai thì còn có biên tập viên xem lại, còn biên tập viên mà sai (hoặc không nhìn ra lỗi của phóng viên) thì… báo đóng cửa. Vậy nên người ta gọi biên tập viên chúng ta là những người bảo vệ sự thực. Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Hội đồng chấm Giải Báo chí Pulitzer rút lại giải phóng sự trao cho Janet Cooke, phóng viên 26 tuổi của tờ Washington Post, khi bài báo đăng trên trang nhất của
  2. cô, "Thế giới của Jimmy," về một kẻ nghiện heroin mới lên 8 tuổi, bị phát hiện là bài hư cấu. Vụ bê bối “đạo văn” gần đây của phóng viên New York Times Jayson Blair làm người ta nhớ lại câu chuyện này. Và giờ đây, The New York Times đang phải tích cực kiếm tìm các biện pháp “bảo vệ” nhằm không để lọt những tin như vậy lên trang báo. Giúp các biên tập viên (đúng từ tiếng Anh là “copy editor”, nghĩa là những người làm công tác biên tập thuần túy như chúng ta, chứ không phải các “editor” đầy quyền hành) thực hiện tốt trách nhiệm “bảo vệ sự thực” của họ là một nỗ lực bền bỉ của William G. Connolly, biên tập viên cao cấp của tờ Times cho tới khi ông nghỉ hưu vào năm 2001. Kể từ khi vụ giả mạo của Janet Cooke bị phát giác, Connolly thường lấy bài “Thế giới của Jimmy” làm ví dụ
  3. khi nói chuyện trong seminar mà ông gọi là “Cách giúp các biên tập viên tránh thảm họa”. Bằng cách chỉ ra những điểm không nhất quán và những tình huống có vẻ không thật trong bài báo của Cooke, Connolly không chỉ giúp các biên tập viên “tỉnh táo” hơn để nhìn ra những chi tiết đáng ngờ mà còn khiến họ luôn phải đặt câu hỏi — bởi ông tin rằng đó là quyền và nghĩa vụ của những biên tập viên chúng ta. Theo quan điểm của Connolly, "bất kỳ biên tập viên có trách nhiệm nào, khi vấp phải những câu hỏi mà bài báo ‘Thế giới của Jimmy'' đặt ra, thì cũng đều dừng lại để suy nghĩ." Sự thực khó nắm bắt Vậy phải làm thế nào để thẩm tra tính trung thực trong các bài viết của các phóng viên. Đương nhiên chúng ta không thể nào cứ
  4. chúi mũi suốt đêm vào bài viết và kiểm tra từng chi tiết. Nếu chúng ta chưa tự rèn được cho mình cái khả năng “báo động” thì trước hết nên nhờ cậy vào những biên tập viên kinh nghiệm hơn. Có một chuyện từng xảy ra ở tờ The Baltimore Sun. Biên tập viên lên mạng để kiểm tra địa danh trong một bài viết của phóng viên và tình cờ tìm thấy một website trong đó có một câu giống hệt như câu trong bài báo. Tiếp tục kiểm tra, biên tập viên này phát hiện có tới 6 đoạn trên 2 website giống hệt với những đoạn trong bài báo. Thế là tác phẩm kia bị loại bỏ, còn phóng viên nọ bị tạm đình chỉ việc. Thực tế, biên tập viên này không chỉ giúp cho tờ báo không bị mất uy tín mà còn cứu chính người phóng viên. Nếu bài đăng lên thì phóng viên… rồi đời. "Không thể có một tờ
  5. Bob Steele, giám đốc Chương trình Đạo báo tuyệt vời nếu đức của Viện Poynter cho rằng công việc không có những của copy editor là công việc nặng nề nhất phóng viên tuyệt vời. ở tòa báo. “Họ vừa phải đảm bảo tính cân Nhưng cũng không bằng của các dữ kiện,” ông nói, “họ lại phải thể có một tờ báo đảm bảo tính trung thực của ngữ cảnh – tuyệt vời nếu không nghĩa của các từ, sự liên quan giữa các sự có những biên tập kiện, quan hệ giữa các tít và câu dẫn (lead) viên chuyên nghiệp, cũng như phần thân của bài báo.” giỏi nghề và dày dạn kinh nghiệm”. Tuy nhiên, ngay cả những biên tập viên William G. cần mẫn và tinh tế cũng có lúc bị lừa nếu Connolly, Biên tập phóng viên quá tinh quái. Tháng 4/2004, tờ viên cao cấp, Times The Daily Star ở Oneonta, New York, đã đăng một bài trên trang nhất để rồi sau đó phải cáo lỗi độc giả vì
