Xem mẫu

  1. BIÊN TẬP VIÊN-NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ SỰ THẬT Giúp các biên tập viên (đúng từ tiếng Anh là “copy editor”, nghĩa là những người làm công tác biên tập thuần túy như chúng ta, chứ không phải các “editor” đầy quyền hành) thực hiện tốt trách nhiệm “bảo vệ sự thực” của họ là một nỗ lực bền bỉ của William G. Connolly, biên tập viên cao cấp của tờ Times cho tới khi ông nghỉ hưu vào năm 2001. Kể từ khi vụ giả mạo của Janet Cooke bị phát giác, Connolly thường lấy bài “Thế giới của Jimmy” làm ví dụ khi nói chuyện trong seminar mà ông gọi là “Cách giúp các biên tập viên tránh thảm họa”. Bằng cách chỉ ra những điểm không nhất quán và những tình huống có vẻ không thật trong bài báo của Cooke, Connolly không chỉ giúp các biên tập viên “tỉnh táo” hơn để nhìn ra những chi tiết đáng ngờ mà còn khiến họ luôn phải đặt câu hỏi — bởi ông tin rằng đó là quyền và nghĩa vụ của những biên tập viên chúng ta. Theo quan điểm của Connolly, "bất kỳ biên tập viên có trách nhiệm nào, khi vấp phải những câu hỏi mà bài báo ‘Thế giới của Jimmy'' đặt ra, thì cũng đều dừng lại để suy nghĩ." Sự thực khó nắm bắt Vậy phải làm thế nào để thẩm tra tính trung thực trong các bài viết của các phóng viên. Đương nhiên chúng ta không thể nào cứ chúi mũi suốt đêm vào bài viết và kiểm tra từng chi tiết. Nếu chúng ta chưa tự rèn được cho mình cái khả năng “báo động” thì trước hết nên nhờ cậy vào những biên tập viên kinh nghiệm hơn. Có một chuyện từng xảy ra ở tờ The Baltimore Sun. Biên tập viên lên mạng để kiểm tra địa danh trong một bài viết của phóng viên và tình cờ tìm thấy một website trong đó có một câu giống hệt như câu trong bài báo. Tiếp tục kiểm tra, biên tập viên này phát hiện có tới 6 đoạn trên 2 website giống hệt với những đoạn trong bài báo. Thế là tác phẩm kia bị loại bỏ, còn phóng viên nọ bị tạm đình chỉ việc. Thực tế,
  2. biên tập viên này không chỉ giúp cho tờ báo không bị mất uy tín mà còn cứu chính người phóng viên. Nếu bài đăng lên thì phóng viên… rồi đời. Bob Steele, giám đốc Chương trình Đạo đức của Viện Poynter cho rằng công việc của copy editor là công việc nặng nề nhất ở tòa báo. “Họ vừa phải đảm bảo tính cân bằng của các dữ kiện,” ông nói, “họ lại phải đảm bảo tính trung thực của ngữ cảnh – nghĩa của các từ, sự liên quan giữa các sự kiện, quan hệ giữa các tít và câu dẫn (lead) cũng như phần thân của bài báo.” Tuy nhiên, ngay cả những biên tập viên cần mẫn và tinh tế cũng có lúc bị lừa nếu phóng viên quá tinh quái. Tháng 4/2004, tờ The Daily Star ở Oneonta, New York, đã đăng một bài trên trang nhất để rồi sau đó phải cáo lỗi độc giả vì “không hoàn toàn chính xác”. Bài báo kể về một sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Hartwick đã trải qua thời kỳ nghỉ xuân ở Trại Fort Drum chuẩn bị cho cuộc chiến tranh ở Bátđa. Biên tập viên của tờ báo, Sam Pollak, đã thận trọng yêu cầu người viết phải tìm thêm một nguồn tin nữa, nhưng rốt cục, như lời ông viết khi cáo lỗi độc giả, “chúng tôi đã bị lừa.” Sinh viên nọ hoàn toàn dựng chuyện và tự giả giọng nguồn tin thứ hai. Pollak thừa nhận lỗi là ở biên tập, nhưng quả là “móng tay nhọn lại gặp… bấm móng tay.” Đừng để bị tấn công Vậy đối với một câu chuyện mang tính giả tưởng hoàn toàn thì công tác biên tập có dễ dàng hơn không? Chưa chắc! Kể cả biên tập tiểu thuyết, các biên tập viên cũng phải luôn tỉnh táo và luôn đặt câu hỏi. Elaine Chubb, biên tập viên của Nhà xuất bản Farrar, Straus & Giroux, từng kể lại chuyện ông phải bi ên tập một tiểu thuyết lấy bối cảnh là trại hè thiếu nhi ở New England, trong đó tác giả lấy tên thật của các thị trấn. Tác giả có lối hành văn dí dỏm nhưng hay nhắc đến câu chuyện cười về tỉ lệ cao những người trí não chậm phát triển tại các thị trấn nhỏ bé này. Bản thảo bị trả lại và cuối cùng tên của các thị trấn được thay đổi.
nguon tai.lieu . vn