  6. “không hoàn toàn chính xác”. Bài báo kể về một sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Hartwick đã trải qua thời kỳ nghỉ xuân ở Trại Fort Drum chuẩn bị cho cuộc chiến tranh ở Bátđa. Biên tập viên của tờ báo, Sam Pollak, đã thận trọng yêu cầu người viết phải tìm thêm một nguồn tin nữa, nhưng rốt cục, như lời ông viết khi cáo lỗi độc giả, “chúng tôi đã bị lừa.” Sinh viên nọ hoàn toàn dựng chuyện và tự giả giọng nguồn tin thứ hai. Pollak thừa nhận lỗi là ở biên tập, nhưng quả là “móng tay nhọn lại gặp… bấm móng tay.” Đừng để bị tấn công Vậy đối với một câu chuyện mang tính giả tưởng hoàn toàn thì công tác biên tập có dễ dàng hơn không? Chưa chắc! Kể cả biên tập tiểu thuyết, các biên tập viên cũng phải luôn tỉnh táo và luôn đặt câu hỏi. Elaine Chubb, biên tập viên của Nhà xuất bản Farrar,
  7. Straus & Giroux, từng kể lại chuyện ông phải biên tập một tiểu thuyết lấy bối cảnh là trại hè thiếu nhi ở New England, trong đó tác giả lấy tên thật của các thị trấn. Tác giả có lối hành văn dí dỏm nhưng hay nhắc đến câu chuyện cười về tỉ lệ cao những người trí não chậm phát triển tại các thị trấn nhỏ bé này. Bản thảo bị trả lại và cuối cùng tên của các thị trấn được thay đổi. Cũng có những trường hợp liên quan tới các vấn đề địa phương, sắc tộc, tôn giáo, mà hậu quả là một bài viết được coi là bình thường trong cộng đồng này lại bị coi là sự xúc phạm ghê gớm trong cộng đồng khác. Đòi hỏi biên tập viên phải là những người “biết tuốt” để luôn tránh những sai phạm của phóng viên xem ra đúng là sứ mạng bất khả thi, nhưng rõ ràng một biên tập viên giỏi là người luôn cảnh giác trước mọi vấn đề. Hãy tỉnh táo để tránh
  8. rắc rối, còn hơn là bị tấn công sau này, không phải vì mình dốt mà chỉ vì mình… ngủ gật. Những tấm ảnh tai hại Chúng ta ít đề cập đến các biên tập viên ảnh, và hình như không coi trọng vai trò của họ cho lắm. Có lẽ cũng vì cái thói làm việc hơi ẩu tại nhiều báo của Việt Nam lâu nay, cứ nhặt bừa ảnh để minh họa cho bài hoặc thậm chí là cứ ấn vào để… trang trí, kiểu như bài về tệ nạn mại dâm lại có hình cô gái xinh tươi cầm nón. Và có lẽ cũng vì độc giả của chúng ta có phần dễ dãi với khoản này, chứ không thì có mà bị kiện suốt ngày. Xin nêu vài ví dụ ở nước ngoài để thấy “người ta” để ý vấn đề này đến mức nào: Joseph Sefter, copy editor của tờ Fidelity Investments, kể về một bức ảnh đăng trên trang nhất tạp chí của
  9. mình, chụp hình một người đàn ông vừa lái xe mui trần vừa gọi điện thoại di động. Tuy Sefter đã lưu ý rằng không nên đăng tấm hình này, nhưng biên tập viên phụ trách không nghe - kết quả là tạp chí nhận được nhiều lá thư của độc giả phê phán. Theo họ, như vậy không đảm bảo an toàn giao thông! John McIntyre của tờ The Baltimore Sun thì kể lại chuyện khi nhân viên của ông đọc dò một câu chuyện về lễ hội Purim trong đó có ảnh một cậu bé 9 tuổi đang trang trí những quả bóng bay. Người nhân viên này chú ý tới một chi tiết mà cả phóng viên ảnh lẫn biên tập viên ảnh không hề nhận ra: Có một quả bóng bay hình xúc xích đang chổng ngược giữa… hai đùi của cậu bé. Đặt câu hỏi, và đặt câu hỏi
  10. Kelly McBride thuộc Viện Poynter cho rằng điều quan trọng nhất đối với các biên tập viên là phải luôn đặt câu hỏi. Và điều này, theo bà, không nên chỉ là những “quy định miệng” hay những ý kiến trao đổi qua lại về các thông lệ tiêu chuẩn mà phải được soạn thành những chính sách bằng văn bản hẳn hoi. Những copy editor biết đặt câu hỏi mà McBride mô tả cũng giống như hình mẫu mà William Connolly kiếm tìm khi ông giữ trách nhiệm thuê biên tập viên cho The New York Times. Connolly nói ông cố gắng tuyển dụng các “biên tập viên năng động" - những người luôn sẵn sàng đặt các câu hỏi cần thiết: Sự việc này xuất phát từ đâu? Người nào nói như vậy? Ai là chuyên gia? Chúng ta đã gặp tất cả các bên liên quan chưa? Chúng ta đã viết một cách có trách nhiệm và công bằng chưa? "Đúng là không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những phóng viên tuyệt vời,”
  11. Connolly nói. "Nhưng cũng không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những biên tập viên chuyên nghiệp, giỏi nghề và dày dạn kinh nghiệm”./.
nguon tai.lieu . vn